Thảo luận:Tên gọi Việt Nam

(Đổi hướng từ Thảo luận:Các tên gọi lịch sử của Việt Nam)
Bình luận mới nhất: 5 tháng trước bởi Tuyenduong97 trong đề tài Câu lạc đề

An Dương Vương mất nước năm nào? sửa

"Năm 179 TCN, Triệu Đà - vua nước Nam Việt - tung quân đánh chiếm Âu Lạc." Thời điểm trong câu này không phù hợp với thông tin ở bài An Dương Vương (207 TCN). Xin xem lại. Trần Thế Trung 12:43, tháng 7 29, 2005 (UTC)

Tôi vừa xem lại bài An Dương Vương có nhiều khả năng số liệu 207 của bài này không chính xác do cuộc chiến với quân của Tần Thủy Hoàng vừa mới kết thúc năm 208 TCN. Có lẽ số liệu này giả thiết nhà Triệu tiếp nối thời An Dương Vương, bắt đầu năm 207 (theo số liệu ghi trên Template:Lịch sử Việt Nam)Trần Thế Trung 12:54, tháng 7 29, 2005 (UTC)

Các sử của ta đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCn, nhưng Sử ký của Tư Mã Thiên chép là năm 179 TCN. Nay đổi lại theo sử ta (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm Định Việt sử, Việt sử tiêu án v.vVương Ngân Hà 14:06, 29 tháng 7 2005 (UTC)

Phần trong bài Triệu Đà#Về thời gian chinh phục Âu Lạc đã nêu ra cả 2 giả thiết 207 và 179 TCN. Các nhà nghiên cứu hiện nay nghiêng về phía Sử ký (179 TCN) vì sách này xa xưa hơn.--Trungda (thảo luận) 16:11, ngày 1 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đại Ngu sửa

Bài này nên có chữ Hán đi theo để biết Đại Ngu 大虞, chữ 'Ngu nào. Nếu không thì có thể hiểu nghĩa các danh hiệu Hán-Việt sai lệch hết. --Baodo 19:38, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ, xin đưa vào các từ chữ Hán. Nguyễn Hữu Dng 19:45, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cho ví dụ đọc chơi:

Nguyễn Quốc Hùng ghi trong Hán-Việt Tân từ điển:

Ngu

Tính toán sắp xếp — Yên vui — Khinh lờn — Trông ngóng — Lo lắng. Bài Chiến Tụng Tây hồ phú của Phạm Thái có câu: »Quét thành thị hết loài gai góc, bốn phương đều đội đức vô ngu« (Vô ngu tức chỉ người dân không còn phải lo lắng gì) — Ngu tức Hữu Ngu, triều đại vua Thuấn (2255-2206 tr. kỉ nguyên). Vua Thuấn rất có hiếu, mẹ mất sớm, cha vì nghe theo gì ghẻ nên thường bạc đãi vua Thuấn và cố hại nhiều lần nhưng vua Thuấn không chết. Tương truyền vua làm ruộng, trời giúp voi cày. Vua Nghiêu nghe là người hiền mới phế thái tử nhường ngôi lại cho ông và gả luôn hai người con gái là Nga Hoàng, Nữ Anh. Sau vua Thuấn nhường ngôi lại vua Võ. »Chúa Sánh Chúa Đường Ngu, tôi ví tôi Tắc Khiêt« (Sãi Vãi) — Tên một triều đại cổ Trung Hoa, tức triều vua Thuấn, 2255 tới 2204 trước TL.
"Hồ Công" nhắc đến trong bài là gì? Tên vùng đất, nằm trong đất Trần, mà Vĩ Mãn đã ở? Hay chức danh của Vĩ Mãn ở đất Trần?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:27, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi hiểu thì Hồ Công là "công tước (được phong ở) đất Hồ", Hồ Công là tước phong (chức danh) của Vĩ Mãn. Avia (thảo luận) 16:40, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Câu lạc đề sửa

Câu sau đây trong bài hình như chả ăn nhập gì đến "Quốc hiệu Việt Nam" đề nghị ai đó xem xét xóa đi:

Ngô Sĩ Liên nói: Truyện [Trung Dung] có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". [Vũ] Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy.

