Thảo luận:Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Tran Trong Nhan trong đề tài Câu hỏi về kỹ thuật đóng cọc
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Thảo luận về nội dung và tên bài sửa

  • Báo chí viết:Ông Lê Văn Sinh dẫn ra một ví dụ "kinh điển" về một kết luận sai lầm trước đây liên quan tới các cọc Bạch Đằng, được cố GS Trần Quốc Vượng đưa vào bài giảng Cơ sở khảo cổ học trước đây. Những năm 1960, Việt Nam đã gửi mẫu nhờ các nhà khoa học Cộng hòa dân chủ Đức và Trung Quốc giám định niên đại các cọc gỗ Bạch Đằng bằng phương pháp C14. Kết quả là tuổi các cọc gỗ ấy không trùng với sự kiện lịch sử xảy ra được ghi lại bởi sử liệu chữ viết.
  • Bài viết chủ yếu BÁO MẠNG.
  • Nói chung ko có giá trị gì. Mà wikipedia đâu phải nơi tập hợp thông tin báo mạng.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 03:46, ngày 27 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xoviet nghetinh123 Nếu bạn có sách vở hàn lâm gì thì cứ tự nhiên bổ sung, đóng góp cho bài viết nhé. Bài chỉ mới được tạo gần đây và lấy nguồn từ báo chí nhưng đã được sửa lại câu cú để không bị vi phạm bản quyền trừ một vài đoạn trích dẫn trong ngoặc kép. Hiện tại có cuộc nghiên cứu đang được tiến hành bởi các chuyên gia nên thông tin có thể thay đổi nhanh chóng. Mời bạn cập nhật cho bài thêm tốt hơn! Cảm ơn bạn.
P.S. Về vấn đề được lấy từ "báo mạng" như bạn đã nói, những báo có uy tín cũng có thể dùng làm nguồn cho bài viết nhé! Thân. —Trongnhan (Thảo luận) 12:14, ngày 27 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Chào bạn, tôi trân trọng về mặt ý thức dân tộc, đấy là điều đáng quí. Nhưng không thể biến 1 sự kiện mà wikipedia có thể tạm gọi là đang tranh chấp,đang tranh cãi ,....thành 1 cái gì đó như đúng rồi được.

Bãi cọc nổi tiếng nhất-Bạch Đằng, có cọc đặt trưng bày ở Bảo tàng theo ông Lê Văn Sinh, giáo viên 1 trường đh, phát biểu ngay trên bao tuổi trẻ là ĐỒ GIẢ, tức là nó chẳng ai chứng nhận đó là Bãi cọc mà cụ Trần sai người đóng xuống cả. Đưa cọc sang Soviet và China thì đo các bon các biếc gì đấy thì không phù hợp.

  • Và không nên nhấn mạnh, dùng các từ như chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ,...những từ ấy giờ nó rẻ mạt lắm. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng là thầy của mấy tay kia, còn không biết chữ Hán, thì đám học trò chắc có lẽ cũng thế cả. Thông tin người ta đăng trên báo của quốc hội cả, mà sinh thời, mấy tay này có bao giờ dám bảo là: tao biết chữ Hán đâu. Mà không biết chữ Hán thì nghiên cứu gì ?

Đấy gọi là khoa học sử, ta nên tuân thủ, chứ tôi không sa đà vào tranh cãi cá nhân.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 13:29, ngày 27 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xoviet nghetinh123 ý kiến của bạn có lý nhưng hơi mang quan điểm cá nhân. Theo thông tin tôi được biết 12 thì 3 bãi cọc ở Quảng Ninh trước đây đã được "khẳng định" thuộc sự kiện năm 1288 bởi đa số các nhà khoa học. Riêng bãi cọc ở Hải Phòng được khai quật gần đây đang trong tranh cãi và bài viết trên Wiki này không hề khẳng định bãi cọc Hải Phòng đó thuộc sự kiện 1288 :
  • Bước đầu các chuyên gia của Viện Khảo cổ học Hải Phòng đã nhận định, bãi cọc ở cánh đồng Cao Quỳ là một phần của trận Bạch Đằng năm 1288, để chặn đường quân Nguyên Mông không tiến vào khu vực sông Giá và trung tâm chỉ huy của Trần Hưng Đạo, buộc quân địch phải đi theo sông Đá Bạc để tiến vào sông Bạch Đằng.

