Thảo luận:Chủ nghĩa cộng sản

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi 14.171.32.95 trong đề tài Tại sao viết hoa
Dự án Triết học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Triết học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Triết học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Các Mác - Một tình yêu bao la”. Talawas. 24 tháng 1 năm 2006.

Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

Cuộc thảo luận đầu tiên sửa

Tôi đọc phần đóng góp mới nhất của người từ IP 210.245.55.56 ba lần rồi nhưng vẫn không thấy chổ nào là phê bình chủ nghĩa cộng sản cả. Hình như là một đoạn triết học về con-người, tôi thấy không có liên quan đến mục từ "Chủ nghĩa cộng sản" lắm. Xin các bạn đọc lại xem. Phan Ba 19:06, 24 tháng 7 2005 (UTC)

TÔI vẫn hằng tin mà không cần phải chứng minh nhiều rằng:Bản chất con người là tổng của:Phần"con"-tức tính chất thực thể hữu cơ thuần túy sinh vật +phần ngừời-tức tính chất tâm hồn,tình cảm ý thức có tính chất cá nhân và xã hội

Về phần"con",Người bị chi phối bởi các quy luật sinh vật học như di truyền(thuyết Menden),phản xạ có điều kiện(thuyết Pavlop);dục tính,vô thức,tiềm thức(thuyết Freud) sự trao đổi chất hữu cơ và vô cơ(theo các quy luật hóa lý)...

Về phần người-Người được chi phối bởi môi trương xã hội,địa lý,gia đình,nhà trường,nền văn hóa kinh tế trong đó nó sống,các mối quan hệ tổng hòa mà nó có liên hệ...Tóm lại là các mặt ý thức và tồn tại xã hội có tính hỗ tương với một cá nhân Người.

Vai trò chủ thể của bản chất người là ở chỗ khi nó đã có ý thức thì nó có khả năng tự định hướng cho nó.Mức độ tự dịnh hướng tốt đến đâu là hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và sự trưởng thành nhân cách của của từng cá nhân.Ví dụ trẻ em thì định hướng kém hơn người lớn.Ngừời giỏi và thông minh,hiểu biết nhiều định hướng tốt hơn người kém trí tuệ...

Muốn xây dựng một bản chất người ngày càng tốt đẹp thì phải chú trọng bồi đắp toàn diện từ thể chất dến trí tuệ,tình cảm tâm hồn.Phải giúp phần"con" được phát triển hài hòa trong phần người-với hai phương diện là cá nhân và xã hội.Phải ngày càng nâng phần người lên về phía trí tuệ ánh sáng và văn hóa khoa học;về phía tự do(hợp lệ)dân chủ,bác ái và công bằng,về phía phát triển giầu mạnh(lương thiện-hợp pháp) cả vật chất cùng tinh thần

--210.245.56.130 16:40, 8 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi thấy phần mở đầu của bài này còn sơ sài chưa tới được bản chất của CNCS mà nếu xem các tiêu đề định viết thì lại thấy sẽ quá phức tạp. Quả thật bạn nào muốn viết theo chủ đề các tiêu đề đã liệt kê với chất lượng tốt thì sẽ là quá khó. Tôi đã có ý định thử viết lại bài này nhưng hiện tại chưa tập trung đủ được ý mà chủ đề này chắc sẽ tốn rất nhiều công sức quả thật đây là chủ đề khó.

Giọng điệu của LG gây cho người đọc cảm giác khó chịu. Xin hãy bàn luận trên quan điểm khách quan, đừng nói với một thái độ chê bai hay miệt thị. Mọi vấn đề đều có cái đúng và sai của nó. Và quan điểm được cho là đúng hay sai lại tùy thuộc vào thời điểm đánh giá. Quan trọng là ta nhận ra được đúng lúc để thực hiện, để khắc phục với ước vọng mong sao cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Xin hãy bàn luận với ngữ điệu xây dựng chân thành

Có ai chê bai miệt thị gì đâu chỉ có điều bạn không quen nghe điều mà bạn không thích nghe, cứ có gì phê phán là cho là có ác ý. Tôi cho rằng tôi đang chân thành và xây dựng để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp đấy chứ. Với lại người đọc thì một mình bạn có đại diện được hết không? LG 09:06, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đóng góp từ địa chỉ 58.187.37.234 [NPOV (1)] sửa

Tôi thấy những phần vừa thêm vào từ địa chỉ 58.187.37.234 còn nhiều chỗ viết khá chủ quan, lấy ví dụ Chủ nghĩa Xã hội (Chủ nghĩa Cộng sản) do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ. là ý hết sức chủ quan, nói vậy tức là hiện nay ở các nước phát triển không còn đảng cộng sản, đảng xã hội cũng như những người đi theo chủ nghĩa cộng sản? Ngoài ra, tốt nhất bạn từ địa chỉ 58.187.37.234 nên đăng ký tài khoản và đăng nhập để tiện đóng góp và thảo luận. Nguyễn Thanh Quang 11:17, ngày 05 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đây là bài viết của tôi LG nhiều lúc tôi đã đăng nhập nhưng bị out lúc nào không biết. Còn về vấn đề ban Nguyễn Thanh Quang nêu thì tôi xin có ý kiến như sau:

Trước hết tôi phải cảm ơn bạn Nguyễn Thanh Quang lời nhắc nhở của bạn làm tôi phải thật lưu tâm đến vấn đề phát ngôn nhất là trong các vấn đề nhạy cảm nhiều tranh luận như vấn đề này. Nhưng tôi cho rằng viết như vậy không chủ quan hoặc không quá sai và các bạn có thể hiệu chỉnh cơ mà. Bản thân tôi vẫn cho rằng như vậy không sai vì

  • Tất nhiên còn nhiều Đảng Cộng sản chứ còn nhiều đảng viên cộng sản chứ ví dụ Việt Nam chứ đâu, nhưng phải chăng cứ có Đảng Cộng sản cầm quyền là CNXH (Việc mang tên CS hay không đâu có nói lên bản chất xã hội) đây là lịch sử để lại các chế độ đó đã cố gắng thay đổi để thích nghi những Đặc trưng mấu chốt các luận điểm cơ bản của CNXH người ta đã kịp thời thay thế. Để giữ ổn định chính trị và lòng dân và các yếu tố hợp lý khác họ vẫn tuyên truyền và giữ hình thức XHCN nhưng đó không còn chất ban đầu nữa. Vậy tại sao không nói được như vậy?
  • Tất nhiên vẫn có người thậm chí nhiều người vẫn tin như cũ có nhiệt thành như cũ nhưng hoàn toàn có thể nói rằng chủ nghĩa đó đã bị xã hội loại bỏ khi các lực lượng CNXH chủ lực đã từ bỏ chiến tuyến. người dân các nước có còn trông vào CNXH như tương lai của mình nữa không? Tất nhiên các lý luận gia của CNXH sẽ nói là đây là giai đoạn thoái trào và CNXH tất thắng nhưng nói thế là võ đoán và nếu quả thực sau này có một XHCN nào thắng lợi thì đó lại là CNXH khác của thời đại khác, chứ còn CNXH mà chúng ta vẫn hiểu thực tế đã thất bại.
  • Khi nói nó bị xã hội loài người loại bỏ là nói đến xu hướng chung cái áp đảo trên thế giới chứ điều đó không có nghĩa rằng không còn ai tin tưởng CNXH hay không còn mầm mống già của CNXH.
  • Bài viết chưa hoàn thành nên khi đọc một phần có thể thấy thế này nhưng nếu đọc cả bài lại khác. Do đó các bạn có thể kiên nhẫn một chút và các bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa cho đỡ sốc hơn

User:LG

Tôi nghĩ bạn nên tham khảo các bài viết về chủ nghĩa cộng sản bằng các thứ tiếng khác trên Wikipedia (en:Communism, etc.)để thống nhất cấu trúc bài cũng như nội dung, cố gắng tránh đưa ra các ý cá nhân, chủ quan hoặc những thông tin không có bằng chứng hoặc không thể kiểm chứng được. Một bài viết chưa tốt thì sẽ mất công người khác sửa đổi, hoặc không khách quan sẽ gây ra nhiều tranh luận mất thời gian. Nguyễn Thanh Quang 12:07, ngày 05 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Đây là chúng ta viết trên vi.wikipedia tất nhiên có thể tham khảo các bài khác như en:Communism và tôi cũng có tham khảo nó chứ không phải không nhưng theo tôi nghĩ việc tham khảo để thống nhất cấu trúc bài cũng như nội dung bài như bạn nói là rất không nên, mỗi nước có cách hiểu và trọng tâm chú ý khác nhau nên ở nước nào thì định hướng theo độc giả nước đó. Tôi thấy ngay như cách bạn copy về cái bảng các chủ đề giống hệt bên tiếng Anh là không nên, để làm gì? Điều đó tạo cho người ta cảm giác chúng ta đưa đẩy dịch lại của bài kia. Nhưng đó chỉ là vấn đề hình thức là mâu thuẫn quá nhỏ giữa chúng ta. Còn điều tôi muốn tranh luận với bạn là chúng ta có cách hiểu quá xa nhau về cách viết, về thế nào là khách quan. Theo tôi nghĩ: khách quan không phải là không có lập trường, không khen, không chê, không bình luận- thế thì đó là bài viết chết là cái biên niên sử khô khan sẽ không có ai muốn đọc. Một bài viết tốt phải phản ánh được quan điểm của người viết phải có "cái tôi" ở trong đó (ngay cách không bình luận chỉ đưa thông tin không cũng chưa phải là trung lập khách quan vì đưa thông tin nào không đưa cái gì là hoàn toàn có lập trường) còn khách quan và trung lập phải là ở chỗ: vị trí quan sát của người viết không nên đứng ở lập trường bên nào mà đứng giữa, mô tả khen chê không có ác tâm đúng mức độ với thái độ không thiên vị. Bạn cho rằng những điều tôi viết không có bằng chứng, không kiểm chứng được ư? Ý nào là không kiểm chứng được? là CNCS đã mất sức hút và bị xã hội từ chối ư. Cái này thì đã quá rõ ràng phải chứng minh nữa sao? Là ý CNCS đã biến đổi từ phương tiện thành Mục đích tự thân bắt xã hội phải hy sinh và từ mô hình nhân đạo chuyển sang một hình thái nảy sinh các bất công còn ghê gớm hơn cả CNTB ư? Bạn thử nhìn lại lịch sử (Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn...) xem có đúng không? Hay là để mang tiếng khách quan trung lập chúng ta không được nói đến các thực tế đó, hay là chúng ta chỉ được nói những gì mà người khác đã nói? Thế thì ý nghĩa từ điển mở là ở chỗ nào?. Nếu bạn muốn tranh luận thì cứ nêu cụ thể cái gì bạn không nhất trí tôi sẵn sàng tranh luận với bạn đến cùng. Còn nếu bạn không có thì giờ để tranh luận và thấy không cần tranh luận thì có sao đâu.User:LG

Cám ơn trả lời của bạn.
  • Trước tiên, đề nghị bạn đăng nhập mỗi khi thảo luận hoặc viết bài để tránh nhầm lẫn với các địa chỉ vô danh.
  • Thứ hai, đồng ý sự tự lập hơn là sao chép nhưng thử hỏi số lượng cũng như chất lượng các thành viên trên Wikipedia tiếng Việt ra sao so với các cộng đồng khác để có thể đưa ra nhưng bài viết có tư chất bách khoa của người Việt Nam, để các cộng đồng Wikipedia khác có thể tham khảo, nếu được thế thì tốt quá. Theo tôi gạn lọc những cái hay của người khác hay standing on the shoulders of giants là điều nên làm. Thay vì mày mò from scratch thì tại sao không sử dụng những tài nguyên sẵn có, thực ra cũng do nhiều người đóng góp. Các bài viết trên các thứ tiếng phổ biến như tiếng Anh, Đức, Pháp, v.v. được nhiều người đóng góp nên hiển nhiên mức độ giàu có thông tin và converge về sự khách quan, chuẩn xác phải cao. Không chỉ việc reuse những tài nguyên này mà còn kết hợp với những đóng góp thêm của chúng ta để làm phong phú thêm Wikipedia tiếng Việt và mang bản sắc của tiếng Việt là điều hay. Ngay cả các thứ tiếng phổ biến cũng dịch lại bài của Wikipedia tiếng Anh.
  • Thứ ba, việc tôi copy lại bảng cũng giống như những gì bạn viết mới, nếu không hợp lý, không hay thì sửa hoặc bỏ. Về việc copy thì bài về chủ đề này bằng tiếng Trung cũng sử dụng tiêu bản này.
  • Thứ tư, bạn nói mỗi nước có một trọng tâm: đây là bách khoa toàn thư nên có những thông tin có vẻ là thừa cũng không sao (miễn không sai), thông tin càng phong phú càng tốt cho độc giả. Còn việc hướng độc giả thì không thể nói một cách chủ quan những gì bạn tự viết ra là những gì độc giả muốn. Chính cộng động người viết và người đọc Wikipedia tiếng Việt là người hình thành nên hình thể và bản sắc của Wikipedia tiếng Việt.
  • Thứ năm, việc thống nhất cấu trúc bài là cần thiết, nhất là đối với những chủ đề nhạy cảm. Thống nhất hiểu theo nghĩa xây dựng các đề mục một cách rõ ràng, hợp lý, được cộng đồng chấp nhận và có tính ổn định. Có cấu trúc rõ ràng giống như có cái sườn nhà vững chắc để từ đó có thể xây dựng thêm về mặt nội dung.
  • Thứ sáu, tính khách quan thì bạn có thể đọc en:Wikipedia:NPOV, đây là những gì mà cộng đồng tiếng Anh đã xây dựng và thống nhất qua thời gian tương đối lâu, tôi không muốn mất thời gian tranh luận lại.
  • Thứ bảy và cũng là điểm cuối cùng về ý CNCS đã mất sức hút và bị xã hội từ chối, tôi nghĩ nếu bạn viết lại và cho xuống một phần nhỏ trong phần đánh giá hoặc thực trạng thì tốt hơn. Bạn cho ngay lên đầu bài viết là không hợp lý. Theo tôi, phần đầu bài nên nêu định nghĩa, ý nghĩa, lịch sử hình thành tư tưởng này (từ thời cổ đại, Trung cổ, thế kỷ 19 và đến nay, etc.). Sau đó nói về các trường phái, khái niệm liên quan, tác động trên thực tế, etc. etc. Phần đánh giá có thể cho xuống phần cuối: đánh giá thế nào, ở đâu, ai đánh giá, etc. Mà tôi cảm thấy các bạn đang nói về các nhà nước cộng sản là một thể chế lãnh đạo chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản như là một học thuyết.
Thân mến,
Nguyễn Thanh Quang 18:45, ngày 05 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Chủ nghĩa Xã hội (Chủ nghĩa Cộng sản) do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ

may not lcear, it may need to be rewrited, but it it big mistakes can be proof by many points in their theories and thir practices:

  • Policy said that "religious is a kind of heroin". With that idea, the comunists were done many many efort to wipe out all religions. Result: many thousand priests in many religions were in jails, and die (look at history of USSR, China, VietNam, North Korea, and even specific in Tibet)
  • Policy about all farm/groud are belonging to the government. Then they try to make many many kind of revolutions in this area. This lead to kill thousands (in not hundred thousands) -- No privatcy right in this.
  • They believe, right to talk and right to publish are a dangerous tools may lead people to against them, so they start to limits all this natural rights. Only the government's organizations has right to publish (no private newspaper)... and even people have no right to pratice public talking without their premission.

Above are only three points but there are many more points are common weaks/misktakes of the communism. Let try to compare these policies with any "tu ban" coutries! Be honest communism already proof that it has no advantage in compare to democratis system.

Thanks ((vô danh|15.235.153.95}}

I, a native English speaker, have a hard time trying to understand the writing above. Could the writer please re-write it in Vietnamese? Mekong Bluesman 03:06, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Để tôi tạm dịch từ phần viết trên cho Mekong Bluesman có thể hiểu nhé (một số chỗ là suy ra theo hiểu biết và phỏng đoán của tôi, tôi không có ý kiến bình luận gì).