Câu này không lạc đề, nó được thêm vào để chứng minh một điều là các học giả lớn thời phong kiến như Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên đều cho rằng nước Nam Việt của Triệu Đà (Triệu Vũ Đế) là của người Việt Nam ta. Vương Ngân Hà 01:22, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hơn thế nữa, Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên đều là sử gia của triều đình, tác phẩm của họ là quốc sử, làm xong phải trình hoàng đế duyệt mới được ban hành, nên có thể nói quan điểm trong sách cũng là quan điểm chính thống của các vương triều Đại Việt. Avia (thảo luận) 16:35, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ là một người dân đen hậu thế, nên khi đọc thấy nói Vũ Đế thì tưởng là Hán Vũ Đế. Thế nên các ngài xem có cách nào để người đọc khỏi hiểu nhầm không. Với lại sách xưa có gì chưa rõ thì người sau có quyền làm rõ. Chỉ cốt ở chỗ đúng không thêm mà sai là được, chứ không câu nệ cấp nào phê duyệt. Nếu không có cách nào thì mở ngoặc chú thích. Như thế có được không ạ? – 14.185.128.8 (thảo luận) 01:57, ngày 24 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời
@14.185.128.8: Nếu bạn đọc kỹ thì đầu phần đó có nói rõ là Triệu Vũ Đế rồi nên khi nhắc lại chỉ cần nói Vũ Đế là người đọc có thể hiểu chủ thể được nhắc đến là ai. Thánh Thiện TALK_QM 02:10, ngày 24 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời

Việt Nam Dân Quốc sửa

Việt Nam Dân Quốc = 越南共和国? 越南共和国 is Việt Nam Cộng Hòa. Nguyễn Hữu Dng 05:21, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Việt Nam Dân Quốc = 越南民國(People's State of Vietnam or Peopledom of Vietnam
Freedom!!! Forever!!! --61.228.131.7 05:23, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

越南民國 does not exist (不存在). Nguyễn Hữu Dng 05:28, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

越南民國(Việt Nam Dân Quốc)是越南國父Phan Bội Châu(潘佩珠) and 越南殉國烈士Nguyễn Thái Học(阮太學)所主張的國號(Quốc hiệu),我相信越南將來成為自由民主國家,Việt Nam Dân Quốc就會是未來取代Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(共和社會主義越南)的New國號!--61.228.131.7 05:40, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
"Việt Nam Dân Quốc thị Việt Nam quốc phụ Phan Bội Châu và Việt Nam tuẫn quốc liệt sĩ Nguyễn Thái Học sở chủ trương đích Quốc hiệu, ngã tương tín Việt Nam tương lai thành vi tự do dân chủ quốc gia, Việt Nam Dân Quốc tựu hội thị vị lai thủ đại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đích tân Quốc hiệu!"
Tạm dịch: "Việt Nam Dân Quốc là Quốc hiệu do Phan Bội Châu và Nguyễn Thái Học chủ trương. Tôi tin rằng trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành quốc gia tự do dân chủ. Việt Nam Dân Quốc sẽ là Quốc hiệu mới của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này"'
Tóm lại, thành viên 61.228.131.7 vừa bí hiểm vừa lộ liễu. Không biết người này muốn gì nữa.www.gophatdat.com 03:16, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chuyện ở thì tương lại thì tương lai giải quyết sao lại đưa trước vào bài. Hay là nên đặt thêm mục "ngân hàng các quốc hiệu dự kiến", trong mục này nêu các quốc hiệu được các nhà cách mạng tiền bối dự định đặt tên nước khi thành công để đưa quốc hiệu Việt Nam Dân quốc vào?Vuonglenghi 12:53, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Đế quốc Việt Nam sửa

Quốc hiệu của chính thể này là Đế quốc Việt Nam hay Việt Nam Đế quốc? Một nước chịu ảnh hưởng của Nhật Bản chắc không sử dụng thứ tự thuần Việt trong tên. Ngay cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa sau này đều chưa sử dụng thứ tự thuần Việt. Nguyễn Hữu Dng 14:36, 13 tháng 9 2006 (UTC)

Văn Lang và Âu Lạc sửa

Văn Lang và Âu Lạc là do người Việt ta thời đó tự xưng, hay là người Tàu gọi ta thế, rối sau ta cứ chấp nhận cách gọi của người Tàu?--Tò Mò 09:31, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng chí này đúng là tò mò. Bao lâu nay người Việt Nam vẫn chấp nhận quốc hiệu đấy mà có hỏi như đồng chí hỏi đâu. Theo kiến thức nông cạn của tôi, thì hiện chưa có chương trình nghiên cứu chính thức nào về điều mà đồng chí quan tâm.--Bình Giang 09:56, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì tên kinh đô nước ta thời Văn Lang là Văn Lang chứ không phải Phong Châu, Phong Châu là tên do người Tàu gọi như vậy, theo tôi như vậy thì chính xác--hai (thảo luận) 15:58, ngày 1 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguồn bổ sung cho liên kết ngoài sửa