Bài ghi là "Bước đầu và do Viện Khảo cổ học Hải Phòng", khoan nói tiếp đã, nguồn trích dẫn chỉ ghi là "Viện Khảo cổ học" nên tôi sẽ sửa lại. Đó là ghi lại tiến trình nghiên cứu về bãi cọc và không hề có kết luận gì ở đây cả. Đồng thời đó cũng là một phát biểu trong "Hội nghị Báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ" nên không phải là nghiên cứu chưa được công bố. Nếu các "nhà khoa học" có thay đổi nhận định thì chúng ta cứ viết thêm vào bài hiện tại.

Thêm nữa, ý kiến của bạn nói về quan điểm một người duy nhất là ông Lê Văn Sinh, một giảng viên Đại học. Câu chuyện được nhắc đến năm 1960 và không nói rõ sau đó như thế nào đồng thời bài báo cũng viết: "Kết quả này khiến người ta phải đặt ra vấn đề về tính xác thực của cọc Bạch Đằng được trưng bày tại một số bảo tàng ở Hà Nội khi đó." Thông tin này của báo đăng chưa rõ ràng do đó không nên suy diễn thêm. Nếu quan điểm của ông này đủ thuyết phục các "nhà khoa học" khác và được đa số các "nhà khoa học" khác đồng thuận thì chúng ta mới nên bàn đến.

Trong bài báo đó cũng có viết:

  • Trước những phản hồi này, TS Nguyễn Gia Đối - quyền viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam - cho biết sử học còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về cuộc chiến chống quân Nguyên của nhà Trần, nhưng sự hiện diện của bãi cọc cùng kết quả giám định niên đại phóng xạ tuyệt đối khiến viện tin tưởng bãi cọc liên quan chặt chẽ đến trận thắng quân Nguyên Mông lần 3 năm 1288.

Như vậy, ở thời điểm hiện tại, có thể tạm kết ở đây rằng, chưa có kết luận cuối cùng về bãi cọc. Và không nên thêm bất cứ kết luận nào vào bài viết trên wiki này. —Trongnhan (Thảo luận) 14:15, ngày 27 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tôi có đọc thấy Bãi cọc Yên Giang Tọa độ: 20°56′07″B 106°47′01″Đ Bãi cọc này nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, gần ngã ba với sông Đá Bạch. Đầm này có tên là đầm Nhử, nằm ở phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.[6] Bãi cọc này có diện tích khoảng 120 m2. Hiện nay đã có khoảng 300 cọc đã được tìm thấy tại đây và đang nằm trong khu vực được bảo vệ rộng 7,5 ha.[5]

>Đây là bãi cọc ở s Chanh, không hiểu liên quan gì tới s. Bạch Đằng.

Và các bãi cọc bạn đưa ra, đều không nằm trên s. Bạch Đằng.

  • Như vậy, bài viết này theo tôi nó hơi khiên cưỡng, vì có bãi cọc nào nằm trên s. BD đâu ?


Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 16:09, ngày 27 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xoviet nghetinh123 Các bãi cọc nằm trên các nhánh sông, các lạch của sông Bạch Đằng nên được gọi chung là Bãi cọc Bạch Đằng (có lẽ họ gọi vậy cho dễ hiểu vì các sông nhỏ kia ít người biết đến?). Ba bãi cọc này được gọi là "3 bãi cọc cổ Bạch Đằng" tại [1]. Nhưng cảm ơn ý kiến của bạn, có lẽ tên bài viết chưa phù hợp lắm. Có thể đổi tên bài thành "Các bãi cọc Bạch Đằng" thôi cho đỡ nhầm lẫn? —Trongnhan (Thảo luận) 16:42, ngày 27 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
  • Chắc chắn nó không phù hợp, vì không có bãi cọc nào nằm trên s. BD cả.
  • Và các bãi cọc này bị ép phải liên quan tới từ Bạch Đằng. Nói nó nằm trên nhánh sông, cái lạch của s. B Đằng lại càng khiên cưỡng,

