Thảo luận:Công ty cổ phần

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi ThiênĐế98 trong đề tài Hợp nhất

Thiếu tên đề mục sửa

Trong bài có câu vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Theo ý tôi thì một công ty cổ phần có thể có ít nhất là hai loại cổ phiếu, cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi (preferred shares) mà mệnh giá không bắt buộc phải giống nhau. Do đó viết rằng các phần bằng nhau e chưa được đúng lắm. Ngoài ra còn có cổ phiếu vàng nữa, xem en:Golden Share, có thể có mệnh giá bằng các cổ phiếu khác nhưng khác nhau về quyền bỏ phiếu và như vậy là giá trị của chúng cũng khác nhau. Phan Ba 11:22, ngày 21 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ở đây, Phan Ba nhầm khái niệm cổ phần = en:Share (finance) và cổ phiếu = en:Stock rồi. Cổ phần là một đơn vị tính toán tiền vốn, do vậy giá trị danh định (nominal value) của nó là một hằng số nào đó (tùy từng công ty quy định). Chẳng hạn công ty A có vốn điều lệ là 1 triệu đô la Mỹ, chia thành 100.000 cổ phần thì giá trị một cổ phần là 10 đô la Mỹ. Còn cổ phiếu là một dạng chứng thư chứng nhận quyền sở hữu một hay nhiều cổ phần, nên mệnh giá của nó = giá trị danh định của nó = giá trị danh định của 1 cổ phần x số lượng cổ phần mà nó thể hiện. Theo giá trị thì thông thường các công ty chỉ phát hành một số loại cổ phiếu nhất dịnh, ví dụ ở đây là các loại 10 USD, 100 USD, 1.000 USD v.v. Như vậy khi ai đó góp phần vốn có giá trị danh định bằng 150 USD (có thể là góp vốn ban đầu hay mua bán trên thị trường chứng khoán, tất nhiên giá thị trường của nó có thể là một con số khác với giá trị danh định) thì người này có thể nhận 1 cổ phiếu loại 100 USD + 5 cổ phiếu loại 10 USD hay 15 cổ phiếu loại 10 USD. Tóm lại, giá trị ghi trên các loại cổ phiếu của công ty A có thể khác nhau, nhưng giá trị bằng tiền của một cổ phần của công ty này thì luôn bằng nhau. Còn phân loại theo kiểu cổ phiếu thì có một số loại như cổ phiếu thông thường, cổ phiếu ưu đãi v.v. Quyền lợi/nghĩa vụ của những người sở hữu các loại cổ phiếu khác nhau là khác nhau, chẳng hạn quyền bỏ phiếu tại Đại hội cổ đông, quyền ưu tiên nhận phần tiền vốn còn lại nếu công ty phá sản, quyền nhận cổ tức theo một tỷ lệ suất cố định nào đó (đối với cổ phiếu ưu đãi) v.v. Vương Ngân Hà 12:28, ngày 21 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi nhầm, cám ơn Vương Ngân Hà đã giải thích. Phan Ba 13:10, ngày 21 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mình hoàn toàn đồng ý với Vương Ngân Hà, ở đây Phan Ba đã nhầm lẫn giữa cổ phần và cổ phiếu, trên thực tế, ý nghĩa của cổ phần đó là: nó là phần góp vốn tối thiểu của cổ đông vào công ty, cổ đông có thể sở hữu một cổ phần hoặc bội số của một cổ phần, chẳng hạn như trong ví dụ mà bạn Vương Ngân Hà đưa ra, khi đó mỗi cổ phần có giá trị là 10 đô la Mỹ thì cũng có nghĩa là phần góp vốn của một cổ đông vào công ty phải là bội số của 10 đô la, tức là 10 đô la hoặc là 20 đô la, 30 đô la, 40 đô la, 50 đô la,.v.v.... Rất cảm ơn 2 bạn đã thảo luận đóng góp. Thân Cong minh

Bài này cần sớm phát triển hơn nữa, kẻo 90% nội dung của bài giống trong Luật Doanh nghiệp. Mà sao chỉ tham khảo mỗi Luật Doanh nghiệp của Việt Nam thôi vậy? Nhân tiện, bên en.wikipedia có bài en:public company liệu có tương ứng với bài này.--Tò Mò 13:20, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Public company là công ty đại chúng (tức có phát hành cổ phiếu ra công chúng). Avia (thảo luận) 10:22, ngày 26 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tầm nhìn hẹp sửa

Tôi đã treo tiêu bản "Tầm nhìn hẹp" vì bài nay chỉ nói về công ty cổ phần Việt Nam. Mekong Bluesman (thảo luận) 02:21, ngày 2 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cùng quan điểm với bác MB, cháu xin tách phần nội dung dưới ra khỏi bài viết --Hoàng Linh (thảo luận) 00:26, ngày 16 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quyền của cổ đông phổ thông

1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
d) Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;
đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty;
h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);
b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;
c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
đ) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
b) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;
c) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.
4. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy định để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;
b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

Hợp nhất sửa

Công ty cổ phần là một công ty, một nhóm người hoặc một tổ chức được ủy quyền hoạt động như một thực thể duy nhất (hợp pháp là một người) và được công nhận bởi pháp luật. Các thực thể hợp nhất sớm được thành lập theo điều lệ (tức là bằng một đạo luật đặc biệt được cấp bởi một vị vua hoặc được thông qua bởi một quốc hội hoặc cơ quan lập pháp). Hầu hết các khu vực pháp lý hiện nay cho phép thành lập các công ty cổ phần mới thông qua đăng ký. Các công ty cổ phần có trách nhiệm hữu hạn đối với các nhà đầu tư của họ, điều này có thể dẫn đến các khoản lỗ được đưa ra ngoài từ các nhà đầu tư đến chính phủ hoặc công chúng nói chung.[1]

Bạn Phamnhatkhanh xem xét đưa đoạn này vào bài một cách hài hòa nhé!-- ✠ Tân-Vương  09:49, ngày 21 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời
  1. ^ “Limited Liability and the Known Unknown”. Social Science Research Network. 2018.
Quay lại trang “Công ty cổ phần”.