Có thể là không rõ ràng, nó có thể cần (viết lại)?, nhưng là sai lầm lớn, có thể chứng minh bằng nhiều điểm trong lý thuyết và trong thực tiễn của họ:

  • Chính sách cho rằng "tôn giáo là một loại thuốc phiện". Với tư tưởng đó, những người cộng sản đã đưa ra nhiều nhiều cố gắng để xóa sạch mọi tôn giáo. Kết quả: nhiều nghìn người tu hành của nhiều tôn giáo bị bỏ tù, và chết (nhìn vào lịch sử Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, và thậm chí cụ thể là Tây Tạng)
  • Chính sách về mọi trang trại/đất đai? thuộc về nhà nước. Sau đó họ cố gắng làm nhiều nhiều loại cách mạng trong lĩnh vực này. Nó dẫn đến việc giết hàng chục nghìn (nếu? không phải hàng trăm nghìn) -- Không có quyền tư hữu? trong lĩnh vực này.
  • Họ tin rằng, quyền được phát biểu và quyền xuất bản là các công cụ nguy hiểm có thể dẫn nhân dân chống lại họ, vì thế họ bắt đầu giới han mọi quyền tự nhiên này. Chỉ có các tổ chức nhà nước có quyền xuất bản (không có báo chí tư nhân)... và thậm chí nhân dân không có quyền đưa ra công luận mà không có sự cho phép của họ.

Trên đây chỉ là 3 điểm nhưng còn nhiều điểm khác là những điểm yếu/sai lầm phổ biến của chủ nghĩa cộng sản. Hãy thử so sánh các chính sách này với bất kỳ nước? "tư bản" nào!

Hãy thành thực chủ nghĩa cộng sản đã được (chứng minh?) là nó không có ưu thế khi so sánh với hệ thống dân chủ.

Cám ơn

Vương Ngân Hà 04:40, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cám ơn Vương Ngân Hà, đọc đoạn dịch trên thì tôi thấy nó nói về Chế độ cộng sản trong lịch sử hay cùng lắm là cộng sản thực hành hơn là nói về Chủ nghĩa cộng sản thuần túy của ông Marx, ... Không biết có đúng không, vì tôi cũng không rành lắm. 193.52.24.125 04:55, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Theo tôi thì 193.52.24.125 không hẳn đúng. Câu "Tôn giáo là thuốc phiện" ở ĐHSP (Các khóa từ 1976-1986) còn được giảng dạy như là kinh điển. ngoài ra tôi còn nhớ câu "trong CNCS không có tôn giáo" và trong CNXH tôn giáo sẽ lần hồi bị tiêu diệt đều có được giảng dạy trong các hệ chính quy và cái này đã bị thử nghiệm tại Trung Quốc, Cam Bốt và một phần tại VN.
Về chính sách "Tư Liệu sản xuất là của tập thể hay toàn dân" cũng là một chủ trương có đề cập trong chủ nghĩa Mác sau đó được các "nhà tư tưởng" như Mao và Lénin đem ra ứng dụng thành các cuộc "cải cách ruộng đất" Việt Nam cũng không ngoại lệ. Rất nhiều cơ sở sản xuất tư nhân kể cả nhà của của họ đã bị tịch thu trong các đợt đánh "tư sản mại bản" ở trong Nam.
Mãi cho đến nay, người ta lại cố gắng tái lập lại việc làm chủ một số cơ sở kinh tế và quyền sang nhượng đất đai là chuyện chưa bao giờ có trước đó trong các nước theo CHXH. Như vậy không phải là đã sai lầm trong quá khứ chăng ? Tôi muốn nêu những gì là dữ liệu thực để đánh giá còn chuyện truy tìm xác minh lại những dữ kiện tôi vừa viết vào đây thì các bạn ở trong nước có thể tự tìm ra những bài giảng kinh điển cũ để kiểm nghiệm lại hai điều tôi nêu trên về tư liệu sản xuất và về tôn giáo .
Hoặc giả có thể viết thư hỏi thẳng ông Hoàng Minh Chính xem trong thời ông ta người ta có dạy những câu như vậy hay không ?
Tôi cầu cho họ những người soạn sách giáo khoa cạo sửa và bỏ những cái sai càng nhiều càng tốt nếu như nó đã được sửa sai thì nó đã bớt đi sai lầm nhưng không có nghĩa là hết sai ! (Hãy xem thêm các phát biểu của Võ văn Kiệt về sau này so với những điều mà mấy ông lãnh đạo phát biểu trong thập niên 70-90 sẽ thấy)
Còn về phần quyền tự do ngôn luận thì có thể đây chỉ là chính sách áp dụng bên ngoài chủ nghĩa CS. Tuy nhiên tôi thấy cho đến nay, quyền làm báo tư nhân vẩn không được cho áp dụng là một hạn chế về quyền tư do tư tưởng của con người. Trong khi ở các nước khác mỗi nhà có 1 computer một máy in thì việc in báo tư nhân là chuyện nhỏ .--Tôi đang lạc đề nhưng viết cho rõ .
Chừng nào người viết báo vi phạm luật thì mới cấm người ta chớ người ta chưa mở cửa tòa báo mà tại sao cấm ? Chưa kể mấy nhà báo chỉ mới hơi vạch vòi vài vụ ăn hối lộ lạm quyền nho nhỏ đã bị bắt đằn mặt (vụ Lan Anh chẳng hạn).
Dĩ nhiên cái gì cũng biến động và thay đổi tôi không biết rằng hôm nay thì các câu văn cứng ngắt đã biến đổi như thế nào trong cách sách giáo khoa dạy bộ môn chính trị! Tôi đã "phải học" những câu này ở đó mấy năm trời. Tôi không biết bạn 193.52.24.125 có học Kinh tế chính tri hoc Mác Lê và CNCS, Chủ nghĩa khoa học xã hội, Lịch sử đảng ... hay chưa ?
Khi phát biểu nên cung cấp dữ liệu để tách bạch từng sự kiện. ở đây không nên bàn luận theo kiểu phê bình mà nên kiểm nghiệm lại sự chính xác các dữ liệu của mỗi cá nhân đã cung cấp Việc trình bày các sự kiện thật trong bài viết rất quan trong. Làm sao lột bỏ hết các tư tưởng cá nhân mà chỉ đưa vào các chứng liệu thì không dể vì không phải ai cũng có khả năng hay có can đảm làm. Viết xu nịnh theo một hướng nào đó thì tôi nghĩ hơi dể đấy.

Chúc vui vẻ 70.247.39.246 13:48, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời


A two-cent advice: it is necessary to learn how to write and read English correctly before making any good comment or argument. Wikipedianly yours, Nguyễn Thanh Quang 22:02, ngày 05 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
"two-cent advice" bạn không nên tập cách mạ lỵ ở đây văn hóa Wiki không chấp nhận như vậy đâu. Nhất là anh sysop nên làm gương tránh không nên dè biểu người khác Anhh có bảo đảm được anh Viết tiếng Việt đúng 100% không? Tôi nghĩ cách hay để bàn luận là làm ơn bỏ bớt mấy cái trò dùng từ không tế nhị này đi nếu muốn mọi việc được trong sáng (Sorry! I have to state this!) :-( Làng Đậu 01:23, ngày 06 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tiếng Việt của tôi tất nhiên không đúng 100% nhưng chắc chắn là chuẩn hơn anh, anh Nhân ạ! ;) Tôi nghĩ viết chuẩn xác là một hình thức tôn trọng người khác và giúp người khác hiểu mình muốn nói gì. I suppose you are joking as always ;) And I suggest stopping our discussion here since it leads to nowhere :) Nguyễn Thanh Quang 08:57, ngày 06 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Thế à? Vậy bạn dựa vào "chuẩn ANSI" hay "chuẩn Nguyễn Thanh Quang"? Hề hề cái khó nhất của con người là dám nhận chổ sai yếu của mình chứ thói kiêu ngạo chỉ tổ làm mờ mắt thôi (cái advice này của tôi không đáng 1 xu). Chân thành xin lỗi bạn vậy.

Làng Đậu

Bạn Quang ơi bạn sai to rồi vấn đề ở đây không phải thật quan trọng là viết đúng chính tả hay sai mà là thái độ của bạn cái này làm bạn mất uy tín to đấy. Làng Đậu không nói đùa ở đây đâu. Khi gặp vấn đề người khác muốn tranh luận với mình thì hoặc bạn tranh luận thẳng vào thực chất vấn đề hoặc không, nhưng xin đừng vin vào lỗi nhỏ người ta rồi coi điều người ta nói là không có ý nghĩa gì và có thái độ như vậy. Tô Linh Giang 00:45, ngày 07 tháng 10 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
Bác đã nói thế thì tôi xin nói thêm. Về mặt tình cảm thì đúng là tôi không hay ho chút nào khi nói như vậy khiến ai đó phật lòng, cá nhân tôi mọi người cho là thế nào cũng được nhưng tôi muốn cùng mọi người xây dựng một BKTT có chất lượng, không phải là một cái chợ tạp nham. Vì thế tôi không thể không nói được bởi những lẽ sau:
  • Về cách viết, anh Nhân tham gia ở đây cũng lâu thì cũng nên làm gương viết đúng chính tả để các thành viên mới vào noi theo, không thể nói là không có thời gian để viết chuẩn.
  • Về cách lý luận, tôi cho những điều nói ra là lạc đề và thuộc kiểu nói ba xu, không đáng để tranh luận nên tôi chỉ đưa ra một lời nhắn nửa nghiêm túc nửa vui kiểu hai xu thôi ;)
Một lần nữa tôi xin lỗi vì làm các bác không vui nhưng tôi nghĩ nên thẳng thắn với nhau. Chúc tất cả vui vẻ va sáng suốt.
Nguyễn Thanh Quang 08:26, ngày 07 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Rất cảm ơn (cảm kích) Tô Linh Giang gỡ bớt nóng -- và cảm ơn ý kiến phê phán của bạn Nguyễn Thanh Quang. Tôi xin nhận phần khiếm khuyết về việc viết bài hay để lỗi chính tả Việt ngữ dù tôi đã nhắc nhiều lần là tôi không có khả năng giỏi chính tả Việt (như bạn Quang). Và lại không có nhiều thời gian để mò lại các từ điển mà sửa chính tả nhưng có lẽ bạn Quang đừng đọc những gì tôi viết (hay ít nhất chờ cho mấy anh ở đây sửa chính tả xong) thì sẽ đỡ bị chóng mặt. Ngược lại bạn sẽ không thể cấm tôi đọc bài hay viết bài ở đây. Ngoại trừ nhưng lời khuyên chân giả. :-)
Còn việc nói tôi lập luận lạc đề ba xu ... tôi vốn đã và sẽ không xin bạn xu nào đâu và việc tôi lỡ tay "phê bình" bạn ở đây cũng không có đầu đề để lạc. Nếu tôi không cho được bạn cái đáng cho thì đành vậy (không có duyên). Ngoài Quang ra, mọi người sẽ thấy lập luận của tôi bậy hay không nhưng cũng xin xem đây là một kiểu lỗi mà tự tôi không nên để xãy ra. Thành thật xin lỗi với mọi người về sự phiền hà phải làm mất đi cái đáng lẽ không có ở đây.
Tôi không cảm thấy bạn Quang có lỗi gì cả và cũng không buồn; ngày trước tôi không thấy được mình nên gặp nhiều mất mát. Thật ra, có những thứ mà đôi khi vì mình không thấu đáo tận tường nên mình sẽ đưa các đánh giá không phù hợp (đó không phải là lỗi) Tôi thí dụ: Có 1 người nào đó cứ thấy họ đi khập khiểng rồi có lúc lại thấy người đó chạy nhanh ... Các giả định hay các tư tưởng nảy ra trong đầu mình thì có thể là dúng hay không với hiện tưọng thực tại và mình sẽ có thể phán thế này hay thế nọ:
  • Đó là anh em sinh đôi cùng trứng một bi tại nạn què và một lại không
  • Nguời đó phải đóng kịch (tình cờ trước mặt bạn) vì đang cần 1 điều gì đó mà buộc phải giả què.
  • người đó bị bệnh 2 tâm lí (dual personality -- một loại bệnh đặc biệt làm cho 1 người có hai cá tính độc lập nhau)
  • ?? (Phần màu xám này nằm ngoài các giả định mà tôi thấy được nhưng vẩn có thể xảy ra -- chẳng hạn như việc bản thân mình bị bệnh hoa mắt)
Đây xem như là thứ triết lí rởm, ai cũng nom biết này, mà lãi nhãi nhưng nó là kinh nghiệm đã giúp tôi tìm ra một vài điều mới mẻ trong lúc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới mà trước khi học nó tôi không hề thấy.

Thấy cũng được, không thấy cũng đưọc. Chổ đứng, trình độ, kinh nghiệm, và sự hiểu đã ở trong các nền tảng khác nhau nên dẫn đến sự đánh giá khác nhau. Bạn muốn giữ cách nghĩ/viết đó của bạn thì tôi cũng không chết mà bạn cũng vẩn vậy, chợ cũng vẩn đông! Tôi không biết rõ về bạn nên nếu bạn có gọi mấy câu tôi viết đó là advice/comment thì bạn không phải lo vì nó khó lòng đúng cho bạn.

Xin phép ngưng tuyệt đối các bàn thảo về chuyện này dể dành thì giờ hiếm hoi mà tôi có được để viết bài hay hơn. Chúc bạn may mắn.

Vấn đề trung lập, khách quan [NPOV (2)] sửa

Bất cứ ai khi tìm kiếm khái niệm "Chủ nghĩa Cộng sản" trên Wikipedia tiếng Việt đều hiểu rằng đây là vấn đề rất dễ gây những quan điểm chủ quan, một chiều. Do vậy, tôi đề nghị rằng chúng ta nên thực hiện một số "nguyên tắc" nhỏ sau:

  1. Đăng nhập khi sửa bài và để lại chữ ký sau mỗi lần thảo luận (bằng 4 dấu ~)
  2. Chỉ sửa bài khi đã viết tương đối hoàn chỉnh toàn bài hoặc một đề mục. Nếu viết toàn bài thì phải xây dựng mục lục trước. Điều này rất cần vì nếu ai đang viết dang dở mà đã lưu lại trên Wikipedia thì ng sửa sau sẽ chỉnh lại theo ý hiểu và gần như chắc chắn là kết quả sẽ không giống với ng ban đầu. Như vậy sẽ mất thêm thời gian để tranh luận.
  3. Chỉ đưa ra những quan điểm có dẫn chứng lập luận rõ ràng. Tốt nhất là có tài liệu tham khảo uy tín cho thấy quan điểm, nhận định này có tính đại diện cao.
  4. Tham khảo bài viết của Wikipedia ngôn ngữ khác (như anh Quang đã đề xuất ở trên) vì những bài viết này có cơ sở trung lập và khách quan hơn. Đối với một vấn đề gây tranh cãi, Wikipedia ko phải là nơi thích hợp để tranh luận nhằm xác nhận tính đúng sai của vấn đề. Wikipedia muốn truyền tải những thông tin đúng, thực tế từ tất cả các góc độ nhận thức nhưng ko áp đặt ý muốn chủ quan của ng viết. Ng đọc có quyền tự đưa ra đánh giá của chính mình từ những thông tin thực tế, khách quan đã đăng tải.
  5. Nhưng ai muốn đóng góp trên Wikipedia, cũng như muốn đóng góp của mình được lưu lại (ko bị xoá bỏ hay sửa đổi nhiều lần) trên bài viết, xin hãy tham khảo kỹ lưỡng bài Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia, Wikipedia:Quy định và hướng dẫn, và Wikipedia:Thái độ trung lập. Những đóng góp không phù hợp với Wikipedia sẽ làm mất thời gian của chính người viết và tất cả mọi ng khác.