>>Từ đó mới có việc sắp tới, theo tiên đoán của tôi, sẽ có bài chứng minh s. Chanh từng là s. B Đằng cũng nên, bảo là ngày xưa nó nằm trên s.BD nhưng giờ thay đổi.

nhưng thôi, nó cũng ko quan trọng lắm, cũng chẳng mất mát gì của ai, có khi còn có lợi; mà nói nhiều mất tình cảm đi. Văn hóa VN là thế.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 01:34, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Về vấn đề tên bài này cần phải có thêm các thành viên khác cùng thảo luận để đưa ra quyết định chính xác nhất, do đó tên hiện tại vẫn cứ để như thế. Nếu có thêm việc gì cần thảo luận tại đây thì bạn nhớ tag tôi vào. Thân. —Trongnhan (Thảo luận) 02:02, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Các cụ không biết địch vào theo đường nào, nên đã cắm cọc ở hàng loạt các sông khác nhau để chờ sẵn. Cọc phát hiện ra còn nguyên vẹn, ắt là bãi cọc dự phòng mà thôi. Tuanminh01 (thảo luận) 02:10, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tuanminh01 Đúng vậy, và có lẽ tên bài là "Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng" làm hạn hẹp ý nghĩa, thậm chí chưa chính xác. Các bãi cọc chỉ liên quan đến các cuộc chiến trên sông Bạch Đằng nhưng không hẳn là chúng nằm ở sông Bạch Đằng. Một số tiêu đề có thể phù hợp, có thể lược bỏ đi từ 'các' :
  1. Các bãi cọc (có vẻ thiếu ngữ cảnh)
  2. Các bãi cọc Bạch Đằng ("Bạch Đằng" dùng để xác định, không nói là nằm trên sông BĐ. Đây cũng là tên thường được gọi chung trên báo chí)
  3. Các trận địa bãi cọc trên sông ở Việt Nam (dùng trên sông để phân biệt do có thể có bãi cọc hay bãi chông trên mặt đất? Nói về bãi cọc nguyên thủy, không nói bãi cọc được phát hiện ngày nay nằm trên mặt đất do thay đổi về địa chất)
  4. Các trận địa bãi cọc Bạch Đằng (như tên số 2 và 3, dùng "trận địa" ám chỉ nó được dùng trong quân sự)
  5. (Các) Di tích bãi cọc Bạch Đằng (tên này tôi mới nghĩ ra và thấy cũng khá phù hợp)
  6. .....tên khác, nếu không có tên nào ở trên phù hợp.

Thật phân vân không biết thế nào? Nhờ các bạn cho ý kiến. Cảm ơn. —Trongnhan (Thảo luận) 02:42, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Mình xin nói lên ý kiến của mình:

Từ lúc đánh thủy binh Nam Hán đến nay đã hơn 1000 năm, người Việt ắt hẳn chưa bao giờ ngừng phòng bị, việc đóng 1 hay hàng trăm bãi cọc ngay cả trong thời bình có lẽ là điều thường xuyên chứ không chỉ lúc gần có chiến tranh mới lo làm. Việc xây là đã qua nhiều triều đại và trải trên nhiều sông khác nhau, nên gọi chung "Bạch Đằng" hình như không đúng, cả về không gian và thời gian. Không biết bạn có biết nguồn tin nào về hội thảo liên quan thống nhất cách gọi chung không? Nếu không thì cũng đồng nghĩa các bãi khác cũng xứng có tên riêng như bãi cọc Bạch Đằng, nhưng thông tin thu thập không đủ nhiều và thực tế phần lớn chúng trong lịch sử không gắn với một trận chiến nào thì cứ tạm nằm chung bãi cọc Bạch Đằng cũng được, khi nào thông tin nhiều thì mình tách ra, hiện tại thì nằm chung bài này với đề mục lớn đặt bên dưới như: "Các bãi cọc khác" chẳng hạn.

