Thảo luận:Chăm Pa

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Noname2307 trong đề tài Bạn có thể thêm nội dung này

Untitled sửa

Người Chàm luôn được đánh giá là giỏi về hàng hải, điều mà người Việt không giỏi.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Chế Bồng Nga chết là do chỉ điểm chỉ tàu của Chế Bồng Nga cho tướng nhà Trần là Trần Khát Chân, do vậy hỏa pháo thần công được lệnh tập trung bắn vào tàu của Chế Bồng Nga. Một lát sau, những tiếng khóc lan rộng toàn đội tàu của Chế Bồng Nga, lúc đó Trần Khát Trân mới biết chắc là đó là tàu của Chế Bồng Nga và Chế Bồng Nga đã chết. Sprinx 05:08, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Trần Khát Chân, không phải Trân. Avia (thảo luận) 06:54, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chú thích ảnh sửa

Ảnh chú thích của bài này được chụp tại phường Phú Hài trên đường đi Mũi Né ( còn chừng 15km nữa ). Do đó Lê Thy đã điều chỉnh lại cho chính xác Lê Thy 07:34, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Khai Phong và Hàng Châu sửa

Năm 960, vua Chăm là Jaya Indravaman I đã cử sứ thần sang nhà Tống lúc này đóng đô ở Kaifeng tức Hàng Châu vào khoảng năm 960

Tôi bỏ đoạn "tức Hàng Châu....". Vì theo bài Nhà Tống, năm 960 nhà Tống đóng đô ở Khai Phong (phía bắc), đến khi bị Mông Cổ lấy mất phía bắc (năm 1127-) thì mới về Hàng Châu (phía Nam). Nghĩa là không thể "Kaifeng tức Hàng Châu" được. Tmct (thảo luận) 09:45, ngày 28 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chọn lọc sửa

Nhờ mọi người kiểm tra bài này. Đây là một bài viết công phu, có thể làm ứng cử viên FA.Genghiskhan (thảo luận) 09:35, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đứt quãng sửa

Tôi thấy Tiêu bản:Lịch sử Chăm Pa, Lâm Ấp kết thúc 605 và Hoàn Vương Quốc thành lập 757 và kết thúc 859, rồi Chiêm Thành hình thành 877. Các khoảng trống giữa 605 và 757, 859 và 877 nghĩa là gì, đáng lẽ tất cả các vương quốc tồn tại nối tiếp nhau? NapoleonQuang (thảo luận) 06:28, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi không phải là người dựng lên tiêu bản trên. Nhưng tôi là người đã bổ sung nhiều chú thích cho bài này nên xin được chia sẻ những thông tin mà tôi tìm kiếm được. Trước tiên lịch sử vương quốc Chăm Pa là lịch sử được các học giả nghiên cứu và phục dựng lại. Để làm được điều này thì những tài liệu để nghiên cứu là rất quan trọng. Đáng tiếc là tài liệu thường không đầy đủ dẫn đến những cách giải thích khác nhau mà trong bài này, trên tinh thần Bách khoa, chỉ những thông tin được nhiều học giả tán đồng và được các Bách khoa thư đề cập mới được đưa vào. Với những khoảng trống của các cứ liệu lịch sử để lại như bạn nhận xét, nên cho đến nay vẫn còn những quan điểm chưa nhất quán với nhau giữa các học giả. Các học giả Việt Nam (trong nước) thường nghiêng về giả thiết Chăm Pa phát triển liên tục từ Lâm Ấp tức từ năm 192. Trong bài này, theo tinh thần Bách khoa, lịch sử Chăm Pa chỉ được trình bày từ thế kỷ thứ 7, trước đó có trình bày lịch sử Lâm Ấp những cũng nêu ngay ở phần mở đầu là mối quan hệ lịch sử giữa hai vương quốc còn chưa rõ ràng. Nói là chưa rõ ràng có nghĩa là có những học giả đặt dấu hỏi cho quan điểm Lâm Ấp phát triển thành Chăm Pa. Như Vikery (có trong phần liên kết ngoài của bài) quan niệm Lâm Ấp lúc đó là thuộc quốc của Phù Nam chứa không có liên hệ gì với Chăm Pa. Còn về Hoàn vương quốc, có học giả (các tác giả Việt Nam trong nước) quan niệm đây là vương quốc trung gian giữa Lâm Ấp và Chiêm Thành; cũng có người xếp luôn đây vào vương triều đầu tiên của Chăm Pa. Trong bài này theo tinh thần Bách khoa chỉ đề cập đến thông tin là sử Trung quốc gọi đất nước ở thời kỳ đó là Hoàn vương trong khi theo tài liệu Chăm và Khmer đã gọi là là Chăm Pa (tức Chiêm Thành) rồi mà không trình bày giả thuyết nào cả. Trong khi có học giả như Maspero thực sự xếp Hoàn vương là Chăm Pa giống như cách trình bày truyền thống của sử gia Việt nam thì có học giả khác không đồng tình như Vikery mà quan niệm lúc đó Hoàn vương chỉ là tiểu quốc phía bắc của nước Chăm Pa sau này và là nước bị ảnh hưởng Hán hóa trong khi lúc đó đã có quốc gia Ấn hóa ở phía Nam rồi (Panduranga mà sách Cương Mục soạn thời nhà Nguyễn sau này trong Lời chua cũng nói như vậy là đất Phan Lung vốn là một quốc gia nằm ở ngoài cõi Nhật Nam). Sơ lược những thông tin mà mình có được trong quá trình tìm kiếm để bổ sung chú thích cho một bài viết từ trước (và với những thông tin mới mình đã bổ sung khá nhiều nhưng đều có chú thích rõ ràng và lựa chọn theo tinh thần Bách khoa như đã kiến giải ở trên). Mong rằng những thông tin sơ sài này có thể giúp giải thích phần nào vấn đề bạn đặt ra. Freelance (thảo luận) 09:44, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nghệ thuật sửa