Vietbio 16:35, ngày 05 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Về mục 2 đề nghị của VietBio tôi thấy đúng và hoàn toàn nhất trí và tất nhiên khi người ta đang viết thì không nên viết thêm, có ý gì thì để lúc người ta viết xong đã. Nhưng tôi thấy bài này ở phần đầu (Đến trước Tổng quan) tuy đã có mục lục nhưng đã đọng nội dung từ 8.8.05 hai tháng rồi và nội dung này tác giả cũng không đăng nhập để nhắn. Do đó tôi cho rằng đây là phần viết của độc giả ngẫu nhiên và người ta cũng không định viết nữa. Do đó tôi xin phép viết tiếp vậy bắt đầu từ phần Tổng quan. LG 02:50, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)User:LGTrả lời
Nếu bạn lo ngại người khác sửa trong khi chưa viết xong, thì bạn có thể viết offline trước cho hoàn chỉnh rồi post lên một lúc, vì người khác khó biết khi nào bài viết đã được coi là "xong", và liệu bài viết có được người đang viết tiếp tục viết (trong tương lai gần) hay không. Khi đã gửi lên thì coi như expose cho người khác sửa.--Á Lý Sa| 03:06, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Á Lý sa ơi tôi sẽ lưu ý ý kiến hợp lý của bạn nhưng xin tâm sự thêm (tâm sự thôi chứ không phải bào chữa hay tranh luận gì đâu nhé): tôi ở trong nước không phải dễ mà ngồi viết đâu, tôi toàn viết không phải ở nhà không có thời giờ và nhất là chưa có máy nối mạng mà toàn tranh thủ lúc rỗi rãi ở công sở ở tiệm cafe NET... viết một vài ý xong lưu lại, lại đi làm việc khác, không thể lưu trên máy ở cơ quan hay tiệm net những bài kiểu như thế này được. Thôi đành làm kiểu cò con này vậy. Á Lý Sa và các bạn thông cảm nhé. LG 04:14, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)LGTrả lời

Sửa sửa

Tôi hiểu những gì LG đã nói (đợi viết xong rồi mới sửa) nhưng LG nên đọc ý kiến của Á Lý Sa bên trên. Một bài trên Wikipedia sẽ bị sửa, xong hay không xong, vì đó là một trong các mục đích của Wikipedia. Tuy nhiên, với các người cộng tác lâu (như tôi) thì có ít nhất 2 loại sửa đổi:

  1. Sửa đổi nhỏ để đúng chính tả (spelling), ngữ pháp (grammar), làm cho rõ nghĩa, làm ngắn hơn nhưng vẫn giữ ý nghĩa của người viết...
  2. Sửa đổi khác, thêm vào, xóa bỏ đi... để thay đổi ý nghĩa của người viết.

Tôi đang đọc và đang sửa bài này, theo nghĩa 1 như tôi viết bên trên. Khi LG viết xong, hay là khi tôi nghĩ là LG viết xong, thì tôi sẽ thảo luận với LG và sửa đổi theo nghĩa 2. Ngay bây giờ tôi chú ý là LG dùng rất nhiều lối viết đậm cho lối dùng trong giữa hai dấu " nhưng tôi không sửa vì tôi đợi khi mục đích dùng lối viết đậm của LG rõ hơn. Bây giờ LG có thể cho tôi, và mọi người, biết tại sao LG dùng cách viết chữ đậm khá nhiều trong bài này không?

Cách viết tắt cũng là một việc tôi muốn thảo luận với LG.

  • Nên giới thiệu cách viết tắt trước khi dùng nó; ví dụ, chủ nghĩa Tư bản (CNTB).
  • Sau khi đã giới thiệu thì nên giữ nó đồng nhất; ví dụ, luôn dùng CNTB thay vì giao độg giữa CNTB và TBCN.
  • Sau khi viết 3, 4 đoạn văn dài (đặc biệt là sau khi có nhiều viết tắt) thì nên nhắc lại chúng trong một đoạn văn mới.

Mekong Bluesman 04:00, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chào Mekong tôi vừa trả lời Á Lý Sa xong thì lại nhận được lời nhắn của Mekong Mekong đọc lại bên trên chút nhé.

Các sửa đổi của Mekong tôi cho là cần thiết không có gì là đáng thắc mắc cả và hợp lý nó làm cho bài viết dễ đọc xúc tích hơn (ý tôi nói là theo cách chữa 1). Cách chữa thứ 2 (đổi ý) cũng hoàn toàn tự nhiên thôi ở đây là tác phẩm chung mà, nhưng đúng là nên để sau cả bài (hoặc cả mục) đúng như Mekong nói là phải có trao đổi để sao cho phản ánh được ý kiến nhiều phía tranh luận nhưng vẫn có logic chứ không thì một người vừa viết A=B, ở đoạn sau vị khác đã lại A>B. Tôi thấy rằng tôi và Mekong vẫn hiểu đúng ý nhau.

Còn những chỗ tôi viết đậm vì đó là những ý, thuật ngữ, khái niệm cơ bản rất hay được dùng và nhắc đi nhắc lại trong lý luận và trong các tài liệu của CNCS. Tôi muốn người đọc hiểu đây là khái niệm, ý và thuật ngữ chính thống của CNCS đấy. Và còn nhiều nữa tôi còn muốn tô đậm nhiều nữa nhưng đang viết nên để sau. Theo Mekong thì nên format thế nào?.

Còn ý viết tắt và dùng lẫn lộn thì Mekong đúng đấy: Đó là thiếu sót của tôi cái anh viết vội để rất lâu sau mới đọc duyệt lại. Tôi vốn là anh cẩu thả viết tràn sau đó mới ngồi đọc lại và sửa sau tôi sẽ rút kinh nghiệm. Khi đọc điều tôi tâm sự với Á Lý Sa ở trên thì Mekong sẽ hiểu cái kiểu viết cẩu thả của tôi.

Mà ở VN trong lý luận người ta cũng hay dùng lẫn lộn coi CNTB và TBCN một kiểu nói của Việt Nam (danh từ trước tính từ sau CNTB) một kiểu của Trung Quốc (tính từ trước danh từ sau TBCN)nghe nhiều nên tôi cũng bị ảnh hưởng dùng cả hai chẳng thấy khác gì cả.

Nói chung theo tôi hay dùng thì CNTB khi là danh từ ví dụ CNTB đang phát triển theo xu hướng... Còn TBCN là khi là tính từ: Ví dụ Nền Kinh tế TBCN thế này hay thế kia... và nhiều khi tôi cũng dùng lộn xộn thật

Cảm ơn Mekong LG 04:46, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)User:LGTrả lời

"thuật ngữ, khái niệm cơ bản rất hay được dùng" nên để nó thành liên kết đến bài giải thích thuật ngữ theo mã [[thuật ngữ]] - Trần Thế Trung | (thảo luận) 05:54, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Anh LG nói "ở VN trong lý luận người ta cũng hay dùng lẫn lộn coi CNTB và TBCN", tôi thấy không chính xác. Có 1 số người dùng lẫn lộn thật, nhưng cách dùng chuẩn trong sách giáo khoa cũng như sách và tạp chí chuyên môn là CNTB, CNXH, CNCS: danh từ, còn TBCN, XHCN, CSCN: tính từ. Đối với các thuật ngữ văn học nghệ thuật cũng vậy (vd. chủ nghĩa tự nhiên (danh từ), tự nhiên chủ nghĩa (tính từ)...). --Avia (thảo luận) 02:04, ngày 12 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

LG tôi xin ghi nhận!.LG 04:26, ngày 12 tháng 10 năm 2005 (UTC)User:LGTrả lời

Đề nghị bổ sung sửa

Để người đọc có thể thấy được tổng quát mọi khía cạnh đề nghị tác giả bài này viết thêm hay làm rõ hai phần quan trọng sau đây:

  • Chủ trương của CNCS đối với CNTB (điều này có ghi nhưng chưa tách bạch như là mục tiêu, phương thức hành động mà Marx đề ra để lần hồi thủ tiêu CNTB
  • Chủ trương của CNCS và các bước xúc tiến của CNCS đối với các loại tôn giáo để loại bỏ tôn giáo ra khỏi xã hội.

Làng Đậu 18:05, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chào Làng Đậu! đọc các bài của Làng Đậu tôi thấy xu hướng của Làng Đậu là các vấn đề TÔN GIÁO và TÂM LINH và đề nghị của Làng Đậu về vấn đề này là hoàn toàn hợp lý dễ hiểu thôi Tôi xin cố gắng đáp ứng nhưng Làng Đậu có tin tưởng tôi quá không? Liệu tôi có thể làm cho người đọc thấy được tổng quát mọi khía cạnh không? Hiện nay tôi đang nghĩ cách viết thế nào về hai vấn đề này và sẽ đưa vào trong bài còn trước mắt ở đây tôi xin tóm tắt hai vấn đề này như sau:
  1. Về chủ trương của CNCS đối với CNTB theo tôi nghĩ là tôi đã trình bày quá rõ rồi chứ: Marx, Lenin, và các nhà CS chính thống đều coi CNTB là chế độ người bóc lột người cần phải loại bỏ bằng Cách mạng XHCN nghĩa là bằng bạo lực cách mạng ở đây không có mâu thuẫn gì ở hai người Marx và Lenin cả chỉ có điều khác (Tôi sẽ nói rõ hơn trong bài Lenin và...): Marx cho rằng phải tiêu diệt CNTB (ngay lập tức chứ không lần hồi gì cả) bằng một cuộc cách mạng thế giới "long trời lở đất" khi điều kiện chín muồi trong đồng loạt tất cả các nước TB hoặc đại bộ phận các nước TB cầm đầu vì là tại tất cả các nước TB nên Đảng CS phải là đảng CS toàn thế giới chứ không được mang tính quốc gia (Điều này tôi sẽ viết kỹ thêm triển khai tiếp vì đây là một chủ đề rất lớn, rất hay để khai thác trong lý luận của CNCS). Còn Lenin thì cho rằng phải tiêu diệt CNTB ở khâu yếu nhất xây dựng CNCS tại nước đó và dùng thi đua hòa bình để chứng minh tính ưu thế của CNCS trước CNTB để nhân dân các nước TBCN đứng lên lật đổ CNTB tại các nước khác. Và Lenin có đưa ra khái niệm "chung sống hòa bình giữa các chế độ" nhưng đi kèm với nó là "Chủ nghĩa quốc tế vô sản" là CNCS ở ác nước đã thành công phải làm mọi cách để nhân rộng khuêch trương CNCS ra toàn phần còn lại của thế giới bằng cách ủng hộ giúp đỡ các phong trào CS...(Tôi sẽ viết kỹ ở phần Lenin). Nói tóm lại tôi cho rằng ý về CNCS chống CNTB đã được trình bày đủ ý Làng Đậu thử đọc lại kỹ xem hay tôi chưa hiểu ý LĐ muốn nhấn mạnh về ý gì nữa xin cho thông tin chi tiết hơn.
  2. Đúng là trong bài chưa có phần "Marxism và tôn giáo" tôi sẽ nghĩ cách bổ sung thêm. Marx, Lenin, Stalin...Đã là CS thì họ đều theo lý luận CS lấy triết học Duy vật biện chứng để làm nền tảng nhận thức và Duy vật lịch sử để lý giải các hiện tượng xã hội họ đều phủ nhận tôn giáo. Chính Marx (Có bạn nào khi thảo luận có nghi ngờ không biết có phải Marx không) trong các tác phẩm của mình (Hình như chủ đề chính của tác phẩm "gia đình thần thánh" thì phải, hoặc của Engels, hiện nay tôi chưa có time để tra cứu) đã nói rằng mọi tôn giáo, tín ngưỡng đều là sự nô lệ về tư tưởng của giai cấp bị trị bởi giai cấp thống trị, giai cấp thống trị nghĩ ra tôn giáo để làm kẻ bị tri "ngoan ngoãn" chấp nhận tình trạng bị bóc lột của mình và tin tưởng vào một tương lai hão huyền ở "thế giới bên kia" và nghĩ ra các mê tín dị đoan để làm người bị trị lệ thuộc vào kẻ thống trị để dễ dàng cai trị.... Marx và những người CS khác ngay cả Stalin, Mao Trạch Đông khi viết, nói, lý thuyết đều cho rằng phải giác ngộ quần chúng vất bỏ sự nô dịch của tôn giáo và mê tín dị đoan nhưng phải bằng các biện pháp giác ngộ giáo dục tự giác làm người bị nô lệ tư tưởng hiểu rõ được thực chất của tôn giáo và.......Nhưng thực tế việc đối xử với tôn giáo có thể đã có tính chất đàn áp, bạo lưc... nhưng đó là trong thực tế chúng ta sẽ nói đến sau ở phần các chế độ CS.
Trong phần thảo luận của một bạn nào đó viết bằng tiếng Anh mà các bạn cho là viết sai chính tả có nói là "Tôn giáo là Heroin..." Quả thật Marx không nói "Tôn giáo là Heroin" Lúc đó loài người chưa điều chế được Heroin mà Marx (hoặc một trong các nhà kinh điển CS lớn) nói "Tôn giáo là Opium..." (thuốc phiện)...Bạn này dẫn chứng tuy không chính xác nhưng tôi cho là lỗi rất nhỏ và cơ bản cũng đã nêu trúng được bản chất vấn đề về quan hệ của CNCS và vấn đề tôn giáo.

Cảm ơn Làng Đậu và các bạn 58.187.36.214 01:56, ngày 12 tháng 10 năm 2005 (UTC)User:LGTrả lời

Tôi nguyên là một giáo viên dạy HS lớp chuyên toán ở Sai gòn, học xong năm đầu cao học toán tôi mới du học sang Đức và chuyển hẳn sang ngành computer. Công việc của tôi từ hơn 15 năm nay tập trung nhiều vào học hỏi và tìm tòi nghiên cứu trong lãnh vực computer là chính yếu -- tuy nhiên, tôi đã lãnh nhiều tai nạn tưởng là không thoát khỏi tử thần qua nhiều lần như vậy tôi mới phát giác ra những điều khác hơn mà khi còn nhỏ tôi không nghĩ tới. Dĩ nhiên, mặt khác, từng là SV trường ĐH sư phạm rồi lại là giáo viên trung hoc sư phạm, tôi biết rất rõ những gì trường học trước đây muốn nặn vào trong óc của trẻ thơ.
Đề cập như vậy để bạn thấy phát gốc của tôi không thuộc về tôn giáo hay thần học.
Mỗi người đều có lối tư duy riêng, cái nhìn riêng rất khó phân định. Việc hiện tại mà tôi mong mỏi là người dân trong nước có thật nhiều cơ hội để tiếp xúc với toàn bộ thông tin trung thực của thế giới ngày nay (chứ không phải là thông tin 1 hướng mà lại còn bị giới hạn về số và chất lượng). Chắc bạn cũng biết khi mà trình độ hiểu biết của mỗi người được nâng cao hơn thì chính phán đoán và suy xét của người đó sẽ được sáng suốt hơn. Một thí dụ: Tôi theo phật giáo không có nghĩa là tôi muốn hay đòi hỏi ép người khác phải hiểu và tin Phật giáo, mà theo tôi, chỉ nên đem trưng ra tất cả mọi thông tin chính xác về nó để người đọc tự họ có cơ hội nhìn thấy so sánh và đánh giá hơn thiệt và lựa chọn. Điều này không chỉ dùng trong hai chữ "Phật gíao" mà trong tất cả mọi bộ môn khoa học lẫn thần học. Không dám nói về các tôn giáo khác. Riêng Phật giáo , đã có rất nhiều khoa học gia từ toán, vật lý ...thiên văn cho đến sinh học đã bài tỏ tin tưởng vào triết lý của nó mà nếu tôi có xướng 100000 lời cũng không bằng các lời nhận xét của mấy ổng (Grothendieck người đoạt giải Field -- từ bỏ nhận giải và cạo đầu theo Phật giáo --đến nổi sau này có người nghĩ ông ta bịnh tâm thần, Einstein Nobel Vật lý có các phát biểu rất thiện cảm với Phật giáo, ...).
Ngược lại, cũng vậy không phải vì mình không thích hay vì mình là nạn nhân của học thuyết nào đó mà tỏ vẻ bài xích hay chê bai mà thái độ quan trọng là phải dám cắt bỏ đi tình cảm tâm lý riêng, cứu xét vấn đề khách quan hơn dựa vào các dữ kiện thật đã xãy ra, các đữ liệu khoa học khách quan, các bằng chứng để đánh giá.
Nhưng cho đến rốt ráo, xin nói rõ tôi theo "Phật giáo" cũng không phải là do mấy ông Bác học phát biểu hay ho về nó, cũng không phải do Thích Ca dạy tôi làm vậy, cũng không phải do nhà tôi, bạn tôi có đạo Phật hay Chuá, mà do tự tôi có may mắn đọc được nhiều thông tin dữ liệu để tìm tòi, so sánh, đánh giá, và thực nghiệm có hiệu quả.
Đây chỉ là những lời mà đọc qua bạn có thể hiểu những gì tôi muốn nói tới.
Chúc bạn may mắn
Làng Đậu

Tại sao viết hoa sửa

Chủ nghĩa cộng sản đâu phải là một danh từ riêng, tại sao lại viết hoa? Nguyễn Hữu Dng 04:33, ngày 13 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi thì hơi yếu về cái khoản ngữ pháp Việt Nam, viết hoa hay không viết hoa, nhưng tôi thấy thực tế ở Viêt Nam có những danh từ chung đã được "coi như đã trở thành danh từ riêng" CNCS hay CNTB đây là một ví dụ, hay ví dụ như "Bộ Chính trị", "Trung ương Đảng". Quả thật tôi cũng không biết khi nào thì một danh từ chung trở thành danh từ riêng nhưng tôi thấy người ta dùng thế nào thì tôi dùng thế. Rất mong các bạn giỏi ngữ pháp như Mekong Bluesman, Vương Ngân Hà, Avia, Á Lý sa... cho một ý kiến cách sử dụng chúng như thế nào. Đây cũng chính là cái tôi hay lúng túng khi viết.LG 11:50, ngày 14 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ cố gắng giúp trong sự hiểu biết giới hạn của tôi. Nên biết là tiếng Việt của tôi không là tiếng mẹ đẻ. Tôi đã sửa đổi sai rất nhiều lần.
Mekong Bluesman 05:00, ngày 15 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Viết hoa để Nhấn Mạnh14.171.32.95 (thảo luận) 08:03, ngày 1 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Chữ viết đậm sửa

Việc lạm dụng format in đậm sẽ làm ng đọc rối mắt. Những cụm từ mang ý nghĩa đặc biệt chỉ nên in nghiêng hoặc cho vào "ngoặc kép". Vietbio 17:38, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nhận xét sửa

Bài này có tên là Chủ nghĩa cộng sản nhưng số lần cụm từ "chủ nghĩa xã hội" xuất hiện trong bài nhiều hơn số lần cụm từ "chủ nghĩa cộng sản" xuất hiện! Tôi biết là hai cụm từ này thường hay bị dùng lẫn lộn bởi nhiều người vì nhiều lý do khác nhau nhưng đó không phải là lý do để chúng ta, hay bất cứ một từ điển bách khoa có giá trị nào, đi theo.