Phải nói đây là kỳ quan tương tự như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc trong phòng bị quân sự, có lẽ bãi cọc Bạch Đằng quá nổi tiếng hơn bất kỳ bãi nào khác nhưng chu quy nó cũng chỉ là một trong số đó. Quan trọng liệu có nguồn thông tin lớn để xây dựng một bài chính yếu chung cho tất cả bãi cọc hay không, nếu không thì bạn cứ xem như một công việc bỏ ngỏ còn dang dở vậy.

Mình cũng nghĩ bạn hãy phát triển các bài liên quan như các trận Bạch Đằng trong lịch sử,...bài sông Bạch Đằng, cùng với bài này,...có thể tập hợp được 1 chủ điểm tốt đó. Cảm ơn bạn đã viết một bài quá tuyệt vời cho lịch sử dân tộc VN.  M  04:54, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Đông Minh: Đúng là các nguồn tin hiện tại vẫn còn ít nên việc viết từng bài riêng cho mỗi bãi cọc là khá khó khăn. Bãi cọc Bạch Đằng mà báo chí đề cập cũng chỉ là cách gọi chung thôi, các báo vẫn có tên gọi riêng theo những địa danh mà bãi cọc được phát hiện vd như Bãi cọc Yên Giang, Bãi cọc Cao Quỳ v.v. Ở bài này, tôi dự định là nơi viết tổng hợp tất cả bãi cọc đã được tìm thấy. Theo nhiều tờ báo, đến thời điểm hiện tại chỉ có 4 bãi cọc đã được biết đến. Đồng thời cũng có một số bài báo nhắc đến những bãi cọc khác tuy nhiên lại không miêu tả chi tiết cụ thể, nên không đủ thông tin để viết về chúng. Vậy nên, hiện giờ tôi tạo các đề mục, mỗi đề mục viết về một bãi cọc. Chừng nào có đủ thông tin thì sẽ tách ra thành các bài riêng. Và nếu gộp chung thành 1 bài như hiện tại thì tên bài này phải có ý nghĩa bao hàm tất cả các bãi cọc trong lịch sử Việt Nam, mà như các bạn đã biết, tên bài hiện tại chưa phù hợp. —Trongnhan (Thảo luận) 07:44, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
Dùng trận địa bãi cọc thì hay hơn, chứ dùng bãi cọc không thì hình như không đúng vì nó cũng chỉ chung loại bãi cọc ở các công trình xây dựng vùng sông nước. Trận địa bãi cọc cũng dùng tương tự trận địa phòng không, trận địa pháo,...trong quân sự. Việc xây trận địa bãi cọc thường xuyên suốt lịch sử, chỉ có VN dùng và mục đích quân sự. Vậy đề xuất tên, "Các trận địa bãi cọc trong lịch sử quân sự Việt Nam". Mình hết ý rồi.  M  08:02, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
Đông Minh: Mình đồng ý tên Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam. Từ quân sự có lẽ hơi thừa bởi từ trận địa đã mang nghĩa là dùng trong quân sự rồi. —Trongnhan (Thảo luận) 11:43, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
Hay là bạn Tran Trong Nhan hỏi trên 'wikipedia:Thảo luận chung' xem sao, biết đâu sẽ tìm ra ý kiến hay nhất.  M  11:44, ngày 29 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
Đông Minh: Hiện tại thì mình không online thường xuyên để thảo luận, phản hồi các vấn đề nhanh chóng để tránh mọi người không phải đợi lâu nên đây có lẽ chưa phải là thời điểm thích hợp lắm. Với lại mình cũng đang tìm hiểu thêm thông tin và sẽ dần nâng cấp cho bài thêm, một ngày nào đó thông tin ổn định hơn và nếu có các vấn đề nào nữa thì mình sẽ mang ra thảo luận một lần luôn. Dù sao thì mình cũng rất cảm ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề này và tham gia thảo luận tại đây. Thân chào bạn! —Trongnhan (Thảo luận) 15:51, ngày 2 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời
  • Bài này không hiểu nguồn báo mạng ở đâu mà phịa ra K Công Hãn bày mưu cho N Quyền, chép lại từng lời ở thời điểm năm 938. Sử Việt mà được chép như thế thì văn hiến VN sánh ngang với Tàu rồi.
  • Nói chung nói ra mất hay, chứ chán thật. Không thể tồn tại môi trường khoa học thật sự.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 12:30, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xoviet nghetinh123: Bài viết ghi là:
Tướng Kiều Công Hãn được cho là người đã đưa ra sáng kiến đầu tiên dẫn đến việc Ngô Quyền cho đóng cọc chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng trong trận đánh năm 938.
→ Rõ ràng người cho đóng cọc là Ngô Quyền.
Và đoạn trích dẫn câu nói của KCH ghi:
Ta nên bày trận đánh ngay khi chúng mới vào cửa sông Bạch Đằng.
Ý nói là Kiều Công Hãn khuyên Ngô Quyền nên đánh giặc ở ngay cửa sông và nhờ vào lời khuyên đó, Ngô Quyền đã nghĩ ra kế đóng cọc. Vả lại có nguồn nói thế nên ta viết thế, ta không nên tự nhận xét là đúng hay sai bởi ta không phải là nhà sử học. —Trongnhan (Thảo luận) 14:40, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
P.S. Trên Wikipedia này vẫn có tồn tại những thông tin đáng nghi ngờ, nhưng Wikipedia cho phép chú thích nguồn để người đọc tự kiểm chứng. Do đó, nếu bạn dưới tư cách là người đọc thì vẫn có thể cho rằng nó sai, chẳng sao cả. —Trongnhan (Thảo luận) 14:44, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thảo luận để cuối cùng đạt được cái gì ?