Đại Cồ Việt sửa

Đại Cồ Việt (大瞿越, 大句越, 大御越) Xin tác giả bài Quốc hiệu VN cho biết những chữ Hán trên xuất hiện trong sử liệu chữ Hán nào ? Cảm ơn. Việt 123.22.86.40 01:04, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không thấy người viết về Quốc hiệu Đại Cồ Việt (大瞿越, 大句越, 大御越)trả lời về nguồn gốc các chữ Hán trên từ văn bản chữ Hán nào thì xin sửa lại Đại Cồ Việt (大瞿越) bỏ 大句越, 大御越. Việt thảo luận quên ký tên này là của 123.22.89.94 (thảo luận • đóng góp).

Xích Quỷ sửa

Nên bổ sung tên Xích Quỷ. 96.229.126.4 (thảo luận) 05:54, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Giao Chỉ sửa

Nếu đã nhắc đến tên "An Nam" thì cũng không thể không nhắc đến tên "Giao Chỉ". Trước khi được phong "An Nam quốc vương" thì các vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều thụ phong "Giao Chỉ quận vương".Nguyễn Đỗ (thảo luận) 16:12, ngày 29 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên gọi của một người (nước...) có thể do gia đình người đó(vua nước đó...)đặt. Hoặc là bị người khác (người nước khác...) gọi. Ví dụ, người Nhật Bản gọi Việt Nam là Bê-tô-na-mư (Betonamu) là họ đã gọi theo cách của người Nhật. Trong trường hợp này "Việt Nam" đã được tách ra là "Viê-t-na-m",rồi chuyển thành "Vê-t-na-m". Do người Nhật khó phát âm chữ "v" nên họ đã thay "v" thành "b", đồng thời chữ "t" được chuyển sang tiếng Nhật là "tô", chữ "m" được chuyển sang tiếng Nhật là "mư". Nên cuối cùng gọi là Bê-tô-na-mư.("Việt Nam" là tên do người VN gọi,"Bê-tô-na-mư" là tên do bị gọi). Ngược lại, người Nhật lại gọi nước họ là Níp-pông, sau đổi là Ni-hông. Còn VN và các nước khác lại gọi họ bằng các tên khác nhau. Vậy người ta ưu tiên gọi tên do mình, phía mình đặt. Trong trường hợp quốc hiệu của VN thì:

  • Các quốc hiệu chính thức của Việt Nam được đặt khi giành được độc lập, đã được chỉ rõ ở bài viết.
  • Còn các tên bị gọi là: An Nam, Giao Châu, Giao Chỉ (vốn là một trong 15 bộ thời Văn Lang, sau bị phương Bắc gọi để đại diện cho Việt Nam lúc đó gồm 3 quận Giao Chỉ,Cửu Chân, Nhật Nam), Tĩnh Hải quân. Các tên gọi này bị gọi khi nước Việt Nam bị đô hộ (và cả lúc đã giành được độc lập-nhưng "thiên triều" tỏ ý không công nhận). Còn các tên do các nước khác gọi như Vietnam, Betonamu...thì làm sao mà kể hết được (đây lại là vấn đề ngoại ngữ của người Anh,người Nhật...Mặc dù họ gọi theo danh từ riêng, nhưng đã bản địa hóa). Nhưng đúng là đã nhắc đến tên "An Nam" thì cũng nên kể nốt các tên "bị gọi" khi mà VN chưa giành được độc lập như Giao Châu, Giao Chỉ,Tĩnh Hải quân.Hamhochoilatoi (thảo luận) 10:52, ngày 15 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nam Việt sửa

Nam Việt là tên chính thức của Việt Nam tiếp theo Âu Lạc. Vì nhà Triệu được xem là 1 triều đại VN, không dính dáng gì đến phương Bắc. NapoleonQuang (thảo luận) 02:54, ngày 10 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vua Đinh Bộ Lĩnh sau khi xưng đế cũng phong cho con trai mình (Đinh Liễn) là Nam Việt vương. Không biết có phải là đặt tên theo tên Nam ViệtTriệu Đà đặt khi xưa không?Hamhochoilatoi (thảo luận) 07:28, ngày 15 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đoạn "Lĩnh Nam" sửa