Những đặc tính của chủ nghĩa xã hội nên được nhắc đến trong bài này vì lịch sử liên quan của hai chủ nghĩa nhưng không nên nói quá nhiều về chúng. Nên để dành chúng cho bài Chủ nghĩa xã hội trong tương lai, nếu muốn viết.

Nên chú trọng vào các nhánh của chủ nghĩa cộng sản như Marxism, Leninism, Marx-Leninism, Maoism, Trotskyism, Pol-potism... và các dạng của nó tại Nga, Trung Cộng, Việt Nam, Cu Ba, Đông Âu, Nam Mỹ...

Mekong Bluesman 04:52, ngày 15 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì bài này là bài "Chủ nghĩa Cộng sản" mà "chủ nghĩa Xã hội" là giai đoạn đầu của "chủ nghĩa Cộng sản" và khi xây dựng chủ nghĩa Cộng sản thì trước hết phải xây dựng chủ nghĩa Xã hội đã,và Trong thực tế ngay cả ở Liên Xô người ta cũng cho là đang xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ chưa có xây dựng chủ nghĩa Cộng sản do đó nói chủ nghĩa Cộng sản trong hiện thực thì tức là đã ngụ ý là chủ nghĩa xã hội rồi. Và ngay chủ nghĩa Marx người ta gọi là chủ nghĩa Cộng sản nhưng các luận điểm về xã hội cộng sản thì có tỷ trọng ít hơn nhiều so với các vấn đề về cách mạng, đảng, đấu tranh ... tức là các vấn đề của "chủ nghĩa Xã hội". Các lý luận của Lenin thì hầu hết là vấn đề của "Chủ nghĩa xã hội" khi nói về các chế độ như Liên Xô, Việt Nam, Trung Quốc...người ta nói là các quốc gia Cộng sản, hay quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Thực tế là các phái như Leninism, Maoism, Troskism, polpotism có lý thuyết của chúng đều xoay quanh các vấn đề của "chủ nghĩa xã hội" cả
Chính vì vậy theo tôi chúng ta hoàn toàn có thể viết nhiều về chủ nghĩa xã hội ở đây cũng không sao và vẫn hợp với nội dung của bài, nếu cần sau này chúng ta có thể có thêm đoạn lý giải thêm vào về quan hệ của CNXH và CNCS.

LG 10:47, ngày 15 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi cũng ủng hộ ý kiến của anh BLTN. Nhóm đang viết bài nếu có thể thì tập trung bài viết này vào Chủ nghĩa Cộng sản dạng nguyên sơ của Marx và mối quan hệ giữa CNCS và CNXH. Các phân tích và nhận định về CNXH và các phái của nó nên được viết trong bài Chủ nghĩa Xã hội thì thích hợp hơn. Vietbio 17:03, ngày 15 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Trưng cầu ý kiến viết tiếp sửa

Mời các bạn xem phần nhận xét.

Theo tôi thì nên viết theo sơ đồ cũ tức là viết tiếp về CNXH tại các nước. Mà ý của các bạn Mekong và VietBio thì cũng có lẽ đúng: khi đang viết tôi có thể không sáng bằng người quan sát từ bên ngoài.

Hai cách viết này đòi hỏi viết khác nhau một số phần của bài hiện nay sẽ phải bỏ và thêm phần khác. Phần về Lenin tôi cũng đã cho là xong. Vậy tôi sẽ tạm dừng phần viết tại đây để trưng cầu ý kiến các bạn, Có bạn nào khi vào trang thảo luận này xin hãy cho ý kiến về hướng viết tiếp:

Nên chỉ tập trung viết về Chủ nghĩa Cộng sản trên lý thuyết của Marx và các biến đổi của nó qua các trường phái lý luận (Phương án 1) hay viết tiếp về Chủ nghĩa xã hội tại các nước như thực tế chủ nghĩa Cộng sản hiển diện vào cuộc sống (phương án 2).

Sau một thời gian khoảng 1- 2 tuần qua các ý kiến đóng góp của các bạn có lẽ sẽ sáng tỏ hơn và chúng ta sẽ có kiểu viết tương ứng. LG 08:29, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thực ra, trước bài này đã có nhiều bài viết kiểu hợp tác mà điển hình là bài Chiến tranh Việt Nam. Người viết chính sẽ cứ viết theo khả năng của mình (ở đây ko có việc ai đặt hành ai viết bài) với nội dung tập trung giải thích khái niệm. Các vấn đề thuộc khái niệm khác thì nên viết thành bài mới. Sau đó người khác quan tâm (thường là anh BLTN) sẽ giúp bố cục, chỉnh sửa lại theo ý kiến của ng khác. Như vậy cái quan trọng là bạn đừng chạy lạc đề. Vietbio 10:51, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Cher Vietbio, c'est quoi, ou qui, le BLTN? Le Bloc des lieges des temples aux nord? Mekong Bluesman 17:15, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
BLTN = 9 - 1 = 8 (Bát) Vietbio 17:34, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
I know that. I was just trying to tease you. Mekong Bluesman 17:45, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin phép cắt bỏ phần trước Tổng quan sửa

Do phần viết sau đã bao trùm hết ý của phần viết trên rồi và đoạn trên là còn sơ sài chưa đủ ý nên tôi xin phép cắt bỏ đoạn trên trước phần tổng quan. LG 10:42, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Phản đối. Xin đừng cắt phần giới thiệu. Bạn chỉ nên chỉnh sửa nó. Bất cứ bài viết nào cũng cần có phần giới thiệu để ng đọc nắm được đại ý của khái niệm trước khi quyết định có đọc chi tiết hay ko? Vietbio 10:44, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Như Vietbio viết bên trên, phần giới thiệu không nên bị bỏ. (Theo tôi, đây là phần quan trọng nhất trong các bài viết.) Phần giới thiệu nên được viết ngắn nhưng đầy đủ để người đọc có một khái niệm tổng quát về mục đề trước khi quyết định có đọc vào chi tiết hay không. Tôi nghĩ là LG cứ viết đi, tôi sẽ sửa dần dần. Mekong Bluesman 17:12, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi vẫn kiên trì cắt bỏ đoạn trên nhưng lần trước tôi không giải thích rõ nên có thể VietBio và Mekong chưa thấy hết vấn đề và ý định của tôi nên lần này tôi sẽ giải thích rõ hơn và có giải pháp để vẹn cả đôi đường.

Đoạn trên không phải chỉ sơ sài không đủ ý mà cơ bản là nó sai và không chính xác quá nhiều, bạn tác giả đó hiểu CNCS một cách nôm na đại ý không chính xác nên viết có thiếu sót nhiều. Khi viết "tổng quan" tôi đã viết lại theo những ý vắn tắt đó và sửa theo đúng chính thống của CNCS nếu hai bạn đọc kỹ sẽ thấy 1st paragraph của tổng quan là viết lại của đoạn văn trên.

Do đó nếu bây giờ không xoá chỉ sửa lại thật đúng thì coi như viết lại 1st paragraph và nó sẽ bị lặp lại 2 lần. Vậy tôi đề nghị như sau:

Bỏ đoạn trên, bài chỉ còn bắt đầu từ tổng quan (tổng quan là vắn tắt rồi còn gì) mà quả thực nó rất ngắn. Và nếu cần bỏ luôn cả tiêu đề "Tổng quan" đi coi như 1st paragraph là định nghĩa tóm tắt ai đọc đến đấy cũng coi như có định nghĩa tổng quát chính xác rồi. Còn các đoạn sau là triển khai của bài.

Còn đây là cụ thể những cái sai và không chính xác tôi viết ra để 2 bạn tham khảo và cũng có ích cho những người khác vì đây là sự hiểu lầm thường gặp:

  • CNCS không "phi chính phủ" mà là "phi nhà nước" đây là khác nhau to lắm. Trong CNCS vẫn có cơ quan quản lý điều hành là "chính phủ" như Mac và lênin giải thích là chỉ có không có nhà nước - là cơ quan quyền lực của giai cấp này đối với giai cấp khác trong một xã hội có giai cấp đối kháng thôi. Chỉ có trong "chủ nghĩa Vô chính phủ " của Bacunin là không còn chính phủ. Sự khác nhau giữa nhà nước và chính phủ tôi sẽ không giải thích nữa. CNCS cũng không phải là không có tài sản tư nhân: CNCS chỉ xoá bỏ Tư hữu đối với phương tiện sản xuất thôi chứ không xoá bỏ tư hữu nói chung: Nhà cửa của anh, xe cộ, quần áo (và cả vợ anh nữa) vẫn là của anh thôi. CNCS không phải là "mọi người có địa vị như nhau trong mọi lĩnh vực" Lý thuyết CNCS không nói như vậy chỉ nói xoá bỏ giai cấp xoá bỏ "người bóc lột người" còn anh với tôi 2 người 2 điểm mạnh yếu khác nhau làm ở 2 lĩnh vực khác nhau cương vị khác nhau thì sao lại có địa vị như nhau trong mọi lĩnh vực?. CNCS không có tầng lớp? Không có giai cấp thì đúng, khái niệm tầng lớp chưa được định nghĩa rõ. Kinh tế biếu là cái gì?
  • Điều sai to nhất là đoạn văn cuối về phong trào XHCN nếu theo như đoạn văn này thì trong phong trào XHCN thì CNCS chỉ là một nhánh, và có phái XHCN chủ trương không xoá bỏ kinh tế thị trường TBCN, có phái XHCN phủ nhận đấu tranh vũ lực...Cách hiểu này trái với khái niệm XHCN chúng ta thường hiểu và chính thống giải thích "CNXH là giai đoạn đầu của CNCS..." Tôi hiểu ở đây tác giả lẫn với phái "chủ nghĩa cải lương", lẫn với phái "Eurocommunism",... Vì lỗi đoạn này hơi phức tạp nên viết lại hơi khó. Nếu không xoá bỏ đoạn này thì XHCN ở đây sẽ mâu thuẫn với khái niệm XHCN mà sẽ có ở bên dưới.

Tóm lại tôi đề nghị bỏ phần trước tổng quan lấy paragraph thứ nhất làm định nghĩa đầy đủ và ngắn gọn phần còn lại là triển khai. Hy vọng các bạn đồng ý với tôiLG 19:39, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)LGTrả lời

Anh LG viết: nếu theo như đoạn văn này thì trong phong trào XHCN thì CNCS chỉ là một nhánh, và có phái XHCN chủ trương (...), có phái XHCN phủ nhận (...)... Cách hiểu này trái với khái niệm XHCN chúng ta thường hiểu và chính thống giải thích (...). Tôi KHÔNG bàn luận về các quan điểm cụ thể, tôi chỉ xin phép lưu ý anh LG về chủ trương trung lập của Wikipedia: một mục từ phải phản ảnh tất cả quan điểm, chứ không được lệch về quan điểm nào, kể cả quan điểm chính thống. Nói rõ hơn, cho dù "chúng ta", anh hay tôi "thường hiểu" CNXH là X, nhưng có ông B hiểu CNXH là Y, có bà C hiểu CNXH như Z, T... thì chúng ta phải viết ra tất cả X, Y, Z, T... để người đọc biết tất cả cách hiểu khác nhau đó. Avia (thảo luận) 07:07, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tại sao Avia lại đặt vấn đề Trung Lập ra ở đây. Có ai phản đối nhìn nhận theo nhiều góc khác nhau đâu và ở đây có ai vi phạm nguyên tắc trung lập đó đâu. Đây là chúng ta đang nói về vấn đề mô tả và bình luận về CNCS. Tôi cũng sẽ sử dụng cách ví dụ cụ thể như Avia để dễ diễn đạt: ví dụ tôi đang mô tả và bình luận cho các bạn về một vụ cãi nhau. Trước hết "Bước thứ nhất": Tôi kể cho các bạn nghe bên A nói gì, nói về họ và nói về đối thủ là bên B như thế nào, Bên B nói gì..."Bước thứ hai": là phản ánh chính kiến các phía về vấn đề này. Như vậy ở bước thứ nhất ta phải "tường thuật" theo đúng các bên nói chứ. tường thuật Bên A nói phải đúng như bên A đã nói, có chửi bới bên B thế nào thì phải ghi ra hết. Ở bước thứ nhất này thì không đặt ra vấn đề anh thấy A là gì tôi thấy A là gì. Chỉ ở tại "Bước thứ hai": là phản ánh các lập trường thì mới phải trung lập khách quan chứ... Tại vấn đề CNCS này trước hết ta mô tả CNCS họ cho là họ như thế nào thì ta phải theo chính thống của họ chứ (Đó là bước thứ nhất). Còn bước thứ 2 bình luận, phản ánh quan điểm các bên...thì lúc đó sẽ cần đến cái trung lập. Đó là ý kiến của tôi về vấn đề phải viết theo chính thống trước đã (phần tổng quan đang trước hết mô tả mà).LG 09:25, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Ok, nhưng phần tổng quan phải có đủ các ý chính, phải không? Tức là anh cần tóm lược A, B, C... làm tổng quan; sau đó mới đi sâu từng phần A, B, C... Nếu anh lấy phần A thay cho phần tổng quan, thì hoá ra góc nhìn A chi phối toàn bài rồi, đâu còn trung lập nữa. Avia (thảo luận) 09:52, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Lần này thì tôi không hiểu ví dụ cụ thể của Avia, A,B,C là cái gì nói chung là thế này: theo cách làm của tôi như sau: trong tổng quan tôi sẽ trình bày định nghĩa, các khái niệm chính của CNCS theo như chính thống của chủ nghĩa Cộng sản của Marx và Lenin. Sau đó phần triển khai tôi đi sâu vào từng khái niệm, ý tưởng chính của Marx, của Lenin cũng theo chính thống như lý luận của họ: đấy họ nói nguyên văn như vậy đấy...và phê phán họ bằng cách so sánh cái lý luận chính thống đó với thực tế của CNCS trong lịch sử (có thể phê phán ngay trong khi trình bày lý luận của họ chứ không cứ phải ở phần tiêu đề phê phán). Phần mô tả lý luận của họ thì tất nhiên là cứ theo đúng như họ nói thế nào thì thuật lại như thế Marx nói thế này, Lenin nói thế kia...(chứ không phải người khác nói về Marx thế này về Lenin thế kia) và sau đó là phê phán. Tôi thấy như thế có gì là cản trở trung lập đâu. Tôi trình bày Lenin nói thế này và dẫn nguyên văn...thì điều đó không ngăn cản tôi ca ngợi hoặc phán xét ông ta khi phê phán.