Những người Chăm Pa hình như chỉ biết điêu khắc chứ không biết hội họa? Tôi chưa bao giờ thấy tranh của người Chăm Pa cả.--Paris (thảo luận) 15:45, ngày 6 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chào bạn. Từ những thông tin mà tôi có thì tôi cũng đồng ý với bạn là chúng ta chưa hề thấy còn một bức tranh nào của người Chăm cả. Nhưng như bạn biết đây là một quốc gia không còn tồn tại mà tranh ảnh là những thứ dễ mất nhất. Ngay cả tài liệu viết bằng tiếng Chăm cổ ngày nay còn được nghiên cứu chỉ là các văn bia và chữ viết trên bề mặt các công trình chứ cũng không còn thấy một quyển sách nào cả. Nhưng như thế chưa đủ để kết luận là chủ nhân của vương quốc này không hề viết sách hay chưa hề vẽ tranh bao giờ. Khó khăn của việc phục dựng lịch sử là thế đấy. Bài viết này đang được tôi đề cử làm bài chọn lọc. Lý do là bài viết mang tính khách quan (thực sự khoa học, thông tin lấy từ dữ kiện chứ không phải xuất phát từ các tiên đề) về chủ đề này trên Wiki tiếng Việt không nhiều. Mong bạn cho ý kiến! Freelance (thảo luận) 04:45, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC) (Xin lỗi vì vẫn thảo luận với bạn ở trang này dù đã thấy thông báo của bạn! :)) Freelance (thảo luận) 04:45, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cám ơn Freelance đã trả lời vào trang thảo luận của tôi! Vậy người Chăm hiện nay thì sao? Tác phẩm có thể không còn, nhưng văn hóa phải giữ được chứ. Tôi thấy điêu khắc của họ rất đẹp nhưng lại hoàn toàn thiếu hội họa.--Paris (thảo luận) 12:41, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chào Paris. Bài này viết về Champa với tư cách là một cựu quốc gia. Là cựu quốc gia thì tất cả mọi mặt của quốc gia này đều đã đi vào lịch sử nên cũng không thể trình bày như một quốc gia hiện tại được. Người Chăm trình bày trong bài cũng là người Chăm (và cả một số tộc người thiểu số khác gốc Môn Khmer và Nam Đảo) là chủ nhân ông của quốc gia này. Bài viết không có ý định trình bày về người Chăm hiện nay nhưng có link đến bài người Chăm do người khác viết (viết về người Chăm). Có nhiều vấn đề về văn hóa Chăm hiện tại, họ là người theo Hồi giáo, hoặc là dòng Sunni chính tông (người Chăm Islam ở Châu Đốc), hoặc là có kết hợp giữa Shi'a và tôn giáo bản địa như Chăm Bani, hoặc là tôn giáo bản địa bị ảnh hượng nặng của Hồi giáo Shi'a như tục Bacham. Có nghĩa là họ đều theo đạo Hồi hoặc Bani, Bacham (mà nhiều nhà nghiên cứu không rành về Ấn giáo gọi đó là Bà la môn) như họ gọi nhưng thực chất vẫn là Hồi giáo. Quá trình ảnh hưởng của Hồi giáo là một phần trong lịch sử Chăm có được đề cập trọng bài. Và vì vậy những việc như ca hát, tranh tượng đều rất hạn chế trong văn hóa của họ. (Bạn có thể hỏi về văn hóa Hồi giáo trong các bài viết về đạo Hồi, tôi cũng như bạn không am hiểu sâu về Hồi giáo). Chưa đề cập đến việc vẽ tranh như bạn nói, ngay cả nghệ thuật đất nung mà ta chứng kiến qua các tháp Chăm bằng gạch còn tồn tại đến ngày nay thì nếu bạn