Cái đoạn Lĩnh Nam trong bài gây ngạc nhiên và thật xa lạ. Thì ra nó được copy từ đây: [2]. Không những thế, tác giả đưa đoạn này vào hình như còn chưa đọc hết, vì ở đó sau câu:

Lĩnh Nam là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh trong truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc. Truyền thuyết và vùng đất này có thể liên quan đến giai đoạn Hồng Bàng trong lịch sử Việt Nam.
còn có 1 đoạn thế này:
Tuy nhiên sách "Nghìn xưa văn hiến" của Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy có chỗ chú thích rằng Lĩnh Nam khớp với các tỉnh Quý Châu, Quảng Đông và Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc ngày nay. Các tác giả trên không gộp phần lãnh thổ của người Âu Việt và người Lạc Việt vào Lĩnh Nam.

Cho nên xóa.--Trungda (thảo luận) 01:50, ngày 27 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phá hoại sửa

Các tài khoản dường như là con rối của Đài Nhân liên tục phá hoại bài, tạo các tài khoản từ lâu để tránh bị ngăn chặn sửa bài khóa nửa. Vì vậy tôi tạm khóa bài ở mức cao nhất. Các thành viên muốn sửa đổi có thể ghi ra trang thảo luận của bài và nhắn tin cho tôi hoặc các BQV khác.--Trungda (thảo luận) 16:44, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi buộc phải khóa trở lại như cũ vì Đài nhân tiếp tục dùng các tài khoản "nằm vùng" để phá hoại.--Trungda (thảo luận) 04:22, ngày 5 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài viết sửa

Viết gì mà chả có lấy cái nguồn. Mấy cụ đã viết thì thêm cái nguồn cái coi. Tôi cũng hơi khó hiểu, cả chục người hí hoáy cả chục năm mà viết bài không ra gì cả.113.170.86.37 (thảo luận) 00:17, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Trung Quốc sửa

Bản enwiki của bài này có đoạn dưới đây. Thấy cũng khá thú vị:

"Trung Quốc" 中國 was used as a name for Vietnam by Gia Long in 1805.[1] Minh Mang used the name "Trung Quốc" 中國 to call Vietnam.[2] Vietnamese Nguyen Emperor Minh Mạng sinicized ethnic minorities such as Cambodians, claimed the legacy of Confucianism and China's Han dynasty for Vietnam, and used the term Han people 漢人 to refer to the Vietnamese.[3] Minh Mang declared that "We must hope that their barbarian habits will be subconsciously dissipated, and that they will daily become more infected by Han [Sino-Vietnamese] customs."[4] This policies were directed at the Khmer and hill tribes.[5] The Nguyen lord Nguyen Phuc Chu had referred to Vietnamese as "Han people" in 1712 when differentiating between Vietnamese and Chams.[6] Chinese clothing was forced on Vietnamese people by the Nguyễn.[7][8][9][10]

P.T.Đ (thảo luận) 06:14, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chú thích sửa

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Woodside1971
  2. ^ “H-Net Discussion Networks - FW: H-ASIA: Vietnam as "Zhongguo" (2 REPLIES)”.
  3. ^ Norman G. Owen (2005). The Emergence Of Modern Southeast Asia: A New History. University of Hawaii Press. tr. 115–. ISBN 978-0-8248-2890-5.
  4. ^ A. Dirk Moses (1 tháng 1 năm 2008). Empire, Colony, Genocide: Conquest, Occupation, and Subaltern Resistance in World History. Berghahn Books. tr. 209–. ISBN 978-1-84545-452-4. Bản gốc lưu trữ 2008.
  5. ^ Randall Peerenboom; Carole J. Petersen; Albert H.Y. Chen (27 tháng 9 năm 2006). Human Rights in Asia: A Comparative Legal Study of Twelve Asian Jurisdictions, France and the USA. Routledge. tr. 474–. ISBN 978-1-134-23881-1.
  6. ^ https://web.archive.org/web/20040617071243/http://kyotoreview.cseas.kyoto-u.ac.jp/issue/issue4/article_353.html
  7. ^ “Ao dai – Vietnam's national dress”.
  8. ^ “#18 Transcultural Tradition of the Vietnamese Ao Dai”. Beyond Victoriana.
  9. ^ “Ao Dai”. LoveToKnow.
  10. ^ “The Ao Dai and I: A Personal Essay on Cultural Identity and Steampunk”. Tor.com.

