Thảo luận:Cá chuối hoa

Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Khonghieugi123 trong đề tài Đoạn loại bỏ
Dự án Lớp Cá vây tia
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lớp Cá vây tia, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lớp Cá vây tia. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Đoạn loại bỏ sửa

Đặc điểm sửa

Cá lóc Việt Nam nhỏ, thân thuôn dài, có màu đen vàng, hoa đốm xanh, chúng nhìn nhanh nhẹn hơn, màu đen vàng, thân, đuôi thuôn dài, sờ vào chắc, đặc biệt loại cá bông lau có hoa văn màu vàng xanh[1]. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt, lưng có màu đen ánh nâu[2]. Cá lóc Việt Nam có con có màu hơi ngả vàng, bụng cá ít mỡ, thịt cá khi luộc chín thì thơm và dẻo[3] Cá còn có lưỡi giống như lưỡi lợn.

Chúng thuộc họ cá lóc Ophicephalidae. Họ cá lóc sống chủ yếu ở tầng đáy, phân bố ở hầu hết các ao hồ, sông suối ở Việt Nam. Cá lóc vùng Châu Đốc thì cá nhỏ sống từng bầy nổi theo mặt nước ăn bông cỏ hay các phiêu sinh vật nhỏ gọi chung tên là cá rồng rồng. Đến khi cá lóc lớn bằng ngón chân cái thì gọi là cá lóc con hoặc cá cò cũng; lớn cỡ cườm tay, cán mác thì dân quê gọi cá bằng cổ tay, cá bằng cán dao, cá bằng bắp chân , và cá lóc lớn với lớp vảy đen ngòm và có thêm cặp râu ở ngay miệng cá gọi là cá lóc cối, hoặc cá lóc biết nói.

Phân loại sửa

Cá lóc Việt Nam có 03 loại, Cả ba loại trên đều có mình thuôn dài, đuôi dẹp[1]

  • Cá đầu nhím: Trong số chúng có loại cá lóc nhím, thuộc loại có da trơn, đầu giống rắn, mình và đuôi như con cá chạch, dài 1,14 m, nặng 4,2 kg. Có mỏ nhọn dài. Cá lóc đầu nhím được người nuôi ưa chuộng bởi thịt ngon, bán được giá, ít bị bệnh và dị tật. Cá lóc đầu nhím là con lai giữa lóc môi trề và lóc đen. Ngoài tự nhiên, cá phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt. Chúng là động vật ăn thịt, có tập tính bắt mồi nhưng trong điều kiện nuôi, cá quen dần việc ăn thức ăn tĩnh và ăn được nhiều loại thức ăn[4]
  • Cá lóc cá đầu vuông: Có đầu vuông mình to
  • Cá lóc bông: Có mình trắng sọc đen.

Hình ảnh sửa

Đọc thêm sửa

  1. ^ a b http://news.zing.vn/Phan-biet-ca-qua-Trung-Quoc-voi-Viet-Nam-dua-vao-dau-post468353.html
  2. ^ http://news.zing.vn/Diem-danh-nhung-loai-ca-ky-la-xuat-hien-o-Viet-Nam-post543207.html
  3. ^ “Cá lóc Tàu tiêm thuốc mê đổ về chợ”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ http://thuysanvietnam.com.vn/ca-loc-dau-nhim-duoc-ua-chuong-article-4424.tsvn

Đoạn trên này là sự tổng hợp, sao chép nhiều nguồn báo chí dành cho độc giả đại chúng, không phân biệt được loài Channa maculata (cá chuối hoa) với các loài cá chuối/cá lóc khác, và những đoạn nói về phân biệt cá chuối xuất từ Trung Quốc sang với cá chuối tự nhiên/nuôi ở Việt Nam không ăn nhập gì với bài này cả. Bên cạnh đó, cá chuối hoa cũng ít gặp hơn so với cá chuối đen/cá lóc đồng (Channa striata) nên nếu có đề cập tới việc phân biệt thì nên viết trong bài về Channa striata thì phù hợp hơn.

Cụ thể, để thêm thông tin thì tại Việt Nam có các loài sau:

  • Miền Bắc:
    • Channa striata: Cá chuối, cá chuối đen, cá chuối sộp, cá lóc, cá sộp, cá lóc đồng, cá quả, cá tràu, cá lóc đen
    • Channa maculata: Cá chuối hoa.
    • Channa asiatica: Cá trèo đồi.
    • Channa gachua ?: Cá chòi, cá chuối suối. Lưu ý rằng C. gachua là một phức hợp loài, có thể sẽ bị chia tách tiếp, với mẫu vật điển hình gốc thu từ Ấn Độ (ranh giới địa sinh học phân chia phức hợp này nhiều khả năng là dãy núi ở biên giới Ấn Độ-Myanmar) thì khả năng loài cho là C. gachua hiện nay ở Việt Nam sẽ phải dổi tên.
  • Miền Nam:
    • Channa striata: Cá chuối, cá chuối sộp, cá lóc, cá sộp, cá lóc đồng, cá quả, cá tràu, cá lóc đen.
    • Channa micropeltes: Cá lóc bông.
    • Channa lucius: Cá dày.
    • Channa gachua ?: Cá chành dục. (Theo tác giả Hồ Mỹ Hạnh trong bài báo năm 2014, tuy nhiên tác giả Nguyễn Văn Hảo trong bài báo năm 2012 cho rằng nó là Channa orientalis.)
    • Channa sp.: Cá lóc môi trề. Có thể là đột biến từ C. striata.
    • Cá lóc môi trề x Cá lóc đồng = Cá lóc đầu nhím.

Tại Trung Quốc hiện nay người ta nuôi các loài và loài lai ghép sau:

Quay lại trang “Cá chuối hoa”.