đến miền Trung thì đó lại đang do người Việt kế thừa. Cả nghệ thuật chạm khắc đá cũng thế. (Các nhà nghiên cứu dân tộc học cho rằng người Việt ở miền Trung kế thừa truyền thống lịch sử của người Việt nhưng thực chất về di truyền thì kế thừa nhiều của người Chăm, có trong các bài viết của Nguyễn Văn Huy có ở link trong bài). Mà nghệ thuật đất nung hay chạm khắc đá ta còn thấy rất rõ qua các di tích để lại của người Chăm mặc dù người Chăm hiện nay không còn kế thừa di sản đó. Qua các hoa văn điêu khắc (có trong các hình minh họa trong bài viết, vũ công ở bệ tượng Mỹ Sơn chẳng hạn) thì ta cũng có thể thấy nghệ thuật ca múa hát của người Chăm rất phát triển mặc dù hiện nay không còn thấy nhiều ở người Chăm hiện tại (chỉ còn duy trì ở điệu múa Kate của người Chăm Bình Thuận còn người Chăm Islam thì tuyệt đối không). Ảnh hưởng của âm nhạc ca múa Chăm còn để lại trên chính văn hóa Việt nên có thể kết luận rằng họ đã phát triển cao ở thời kỳ đó mặc dù người Chăm hiện nay không). Có nhà biên đạo múa sau khi nghiên cứu các hoa văn phù điêu ở Mỹ Sơn đã sáng tác ra điệu múa Chăm (có trên YouTube) và ở trên đó đã có người đặt vấn đề ngay là người Chăm theo Hồi giáo làm gì có múa như vậy. Nói vậy là hoàn toàn đúng vì đó là điệu múa do nhà biên đạo kia sáng tác ra dựa trên các phù điêu vũ công Chăm. Nhưng dù là sáng tác nó rõ ràng cũng cho ta hình ảnh về một nền nghệ thuật Chăm đã từng rực rỡ nhưng đã bị phai mờ. Freelance (thảo luận) 02:03, ngày 8 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Vì tôi thấy trong danh mục tham khảo có cuốn nghệ thuật Chăm, chắc bạn có thể dùng để viết về phần đó. Hiện nay có tiêu bản {{Cựu quốc gia}}, ví dụ bài Cộng hòa Hawaii, bạn thử xem có thể dùng cho bài này được không? Thêm nữa bài trình bày giống bên tiếng Anh, chưa hẳn tốt, đã có ý kiến chê ở trang biểu quyết. Bạn có thể lên Commons tìm hình để bổ xung thêm. Mặc dù mới chỉ đọc một phần, nhưng tôi thấy bài rất tốt. Hy vọng bạn biết thêm cả bài Mỹ Sơn.--Paris (thảo luận) 03:05, ngày 8 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hi Paris! Tôi đã viết lại bài này theo hương là cựu quốc gia. Chủ yếu là bố trị lại bố cục, hình ảnh và viết lại lời văn theo ngữ cảnh mới. Toàn bộ thông tin vẫn như trước. Còn về cuốn nghệ thuật Chăm mà bạn nói đó là tài liệu tham khảo chưa được dùng làm trích dẫn trong bài. Nhưng cuốn đó cũng không có nhiều thông tin hơn là các cuốn khác được trích dẫn mà trong bài có đề cập như phong cách Mỹ Sơn E1, phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Đồng dương. Bài này sau khi bố trí lại đã không còn giống bên bài tiếng Anh. Ngay cả ban đầu bài này cũng vốn không giống bên bài tiếng Anh vì được đối chiếu lại nhiều so với sử Việt. Nếu bạn đọc kỹ sẽ nhận ra sự khác biệt đó. Các phần mà mình không tìm được dẫn chứng bên bài tiếng Anh đều bị bỏ đi ngay từ bài viết ban đầu. Cảm ơn bạn. bàn luận không ký tên vừa rồi là của Freelance (thảo luận • đóng góp)