Thống kê sửa

kính gửi Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông, tiền bối là bậc ngoại thế cao nhân với tuyệt chiêu SONG THỦ HỖ BÁC đã chỉ ra nhược điểm cơ bản của wiki với vấn đề tự tổng hợp rất nan giản...trước đây ở bài vua Việt Nam lão đã không chấp nhận việc thống kê kể cả những mục đó đã có những con số đã cụ thể quá rõ ràng như triều đại nào dài ngắn nhất hoặc số lượng các vua nhiều nhất ít nhất chẳng hạn, nay bài này ở mục thống kê cũng mắc lỗi tương tự...tuy những thành viên viết bài này đã công phu tính toán từ các con số xem quốc hiệu nào dài ngắn bao nhiêu năm nhằm đưa đến độc giả những tư liệu có sẵn, như vậy là vi phạm điều lệ wiki bởi ở đây người đọc cần phải phải tự tính tự đếm chớ các thành viên không được phép làm điều này...vậy kính thỉnh lão can thiệp ngay để thanh lọc những gì còn khiếm khuyết để wi ki càng ngày càng hoàn thiện hơn...trân trọng cảm ơn tiền bối rất nhiều Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:49, ngày 3 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

đã hết thời hạn, mục thống kê do các thành viên tự làm cần phải xóa, khi nào có nguồn dẫn thì sẽ đưa trở lại sau Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:45, ngày 11 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nam Việt sửa

Nam Việt còn là quốc hiệu của Đàng Trong. Nhưng không biết có từ bao giờ. Đại Nam thực lục viết: "Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn cõi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt".

Trong từ điển An Nam - Latin của Bá Đa Lộc (Dictionarium_Anamitico-Latinum) có từ 南越 (Nam Việt - ở trang 593), Bá Đa Lộc giải nghĩa là "regnum Anamiticum" (vuơng quốc An Nam) ---- KomradeRice (thảo luận) 05:50, ngày 20 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tên bài và một số vấn đề liên quan sửa

Thành viên:Trần Thế Vinh, xin chào, tôi thấy tiêu đề hiện tại của bài này không hợp lý lắm. Bạn có nghĩ ra tiêu đề nào hợp lý hơn không? "Nước Việt Nam" là cái gì? Khái niệm này nghe chung chung lắm. Trong bài này tôi thấy không trung lập và không hợp lý ở chỗ chỉ chọn lọc tên của một số nhà nước có gốc từ đồng bằng sông Hồng mà theo chế độ phong kiến nho giáo để đề cập, một số nhà nước gốc ở khu vực khác ví dụ điển hình là Champa thì họ bỏ qua hoàn toàn. Họ lấy các quốc hiệu của một số chế độ, nhà nước phong kiến từ miền Bắc để đơn thương độc mã đại diện cho cái gọi là "nước Việt Nam" trong khi khái niệm "Việt Nam" này chỉ thực sự hoàn thiện sau này, họ bỏ qua một số nhà nước/đế quốc có lãnh thổ tại khu vực mà là Việt Nam hiện nay. Bài này có vẻ bị ảnh hưởng bởi tuyên giáo và tư tưởng dân tộc của chính quyền Việt Nam nên khá thiếu khách quan và đầy đủ.

