Thảo luận:Cù Lao Dung

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Mrfly911 trong đề tài Nguồn gốc tên gọi Cù Lao Dung
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Untitled sửa

Cù Lao Dung trước đây thuộc huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang. Đến năm 1992 tỉnh Sóc Trăng được tái lập, rồi năm 2005 Cù Lao Dung được lập thành một huyện mới. Cùng với việc thành lập huyện mới, một con đường nhựa hơn 30 km được mở nối liền dọc theo bề dài của Cù Lao Dung, tỏa ra hai bên là những đường ximăng, tuy nhiên Cù lao Dung vẫn còn bị chia cắt vì những cù lao nhỏ do các con lạch tạo thành chưa có đủ cầu. Cù Lao Dung có sản phẩm nông nghiệp chủ yếu lá mía, và năng suất mía ở đây có lẽ cao nhất nước. Những năm vừa qua một số nông dân và cả chính quyền địa phương vì muốn có thu nhập cao hơn đã chuyển đổi cơ cấu sản suất để chạy theo ngành nuôi tôm sú, một ngành rất nhiều nguy cơ mà hậu quả của nó làm cho Ngân Hàng Nông Nghiệp phải nhăn mặt như khỉ ăn bần nhai phải kiến vàng! Cuối Cù Lao Dung giáp biển là một con đê dài 13 Km ngăn giữa các vuông tôm bên trong và rừng phòng hộ bên ngoài chủ yếu là cây bần lẩn một số ít cây mấm. Chổ dầy nhất của rừng bần này là 1,3km ở về phía nam (An Thạnh Nam). Bên ngoài rừng phòng hộ là bãi bồi kéo dài hơn 10 km, phía nam bãi giáp dòng nước Trần Đề là cát, phía bắc giáp dòng nước Định An là nhiều bùn. Bãi cát này có rất nhiều nghiêu, hiện nay là chỗ khai thác nghiêu giống (nghiêu cám)để bán cho các hợp tác xã nuôi nghiêu ở các tỉnh khác vì tại đây không nuôi được nghiêu vì chế độ thủy văn đặc biệt của cửa sông này: Một năm chỉ có 5 tháng nước mặn còn lại là nước ngọt, độ mặn bằng 0 đo ở 20km ngoài khơi, lúc bấy giờ nghiêu nhỏ chết hết chỉ còn lại những con cực to vùi xuống cát chờ tới lúc độ mặn tăng lên thì sinh sản. Trong rừng bần có một đàn dơi quạ rất đông, một bầy khỉ sót lại từ xa xưa chưa tuyệt chủng và một số ít chồn cáo cộc và rái cá lông bóng, tất cả động vật trên đang được bảo vệ. Trong rừng bần có nhiều cua biển nhỏ bắt làm giống nuôi,rất nhiều ba khía và cá thòi lòi.203.162.3.155 (thảo luận) 08:53, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nguồn gốc tên gọi Cù Lao Dung sửa

Trong tiếng Khmer, Cù Lao Dung được gọi là កោះទុង /Kaôh Tŭng /. Trong đó, កោះ /Koh hoặc Kaoh/: cù lao, đảo, ទុង /Tung/: con chim bồ nông. Như vậy កោះទុង nghĩa là cù lao bồ nông. Người Việt dịch chữ cù lao và giữ nguyên âm chữ Tung/Dung để thành Cù Lao Dung. Tuy nhiên, do cách gọi này chủ yếu xuất hiện trên cách website có nội dung chống Việt Nam nên tôi không đưa vào bài viết chính. Mrfly911 (thảo luận) 14:15, ngày 11 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Cù Lao Dung”.