Thảo luận:Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Trần Nguyễn Minh Huy trong đề tài Lý do xóa bài này không hợp lý

Untitled sửa

Một công ty quản lý quỹ thật ra không cần nhiều người vì tất cả các công việc như luật sư, lưu ký, quản trị quỹ đều được thuê ngoài(outsource). Cái quan trọng cho một công ty quản lý quỹ là đội ngũ quản lý, phân tích đầu tư. Ví dụ, tập đoàn Templeton ở các thị trường mới nổi, hiện quản lý khoảng USD40 tỷ cho thị trường mới nổi nhưng chỉ cần khoảng 25 chuyên viên đầu tư. Công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư Việt Nam hiện có 7 chuyên viên đầu tư và quản lý trên USD 100 triệu.

Mnguyen2 (thảo luận) 08:16, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng thế đánh giá chất lượng của một công ty dựa trên hiệu quả của nó chứ không phải là số người làm việc tại đó.Tnt1984 (thảo luận) 08:23, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vậy quỹ đầu tư này có điểm nào thỏa mãn Wikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty) Dung005 (thảo luận) 13:55, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Từ từ không nên nôn nóng làm gì cứ để xem văn phong cái đã, sau đó nếu vẫn chưa biết công ty này thỏa mãn chỗ nào thì vẫn còn biểu quyết để hỏi ý kiến mọi người mà, vì đâu ai biết tất cả đâu nào.Tnt1984 (thảo luận) 14:09, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Biểu quyết chỉ những cái nghi ngờ chấp chới, còn những cái rõ ràng không nổi bật thì không cần biểu quyết. Dung005 (thảo luận) 14:21, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bên enwiki cũng có bài này, tạo cách đây 1 năm --عبقور*=talk-butions 14:30, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bên enwiki còn có nhiều bài độ nổi bật rõ ràng hơn (ví dụ en:Phương Mai, en:Phương Liên, en:Bảo Thắng) từng bị xóa ở WPTV vì không đủ độ nổi bật nếu suy luận theo cách này. Bài nổi bật phải chứng minh có đủ nguồn sơ cấp và thứ cấp uy tín viết và giới thiệu trực tiếp về công ty, chứ không phải dạng ông A giám đốc công ty X phát biểu một câu thế này và không phải dạng thông cáo báo chí. Nên nhớ theo độ nổi bật hiện tại ngay cả công ty niêm yết tại NYSE hay Nasdaq cũng nghiễm nhiên đủ đổ nổi bật ở Wikipedia. Dung005 (thảo luận) 14:40, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Theo tôi thấy thì công ty này hoạt động giống như ngân hàng với các quỹ đầu tư, nhưng thay thì nhận tiền gửi từ mọi người trong nước thì công ty này thu hút từ nước ngoài vào nên không cần nhiều nhân sự chỉ cần những ai giỏi về giao tiếp, phân tích và thuyết phục ngồi suốt ngày bên máy tính hay điện thoại để thực hiện các giao dịch là được. Chưa biết các quỹ này hoạt động hiệu quả ra sao nhưng có thể tạm mang so sánh với các ngân hàng lập quỹ trên wiki, còn lại cứ để xem ai giỏi về kinh tế sẽ cho biết ý kiến khi có biểu quyết nếu cần (chắc vậy).Tnt1984 (thảo luận) 15:06, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Những giải thích dưới đây chỉ để các bạn tham khảo và có thêm thông tin. Nó không mang tính quảng cáo cho công ty:

  • Về việc số lượng nhân viên: Như đã thảo luận trước đây, đây là ngành cần những chuyên viên cao cấp và chuyên nghiệp về quản lý quỹ chứ không cần số lượng nhân viên. Ngành này mang tính economy of scale rất cao. Một đội chuyên viên quản lý 10 triệu USD hay 100 triệu USD thì cũng không có gì khác nhau về mặt nhân sự bởi vì số lượng công việc nghiên cứu và phân tích hoàn toàn như nhau, chỉ khác nhau là sẽ đầu tư số lượng tiền lớn hơn vào một dự án đầu tư (thay vì mua 1% của dự án thì mua 10% của dự án đấy).