Tiêu đề hợp lý nhất mà tôi nghĩ ra là :"Tên gọi để chỉ những khu vực thuộc Việt Nam" (nếu không dùng từ "nhà nước" được thì dùng từ "khu vực"). Tất nhiên là tên này có thể chưa hoàn hảo, nhưng tôi chưa nghĩ ra tên nào khác. Rapper Wowy (thảo luận) 02:31, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Như vậy, vấn đề bạn đang nói đến là "độ vênh" trong nội dung bài viết chứ không phải ở chỗ tiêu đề, vì thế việc đổi tên là không cần thiết. Việc bạn có thể làm là đóng góp để hoàn thiện những phần mà bạn cho rằng thiếu sót. Thêm nữa, hầu hết bài viết của WP thường được đặt theo tên của thực thể hiện tại. Ví dụ: Lịch sử Việt Nam thì được hiểu là bao hàm cả các hình thức, nhà nước, thể chế trong dòng thời gian của nó trước khi có tên gọi này.-- Trình Thế Vânthảo luận 04:00, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nếu vậy phải chăng tên bài đang dư chữ "nước"? --minhhuy (thảo luận) 04:02, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
Trần Thế Vinh Vấn đề đổi Tên bài viết này hiện tại không có tranh chấp, 1 thành viên bị cấm, 1 BQV không đưa ra ý đổi tên, còn bạn thì không đề xuất 1 tên gọi nào. Trong khi tôi đã giải thích khi đổi tên lần đầu. Vì vậy đề nghị bạn cư xử lịch sự khi thao tác từ 1 vấn đề không có tranh chấp. Ngoài ra, tên tôi đổi hợp lý hơn là tên mà bạn đã lùi nên tôi yêu cầu tên này được giữ lại và chúng ta bắt đầu thảo luận. Và bây giờ thì bạn có thể xem thảo luận đã bắt đầu, mời bạn đưa ra cái tên hợp lý theo ý bạn. Thỏa thuận xong thì tên mới hợp lý hơn sẽ thông qua. Tôi sẽ không có gì để nói. Thân mến!  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 06:46, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tttrung Bài viết này do anh kiến tạo, mời anh cho ý kiến để có một cái tên hợp lý hơn.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 06:49, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi là người bảo vệ ý kiến tên gọi này qua việc phục hồi các di chuyển đổi tên trước đó, do đó bắng việc bạn cho rằng tên của bạn không có tranh chấp thì tôi tuyên bố tên này có tranh chấp.-- Trình Thế Vânthảo luận 07:03, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Trần Thế Vinh: Bạn có thể đưa ra các lý do mà bạn cho rằng tên hiện tại ("Các tên gọi của nước Việt Nam") là phù hợp hơn với tên mà Đông Minh muốn đổi sang ("Các tên gọi lịch sử của Việt Nam") được không? Và vì tên bài đang có tranh chấp nên tôi đề nghị giữ nguyên tên hiện tại (ổn định từ lâu) cho đến khi hai bên đã làm rõ và chấp nhận các quan điểm. --minhhuy (thảo luận) 07:08, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thứ nhất, tôi khuyến khích thảo luận tìm đồng thuận, chỉ cho đến khi có đồng thuận thì phải giữ nguyên trạng tên gọi ngay thời điểm có tranh chấp. Cụ thể đây là tên tôi đã lùi lại. Thứ hai, "Các tên gọi lịch sử của Việt Nam" tôi thấy thừa chữ "lịch sử". Bài này liệt kê các tên gọi của đất nước từng tồn tại trên lãnh thổ mà ngày nay là Việt Nam thì đã là mang tính "lịch sử" rồi. Tất nhiên, tên "Việt Nam" chỉ xuất hiện sau này nhưng như ngôn ngữ hiện đại chúng ta đang dùng, thì tên đó được xem là tên gọi kế thừa để cho tất cả. Chúng ta gọi là Lịch sử Việt Nam, người Việt Nam để chỉ cả dòng lịch sử của chung của nó, chứ không gọi lịch sử An Nam, Đại Cồ Việt, người Đại Việt... Ngoài ra, bóc tách từng lãnh thổ nhỏ đã từng tồn tại trên mảnh đất này để phủ định tên của thực tại thì tôi thấy càng làm rối rắm thêm. Các bạn có thể đề xuất tên gọi để biểu quyết. Riêng tôi thì thấy tên bài hiện tại ổn, và tôi ủng hộ tên đó.-- Trình Thế Vânthảo luận 07:24, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trần Thế Vinh Xin lỗi bạn, tôi đã không quan sát kỹ các thao tác đổi tên hàng loạt của thành viên khác có trước đó, lúc rày làm gì cũng không tập trung nhìn thay đổi lịch sử, thành thật xin lỗi. Hoạt động thật mất uy tín. Tôi nghĩ mình nên wikibreak 1 thời gian ngắn. Còn về ý kiến của tôi thì phiền bạn và các thành viên khác xem lại như đã được ghi. Tôi xin dừng ở đây. Thân.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 07:25, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tổng kết sửa

  •   Ý kiến Vì được tag vào, tôi có 2 ý kiến:
    Về tên bài tôi để mọi người quyết định, không có ý kiến gì :)
    Về lịch sử bài viết này:
    tôi tạo ra vào năm 2005, với tên bài "Quốc hiệu Việt Nam"
    đến 2012, một thành viên đổi tên bài "Tên gọi Việt Nam" (với lý do "Đặt là "Tên gọi Việt Nam" để thống nhất với 1 số bài khác như: Tên gọi Triều Tiên; Tên gọi Trung Quốc." [3])
    đến 2017, Trần Thế Vinh đổi tên bài "Các tên gọi của nước Việt Nam" (với lý do ""tên gọi Việt Nam" nghe quá chung chung, mà bài này viết về tên nước" [4])
    đến 2020 (những ngày gần đây) có một cuộc tranh chấp nhỏ xảy ra [5] với một số tên bài khác.