Còn theo tôi hiểu (không biết có đúng không) ví dụ của Avia thì đòi hỏi phải là trình bày hết Ông A đánh giá CNCS thế này, ông B đánh giá CNCS thế kia, Ông C thế khác...Có đúng vậy không Avia? Đây cũng là một cách tiếp cận vấn đề 2 cách này là hoàn toàn hữu cơ với nhau và hoàn toàn bình đẳng với nhau không cách nào hơn cách nào mà tuỳ cách tiếp cận của người viết. Và không cách nào trung lập hơn cách nào theo tôi nghĩ phương pháp không quyết định tính trung lập mà cái chính là vị trí quan sát của người viết. Về vấn đề trung lập cũng là cái khó rạch ròi có thể nhiều người không tán thành nhưng quan điểm về trung lập và khách quan của tôi tôi đã trình bày ở phần tranh luận phía trên. Thank You LG 14:37, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ý tôi là trong phần tổng quan cần lược qua cả quan điểm của những người cộng sản lẫn những cách hiểu khác, để người đọc có cái nhìn chung trước khi đi sâu tìm hiểu. Nhưng không sao, anh cứ viết đi, nếu rảnh tôi sẽ đóng góp thêm. Avia (thảo luận) 08:52, ngày 18 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản sửa

Tôi biết là có các quốc gia (còn hay không còn) dùng cụm từ "Chủ nghĩa Xã hội" (Socialism) như đồng nghĩa với cụm từ "Chủ nghĩa Cộng sản" (Communism). Tôi cũng biết sự liên quan lịch sử giữa hai chủ nghĩa này. Nhưng một từ điển bách khoa phải phân biệt rõ ý nghĩa hai chủ nghĩa này bằng các bài riêng biệt, thay vì bỏ chúng vào chung một bài (xem en:Socialismen:Communism). Như một lần tôi đã viết, gần đây có rất nhiều người dùng "người Việt Nam" (và "tiếng Việt Nam"). Chỉ vì có nhiều người dùng, một cách lẫn lộn, giữa "người Việt" và "người Việt Nam", không có nghĩa là Wikipedia tiếng Việt phải đi theo. Hơn nữa để trở thành một từ điển bách khoa có thể tin cậy được, chúng ta phải giải thích cả hai từ, nghĩa của chúng và các lý do lịch sử nào dẫn đến cách dùng lẫn lộn.

Một thí dụ, hay và gần đây nhất, là từ "bồ đề" và cụm từ "cây bồ đề". Nếu LG dùng một ít thời giờ đọc các bài về hai từ đó, và các thảo luận kèm theo, sẽ hiểu tại sao một từ điển bách khoa nên làm rõ nghĩa, thay vì góp chung vào một bài.

Mekong Bluesman 07:48, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi cũng như Mekong và các bạn không ai hiểu CNCS là CNXH cả, và ai cũng hiểu mối quan hệ của chúng và ai cũng nhất trí phải có đề cập về CNXH ở đây. Và cũng không phải là tôi chủ trương đưa hết CNXH vào bài này. Theo tôi đã là 2 khái niệm khác nhau thì có 2 bài khác nhau. Việc viết về CNXH ở bài này cũng không ngăn cản việc sẽ có bài CNXH, đó là điều chúng ta chung quan điểm. Vấn đề ở đây là liều lượng như thế nào? Cụ thể là có nên viết về các đặc trưng trong thực tế (không còn là lý luận nữa) của các chế độ XHCN điển hình? Điều này sẽ làm cho bài có bề rộng hơn: Đấy CNCS lý thuyết là như vậy và trong thực tế thì có kết quả như vậy chúng ta sẽ có điều kiện để so sánh đối chiếu. Tôi thì nghiêng về phương án này. Nhưng tôi thấy viết theo phương án này (phương án 2) sẽ khó hơn và dễ vướng vào trung lập khách quan hơn. Còn phương án nữa là gói gọn lại giới thiệu về CNCS lý thuyết, các trường phái (Phương án 1) đó là cái mà tôi phân vân và rất muốn các bạn cho ý kiến.
Còn riêng bài này đến thời điểm này khi viết về Lenin tôi muốn biết ý kiến của Mekong và các bạn (chúng ta vẫn có ý kiến riêng của mình nhưng tham khảo những người khác không bao giờ thừa): Khi nói về Lenin và thực tế cách mạng và nội chiến có nên cắt bỏ phần về các hiện thực của cách mạng và nội chiến không chỉ nói về các quan điểm lý luận không thôi. Đó chính là phần mà các bạn đang cho là tôi đang lạc đề. Mà theo tôi (có thể chưa phải là hay hoặc đúng) thì viết về CNCS không thể bỏ qua Lenin, viết về Lenin không thể không viết về Lenin và hiện thực cách mạng và nội chiến. Thank YouLG 10:08, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

OK, vậy thì tôi hiểu LG.

Tôi trả lời LG về "Phương án 1" vs. "Phương án 2" trước. Đầu tiên, bài này có tên là Chủ nghĩa Cộng sản do đó nó nên nói nhiều về "chủ nghĩa". Điều đó không có nghĩa là các "thực hành" của chủ nghĩa này không được nhắc đến. LG nên viết tổng quát về các khác biệt giữa "chủ nghĩa" và "thực hành" và giữ các chi tiết của sự khác biệt này cho các bài khác. Thí dụ, khác biệt giữa "chủ nghĩa" và "thực hành" tại Việt Nam sẽ khác với khác biệt tại Cuba, hay tại Đông Âu.

Nói dễ hiểu là tôi nghiêng về cái gọi là "Phương án 1" nhưng nhìn thấy sự cần thiết của "Phương án 2". Nói về khác biệt giữa "chủ nghĩa" và "thực hành" rất cần nhưng chúng ta không có thể làm hết mọi việc trong bài này -- chúng ta sẽ nói về từng sự khác biệt, một cách chi tiết hơn, cho từng quốc gia hay chế độ.

Câu trả lời của tôi về Lenin thì cũng gần giống như câu trả lời trên. Lenin rất quan trọng trong việc "thực hành" chủ nghĩa Cộng sản, nhưng Marx và Engels là hai người "phát minh" nó. (Tôi cũng chắc là có một số người nghĩ là Mao còn quan trọng hơn cả 3 người trên, về "chủ nghĩa" hay về "thực hành".)

Nói dễ hiểu là viết nhiều về Lenin trong bài này nhưng giữ các chi tiết cho bài Chủ nghĩa Lenin và bài Chủ nghĩa Marx-Lenin.

Tôi vừa giúp Tô Linh Giang viết bài Chiến tranh Việt Nam, tôi đã để Tô Linh Giang viết mọi sự việc trong chiến tranh đó vào một bài, tôi cũng đã hứa sẽ cắt nó nhỏ ra thành nhiều bài sau khi Tô Linh Giang viết xong!!!

Đã gần một tháng mà tôi không giữ được lời hứa đó, vì cắt ngắn và viết vắn tắt khó lắm. (Tôi lại rất trọng quality của bài viết, bất cứ bài viết nào.)

Do đó, tôi học được bài học và chỉ muốn nói cho LG là đừng viết bài quá dài với quá đầy đủ các chi tiết.

Nhưng LG cứ viết đi. Tôi sẽ giúp.

Mekong Bluesman 10:52, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mekong đã thuyết phục được tôi có lẽ tôi sẽ viết theo cách đó. LG 03:42, ngày 18 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

NPOV (3) sửa

Tôi vừa phục hồi 1 sửa đổi và đọc thấy câu: "Lý luận văn nghệ của họ rất thấp kém chỉ ra được theo tiêu chuẩn rất thô sơ một vài trường phái văn nghệ (hiện thực phê phán, lãng mạn, hiện thực xã hội chủ nghĩa)." Việc dùng tính từ "rất thấp kém", "rất thô sơ" e rằng mang tính chủ quan của người viết:

  • Liệu người viết có đủ trình độ và tư cách phán xét?
  • Liệu người viết có bị ảnh hưởng của trường phái (nghệ thuật) của mình?
  • Liệu người viết có bị ảnh hưởng bởi quan điểm chính trị của mình?
  • Nội dung của Wikipedia nên mang tính miêu tả hơn là bình luận.1,2
  • Nếu đó là nhận xét của bên thứ ba, cần xem liệu người đó có đủ thẩm quyền (cá nhân, tổ chức có tiếng nói được công nhận), và nêu rõ nguồn trích dẫn.

Có vẻ bài viết này còn nhiều trường hợp tương tự như trên. Mong những ai quan tâm điều chỉnh lại. --Á Lý Sa| 05:43, ngày 23 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thiếu ? sửa

Trong bài có nhắc tới CNCS Mao, Stalin, nhưng hình như còn thiếu "Tư tưởng Hồ Chí Minh"

Tôi hỏi để biết thêm. Chúng ta, gần như tất cả, đều biết Marxism, Leninism, Stalinism, Maoism và ngay cả Troskyism; còn "Tư tưởng Hồ Chí Minh" là gì? Ho-ism? Mekong Bluesman 17:12, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Định nghĩa chính thức: Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm hệ thống những quan điểm toàn diện, nhất quán và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Còn dịch ra tiếng Anh thì quả thật tôi chưa nghĩ ra. Avia (thảo luận) 07:00, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Vậy thì anh Avia nên đặt mua các tạp chí về kinh tế chính trị Anh ngữ do Việt Tấn Xã xuất bản đi nhé, tui tin trong vòng 1 năm cụm từ này sẽ tái hiện 1 vài lần. (just kiđing) LĐ
Theo tôi không nên viết về tư tưởng Hồ Chí Minh tại bài này vì "Tư tưởng Hồ Chí Minh" là những trích dẫn của Hồ Chí Minh và những diễn giải sau này được các nhà tuyên giáo Việt Nam tập hợp lại về các vấn đề dân tộc, nhân dân, độc lập, tự do, kháng chiến... nói chung là các vấn đề của cách mạng Việt Nam nó có nói đến chủ nghĩa cộng sản nhưng không nhiều và không đặc trưng là lý luận của chủ nghĩa Cộng sản. Nó sẽ là chủ đề chính của bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh" hoặc bài "Hồ Chí Minh" --LG 01:49, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý viết về tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong bài Hồ Chí Minh. Mekong Bluesman 07:16, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Sự thất bại trong kinh tế của chủ nghĩa cộng sản sửa

Các quốc gia đi theo mô hình của Marx đưa ra trước sau đều gặp phải những thất bại trong mô hình kinh tế. Nguyên nhân của những thất bại này là do Marx nghĩ rất đơn giản về sự vận hành của nền kinh tế, ông đã đơn giản hóa mọi hoạt động kinh tế. Ông và những người kế tục tư tưởng của ông nghĩ rằng chỉ cần lập ra một kế hoạch tốt cho toàn bộ nền kinh tế, sau đó bằng sự khuyến khích, động viên, áp đặt, thậm chí cưỡng bất tất cả những chỉ tiêu đó xuống dưới, các chỉ tiêu đó sẽ được hoàn thành. Sai lầm ở chỗ có rất nhiều biến số tham gia vào quá trình này và các nhà hoạch định kế hoạch không thể nào giải được bài toán có hàng triệu biến số này. linhbach 22:49, ngày 05 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Karl Marx cột bàn tay vô hình vào sau lưng để hoạt động kinh tế.--Dung1997 (thảo luận) 04:38, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đề nghị thêm sửa

Tôi đề nghị thêm vào phần lịch sử chủ nghĩa cộng sản, phần các chủ nghĩa xã hội không tưởng và các thực hành của nó tại Mỹ trước khi chủ nghĩa cộng sản ra đời.

Bài này còn thiếu nhiều lắm, nhất là chủ nghĩa cộng sản tại Tây Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Ngay cả lịch sử về chủ nghĩa cộng sản tại Hoa Kỳ (một nước mà những người không biết đã nghĩ sai là hoàn toàn không có đảng Cộng sản) cũng đã là đề tài của nhiều sách. Những ai có khả năng nên viết thêm cho bài này. Mekong Bluesman 12:06, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chủ Nghĩa Cộng sản (CNCS) do Marx dùng thuyet cua Engel turn up side down. Những yếu tố để cho CNCS phát triển chỉ có trong thời đại chuyển mình từ thời kỳ nông nghiệp lên kỹ nghệ hoá qua phương pháp Taylor. Marx lý luận Lao Dộng là thành tố lớn trong thành phẩm cuối cùng. Karx cũng không đồng ý lý thuyết invisible hands of markets của Adam Smith. Nên Marx suy tư một phương thức giải quyết giá thành của sức lao động bằng một hệ thống và không chấp nhận thị trường dictate giá cả. Khi hệ thống kinh tế biến hình sang kinh tế tri thức có công nghệ cao thì tiêu chuẩn của Marx định giá lao động không còn chỗ đứng. Fox đã phân tích và đốn ngã các lý luận của Marx từng trọng điểm rồi. Quý bạn nào quan tâm thì tìm Fox đọc sẽ rõ. THICH MINH TAM (thảo luận) 06:55, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Căn cứ của nhận định này sửa

Tôi muốn biết căn cứ của nhận định này dựa trên nghiên cứu hay sự phát biểu của nhà kinh tế học nào?

  • Trong lịch sử mấy chục năm tồn tại của mình các nhà nước tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội đã triển khai một số các biện pháp kinh tế chính trị xã hội mà ngày nay đã được áp dụng một cách hợp lý sau khi loại bỏ đi những hạt nhân phi hợp lý. Các ví dụ như vậy rất nhiều như: kế hoạch hóa quy mô vĩ mô, dồn nguồn lực quốc gia cho những dự án lớn có tính quan trọng sống còn, hệ thống bảo hiểm xã hội toàn quốc, các kinh nghiệm về quốc hữu hóa, vai trò của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế...Đó là những đóng góp của chủ nghĩa xã hội cho tri thức quản lý nhà nước của nhân loại.

thảo luận quên ký tên này là của Linhbach (thảo luận • đóng góp).

Nội dung khó hiểu sửa

Tôi thầy bài này đọc rất khó hiểu và không liền mạch, giống như là một mớ hổ lốn khen + chê nhào trộn vào nhau.

Còn những nội dung cơ bản mà người đọc muốn tìm khi đọc về một khái niệm thì không thấy, chẳng hạn:

  • một định nghĩa cô đọng "CNCS là gì?"
  • CNCS bắt nguồn từ đâu? lịch sử pt theo thời gian ntn?

Còn khi đọc ngay đầu bài en:Communism đã thấy:

Communism is an ideology that seeks to establish a classless, stateless social organization, based upon common ownership of the means of production. It can be classified as a branch of the broader socialist movement.
CNCS là một hệ tư tưởng với mục đích thiết lập một tổ chức xã hội không có giai cấp, dựa trên việc sở hữu chung đối với các phương tiện sản xuất. CNCS có thể được coi là một nhánh của phong trào xã hội chủ nghĩa.

Tôi thấy cấu trúc tại en:Communism rất dễ hiểu. Hy vọng có ai đó sắp xếp lại bài này. Tmct 16:07, ngày 8 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

CNXH hay CNCS? sửa

Bài này viết về chủ nghĩa nào đây ạ? Thí dụ đoạn sau:

Cuộc đấu tranh giữa hai hình thái "Tư bản" và "Chủ nghĩa Xã hội" là cuộc đấu tranh khốc liệt của nhân loại trong thế kỷ 20. Ban đầu vì sự mới mẻ của ý tưởng và vì những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật đặc trưng của thời kỳ đó mà chủ nghĩa xã hội đã thắng thế trên phạm vi lớn trên toàn cầu. Cuộc đấu tranh của hai phe là nguyên nhân chính của các sự kiện trên thế giới. Trong quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản đã thích nghi được với những thách thức của thời đại và đã vượt qua được đối thủ và giành được quyền tồn tại. Chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình, đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ.

Câu cuối cùng thể hiện rõ ý muốn đồng nhất hai khái niệm này, ngoài ra lại còn kết luận 100% một thứ chưa xảy ra 100%. Từ ngữ thì buồn cười quá: "chí mạng", "quyến rũ"..... "Xã hội" này là xã hội nước nào vậy? nên chính xác một tí. "vì sự mới mẻ của ý tưởng ... mà thắng thế"... nghe như chuyện một boyband mới được lăng xê. Tmct 16:15, ngày 8 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chào Quý Bạn. Xin mời quý ban đọc Thesis của Marx "Le Capitalism" để hiểu rõ hơn về Communism. THICH MINH TAM (thảo luận) 07:01, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhận xét của 58.187.222.80 sửa

Đọc bài viết này, tôi thấy toàn ý kiến đánh giá chủ quan và xuyên tạc!

Nếu viết một cách khoa học, thì người viết phải đưa ra khái niệm chủ nghĩa cộng sản (mà những người cộng sản đưa ra) chứ không phải là tự ý bóp méo nó.

Tiếp đến là lịch sử của chủ nghĩa cộng sản, những thành tựu của nó và những khuyết điểm bên trong của nó. Tôi nghĩ, một học giả tư bản chân chính, dù chống lại chủ nghĩa cộng sản, cũng phải trân trọng và đánh giá cao nhiều giá trị cao quý trong tư tưởng và cả những thành tựu trong hiện thực của nó.