Ví dụ minh họa là tập đoàn en:Franklin Templeton Investments, họ hiện có tổng cộng khoảng 8000 nhân viên (trong đó, khoảng 300 chuyên viên đầu tư) và quản lý khoảng 600 tỷ USD (AUM). Vậy nếu tính ra 1 chuyen viên đầu tư trung bình quản lý 2 tỷ USD/chuyên viên, và khoảng 75 triệu USD/nhân viên.

  • Về độ nổi bật:
  • Có rất nhiều bài viết, bài báo (internet & trên báo giấy, tạp chí) về nhân viên và cty này có thể tham khảo tại đây Corporate News hoặc google research.
  • Đây là một ngành rất mới và cao cấp tại Việt Nam. Các công ty quản lý quỹ mà huy động được vốn từ nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là do người nước ngoài thành lập và quản lý. Đây là một công ty quản lý quỹ nước ngoài do người Việt Nam thành lập, nếu không nói là đầu tiên và duy nhất đến thời điểm hiện nay, có thể huy động được quỹ mở đại chúng ở nước ngoài, đặc biệt là quỹ mở (thậm chí ở Việt Nam hiện nay chưa có luật để mở quỹ mở cho thấy ngành này mới như thế nào).
  • Nếu nói thêm về uy tín của công ty để đạt độ nổi bật thì có thể kể thêm đến sự tham gia của các tập đoàn lớn (en:Dubai Investment Group - Tập đoàn đầu tư lớn nhất của Dubai, en:UOB-Kay Hian - tập đoàn chứng khoán lớn nhất của Singapore,v..v) vào VAM. Để được giao tiền (hàng chục triệu USD) cho tiếp quản và quản lý đầu tư thì hầu như số công ty Việt Nam có thể làm được chỉ một vài công ty, kể cả các công ty lớn ở Việt Nam. Uy tín, tín nhiệm, khả năng của các chuyên viên của công ty phải là rất lớn vì quản lý tiền mang tính rủi ro cao.
  • Để minh họa thêm về độ nổi bật bằng việc tham khảo thêm về chất lượng nhân viên và đội ngũ quản lý của VAM: Ở Việt Nam, số người VN có chứng chỉ en:Chartered Financial Analyst (CFA) là khoảng 10 người năm 2009. Số người Việt Nam có CFA ở VAM là 2 người (và một trong số họ là người đầu tiên có CFA ở Việt Nam). Thậm chí các công ty đầu tư, tài chính và ngân hàng lớn như Vietcombank, Prudential, HSBC...cũng chỉ có 1 hoac 0 người CFA.
  • Tôi cũng không hoàn toàn đồng ý với việc xem các công ty niêm yết đại chúng (publicly traded companies) là đủ điều kiện nổi bật vì thị trường chứng khoán VN có quá nhiều công ty với quy mô nhỏ. VAM hiện nay quản lý USD 100 trieu (khoảng 1,900 ty VND). Nếu xem vốn điều lệ của 500 công ty đại chúng trên thị trường thì chỉ có khoảng 25 công ty có vốn vượt 2,000 ty VND)
  • Về Hiệu quả: có thể xem bài này [1][2]

Mnguyen2 (thảo luận) 06:15, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lý do xóa bài này không hợp lý sửa

Một lý dó rất trẻ con. Tôi không đồng ý xóa bài này.

Bạn không đồng ý thì đó là chuyện của bạn. Wiki không thể chỉ vì bạn không đồng ý mà không xóa bài này (nếu nó đáng xóa) --عبقور*=talk-butions 08:15, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ở Việt Nam có bao nhiêu Công ty Quản lý Quỹ?

Quay lại trang “Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam”.