Sửa chú thích sửa

Vừa rồi, thành viên ở IP 58.187.185.141 (thảo luậnđóng gópWHOISRDNSRBLscấmnhật trình cấm) đã sửa tất cả các chú thích từ "Mộc bản Chính Hòa" sang "Toàn thư, bản NXB KHXH", tôi cảm thấy không tin tưởng nên đã lùi lại tất cả sửa đổi của thành viên này. Nhờ những người quan tâm theo dõi xem điều đó là đúng hay sai (khác). Tân (trả lời) 09:17, ngày 11 tháng 5 năm 2008 (UTC) Trả lời

Đoạn đầu sửa

Đoạn đầu bài có mấy chữ "chủ nhân ông vương quốc Chăm Pa xưa" mà tôi không hiểu.--Bình Giang (thảo luận) 13:58, ngày 11 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi cũng không hiểu và đã xóa chữ "ông" đi, nếu ai thấy xóa là sai thì xin giải thích và hồi lại. Tmct (thảo luận) 21:45, ngày 11 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quân Nguyên sửa

Tôi xóa đi 1 câu liên quan đến Đại Việt do không gắn kết với nội dung Chăm Pa:

Sau một loạt các cố gắng không thành, quân Nguyên đành rút lui khỏi Đại Việt và chịu thất bại thảm hại trên đường về trong trận Bạch Đằng.

Trận này là lần 3,1287-1288, không liên quan đến đợt 1283 đánh vào Chăm. Câu "Sau vài cố gắng không thành công (đối với Đại Việt).." không ăn nhập với câu "Năm 1280, Hốt Tất Liệt quay sang thôn tính Chăm Pa và Đại Việt" vì "cố gắng" đầu tiên đã xảy ra từ năm 1257. Tôi cũng bỏ câu này. Tmct (thảo luận) 21:14, ngày 11 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Kinh thành Đồ Bàn sửa

Ở trong bài này không thấy nói đến kinh thành Đồ Bàn. Có lẽ trong bài là một cái tên khác? Nếu nó được nhắc đến với cái tên khác thì xin ghi chú cho mọi người biết. Tôi từng nghe bài hát Hận Đồ Bàn và có đọc một số sách củ xuất bản trước năm 75 nên tôi thấy cái tên Đồ Bàn gần như thường hay nhắc đến mỗi khi nói về Chiêm Thành hay Chăm Pa. Theo tôi, nếu bài viết Chăm Pa mà không có nhắc đến Đồ Bàn hay ghi chú về Đồ Bàn thì thật là thiếu sót.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 10:08, ngày 1 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đồ Bàn=Chà Bàn
Đồ Bàn, Chà Bàn là tên người Việt gọi, còn tên chính thức của nó là Vijaya, trong bảng liệt kê các kinh đô của Chăm Pa đã có. Đông Sơn (thảo luận)