Nếu không nhờ chủ nghĩa cộng sản, tại sao Liên Xô cũ đạt được những thành tựu rực rỡ vào những năm 50, 60 của thế kỷ 20, làm xôn xao cả dư luận của nước Mỹ!

Nói chung, tôi cảm giác là từ điển bách khoa toàn thư này, viết về chính trị, vẫn mang đậm tư tưởng chống cộng, viết rất chủ quan, thiếu khoa học và có thể nói là cố tình bôi nhọ!

58.187.222.80 18:04, ngày 6 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tất cả mọi thành viên của Wikipedia đều có thể viết thêm vào các bài nếu bài đó còn thiếu. Nếu là "cố tình bôi nhọ" hay "đánh giá chủ quan và xuyên tạc" thì cộng đồng sẽ có quyết định xóa bỏ. Mekong Bluesman 03:48, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cũng cho rằng bài này có một vài nhận xét không khách quan. Không mang tính trung lập. Ví dụ như: Chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình, đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ. thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.48 (thảo luận • đóng góp).

Tôi cũng đồng ý phải chỉnh sửa lại trang này nếu không các thông tin mà các bạn cung cấp sẽ không còn chuẩn xác và người ta cũng sẽ nghi ngờ về tính trung lập của nó, không tin tưởng vào các thông tin mà các bạn cung cấp để họ có thể lấy làm tài liệu trích dẫn nữa Doanvanvung 07:33, ngày 8 tháng 4 năm 2007 (UTC)doanvanvungTrả lời

Sau khi đọc lại bài này một lần nữa tôi thấy cách nhìn cũ của mình đã bị lung lay, ko còn nghĩ là bài viết này xuyên tạc nữa. Chỉ là một đôi chỗ LG sử dụng từ ngữ thẳng thắn quá, có thể gây choáng cho một người sinh trưởng và lớn lên ở Việt Nam. ví dụ: Chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình, đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ. nhưng khi đọc toàn bài thì mọi ý kiến đều có vẻ đúng mức, trung lập. Tôi sẽ bỏ thêm thời gian để đọc kĩ bài này hơn --Blueberry 16:59, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không hẳn là nói về chủ nghĩa Phát xít thì phải đưa ra định nghĩa dân tộc CN của Hitler, hay nói về Khmer Đỏ thì phải dẫn sách của Pol Pot. Tuy nhiên, có ai biết định nghĩa về CNCS bởi những người Cộng sản là gì không? Tôi nghĩ sẽ rất thích hợp để thêm vào bài. --79.65.66.185 05:22, ngày 11 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Người cộng sản là chủ nghĩa cộng sản? sửa

Có người đã tạo ra mục từ Người cộng sản rồi chuyển hướng tới bài Chủ nghĩa cộng sản này. Tôi đành phải thảo luận ở đây về "Người cộng sản" vậy. "Người" và "chủ nghĩa" khác nhau xa ai cũng biết, việc định nghĩa người cộng sản la người theo chủ nghĩa cộng sản rồi chuyển hướng khác nào viết AL-QUAEDA rồi chuyển hướng tới Hồi giáo? Tôi đề nghị xóa bỏ dẫn hướng này, bài "Chủ nghĩa cộng sản" sẽ được đưa vào mục Xem thêm của bài "Người cộng sản" và ngược lại bài "Người cộng sản" sẽ đưa vào mục Xem thêm của bài "Chủ nghĩa cộng sản". Nbq 11:48, ngày 26 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn vào các Wikipedia khác xem WP nào phân biệt thì cho biết. So sánh "người cộng sản"/"CN cộng sản" với "Al-Quaeda"/"Hồi giáo" là khập khiễng, mà phải là "người theo đạo Hồi"/"Hồi giáo", hay "Đạo giáo"/"Đạo sĩ". Nguyễn Thanh Quang 12:16, ngày 26 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Mekong Bluesman 07:48, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC) có thảo luận: Một thí dụ, hay và gần đây nhất, là từ "bồ đề" và cụm từ "cây bồ đề". Nếu LG dùng một ít thời giờ đọc các bài về hai từ đó, và các thảo luận kèm theo, sẽ hiểu tại sao một từ điển bách khoa nên làm rõ nghĩa, thay vì góp chung vào một bài. Ngoài ra phái như Leninism, Maoism, Troskism, polpotism, Ho-ism thì có các loại người cộng sản khác nhau? Hai người cùng quốc tịch nhưng theo hai phái khác nhau với hai người khác quốc tịch nhưng theo một phái giống nhau thì sao, họ là các loại người cộng sản gì? Lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản có thay đổi theo thời gian hay không, "người cộng sản" có biến đổi theo thời gian hay theo thay đổi nhận thức, hoặc xét lại lý thuyết cũ? Thời của chủ nghĩa duy vật thô mộc thì không tin có thế giới tâm linh còn bây giờ người cộng sản tin vào tâm linh, gọi hồn? Nguyễn Thanh Quang cho rằng Bạn vào các Wikipedia khác xem WP nào phân biệt thì cho biết việc các WP khác phân biệt thế nào, theo tôi, chưa phải là tiêu chuẩn cho một mục từ của Wiki tiếng Việt, mà các bản khác là bản nào? Nếu Nguyễn Thanh Quang mà thay Người cộng sảnngười theo chủ nghĩa cộng sản vào các câu nói thường nghe mà vẫn không làm thay đổi nghĩa của câu thì Nguyễn Thanh Quang đã đúng.Trả lời

Làm thế nào để biết đó là một người cộng sản, người cộng sản thì có các tố chất gì, tiêu chí phân biệt để phân biệt người cộng sản Liên Xô, người cộng sản Trung quốc, người cộng sản Campuchea, người cộng sản Tiều tiên, người cộng sản Cuba, người cộng sản Mỹ, người cộng sản Pháp, người cộng sản Maoism, Khomer đỏ có phải những loại người cộng sản đó, họ đều giống nhau nhưng khác quốc tịch? Hay là họ theo các chủ nghĩa cộng sản khác nhau, hay là họ theo các đảng cộng sản khác nhau?

Đọc bài này xong người ta có đoán ra người cộng sản là người gì hay không? Nếu người ta đọc bài chủ nghĩa cộng sản mà biết được nhưng người cộng sản là gì thì thôi khỏi cần tạo ra thêm một mục từ để tinh giản tối đa tài nguyên của wiki Nbq 09:20, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị lược bỏ một số phần không có thái độ trung lập sửa

Xin mọi người xem xét và lược bỏ bớt một số phần sau đây:

-Đoạn mở đầu, từ "Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản..." đến "...một vài đường lối của chủ nghĩa tư bản." Lý do: đoạn mở đầu thường chỉ đưa ra khái niệm cơ bản cho đề mục, hoàn toàn không nêu đánh giá và nhận xét chủ quan. Xem trang tiếng Anh cho communism. Ngoài ra, tôi cảm thấy phần này có lẽ được viết theo ý kiến chủ quan, không đưa ra một dẫn chứng cũng như liên kết đến bất cứ một nghiên cứu nào.

- Loại bỏ toàn bộ các phần có liên quan đến chủ nghĩa xã hội trong bài viết này. Lý do: chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là hai hệ thống tư tưởng, tuy có liên quan mật thiết, nhưng hoàn toàn phân biệt. + Bàn thêm về vấn đề này: theo từ điển trực tuyến dictionary.com, chủ nghĩa xã hội là "lý thuyết hoặc hệ thống tổ chức xã hội bảo vệ sự sở hữu và chỉ huy phân phối và sản xuất, tư bản (tiền vốn), đất đai của toàn thể cộng đồng như là một khối thống nhất", đồng thời "là bước phát triển tiếp theo, ngay sau chủ nghĩa tư bản, của xã hội trên con đường đạt đến chủ nghĩa cộng sản." Như vậy có thể khẳng định, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn không phải là một như vẫn hay nhầm lẫn.

- Phần phê phán chủ nghĩa cộng sản: có lẽ cần loại bỏ tất cả hoặc phần lớn các tính từ dùng để phê phán Karl Marx và Lenin như "khiên cưỡng", "thô sơ", "khiếm khuyết", "cực đoan" vân vân. Lý do: người viết không nêu được lý do, dẫn chứng hoặc ít nhất là liên kết đến bất cứ một nghiên cứu nào chỉ ra được những điều này. Người viết tuy có đưa ra lý luận, nhưng cần biết rằng lý luận ai cũng có thể viết được, việc đưa ra một nghiên cứu nghiêm túc và khoa học mới thật sự đáng tin cậy. Có thể so sánh với thuyết tiến hoá của Darwin chẳng hạn: về việc môi trường có ảnh hưởng đến các loài và sự tiến hoá, có rất nhiều nhà khoa học từng đưa ra những bình luận và phỏng đoán về vấn đề này, nhưng chỉ khi Darwin viết sách "Về nguồn gốc các loài" thì thuyết tiến hoá mới thật sự là một thuyết (theory) có cơ sở khoa học vững chắc. + Bàn thêm về vấn đề này: thực ra chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ tồn tại trong thực tế cả. Ngay cả Liên bang Xô viết trước đây, đỉnh cao của chủ nghĩa cộng sản, cũng chỉ "trên đường trở thành chủ nghĩa cộng sản", và có lẽ do tâm lí nóng vội gấp rút, muốn sớm đốt cháy giai đoạn mà Liên bang này sụp đổ. Đây có thể là một sai lầm của Lenin, nhưng không thể nói là sai lầm của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản có thể là bất hợp lí, không tưởng, nhưng tất cả chỉ là phỏng đoán. Và phỏng đoán thì không nên đưa wikipedia.

- Lời kết: chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là lý thuyết, và dù sao vẫn chỉ là một danh từ trừu tượng. Tôi nghĩ rất nên giữ thái độ bình tĩnh và khách quan khi viết về vấn đề nhạy cảm này, và khi chỉ ra những sai lầm của chủ nghĩa này cũng nên hết sức cẩn thận. Tôi không theo một đảng phải hay khuynh hướng chính trị nào cả, chỉ là tò mò tìm hiểu về sự phát triển của xã hội, và có thể nói một cách khách quan rằng bài viết trên wikipedia về chủ nghĩa cộng sản mang tính chất thiên vị và thành kiến cao. Ngay cả trang chủ nghĩa tư bản tiếng Việt cũng không mang những nhận định thành kiến và chủ quan như trang này.

Not a scholar (thảo luận) 01:06, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi buộc lòng phải nghi ngờ động cơ chính trị của người viết bài viết về CNCS.

Bài viết không cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết và hàm súc mà nặng về phát biểu ý kiến cá nhân của người đọc.

Tuổi trẻ là tuổi ngông cuồng và không suy xét, những người trẻ đọc một bài viết thiên kiến nặng nề như thế này thì thế nào nhỉ.

Nhiều ý kiến của tác giả rất chủ quan và thiên lệch, đến những sách sử nước ngoài khi viết về CNCS cũng không có cái nhìn thiên kiến đến thế.


Ndqanh vn (thảo luận) 14:04, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Ndqanh vnNot a scholar đã góp ý.
Mời các bạn đặt tiêu bản {{cần dẫn chứng}} vào sau các câu mà mình cho là có vấn đề, sau vài ngày, nếu không ai cung cấp nguồn, các bạn có thể xóa các câu đó đi.
Ngoài ra, mong các bạn tham gia chỉnh/sửa/bổ sung nội dung bài để bài có chất lượng tốt hơn, kèm theo dẫn chứng nguồn cho các nội dung bạn đưa vào để đảm bảo nó sẽ không bị người khác xóa mất.
Tmct (thảo luận) 15:04, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời


Cho hỏi ở đây có ai đọc Mác- Lêninoàn tập không vậy ? Thay vì giới thiệu về lý luận của những nhà kinh điển chủ nghĩa cộng sản, mọi người lại bình luận về sự áp dụng nó theo hướng chủ quan quá nhiều.Nếu lật sang trang tiếng anh, có tham khảo bản tiếng pháp và nga, sẽ thấy chủ nghĩa cộng sản là một trường phái của chủ nghĩa xã hội. và chủ nghĩa cộng sản không chỉ có mác và lê nin. cũng không chỉ có mao hay stalin mà còn nhiều nhà lý luận khác, nhưng chưa thấy giới thiệu. còn nói chủ nghĩa xã hội là một giai đoạn để tiến lên chủ nghĩa cộng sản là lý luận của mác, không liên quan đến chủ nghĩa cộng sản là 1 trường phái của chủ nghĩa xã hội với mong muốn xã hội công bằng hơn. nói nhân loại từ bỏ nó trong thế kỷ 21 là sai hoàn toàn, hiện trên thế giới còn rất nhiều đảng cộng sản tồn tại, và tiếp tục hình thành trong thời gian gần đây, nhưng hướng đi của họ có thể khác với mác -lê nin một chút, cho phù hợp thời thế. cảm giác mọi người chưa hiểu rõ thế nào là chủ nghĩa tư bản, thế nào là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản /kể cả khái niệm chủ nghĩa đế quốc. chủ nghĩa cộng sản ra đời trong hoàn cảnh công nhân bị tư bản bóc lột thậm tệ, vì thế nó là ngọn cờ đấu tranh của công nhân với khát vọng giải phóng áp bức, bóc lột. về sau chủ nghĩa tư bản có chuyển mình một phần tác động của chủ nghĩa cộng sản và phong trào đấu tranh của những người cộng sản và công nhân. lenin có một đóng góp rất quan trọng là luận cương về thuộc địa, nhờ đó thổi bùng phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa giành độc lập dân tộc ở nhiều quốc gia. chủ nghĩa tư bản bản chất là siêu lợi nhuận, do đó không ngần ngại xâm chiếm thuộc địa để biến các thuộc địa thành nơi cung cấp nhân công,tài nguyên cho tư bản và là nơi tiêu thụ hàng hóa tư bản. đấy là tôi nói về chủ nghĩa tư bản ngày xưa và chủ nghĩa cộng sản ngày xưa. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.80.109 (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn ý kiến của bạn. Mời bạn giúp sửa để nâng cao chất lượng bài. Bài này đã từ lâu không có ai đủ trình độ và/hoặc quan tâm để sửa bài. Tmct (thảo luận) 14:04, ngày 1 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hy vọng những bạn chuyên môn có thể trung lập và trung thực hóa lại bài Wiki này. Tôi đọc bài này và thấy như đây là 1 bài để bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản hơn là 1 bài tham khảo Wiki đàng hoàng đúng đắn về nó. Quocviet1 (thảo luận) 03:36, ngày 13 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mình đã đọc bài về chủ nghĩa cộng sản nhưng mình thấy có nhiều phần viết có vẻ rất phiến diện và mang tính chủ quan phê phán chủ nghĩa cộng sản

theo như bạn viết thì: 1>Trong quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản đã thích nghi được với những thách thức của thời đại và đã vượt qua được đối thủ và giành được quyền tồn tại ---> nói điều này hiện nay thì vẫn còn quá sớm vì vẫn còn "bóc lột" tức là vẫn còn đấu tranh mà bản chất của tư bản là kinh tế và bóc lột.

2> Chủ nghĩa xã hội (và chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình [cần dẫn chứng], đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ. [cần dẫn chứng] Bắt đầu từ thập niên 1990 các nước xã hội chủ nghĩa đã âm thầm loại bỏ chủ nghĩa cộng sản [cần dẫn chứng] để theo một vài đường lối phát triển của chủ nghĩa tư bản, mặc dù vẫn còn danh xưng và quốc chế theo hình thức chủ nghĩa cộng sản


> thực ra lý thuyết của max là về cn cộng sản, mà thực ra chưa có nước nào tiến lên được chủ nghĩa cộng sản cả, việt nam hiện nay cũng chỉ là thời kì quá độ tiến lên CNXH,không thể viết là

"các nước xã hội chủ nghĩa đã âm thầm loại bỏ chủ nghĩa cộng sản " vì thực ra chủ nghĩa cs vẫn chưa tồn tại, các nước này đã trở thành tư bản vì đã bị các nước tư bản dồn ép,phá hoại,cấm vận kinh tế. Nếu nhìn vào lịch sử thì ta sẽ thấy: Liên xô đi theo CNTB vì Gock ba chôp là tay sai của mỹ được gài vào để phá hoại CNXH tại liên xô, các nước khác như Hunggary,albani tan rã vì chế độ gia đình trị, hơn nữa lại dập khuôn máy móc theo liên xô về hình thức kinh tế. Tất nhiên phải thừa nhận hình thức kinh tế theo kiểu tập trung hợp tác xã là sai lầm nhưng ko thể nói đi theo CNXH là sai lầm được.

