Thảo luận:Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi WeLoveEarth09 trong đề tài Tổng hợp lại dòng lịch sử đội bóng
Dự án Bóng đá
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bóng đá, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bóng đá. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “CLB Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn”. Trang tin điện tử Báo Bóng Đá. 20/01/2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Hồ sơ Đội Bóng: TP Hồ Chí Minh”. vleague.vn. 25 tháng 6 năm 2009.

Theo hướng nào? sửa

Có 2 cách trình bày bài:

  • Trình bày theo nguyên tắc phiên hiệu đội bóng xuyên suốt (Long An, Gia Lai...). Hình thức này bất kể đơn vị quản lý nào cũng mang tính kế thừa.
  • Trình bày theo nguyên tắc chủ quản xuyên suốt (ACB, Sài Gòn Xuân Thành). Hình thức này thì dù đội bóng có đổi tên bao nhiêu lần đều gộp vào 1 bài.

Trong trường hợp này thì chủ quản xuyên suốt trong bài là Cảng Sài Gòn đã bị xóa bỏ phiên hiệu (tương tự như Thể Công) nên được tách thành bài riêng. Đơn vị chủ quản cũng không xuyên suốt được nên tôi chọn cách trình bày theo phiên hiệu xuyên suốt. Cách trình bày này dễ nêu được việc TMN - CSG tiếp nhận phiên hiệu cũng như logo, biểu tượng vui theo kiểu bình mới (CLB Thành phố Hồ Chí Minh) nhưng rượu cũ (TMN.CSG) cũng như cách ghi nhận phản ứng của cổ động viên ở cả 2 bài. Thái Nhi (thảo luận) 15:54, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Khi đổi tên từ TMN. CSG sang TPHCM đó là cách thành phố Hồ Chí Minh muốn lấy lại đội bóng từ Thép Cảng rồi chuyển giao cho đơn vị khác. Nhưng điều đó đã không được thực hiện vì nhiều nguyên nhân. Đội bóng hiện tại vẫn cùng dàn cầu thủ, cùng bộ khung, cùng công ty quản lý so với đội Thép Cảng cũ (chỉ có tên là thay đổi) nên không thể coi là hai đội bóng khác nhau. Đội TP HCM hiện tại là đội bóng kế thừa của CSG cũ (và tất cả mọi phương tiện báo trí đều công nhận điều này). Dung005 (thảo luận) 17:15, ngày 3 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ở đây cũng bao gồm cả việc bằng việc đổi tên, CLB TPHCM mới cũng là đội bóng kế thừa tên hiệu CLB TPHCM cũ không gián đoạn (giống như việc sáp nhập 2 đội bóng trong đó một bên góp bằng tên hiệu và một bên góp bằng cơ sở vật chất). Chính vì vậy, tôi mới chọn cách trình bày từng thành phần tách biệt theo cả 2 cách nêu trên. Bài 1 gồm đội CSG riêng biệt, Bài 2 là CLB TPHCM cùng với sự chuyển giao tên hiệu. Khi trỏ đổi hướng cũng rất dễ dàng vì không có sự khác biệt nhiều. Nếu để như cách trình bày hiện nay, ta phải có ít nhất 4 bài để dễ theo dõi là bài CSG, CLB TPHCM cũ, CLB TPHCM mới, CLB TPHCM định hướng; đồng thời khi đổi hướng cũng cần phải nắm rõ các bài chính với số lượng nhiều gấp đôi. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với đội Thanh Hóa khi cần ít nhất 3 bài để trình bày trogn khi nếu sắp xếp lại chỉ cần 1 bài là đủ.
Những quy tắc trình bày trên là bộ khung xuyên suốt khi dùng để trình bày về các đội bóng, giúp người đọc dễ theo dõi và hình dung tổng quát cũng như sự đối chiếu, so sánh, và sự liên quan chồng chéo phức tạp giữa các đội bóng. Vì vậy, khi trình bày tôi ưu tiên dùng cách trình bày thứ nhất. Trong trường hợp không dùng được cách thứ nhất tôi mới chuyển qua dùng cách thứ 2. Thái Nhi (thảo luận) 06:11, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Nhưng thực tế là không hề có sự sáp nhập giữa CLB TPHCM cũ và mới. Đội bóng TPHCM cũ do Phạm Huỳnh Tam Lang làm huấn luyện viên đơn giản bị giải thể. Toàn bộ thành phần đội TPCHM mới là thành viên của Thép Cảng, chủ sở hữu vẫn là Thép Cảng, vẫn chưa có sự đổi chủ sở hữu, giữa hai CLB TPHCM cũ và mới không hề có sự liên quan nào ngoài cái logo dùng trong hai năm (bây h đội TP HCM cũng đã đổi logo). Họ chỉ đem tên gọi của đội bóng bị giải thể chuyển sang cho mình như việc cầm đèn chạy trước ô_tô cho một vụ sáp nhập không thành. Ví dụ tương tự là Sài Gòn FC (đổi tên từ Sài Gòn Xuân Thành sang Sài Gòn khi bán cho VFM trong vòng 1 tháng, nhưng vụ mua bán không thành, đội bóng trở lại về bầu thụy, nó vẫn mang tên Sài Gòn FC nhưng không ai bảo nó là một đội bóng không kế thừa từ Sài Gòn Xuân Thành cả, cùng con người ấy, cùng chủ sở hữu, chỉ là tên gọi và logo nay đã khác) Dung005 (thảo luận) 10:07, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cần xác định lại sửa