-Trần Thế Trungthảo luận 11:12, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

"Các quốc hiệu của Việt Nam" thì cũng hơi bó hẹp, có thể hiểu là Việt Nam của hiện tại có trên một quốc hiệu?-- Trình Thế Vânthảo luận 04:10, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

BQV lạm quyền xóa không lí do sửa

  • Đây là đoạn con chó Apama xóa vô cớ rồi chụp mũ "phá hoại quá mức" vì sợ chủ Mĩ cắt lương. Hết tự xưng công lý lại đồi ngồi lên đầu Thiên Chúa, wwiki bây giờ toàn lũ vô luân ngạo mạn, sẵn sàng bán rẻ danh dự dân tộc Việt để đổi lấy thẻ xanh.

Quốc danh sửa

1. Tồn nghi

Hầu hết ở thời sơ sử, chưa có cứ liệu xác minh thỏa đáng ở cấp độ khoa học.

Thời gian Quốc danh Chính thể
2879 - 2524 TCN Xích Quỷ
赤鬼, Txiv
Hồng Bàng thị - Hùng vương
2524 - 258 TCN Văn Lang[1]
Minang[2]
文郎
Hồng Bàng thị - Hùng vương
257 - 207 TCN Âu Lạc
Urang, Anak
甌雒, 甌駱
Hồng Bàng thị - An Dương vương
40 - 43 CN Lĩnh Nam
嶺南
Hồng Bàng thị - Trưng vương
2. Chính thức

Hầu như tồn tại ở giai đoạn đã có hiện vật bằng văn bản và thông qua khảo cổ, được chứng nhận ở cấp độ khoa học.

 
Hiện vật Đại Việt quốc quân thành chuyên (大越國軍城塼, "gạch xây thành làm chốn ngự của vua nước Đại Việt") tại di tích cố đô Hoa Lư. Tương đương triều Đinh-Lê.
 
Sao bản Đại Nam nhất thống toàn đồ (大南ー統全圖) do Nguyễn triều Quốc Sử quán khắc in năm 1838.
Thời gian Quốc danh Chính thể
204 TCN - 111 TCN Nam Việt [quốc]
南越[3]
Triệu triều
111 TCN - 938
1407 - 1427
Giao Chỉ [xứ][4]
交址, 交阯, 交趾
Bắc thuộc
203 - 544
602 - 607
Giao châu
交州
Bắc thuộc
544 - 602 Vạn Xuân [quốc]
萬春
Tiền Lý triều
679 - 757
766 - 866
An Nam [phủ]
安南
Bắc thuộc
757 - 766 Trấn Nam [phủ]
鎮南
Bắc thuộc
866 - 965 Tĩnh Hải [quân]
靜海
Bắc thuộc
968 - 1054 Đại Cồ-việt [quốc][5]
大瞿越
Đinh triều
Tiền Lê triều
Lý triều
1054 - 1400
1428 - 1804
Đại Việt [quốc][6]
大越
Lý triều
Trần triều
Hậu Lê triều
Mạc triều
Tây Sơn triều
Nguyễn triều
1400 - 1407 Đại Ngu [quốc]
大虞
Hồ triều
1804 - 1839 Việt Nam [quốc]
越南
Nguyễn triều
1839 - 1945 Đại Nam [quốc]
大南
Nguyễn triều
  • 南方,為子孫基 / Toại giao Nam phương, vị tử tôn trụ chỉ (Ứng Thiệu, Hán quan nghi ; Thái Bình ngự lãm quyển 157).
  • 南方曰蠻,雕題交阯 / Nam phương viết man, điêu đề giao chỉ (Lễ kí).
  • 其俗男女同川而浴,故曰交阯 / Kì tục nam nữ đồng xuyên nhi dục, cố viết giao chỉ (Hậu Hán thư, Nam man Tây Nam di ngoại truyện).
  • 交趾之地頗爲膏腴,徙民居之,始知播植,厥土惟黑壤,厥氣惟雄,故今稱其田為雄田,其民為雄民,有君長亦曰雄王,有輔佐焉亦曰雄侯,分其地以為雄將。(出南越志) (Thái Bình quảng kí).
  • 交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,因名為雒民,設雒王、雒侯,主諸郡縣。縣多為雒將,雒將銅印青綬 (Giao châu ngoại vực kí).

Quốc hiệu sửa

Xuất hiện từ thái cổ, chưa được công nhận ở giác độ khoa học.