Chiến dịch của Lê Thánh Tông sửa

Trong bài có ghi năm 1470 Lê Thánh Tông lại tấn công Chăm Pa. Tôi vừa xem lại mộc bản Chính Hòa, Bản Kỷ, quyển XII (tức trang 464) có ghi tháng 8 năm 1470, Trà Toàn dẫn 10 vạn quân úp châu Hóa. Lê Thánh Tông nhân dịp đó mới cầm quân đánh Chiêm, tháng 11 năm 1470 Lê Thánh Tông xuống chiếu xuất quân, 18 tháng 12 quân nhà Lê bắt đầu vào Chiêm Thành. Mùng 1 tháng 3 năm 1471 quân Lê hạ thành Chà Bàn, bắt sống hơn 3 vạn người, chém hơn 4 vạn thủ cấp (trang 469) - số liệu có chênh lệch với Lê Thành Khôi, có lẽ cần phải xem lại xem ghi con số nào. RBD (thảo luận) 03:24, ngày 5 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Rõ ràng là phải theo Lê Thành Khôi rồi. Lý do xin thưa là như sau. Quyển Chính Hòa là quyển sách sử được khắc in vào năm Chính Hòa, được biên tập bởi Lê Hy và các tác giả khác cùng thời làm trong Sử Quán bằng cách viết lại các sách sử trước đó (để rõ hơn xin mời đọc phần mở đầu bản in tiếng Việt của G.S. Phan Huy Lê). Rõ ràng đó không được xem là một công trình nghiên cứu lịch sử của bộ môn khoa học lịch sử. Nhưng quyển Chính Hòa được xem là đối tượng để khoa học lịch sử nghiên cứu. Còn công trình của Lê Thành Khôi là một công trình nghiên cứu đã được xuất bản nghiên cứu về lịch sử và đưa ra các con số theo lý giải khoa học của nhà nghiên cứu. Công trình này sau đó được trích dẫn lại bởi nhiều các công trình nghiên cứu lịch sử khác. Nên theo tiêu chí của Wiki, đó là nguồn tham khảo đáng tin cậy. Xin có vài lời giải thích theo cách hiểu của một người quan niệm khoa học nghiên cứu lịch sử là một khoa học. thảo luận chưa ký tên này là của 118.71.140.149 (thảo luận • đóng góp)
Bạn có thể giải thích rõ hơn không (xin lỗi là tôi không phải chuyên ngành sử học)? Vì theo tôi hiểu thì "sách sử" là văn bản ghi lại lịch sử chính thức của thời kỳ đó, bản Chính Hòa có từ trước, vậy lại không đáng tin cậy bằng một quyển sách xuất bản sau đó nhiều thế kỷ như tác phẩm của Lê Thành Khôi? Và nếu đúng là bản Chính Hòa không chính xác như quyển sách của Lê Thành Khôi thì tác giả Lê Thành Khôi đã lấy số liệu cho tác phẩm của mình như thế nào (ngoài các sử liệu có dạng "sách sử" tương tự bản Chính Hòa)? Cảm ơn bạn. RBD (thảo luận) 13:55, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thủ đô sửa

Tôi mới bổ sung tên thủ đô lấy từ trong bài viết ra. Chỉ có điều còn chưa rõ là tương ứng với giai đoạn Mỹ Sơn E1 liệu có phải thủ đô Chăm vẫn là Simhapura tức Trà Kiệu hay không ? nên để dấu hỏi và tương ứng với thời kỳ hưng thịnh của Kauthara thì thủ đô Chăm lúc ấy ở đâu ? liệu có phải là Nha Trang hay thành phố Hùng Tráng không? Xin các bạn am hiểu giải thích hay là ta chỉ để Đồng Dương và Chà Bàn thôi! 118.71.167.139 (thảo luận) 04:26, ngày 21 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Giai đoạn nghệ thuật Mỹ Sơn E1 tương ứng trong hai thế kỷ 7 và 8. Thời điểm chuyển tiếp từ Lâm Ấp sang Hoàn Vương, nửa đầu thế kỷ 8 kinh đô Simhapura vẫn ở Trà Kiệu (Duy Xuyên), từ nữa cuối thế kỷ 8 (năm 757) kinh đô chuyển về nơi gần Phan Rang với tên gọi mới Virapura. Đông Sơn (thảo luận) 05:18, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thời kỳ hưng thịnh ở Kauthara (là thánh địa tôn giáo) tương ứng với vương triều Hoàn Vương do thủ lĩnh của bộ tộc Cau tên ngôi ở Phan Rang, kinh đô có tên gọi là Virapura (đô thị hùng tráng). Hiện nay khảo cổ học chưa xác định được thành Virapura nằm ở vị trí nào gần Phan Rang. Đông Sơn (thảo luận) 05:05, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bản đồ sửa