3>Do đó trong triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa cộng sản có đặc trưng nổi bật là nghiên cứu về sự tư duy của con người rất phiến diện chỉ nhằm vào cái "chung" ít nghiên cứu về cái "riêng"


> Triết học là khoa học tổng quát về những cái chung nhất, quy luật chung nhất của XH. bạn nên ngồiđọc lại triết học

4>Trong sự phát triển của xã hội loài người có rất nhiều yếu tố quyết định và không nhỏ nhưng rõ ràng lý thuyết về sự phát triển của xã hội loài người của Marx là quá thô sơ chưa thể là một khoa học đủ mạnh để lý giải và dự báo cho quá trình phát triển của xã hội. Ngay Marx là người cả đời nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản mà cũng không thể nhìn thấy trước được hình thức "tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia" sẽ xuất hiện sau khi ông mất chỉ khoảng vài chục năm, và những hiện tượng như chủ nghĩa tư bản toàn dân như hiện nay của các xã hội Âu - Mỹ khi công nhân cũng có thể là đồng sở hữu của phương tiện sản xuất thông qua cổ phần... thì Marx không thể nào có thể tưởng tượng ra nổi. Vậy phải chăng không thể dự báo được thế giới chỉ dựa trên lý luận duy lý và thuần tuý số liệu của hiện tại

--> dự báo thế giới ? bạn có thể dự báo được tương lai của bạn không???? nếu bạn có khả năng đó thì bạn sẽ là "danh nhân văn hóa" đó và chết sẽ dc chôn tại viện bảo tàng (^^).

5>Marx và các nhà Marxist đương thời đã không nhìn ra được hiệu lực của các biện pháp giải quyết các mâu thuẫn xã hội bằng biện pháp phi bạo lực, phi cách mạng. [cần dẫn chứng] Tại thời điểm của Marx cũng dễ hiểu người ta chỉ nhìn thấy các biện pháp cách mạng và bạo lực để giành lấy quyền lợi cho giai cấp mà không thấy được sức mạnh rất lớn của cách giải quyết hoà bình bằng thoả hiệp và đối thoại.

--> thỏa hiệp và đối thoại??? có những thứ có thể thỏa hiệp và những thứ không thể thỏa hiệp bạn có chấp nhận trao cả gia đình và vợ con bạn cho "một người đàn ông khác" nếu họ thỏa hiệp với bạn không? lợi ích kinh tế luôn là một lợi ích khó có thể từ bỏ, g/c tư sản không bao giờ thỏa hiệp để mất đi quyền lợi kinh tế, chính trị và xã hội, chỉ có "thằng ngu" mới chấp nhận thỏa hiệp thôi muốn đánh đổ CNTB chỉ có đấu tranh giai cấp, phải trả bằng mồ hôi và máu. nhưng thà đánh đổ mồ hôi và máu để giành lấy quyền lợi còn hơn cả đời làm nô lệ, Trâu bò. "Hi sinh đời bố củng cố đời con". bạn nên biết rằng trong một nước tư bản thì các nhà tư bản chỉ chiểm 3% dân số nhưng lại có đến 97% tổng tài sản quốc nội trong khi 97% dân số còn lại thì chỉ có 3% tổng tài sản vậy thì tại sao những người công nhân phải ở trong những ngôi nhà ổ chuột, những người nông dân phải chịu đói kém,mất đất phải lên thành thị làm công nhân làm công nhân và rồi sau đó đi đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm????

hiện nay cuộc sống người dân tại các nước tư bản đã tốt hơn nhiều do các nhà tư bản sợ các cuộc đấu tranh đình công của Công nhân,nhưng sự bóc lột vẫn chưa và sẽ còn tồn tại "rất nhiều năm nữa" tại các nước tư bản.

== Xin giúp cháu giải thích thắc mắc như sau:


 Kính gửi các cô chú bác và các anh chi, đây là lần đầu tiên cháu vào diễn đàn,
 cháu hiện đang học lớp 12. Cháu học đến phần CNXH thì cháu có một điều thắc mắc như sau:
Việt Nam hiện đang trong giai đoạn Chủ Nghĩa Xã Hội 
và nếu giả sử chúng ta thành công và tiến lên được Chủ Nghĩa Cộng sản 
thì nền kinh tế lúc đó sẽ thế nào ? Nếu giả sử khi tiến lên Chủ Nghĩa Cộng sản:
nghĩa là của cải vật chất của Xã Hội lúc này dư thừa và tiêu dùng không hết
vậy xét về mặt tâm lý sẽ dẫn đến tình trạng toàn xã hội giảm sản xuất, 
kết quả kinh tế giảm, sản lượng giảm, máy móc thiết bị hao mòn,
khoa học kỹ thuật kém phát triển,....-> lúc đó chúng ta lại quay lại
 thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để xây dựng lại phải không ?


 Xin vui lòng giúp cháu giải thích. Cháu cảm ơn nhiều
  • Thắc mắc của cháu mà hỏi ông Trưởng ban tư tưởng văn hóa TW thì ổng cũng chịu.
tóm lại, tôi có thể thấy chế độ xã hội chủ nghĩa là một chế độ tốt đẹp. Vì lợi ích chung của mọi người, nhưng suy cho cùng ra thì đó chỉ là lý thuyết, ông bà ta Xưa nay đến giờ có câu nói :cờ đến tay ai người náy phất. vì vậy trên đời này có 1000 người là một 1000 bản chất , 1 tỷ người củng là 1 tỷ bản chất, tính cách khác nhau. Vì thế người cầm quyền của xã hội chủ nghĩa mới là người nói lên hiện trang của xã hội chủ nghĩa tại thời điểm đó , không thể đổ đồng cái xấu lên chế độ xã hội chủ nghĩa được. Tư bản chủ nghĩa bản chất của nó là bóc lột, nhưng phải hiểu một điều là trong thế giới hòa bình, văn minh hiện đại ngày nay , với một xã hội yên bình trật tự thì làm sao có thể có chuyện bóc lột của chế độ tư bản diển ra với quyền lợi và lợi ích của con người được đưa lên hạng bậc nhất.
Shshshshi (thảo luận) 15:10, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ tiếng Anh communism bị dịch sai thành "chủ nghĩa cộng sản" từ đúng phải là "chủ nghĩa cộng đồng" sửa

Thuật ngữ “chủ nghĩa cộng sản” được dịch từ các thứ tiếng phương Tây (communism (Anh), communisme (Pháp), Kommunismus (Đức), коммунизм (Nga). Các thuật ngữ này không hề có từ “sản” mà chỉ gần gũi với từ “chung” (common), “cộng đồng” (community). Không phải ngẫu nhiên mà một tác giả đã giải thích: “communism = common + ism”. Việc dịch thuật ngữ này thành “chủ nghĩa cộng sản” là sai cả về ngữ nghĩa và thực chất của khái niệm. Communism nếu dịch chính xác phải là “chủ nghĩa cộng đồng”, chứ không thể là “chủ nghĩa cộng sản” được. Từ “chủ nghĩa cộng sản” tạo ra một ấn tượng sai lầm rằng xã hội tương lai mà chúng ta phấn đấu xây dựng phải là một xã hội mà mọi tài sản đều là của chung. Mặc dù, sau này, người ta đã cải chính rằng không phải mọi tài sản mà chỉ có tư liệu sản xuất là của chung, nhưng như vậy cũng không phản ánh được thực chất của chủ nghĩa cộng sản. Khái niệm “communism” phản ánh mục đích phấn đấu là cộng đồng xã hội, ưu tiên của cộng đồng xã hội so với cá nhân; còn tư liệu sản xuất chung chỉ là con đường để thực hiện mục đích, chứ không phải là mục đích. Nguồn: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Ngon-Ngu/Thuat_ngu_triet_hoc_nguon_goc_nuoc_ngoai/ Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 15:26, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chủ nghĩa cộng đồng đã có bài rồi: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_c%E1%BB%99ng_%C4%91%E1%BB%93ng Tên gọi "chủ nghĩa cộng sản" là tên gọi du nhập từ Trung Quốc chứ đâu phải do người Việt Nam chế ra. Đã nghía qua một tý bài viết kia mới xem thấy "hiên sinh có nghĩa là đang sống" là đã biết trình độ Hán văn của tác giả hết sức thâm hậu rồi chả dám xem tiếp. Hihihiha (thảo luận) 13:22, ngày 18 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phê phán chủ nghĩa Mác sửa

Trong bài này có đoạn "Ví dụ Marx không thể lý giải nổi tại sao tại phương Đông văn minh nảy sinh rất sớm như ở (Ấn Độ, Trung Quốc) nhưng sau hàng nghìn năm quan hệ sản xuất không hề thay đổi, lực lượng sản xuất gia tăng nhưng không có quan hệ sản xuất mới, không có các hình thái nhà nước đặc trưng của Marx như chiếm hữu nô lệ hay phong kiến (theo kiểu châu Âu). Mô hình của Marx cũng thất bại không thể giải thích xã hội của các bộ lạc da đỏ châu Mỹ, thổ dân da đen châu Phi,"

Không biết tác giả của đoạn này lấy từ nguồn nào, của ai?, nếu là quan điểm cá nhân của tác giả thì tôi cũng có thể phản bác lại.

Việc dùng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào giải thích trong trường hợp này chưa hẵn đã không đúng vì:

  • Về các nước ấn đô, trung quốc. Thực tế mác có đề cập đến khái niệm "phương thức sản xuất châu á" trong đó có nhấn mạnh tính "nông nghiệp" của nền kinh tế mà nông nghiệp thì thường có tính ổn định, mặt khác cách thức canh tác (hay sâu hơn là phương thức sản xuất) ít thay đổi vì phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (cho nên lực lượng sản xuất dù có gia tăng những chưa thể đủ điều kiện để phá vỡ quan hệ sản xuất), chính vì thế các quan hệ xã hội có tính chất nông nghiệp này cũng kéo dài. Vậy nó có thể giải thích cho các trường hợp của ấn độ, trung quốc (dương nhiên mác cũng chưa đặt nặng vấn đề văn hóa - truyền thống của các nước này để giải thích điều đó)
  • Về các bô lạc châu phi, da đỏ, tại sao vẫn không thay đổi trong thời gian dài? Nếu áp dụng lý thuyết này thì nó vẫn có thể giải thích được vì cách thức sản xuất của bộ lạc này quá kém (vẫn còn săn bắn, hái lượm) thì làm sao có quan hệ sản xuất phù hợp được chính vì thế họ vẫn tồn tại trạng thái lạc hậu lâu dài. Một chi tiết nữa mà tác giả không chú ý đó là: cũng là người da đỏ, cùng sinh sống trên châu mỹ, nhưng các bộ lạc ở bắc mỹ do không có phát triển về lực lượng sản xuất cho nên xã hội lạc hậu, nhưng nên nhớ ở trung mỹ và nam mỹ, cũng là người da đỏ, nhưng họ đã cải tiến cách thức sản xuất thì lập tức họ có một xã hội phồn thịnh (nền văn minh Maya, aztec) và các nền văn minh đó do không có giao lưu với bên ngoài, mặt khác do mâu thuẫn nội bộ (đấu tranh giai câp) nên đã suy yếu và thất bại trước sự tác động của ngoại lực (người châu âu). Trên đây là ý kiến của tôi.--Nhan Lương (thảo luận) 12:08, ngày 17 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chất lượng bài viết ngày càng kém. Làm cho người ta không biết phân biệt CNXH với CNCS ? Thế nào là CNXH, thế nào là CNCS ? Các bộ lạc da đỏ vẫn giữ mô hình cộng sản nguyên thủy bạn à. Người ta còn lờ mờ đánh đồng CNCS với CN Marx-Lenin, mà không phân tích các trường phái khác. Nói chung càng về sau chất lượng càng kém!

Lịch sử phát triển sửa

Phần này chỉ là lịch sử phát triển của phong trào chính trị chứ chưa nói đến lịch sử phát triển của tư tưởng. Tôi đọc toàn bài rồi. Chất lượng quá kém trong khi người Việt sống dưới chế độ cộng sản gần 1 thế kỷ. Toàn những định kiến chính trị hoàn toàn không có nguồn của các bên về chủ nghĩa cộng sản.Rotave (thảo luận) 08:04, ngày 29 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bữa nào tôi phải viết lại bài này để mấy anh nông dân tự xưng cộng sản ở Vn biết rằng chủ nghĩa cộng sản hiểu theo cách của Marx khác với cách của Lenin, Stalin, Mao. Chưa từng đọc Marx hỏi sao không hiểu sai chủ nghĩa cộng sản rồi làm bậy. Rimbo (thảo luận) 18:32, ngày 2 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Các mác bác bỏ duy tâm?! sửa

Theo kiến thức mình học và nghiên cứu thì ông không bác bỏ Duy tâm như trong phần: "Phê phán chủ nghĩa Marx", đoạn: "...bác bỏ trường phái duy tâm trong khi đó đây là các khía cạnh...". Các Mác đi theo hướng duy vật luận nhé!