Cuối cùng lại đóng góp vào sự tha hóa, tung tin rối mù, lăng nhăng, gọi mấy tay già khú tóc bạc, nói linh tinh,...để lập lờ con lận con đen

mục đích là gì ? là đi lừa người ta các bạn ạ.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 03:15, ngày 7 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xoviet nghetinh123 Không biết bạn nói như thế là có ý gì. Nếu bạn vẫn tiếp tục như vậy, tôi sẽ không phản hồi thêm nữa cũng như sẽ không báo trước.
Mục đích bạn thảo luận là gì mà bạn lại đi hỏi lại? Bạn là người đầu tiên bắt đầu cuộc thảo luận này và sau đó tôi đã cố gắng dành thời gian để phản hồi các "thắc mắc" của bạn. Không biết bạn còn gì thắc mắc nữa chăng?? Bạn vui lòng thảo luận gì đó để xây dựng bài đi và hạn chế thảo luận lan man. Bạn cứ tự nhiên sửa đổi phát triển bài, tôi luôn rất hoan nghênh những đóng góp xây dựng của bạn. Ở đây hiện nay chúng ta không có nhiều thành viên có kinh nghiệm am hiểu về lịch sử nên những vấn đề đang thảo luận không thể hoàn thành nhanh chóng được, cộng với việc tôi không thường xuyên online (do bận việc cuộc sống) và càng không thể bỏ ra nhiều thời gian để tập trung vào vấn đề. Bài viết đến đó đối với tôi đã tạm ổn rồi nên chẳng việc gì phải gấp gáp cả. Mong sao có người cùng cộng tác viết bài. Tôi rất mong chờ những đóng góp tích cực hơn từ bạn. Thân. —Trongnhan (Thảo luận) 13:40, ngày 7 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tên Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng

Vậy mà có cái gì liên quan tới BDang ?