  • Việt Thường thị[7] (越常, 越嘗, 越裳氏) : Gọi phiếm các sắc tộc ở phía Nam Ngũ Lĩnh, chỉ tồn tại trong thư tịch.
  • Lĩnh Ngoại vực (嶺外域) : Xuất hiện ở giai đoạn Tùy-Đường, để phân biệt với Lĩnh Nam là mạn Quảng Tây ngày nay.
  • Hoàng Việt quốc (皇越國) : Quốc hiệu xuất hiện lâu đời nhất, thường mang tính ngoại giao và có trong thư tịch. Hàm nghĩa "nước Việt phương Nam".
  • An Nam quốc (安南國) hoặc Giao Chỉ quốc (交趾國) : Do người Việt phiếm xưng hoặc ngoại nhân phiếm chỉ.
  • Nam Việt quốc (南越國) : Do triều Nguyễn đề xuất lên triều đình Đại Thanh, nhưng bị cự tuyệt.
  • Đại Huế quốc (大化國) : Kiến nghị đổi quốc hiệu năm 1839 bị Nguyễn Thánh Tổ đế phủ quyết. Huế/Hóa hàm nghĩa Thanh Hóa, Thuận Hóa/Huế, giáo hóa.

Chỉ xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX theo xu hướng thế giới, được công nhận ở giác độ khoa học.

  • Đại Nam đế quốc (大南帝國) hoặc Empire d'Annam (1858? - 1945) : Chỉ tồn tại trong các văn kiện giao thiệp giữa Nguyễn triều và chính phủ Pháp, được dập trên xu piastre.
  • Union indochinoise (1887 - 1945), Fédération indochinoise (1947 - 1953) hoặc Liên bang Đông Dương.
  • Đại Hùng đế quốc (大雄帝國, 30 tháng 08 năm 1917 - 11 tháng 01 năm 1918) : Chỉ lưu hành trong Binh biến Thái Nguyên.
  • Việt Nam dân quốc[8] (越南民國, 1929? - 1930) : Chỉ lưu hành trong Tổng khởi nghĩa Yên Bái.
  • Đế quốc Việt Nam (越南帝國) : 11 tháng 03 năm 1945 - 23 tháng 08 năm 1945.
  • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (越南民主共和國) hoặc Việt Nam dân quốc : 1945 - 1947, 10 tháng 10 năm 1954 - 02 tháng 07 năm 1976.
  • Quốc gia Việt Nam (越南國) hoặc État du Viêt-Nam : 1948 - 26 tháng 10 năm 1955.
  • Việt Nam Cộng hòa (越南共和國) : 26 tháng 10 năm 1955 - 30 tháng 04 năm 1975.
  • Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (越南社會主義共和國) : 02 tháng 07 năm 1976 tới nay.

thảo luận quên ký tên này là của 1.54.202.185 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 03:28, ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Chú thích sửa

  1. ^ Shorto, H. A Mon-Khmer Comparative Dictionary, Ed. Paul Sidwell, 2006. #692. p. 217
  2. ^ Michel Ferlus. "Formation of Ethnonyms in Southeast Asia". 42nd International Conference on SinoTibetan Languages and Linguistics, Nov 2009, Chiang Mai, Thailand. 2009. pp. 4-5
  3. ^ Norman, Jerry; Mei, Tsu-lin (1976). “The Austroasiatics in Ancient South China : Some Lexical Evidence”. Monumenta Serica. 32: 274–301. doi:10.1080/02549948.1976.11731121.
  4. ^ Theo giáo sư Trần Như Vĩnh Lạc (Đoàn Thế Ngữ), chữ giao-chỉ (交址, 交阯, 交趾) có thể chỉ là kí âm Việt (cổ âm : K'yượt, gượt, vượt, rượt, lướt).
  5. ^ Theo khảo cổ gia Nguyễn Thị Hậu, cồ-việt có thể tương ứng giao-chỉ về nghĩa, tức là đọc Việt (越) theo lối cổ. Vậy Đại Cồ-việt là 大越.
  6. ^ Theo bà Nguyễn Thị Hậu, đại-việt là sự giản hóa lối phát âm quốc danh Lý triều, nhưng nguyên nghĩa.
  7. ^ 漢語大詞典編輯委員會,漢語大詞典編纂處,漢語大詞典,第九卷,p. 1115,上海辭書出版社,1992.
  8. ^ Stein Tonnesson, Hans Antlov, Asian Forms of the Nation, Routledge, 1996, pp. 117.
Quay lại trang “Tên gọi Việt Nam”.