Nên xác định lại câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại đang thi đấu tại giải hạng Nhất và câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh có tiền thân là Cảng Sài Gòn. Đây là hai câu lạc bộ khác nhau và theo như tình hình hiện tại thì đang được hiểu là hai câu lạc bộ này đang là một. MrTranCFCVN (thảo luận) 10:42, ngày 28 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi thấy nguồn tin từ báo chí thời điểm 2009 thì rõ ràng rằng 2 CLB này là một, Cảng SG chỉ đổi tên thành CLB TPHCM, đáng nói là có chi tiết rằng BLĐ phải mua 2 tỷ cho tên gọi CLB TPHCM này. Tôi cũng đưa ra ý kiến hợp nhất 2 bài viết này.--Gió Đông (thảo luận) 09:51, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu thế thì nên hợp nhất bài CLB TP HCM (tiền thân là Cảng Sài Gòn) với bài CLB Cảng Sài Gòn, và tạo một mục từ mới ở trang định hướng Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn (định hướng) cho CLB thi đấu ở giải hạng Nhất (nếu cần) để phân biệt. Buiquangtu (thảo luận) 03:08, ngày 22 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Như ở thảo luận phía trên, thành viên Dung005 đã đề cập, có lẽ CLB ở giải hạng Nhất là "Đội bóng TPHCM cũ do Phạm Huỳnh Tam Lang làm huấn luyện viên" (đã giải thể). Nếu đúng thế thì tạo một mục từ ở trang định hướng cho clb này, cùng với năm thành lập-năm giải thể, các huấn luận viên trưởng, hoặc thậm chí tạo một trang riêng (ví dụ CLB TP HCM (giải thể năm abcxyz) hoặc (thành lập năm abcxyz)) để phân biệt với CLB TP HCM (tiền thân là CSG).Buiquangtu (thảo luận) 03:23, ngày 22 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Violetbonmua, câu lạc bộ thành phố Hồ Chí Minh khác với clb Cảng Sài Gòn, clb Cảng Sài Gòn đã có bài viết WIkipedia riêng. Tôi đang xóa đi các thông tin không liên quan đến clb TPHCM hiện nay, và đưa các thông tin thực sự liên quan vào, bài cũng dài quá mức cần thiết.StorKnows (thảo luận) 08:11, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi đã xem qua. Đúng là đầy mâu thuẫn. Nếu là 2 CLB khác nhau thì nên tách biệt. Nhưng theo nội dung ở bài Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn thì 2 CLB này là một, vậy sao lại có tới 2 bài? Mời các bàn nào rành về mấy CLB này cho ý kiến. ~ Violet (talk) ~ 08:22, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thực chất hai câu lạc bộ này là một. Cảng Sài Gòn vừa thành lập năm 1975, từng tham gia vào tận đấu với TCĐS năm 1976, đến thế kỉ 21 thì suy sụp vì tài chính được ông chủ khác mua lại và đỏi thành CLB TP.HCM. Lấy ví dụ, công ty X do ông A thành lập năm 2005, đến năm 2010 ông A bán lại cho ông B, ông B đổi tên công ty X thành công ty Y. Đó là bản chất của 2 CLB này, nói nôm na "tuy hai mà một" (giống trường hợp Sài Gòn VNCH-Tp.HCM CHXHCNVN)  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 03:39, ngày 20 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nếu bạn có kiến thức mảng này có thể giúp biên tập hợp nhất 2 bài lại thành 1 không? ~ Violet (talk) ~ 03:25, ngày 22 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Có một câu lạc bộ thành phố Hồ Chí Minh từng ở hạng Nhất, không còn tồn tại. Để phân biệt nên có bài viết riêng về CLB này. Còn nếu đúng CLB này có tiền thân là CLB Cảng Sài Gòn thì nên xóa bài CSG đi và hợp nhất nội dung vào đây. Thời kỳ cuối thập niên 2000 đầu 2010 là thời kỳ nhùng nhằng của bóng đá VN, các CLB mua đi bán lại, đổi tên rất hỗn loạn. Vì vậy cần cẩn thận khi xác định rõ ràng nguồn gốc các CLB. Én bạc (thảo luận) 14:31, ngày 24 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là để 1 bài Cảng Sài Gòn riêng, 1 bài TP HCM riêng, bài về TP HCM chỉ viết gọn lịch sử, không nên nhập chung 2 bài này với nhau.  A l p h a m a   Talk  00:39, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đã viết lại lịch sử, tập trung vào CLB TP. Hồ Chí Minh, có 3 CLB có thể viết thành 3 bài:

  1. Tổng Nha Thương Cảng
  2. Cảng Sài Gòn
  3. CLB TP. Hồ Chí Minh

Mời các bạn cho ý kiến thêm.  A l p h a m a   Talk  23:37, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mời 2 IP thảo luận sửa

IP 103 thêm nội dung thì cần có nguồn chứng minh, không thể viết theo cảm nhận cá nhân. Tạm khóa 24h để các bạn có thời gian chuẩn bị nội dung và tránh lùi sửa bút chiến.  A l p h a m a  Talk 10:21, ngày 15 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Viết phải trung lập và có nguồn. Thông tin IP thêm vào vừa thiếu nguồn vừa không trung lập thì ai chấp nhận được? Caruri (thảo luận) 11:26, ngày 15 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tổng hợp lại dòng lịch sử đội bóng sửa

Với vai trò là một người hâm mộ của CLB bóng đá TPHCM, tôi muốn đóng góp và xây dựng chi tiết dòng lịch sử CLB, một điều mà tôi thấy rất lộn xộn khoảng thời gian qua.

Thứ nhất, tôi ngỏ ý muốn hợp nhất hai trang CLB Cảng Sài Gòn và CLB TPHCM thành làm một, bởi vì cũng đã có nhiều đã có nhiều dẫn chứng rất cụ thể về việc hai đội bóng này đều là một. Tôi cũng đã để đường dẫn báo chí ở mục "Chú thích" trang CLB TPHCM. Và việc gộp lại dòng lịch sử của hai đội cũng có nét tương đồng với đội bóng Manchester United với tiền thân là Newton Heath (đều là do thay tên đổi chủ)

Thứ hai, các bạn nào có thông tin về CLB Tổng Nha Thương Cảng thì hỗ trợ đóng góp để có thể giúp tôi ghi nhận lại lịch sử đội bóng rõ ràng nhất, vì hiện nay tôi chỉ có thể xác nhận ngày thành lập đội bóng là ngày 1 tháng 11 năm 1975 (Cảng Sài Gòn) nhưng ở một số thông tin thì đội còn có tiền thân là Tổng Nha Thương Cảng, ngày thành lập cụ thể không có.

Hi vọng mọi người sẽ xem xét về chủ đề này, đây cũng là một trong những đóng góp rất lớn để tôi có thể chia sẻ lịch sử và quảng bá đội bóng với tất cả mọi người.

Chân thành cảm ơn! – WeLoveEarth09 (thảo luận) 17:25, ngày 27 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh”.