  • không liên quan tới Bạch Đằng
  • ko có chứng cứ gì liên quan tới kháng Nguyên cả.

>Sao cứ cố tình mập mờ ? đặt, gán ghép với Bạch Đằng ?

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 17:10, ngày 7 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xoviet nghetinh123 Từ đâu mà bạn khẳng định "không liên quan tới Bạch Đằng""ko có chứng cứ gì liên quan tới kháng Nguyên cả" ? Và bạn đang nói đến bãi cọc nào? Năm 938, 981 hay 1288? Nếu 1288 chống quân Nguyên thì nguồn nào nói rằng "không có chứng cứ gì liên quan tới kháng Nguyên" ? (Mời dẫn ra, xin nguồn chính thống) Nếu có thì tôi sẽ sửa lại bài theo nguồn. Còn về tên bài tôi tạm đổi thành Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam. Ý kiến của bạn thế nào về tên này? Hoặc bạn có thể đề xuất một cái tên khác. Chào bạn! —Trongnhan (Thảo luận) 17:45, ngày 7 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Vâng, nếu có trách nhiệm, phải sửa của Title đó thành cái gì khác chứ không phải là:Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng.

Nó có nằm trên s. BD đâu mà bảo là Bãi cọc trên s BD.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 00:39, ngày 8 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xoviet nghetinh123  Y Đã đổi tên bài. Bạn vẫn chưa giải thích quan điểm mà trước đó bạn đã nêu ra cũng như không có ý kiến (chấp thuận hay phản đối) gì về tên bài tôi đưa ra ở trên. Vì vậy, tôi đã đổi tên như đã nói, và bạn vui lòng không tiếp tục bàn cãi về tên bài nữa. Cảm ơn. —Trongnhan (Thảo luận) 04:11, ngày 8 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Vâng, tôi đánh giá cao việc đổi tên của bạn :))

Ít nhất trong wiki cũng có những người có thể thương lượng được. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 06:32, ngày 8 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bãi cọc ở đâu sửa

Tôi thấy Tuanminh viêt là do quân giặc đi nhiều hướng, nên ô cha ta không biêt đi đường nào nên đóng cọc lung tung cả lên. Tôi thấy buồn cười :))

Tôi không phải dân quân sự, siếc gì cả; nhưng như tôi thấy, Ví dụ Chu Du chuẩn bị trận Xích Bích thì ông ta đã chuân bị từ nhiều năm, đoan được cả vị trí đóng quân của giặc rồi. Hay Lê Lợi trong sử viết là biết trước chỗ giặc đóng quân,...người siêu việt là họ biết được hết.

Làm gì có chuyện mấy người như Ngô Q, T Quốc Tuấn,...cho đóng cọc khắp nơi,...như thế khác gì hạ thấp họ.

Quá nhiều bãi cọc,...là vấn đề đấy.

Cỡ như Trần Q tuấn, cho dân quân đóng cọc khắp nơi thì ai coi ra gì, chính xác là những vĩ nhân trên đã đoán được hướng đi trước khi trận chiến xảy ra, và chuẩn bị từ lâu cả rồi.

2001:EE0:5204:EF90:C95D:F7C5:7CC1:F0CF (thảo luận) 12:07, ngày 26 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Câu hỏi về kỹ thuật đóng cọc sửa

Câu hỏi bên lề: Tôi thắc mắc về kỹ thuật mà người xưa đã dùng để đóng cọc xuống lòng sông. Hiện chưa tìm thấy tài liệu nào nêu rõ kỹ thuật này. Bạn nào biết nguồn nào có nêu rõ, vui lòng chỉ giúp. Cảm ơn.  Võ-tòng  03:17, ngày 20 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Lacessori: Thực tế là các tổ chức khoa học Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu sâu sắc về các bãi cọc này nên chưa có tài liệu. Tôi cũng thấy có nhiều mâu thuẫn giữa các thông tin lịch sử của các bãi cọc này và nhiều điều cần làm sáng tỏ. Trongnhan (thảo luận) 18:47, ngày 4 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam”.