Liệu bạn nào vẽ bản đồ Chăm Pa có nên cân nhắc vẽ thêm cả Bình Trị Thiên vào Chăm Pa không? Theo bài viết thì vào TK 7 vương quốc Chăm bao gồm cả Quảng Bình Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay nữa. 118.71.167.139 (thảo luận) 04:29, ngày 21 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã thay hình phù hợp. Đông Sơn (thảo luận) 09:10, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thể loại sửa

Tiêu bản cựu quốc gia đang tự động xếp bài vô Thể loại: Former country articles requiring maintenance, ai biết cách khắc phục giùm. Historypro (thảo luận) 05:08, ngày 21 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu Former country articles requiring maintenance có nghĩa là gì nhỉ? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 08:03, ngày 21 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã dịch thành "Bài viết về cựu quốc gia có thông số hộp thông tin cần sửa". Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 08:29, ngày 21 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Former country articles requiring maintenance, Theo cách dịch của tôi thì đó lại là "Các bài viết về cựu quốc gia cần được duy trì"; tôi dịch như vậy vì cho rằng có những bài viết mà Wiki còn thiếu so với các Bách khoa thư khác nên WikiProject xếp các bài viết đó vào những bài cần phải viết và khi được viết rồi thì cần được duy trì. 118.71.166.162 (thảo luận) 09:21, ngày 21 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mục cờ trong hộp Infobox sửa

Một bạn IP vô danh giống tôi đã dựng nên hộp này trong đó mũi tên chỉ về trước đi về phía Lâm Ấp còn mũi tên về sau đi về phía Việt nam. Theo ngầm định của scripts có hai cái ô cho hai lá cờ của hai nước để trống trông rất xấu. Tôi bèn thêm là cờ của Việt nam vào phía Việt nam còn về Lâm Ấp khi đó thủ đô họ tự gọi là thành phố Sư tử nên tôi chọn hình Sư tử TK 10 ở chính Trà Kiệu luôn thế chỗ lá cờ đó. Còn phần đáng ra là cờ của Champa thì tôi để hinh vị thần Siva ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt nam vì hầu như trong suốt lịch sử Champa trừ triều đại Phật giáo Đồng Dương ra thì đều thờ vị thần này. Mong các bạn không phản đối. 118.71.164.106 (thảo luận) 11:48, ngày 27 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

1832 đã có cờ đỏ sao vàng chưa nhỉ? (hai lá cờ gần nhất được ghi nhận hình dáng là Đại Nam Kỳ và Long Tinh Kỳ nhưng cũng gần vài chục năm sau đó, không rõ vào 1832 trông nó như thế nào), nếu không có cờ tôi nghĩ không cần, chỉ nên tên là đủ. Historypro (thảo luận) 11:52, ngày 27 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chào các bạn mình là một sinh viên của trường sư phạm Huế,cứ gọi mình là PINKY.Hôm nay mình có một câu hỏi muốn nhờ các bạn cùng thảo luận và giúp mình tìm ra câu trả lời.Đó là câu hỏi:Chứng minh lịch sử và văn hóa Chăm Pa là lịch sử và văn hóa Việt Nam.Bạn nào có ý kiến thì trả lời giúp mình nha!Cám ơn các bạn nha!