Trích dẫn sửa

Bài viết nhìn chung không tệ nhưng thiếu nguồn dẫn và các trích dẫn từ các tác phẩm của Marx, Lenin, Stalin, Mao ... Bài viết đã được tái cấu trúc lại. Các bạn cứ theo cấu trúc này mà viết tiếp.Xixaxixup (thảo luận) 16:42, ngày 26 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản còn quá sơ sài. Marx, Lenin, Stalin, Mao có quan điểm không giống nhau ở từng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản. Cần viết thêm, trích dẫn thêm từ kinh điển để thấy được điều này. Chỉ có hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa cộng sản mới thấy nó hay chỗ nào, dở chỗ nào để biết đường mà áp dụng cho đúng. Học những chủ thuyết của nước ngoài không đến nơi đến chốn, không hiểu hết về nó rồi đem áp dụng lên xứ sở của mình thì chỉ gây ra thảm họa. Cộng sản, quốc gia, dân chủ đều giống nhau ở chỗ ngu dốt mà thích đấu tranh vì những lý tưởng cao siêu.Xixaxixup (thảo luận) 16:28, ngày 30 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Lý tưởng của nghĩa cộng sản là giải phóng triệt để con người. Tiếc rằng chúng ta không hiểu nên toàn làm ngược lại mà cứ tưởng mình đang theo chủ nghĩa cộng sản. Chẳng thứ gì người Việt hiểu biết đến nơi đến chốn nên toàn làm bậy. Phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản phải viết thêm, trích dẫn thêm Marx thì mới sâu sắc được. Viết lại bài này mới thấy Tây cũng đang hướng tới chủ nghĩa cộng sản có điều nó không tuyên bố đấy thôi. :D Xixaxixup (thảo luận) 15:56, ngày 2 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Khi nào người Việt phản tỉnh, không còn đổ lỗi cho bất kỳ chủ nghĩa nào, thế lực ngoại bang nào thì đất nước này sẽ văn minh, tốt đẹp hơn. Xixaxixup (thảo luận) 17:05, ngày 7 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Các vấn đề kinh tế - xã hội mà Marx muốn giải quyết vốn dĩ đã phức tạp, lý luận của Marx còn khó hiểu hơn. Việc hiểu đúng Marx rất khó. Những người có trình độ chưa chắc đã hiểu hết Marx huống gì dân và những chính trị gia ít học. Sai lầm là phải. Ahihi456 (thảo luận) 08:32, ngày 15 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ nói lần cuối ở trang này vì tôi không dám phô bày nhiều trong khi các bạn rối của Kayani lại hiểu sai vấn đề, chủ nghĩa Marx sai là ở chỗ ông ta cổ xúy cho sự tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp, áp dụng cái chủ nghĩa duy vật cực đoan, phê phán chủ nghĩa tư bản quá nặng và đề cao chuyên chính vô sản; điều đó sinh ra các chế độ toàn trị suy đồi và phản động, giải thích sai về thế giới quan và bản chất con người cũng như đơn giản hóa các mối quan hệ xã hội và cực đoan triệt để hóa thay vì cải cách và hợp tác và hòa giải hòa hợp và chấp nhận các quy luật cùng môi trường khách quan trong tự do (tất cả chỉ do ông quá bất mãn và nóng vội, từ tâm ra), ông ta và Engels cứ cố không chấp nhận rằng xã hội có thể tự tiến và có tính cộng sinh; ông ta cứ muốn cái tự do và "dân chủ" kiểu dần xem nhẹ tinh thần quốc gia dân tộc - xem nhẹ các giá trị tinh thần+tâm linh - xem nhẹ các giá trị gia đình truyền thống; chủ nghĩa Marx nói riêng và cộng sản nói chung sau này đã bị biến tướng và phát triển thêm, điểm chung là chúng đều là giáo điều, chúng máy móc và duy ý chí, chúng chủ quan và nóng vội, tạo điều kiện cho thói quan liêu và độc tài, sinh ra sự trì trệ và yếu kém, thúc đẩy tình trạng tham nhũng và lòng tham sân si, ngoài ra là ta hình dung ra một xã hội không tưởng (sai lệch thôi) mà những người cộng sản cố xây dựng bằng bàn tay sắt tiêu cực kết hợp với chủ nghĩa dân túy và cũng áp dụng bằng cách lươn lẹo không quá tồi nhưng điểm chung vẫn là cái xã hội cộng sản chủ nghĩa, ngày xưa là đảng Cộng sản sau 1 hồi đắn đo thì lấy vỏ bọc dân tộc để áp đặt ý thức hệ của họ vào Việt Nam còn nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thực ra chỉ là cải cách theo kiểu trộn một cách tạp nham với chủ nghĩa tư bản và văn hóa phương Tây và mô hình tự do thái quá nên thành ra mới sinh các tệ nạn xã hội và suy thoái đạo đức/các giá trị truyền thống/các giá trị nhân văn cũng như lạc hậu và trầm trọng thêm sự sai phạm của quan chức, xã hội thì bị thiệt hại bởi những con người xuống cấp và quan chức thiếu năng lực, bộ máy hành chính cồng kềnh, y tế và giáo dục thì kém phát triển ở về mặt vĩ mô, giao thông và các mặt khác cũng vậy, văn hóa bị thoái hóa và nghèo nàn, phá hủy đi môi trường thiên nhiên,...vân vân... Và dĩ nhiên thì chủ nghĩa tư bản "giãy chết" và các cuộc cải tổ cách mạng của chính quyền này cũng mang lại các tín hiệu tích cực cho nhân dân Việt Nam, chủ nghĩa tư bản vẫn là sự áp bức và bóc lột gây ra bất công và các tệ nạn chứ ạ, nhưng không thể phủ nhận tính tích cực của nó để xây dựng kinh tế, chủ nghĩa Marx phê phán quá chủ quan mà lại rất triệt để và cực đoan về hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa khi luôn luôn đi phủ nhận các quy luật kinh tế thị trường và kết luận rằng tư bản càng phát triển thì càng khủng hoảng để giai cấp khác dùng bạo lực cướp quyền để tiếp tục phát triển như 1 tất yếu lịch sử với tư duy biện chứng biện minh (là diễn giải sai) nhưng ông ta không biết rằng tư bản tôn trọng tự do và nó luôn vận động để cải tiến mà tự nhiên vô tình giết mình, mà xã hội thì là có cả người này người nọ, cái gì cũng để tự nhiên diễn ra và tôn trọng luật pháp và điều hòa giai cấp lấy con người làm trung tâm, người phương Tây muốn chủ nghĩa xã hội tự do nhưng không phải theo cách độc tài và cổ hủ và lươn lẹo thập cẩm như cộng sản, thực ra nếu phân tích thì Marx và Engels không hề đâu có phải là hai gã kẻ yếu kém nhưng lại cùng tự mâu thuẫn và phi thực tế/phản khoa học/phản tiến bộ, bản thân cái lý thuyết thặng dư chính là một sự xuyên tạc trắng trợn thiếu hiểu biết về quy luật cung-cầu, toàn một mớ lý thuyết thừa và chủ quan, chủ nghĩa Marx thực ra là ngoại lai và nó cũng chẳng giải thích nổi xã hội phương Đông và châu Á, thực chất hai ông chỉ thể hiện chủ nghĩa kinh nhiệm và kiêu ngạo mà tạo tiền đề cho một xã hội đóng kín buộc các nhà triết thuyết sau này phải tò mò xét lại như theo kiểu xét lại 1 thuyết âm mưu vậy,...vân vân...; nói chung thì chủ nghĩa Marx là thuộc về một thể loại sai lệch và không tưởng chứ không chỉ là lỗi thời cho nên cần phải bị phê bình nếu không muốn nói là cần phải bị loại bỏ hoàn toàn, chủ nghĩa xã hội thật ra lại rất tốt mà chúng ta cần áp dụng sáng tạo và phù hợp...với 1 chế độ tự do nhân bản...để rồi tiến tới đại đồng nhưng chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cộng sản phải bị ta vứt bỏ.

2001:EE0:41C1:BE64:B9:FCA5:A084:E38B (thảo luận) 18:52, ngày 28 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Độc quyền kinh tế sửa

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_c%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n&type=revision&diff=31991452&oldid=31984328

Tôi đọc Lenin không thấy chỗ nào ông ấy viết là nhà nước chỉ nên nắm độc quyền ở một số ngành kinh tế quan trọng hết. Saruman muốn khẳng định điều đó trong bài thì trích dẫn Lenin ra.Sidaten (thảo luận) 07:48, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

 
Thusinhviet đã xóa thảo luận này của Rondano vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào một thời điểm nào đó. Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.
 
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Rondano vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 15:05, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Phải loại bỏ ảnh hưởng của Lenin, Stalin, chỉ giữ lại Marx thì đất nước này mới khá lên nổi.Rondano (thảo luận) 14:52, ngày 28 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì chủ nghĩa xã hội rất tốt để tiến tới đại đồng nhưng chủ nghĩa Marxchủ nghĩa cộng sản phải bị loại bỏ.

2001:EE0:41C1:BE64:B9:FCA5:A084:E38B (thảo luận) 15:36, ngày 28 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nhà nước hay nước sửa

Nhà nước để chỉ một chính thể ở một quốc gia, nước để chỉ chính quốc gia đó. Sự chênh lệch giữa Liên Xô và Mỹ là chênh lệch kinh tế chứ không thể nói nhà nước nào phát triển hơn nhà nước nào. Rondano (thảo luận) 14:14, ngày 7 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Các bạn muốn phê bình hay phản phê bình gì cũng được miễn đừng xóa thông tin có nguồn. Rondano (thảo luận) 14:52, ngày 7 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chủ nghĩa tư bản có tồi tệ thì ít ra nó còn cho người ta một số quyền tự do để có thể thúc đẩy sự tiến hóa của xã hội còn chủ nghĩa Stalin thì không cho xã hội bất cứ cái quyền gì để có thể tiến hóa. Liên Xô sụp đổ là một điều may mắn cho nhân loại. Khi viết bài này tôi đã cố gắng hết sức cho người đọc thấy những điều có thể chấp nhận được, có thể thông cảm được với mục đích hòa giải dân tộc nhưng vẫn không thể nào che nổi cho những tội ác của nó. Một nhà nước chỉ tồn tại bằng đàn áp và dối trá thì không nên tồn tại lâu dài dù người ta đã dựng lên nó với mục tiêu có thể thông cảm được là công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia. Ở những nơi mà nhà nước kiểu này không thực hiện nổi công nghiệp hóa thì nó sụp đổ càng sớm càng tốt. Lumiraty (thảo luận) 16:01, ngày 23 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

Lenin và Stalin đều cực đoan nhưng đều thông thái. Không hiểu biết thì không thể nào nghĩ ra chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và áp dụng thành công vào nước Nga lạc hậu được. Tập trung các nguồn lực cho phát triển là điều chủ nghĩa tư bản phương Tây không làm được nên họ mất vài trăm năm để công nghiệp hóa còn Liên Xô mất một thập kỷ. Thật ra chủ nghĩa cộng sản hay chứ không dở, những thành phần chống cộng cũng chẳng ra gì. Không cần vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản mà nên làm tốt hơn để thực hiện đúng định hướng đi đến chủ nghĩa cộng sản.Ninanon (thảo luận) 14:14, ngày 21 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Người Việt chẳng hiểu gì về chủ nghĩa cộng sản đâu. Họ quá đau khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nên họ ghét chủ nghĩa cộng sản. Ngay cái đảng này cũng chẳng hiểu đúng về chủ nghĩa cộng sản nên toàn làm bậy. Ít ra bài này cũng cho người Việt có cơ hội hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản. Nemonu (thảo luận) 05:11, ngày 30 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Ở Châu Á chỉ những nước áp dụng thành công chủ nghĩa tư bản nhà nước mới thành rồng thành phượng còn lại đều làng nhàng như Việt Nam. Có nhiều người dị ứng với chủ nghĩa cộng sản nhưng chỉ có làm theo cách của Stalin thì mới công nghiệp hóa thành công. Không còn cách nào khác. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng không phải là xấu. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan đều làm thế. Vấn đề là đầu tư sao cho hiệu quả thôi. Các nước Đông Nam Á đều không hóa rồng nổi vì họ không có một chiến lược phát triển công nghiệp nặng thành công như bọn Đông Bắc Á. Tất cả đều lần lượt rơi vào bẫy thu nhập trung bình và vĩnh viễn không trở thành nước phát triển nổi. Việt Nam rồi cũng thế nếu không học được gì từ chủ nghĩa cộng sản mà chỉ bắt chước, thất bại rồi vứt bỏ. Nghe lời World Bank với IMF thì mãi mãi chỉ là kẻ bán sức lao động cho phương Tây vì bọn đó do phương Tây lập ra để chi phối các nước kém phát triển. Phải có khả năng tự hoạch định chính sách thì mới khá nổi.Nemonu (thảo luận) 15:34, ngày 4 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời

Một quốc gia bán trung cổ, tiền tư bản, chẳng có hiểu biết gì về chủ nghĩa tư bản cùng các biến thể của nó mà muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản thì thật là hoang tưởng. Hèn gì các bác cộng sản ở VN chỉ toàn nhai lại những ngôn từ của bọn Nga mà chẳng hiểu nội dung của chúng cuối cùng thất bại. Nếu nhìn ra thế giới thì sự thất bại của Việt Nam là do người Việt quá kém chứ chẳng phải do mô hình nào. Cùng một mô hình người ta thành công còn VN thì thất bại. Đổ lỗi cho mô hình kinh tế-chính trị rồi tìm cách thay đổi nó không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.Nemonu (thảo luận) 15:56, ngày 5 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tại sao xóa khỏi bài ? sửa

Các nhà sử học trước Marx đã miêu tả sự tác động của kinh tế lên sự vận động xã hội ở những xã hội cụ thể, nhưng chỉ đến Marx thì ông mới xem kinh tế là một nhân tố cơ bản quyết định tiến trình lịch sử của xã hội loài người đồng thời là hiện tượng phổ biến ở mọi xã hội. Đây là một cách tiếp cận, một phương pháp luận mới trong khoa sử học ở thời của ông và trở nên phổ biến sau này. Chính cách sử dụng kinh tế để giải thích lịch sử chứ không phải tôn giáo, văn hoá, tư tưởng, địa lý, tự nhiên, chính trị khiến phương pháp luận này được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo Marx, các biến động lớn trong lịch sử (chiến tranh, sự phát triển hoặc sụp đổ của một đế chế, các cuộc nổi dậy, cải cách...) xét cho cùng đều là do các nguyên nhân kinh tế thúc đẩy (ví dụ: sự tan rã của các chế độ công xã nguyên thủy là do sự tăng nhanh sản lượng lương thực mà nông nghiệp mang lại so với việc săn bắt - hái lượm thời tiền sử, và các thủ lĩnh bộ lạc muốn chiếm lấy phần thặng dư này cho riêng mình chứ không muốn chia đều như trước kia nữa). Cách tiếp cận này là một yếu tố mới, bổ sung cho nhiều cách tiếp cận trước Marx, và về sau đã trở thành một phương pháp luận để phản ánh quá trình lịch sử. Nhìn chung Marx là nhà sử học đã đưa ra một phương pháp luận mới có ảnh hưởng lớn trong sử học cũng như trong các môn khoa học khác nghiên cứu về xã hội loài người.

Đoạn này sai chỗ nào mà xóa khỏi bài ? Các bạn nên có tinh thần xây dựng, đã không đóng góp phát triển thì đừng có phá. Rhapq (thảo luận) 05:10, ngày 5 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

Đoạn này ở trong phần mà Trần Nguyễn Minh Huy đã lùi sửa từ một thành viên bị cấm, nên tôi chỉ lùi sửa theo thôi! Darling (Thảo luận) 05:14, ngày 5 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Thông tin con rối cung cấp + không nguồn thì xóa mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 05:14, ngày 5 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

Xóa thông tin có nguồn sửa

Đề nghị bạn Hugopako không tùy tiện xóa thông tin có nguồn.

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_c%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n&type=revision&diff=46263850&oldid=45025999

Chẳng trách bạn bị bất tín nhiệm chức BQV. Roteyu (thảo luận) 16:35, ngày 21 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Thông tin có nguồn sao các bạn xóa đi ? Nếu không ai có ý kiến gì tôi sẽ khôi phục lại. Fiscalert (thảo luận) 13:34, ngày 23 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chú cứ thử xem Người moonwalk (thảo luận) 14:15, ngày 23 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bạn là ai thế ? Fiscalert (thảo luận) 14:29, ngày 23 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

@Người moonwalk: Bạn cần tôn trọng thái độ văn minh Wikipedia. Bạn không nên ăn nói như vậy?
@Fiscalert: Bạn viết bài mà quăng nguyên 1 cuốn sách bắt người ta kiểm chứng, phải ghi cụ thể trang nào, tôi cũng không thể kiểm chứng được? Bạn đã là 1 thành viên bị cấm và liệt vào danh sách đen, tuy nhiên bạn không thay đổi phong cách viết? Hơn nữa, bạn cũng không vi phạm thái độ văn minh khi đưa ra nhận xét với Hugopako.
@Hugopako: Lùi sửa của thành viên khác thì nên ghi tóm tắt lý do hoặc tạo thảo luận cho người đó biết tại sao bạn lùi sửa.

 A l p h a m a  Talk 05:17, ngày 25 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

@Alphama: chào đại ca, e thi cũng gần xong rồi, chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau vào mùa xuân năm sau, lúc đó e đăng ký bản quyền tên tài khoản của mình luôn. GUỐC BAY ! Người moonwalk (thảo luận) 07:11, ngày 25 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Saint Simon & Hayek sửa

Bài này cần bổ sung Saint Simon và Hayek để hiểu nguồn gốc của chủ nghĩa cộng sản và vì sao áp dụng nó một cách máy móc sẽ dẫn đến thảm họa. Marx không phải là người đầu tiên tin rằng có thể áp dụng lý tính vào nền kinh tế - xã hội mà là Saint Simon. Tuy nhiên khả năng nhận thức của con người lại có hạn nên việc tạo ra chế độ toàn trị để áp dụng một nền kinh tế kế hoạch điều khiển toàn xã hội theo lý tính lại dẫn đến thất bại. Điều này được Hayek chỉ rõ trong các nghiên cứu của ông. Nếu nghiên cứu sâu về chủ nghĩa cộng sản sẽ hiểu được rất nhiều vấn đề quan trọng đối với việc quản trị một quốc gia hiện đại. Lý luận không thông mà toàn niềm tin với định kiến thì không bao giờ khá nổi. Dimrutu (thảo luận) 16:17, ngày 6 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bản tóm tắt nền văn minh loại I sửa

Bảng này không nguồn, không có căn cứ nào để xác định mỗi giai đoạn lịch sử kéo dài bao nhiêu năm. Thậm chí còn dự đóan tương lai chủ nghĩa xã hội kéo dài 1000 năm, chủ nghĩa cộng sản 2000 năm. Wikipedia không dự đoán tương lai. Đề nghị xóa khỏi bài.Nunt123 (thảo luận) 18:07, ngày 18 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 28 tháng 7 năm 2021 sửa

Lùi sửa đổi của rối, phục hồi phiên bản 64545941.Người Dùng Không Định Danh - Cố vấn của bạnBạn cần cố vấn? 02:09, ngày 28 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ký lại: Người Dùng Không Định Danh – Cố vấn của bạnBạn cần cố vấn? 02:12, ngày 28 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
  Xong Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 02:53, ngày 28 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bạn nào xóa dùm "thumb|right|Stalin là người đã lãnh đạo Liên Xô thực hiện công nghiệp hóa trong vòng một thế hệ nhờ đó Liên Xô có thể chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành siêu cường". Xin cảm ơn. Tuscrt (thảo luận) 10:13, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Mình đã xóa. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:17, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Chủ nghĩa cộng sản”.