Muốn chứng minh điều này, việc đầu tiên bạn phải hiểu lịch sửvăn hóa là như thế nào đã, định nghĩa này ở Wiki chưa được cụ thể với dân tộc/vùng/quốc gia. Đông Sơn (thảo luận) 06:32, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Về ba bà vợ của vua Po Rome sửa

cho mình hỏi nếu nói như vậy thì Ngọc Vạn đã là vợ thứ 3 của vua Chăm Po Rome vậy 2 người vợ kia Người Chăm miêu tả " giống da sậm " chắc có lẽ là ngừoi Campuchia chăng nói như vậy thì Chúa Sãi còn gả ngọc Vạn vị vua kia làm gì hay là để chiếm đất Chiêm Thành chứ đâu phải là mở rộng đất đaiMinhtuan1600 (thảo luận) 04:28, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bà vợ thứ nhất của vua Po Rome là một công chúa người Chăm (con của vị vua trước, Po Rome là con rể thêm ngôi), bà vợ thứ 2 là con một vị tộc trưởng người Rhade ở Tây Nguyên, vợ thứ 3 là Ngọc Khoa con chúa Nguyễn. Những mối hôn nhân nhằm đảm bảo liên minh về ngoại giao và chính trị. Việc mất vùng Khánh Hòa chắc là có liên quan đến hôn nhân Ngọc Khoa - Po Rome, sau khi Po Rome chết 2 năm, con trai lên ngôi thì Chăm Pa bị người Việt tiến chiếm vùng Khánh Hòa...nói chung sự kiên này là rất nhạy cảm trong mối quan hệ Đại Việt - Chăm Pa, còn hơn cả sự kiện Huyền Trân - Chế Mân. Đông Sơn (thảo luận) 05:01, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hệ thống lại sửa

Tôi đang tiến hành hệ thống lại toàn bài. Đông Sơn (thảo luận) 04:58, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã xong. Đông Sơn (thảo luận) 18:56, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn có thể thêm nội dung này sửa

Sự thật về Champa: Vương quốc không dành riêng cho người ChămChampa không phải là một quốc gia của riêng người Chăm. Tiếc thay, những nhầm lẫn đó lại được một số các học giả, khi nghiên cứu về vương quốc Champa, tiếp thu và từ đó trình bày trong những công trình nghiên cứu của mình...Champa là quốc gia đã từng tồn tại trong lịch sử từ 192 đến năm 1832, có lãnh thổ chạy dài từ Quảng Bình (ở phía Bắc) cho đến Biên Hòa (ở phía Nam) thuộc khu vựciền Trung Việt Nam ngày nay. Cho đến cuối thế kỷ thứ XX, sự hiện diện của vương quốc này ở khu vực Tây Nguyên (Cao Nguyên Trung phần) vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học. Điều này cũng dẫn đến sự ngộ nhận của nhiều nhà nghiên cứu về thành phần các sắc dân cùng cấu tạo nên vương quốc Champa. Bởi vì, một khi phủ nhận Tây Nguyên như một phần của vương quốc này, thì họ cũng đã phủ nhận các dân tộc ở Tây Nguyên là một thực thể của vương quốc đó.

Những nhận định ở trên xuất phát từ các nhà nghiên cứu đầu tiên về vương quốc Champa và người Chăm. Trong những năm 1885-1890, trong các tác phẩm của mình, E. Aymonier liên tục sử dụng các thuật ngữ như “Les Cham” hoặc “Cham” để chỉ cho người Chăm và chỉ luôn cho thần dân của vương quốc Champa, dùng danh từ “Nagar Cham” (xứ sở của người Chăm) để chỉ cho vương quốc Champa.... Cụ thể, khi nghiên cứu về biên niên sử Panduranga-Champa, E. Aymonier cho rằng đây chỉ là một cảu chuyện hoang đường và mang tính thần thoại, trong biên niên sử này có các thuật ngữ như "Nagar Cham", mà E. Aymonier cho là vương quốc Chăm, và các ông vua trong biên niên sử (tiếng Chăm ghi là Patao Chăm) cũng là vua của vương quốc Champa trong nghĩa rộng của nó[1]. Vì thế mà sau này có những hiểu nhầm cho rằng, Po Klaong Girai (vua của tiểu quốc Panduranga) trong biên niên sử trên là Chế Mân (vua của vương quốc Champa) hay Po Binnasuar (trong biên niên sử) với Chê Bồng Nga… – Noname2307 (thảo luận) 15:00, ngày 5 tháng 2 năm 2022 (UTC)Noname2307 (thảo luận) 15:01, ngày 5 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Chăm Pa”.