Thảo luận:Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp

(Đổi hướng từ Thảo luận:Cha Trương Bửu Diệp)
Bình luận mới nhất: 2 ngày trước bởi Skyparkcity1513 trong đề tài Trương Bửu Diệp thân tính của Pháp
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Đặt tên nhân vật sửa

Tôi đề nghị với anh Trần Thế Vinh (người viết bài) khi viết bài anh không nên đặt những tên mang gói gọn trong phạm vi một tôn giáo như Cha Trương Bửu Diệp, tôi đã đổi thành Phanxicô Trương Bửu Diệp. Và cũng lưu ý trong nội dung bài dùng các từ nhân xưng như ông chứ không dùng các từ như cha. Cái này không chỉ áp dụng riêng cho chức sắc trong công Công giáo mà còn ở các tôn giáo khác nữa. Cảm ơn anh. THT (thảo luận) 14:25, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đặt tên này vì nhiều người (cả giáo dân và lương dân) thường gọi nhân vật này là "cha". Và bạn cũng thấy trên Wiki có bài Cha Damien, Mẹ Teresa... đó là những ngoại lệ có thể chấp nhận. Trong bài này tôi dùng từ "ông" thay vì "cha".-- Trình Thế Vânthảo luận 14:38, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin lỗi tôi không có ý công kích cá nhân nhưng thực sự tôi rất ngạc nhiên về cách làm việc của những thành viên lâu năm ở Wikipedia như anh và kể cả Thành viên:Kien1980v mà tôi vừa mới tranh luận trong bài chùa Bái Đính, xin lỗi là tầm nhìn quá hẹp

  • Về trường hợp của cha Damien hay Thánh DamienMẹ Teresa quá nổi tiếng ở toàn cầu rồi, và giới truyền thông cũng hiển nhiên gọi gọi họ là cha, là mẹ, là thánh vì những cống hiến của họ (nhất là Mẹ Teresa) không chỉ trong tín hữu công giáo mà đối với xã hội, ở hai trường hợp này tôi không có ý kiến gì
  • Về trường hợp của linh mục Phanxicô Trương Bửu Diệp thì khác, tên tuổi của ông xuất hiện ở một phạm vi nhỏ trong những địa phương tại Việt Nam, và mới chỉ ảnh hưởng trong cộng đồng tín hữu công giáo trong một thời điểm nhất định, nên chưa thể so sánh như với Mẹ Terese và Cha (thánh) Damien được, chắc cái này anh hiểu chứ
  • Và với lý do tôi đặt tên này vì nhiều người (cả giáo và lương dân) gọi.. thì anh cần xem lại, một nhóm không thể là đại diện cho cả cộng đồng. Vậy bây giờ tôi đổi bài Nông Đức Mạnh thành Đồng chí Nông Đức Mạnh (vì có nhiều người gọi ông Mạnh là đồng chí),...thì ra sao, liệu tất cả các quy tắc đặt tên ở từ điển này từ trước đến nay sẽ xáo trộn hết

Một lần nữa tôi hy vọng anh nhận thức ra vấn đề này để đồng thuận đổi lại tên bài và nếu anh cứ bảo thủ với quan điểm của mình tôi bắt buộc đưa vấn đề này ra nhờ cộng đồng giải quyết. THT (thảo luận) 15:47, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi là một người Công giáo và thường viết những đề tài về Công giáo. Tuy vậy, từ trước đến nay, tôi luôn viết bằng ngôn từ trung lập theo quy định của wikipedia, ví dụ như tôi hay dùng từ "giáo hoàng" thay vì "đức giáo hoàng", "giám mục" thay vì "đức giám mục", "linh mục" thay vì "cha" (có lẽ những thành viên khác quan tâm sẽ biết điều đó). Về bài Cha Trương Bửu Diệp, không phải là tôi không cân nhắc khi đặt tên cho bài này, và đó là quyết định cuối cùng của tôi. Giải thích thì dài dòng và đôi khi không thể hiểu nhau. Tôi chỉ xin hỏi một câu: Bạn có nghĩ là cụm từ "Cha Trương Bửu Diệp" sẽ dễ dùng hơn "Phanxicô Trương Bửu Diệp" không? vì chữ "Phanxicô" vốn là danh từ riêng của Công giáo, dùng từ đó có đại diện cho cả cộng đồng như bạn nói không? Dù sao, nếu có ý kiến khác ở đây, tôi sẽ chấp nhận theo số đông.
TB: Bây giờ tôi không dám nói ai là họ có tầm nhìn quá hẹp cả vì tôi vẫn thích câu Kinh Thánh này: "Sao anh lại nói với người anh em: "Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn", trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.". Thân mến. -- Trình Thế Vânthảo luận 17:38, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trước khi tôi nhận xét về ai đó (như truờng hợp của anh và anh Kien198v) tôi dành chút thời gian xem lại lịch sử tham gia đóng góp ở Wikipeida, và tôi cũng đã rào đón trước không phải là công kích hay chê gì nhưng tôi ngạc nhiên vì tôi cho rằng các thành viên lâu năm thì phải nắm được những quy định tối thiểu về việc dẫn nguồn hoặc đặt tên

Quay trở lại vấn đề này: anh có quan điểm của anh về để tên Cha trước, tôi không tranh cãi về việc hợp lý hay không hợp lý nữa vì tôi đã nêu bên trên rồi mà chỉ đặt giả thiết khi đuợc chấp nhận thì sẽ có những hiệu ứng sau:

Hy vọng là một thành viên lâu năm như anh hiểu để cùng đồng thuận nhằm để hệ thống bài viết ở Wikipedia trở trên đơn giản và sáng nghĩa hơn, khi đọc tới Phanxicô hay Thích... độc giả tự hiểu là các nhân vật tông giáo nào rồi. Chúng ta vẫn có thể tạo các trang đổi hướng Cha Trương Bửu Diệp hay Thầy Thích Tâm Châu kia mà. THT (thảo luận) 04:01, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý kiên của THT quá rõ ràng, và việc đặt tên bài của Trần Thế Vinh là đi ngược với thông lệ hiện nay của WP. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 05:48, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dẫn nguồn sửa

Tác giả nên dẫn nguồn tham khảo và chú thích thêm nhé.--Nhan Lương (thảo luận) 04:54, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu ông linh mục gì đó có tài liệu và bạn đã hỏi được ông ta, Trình Thế Vân hãy dẫn tên gọi tài liệu của ông ta về vị cha này! Vì nhỡ chỉ mỗi ông Linh mục mà ổng đó có hơn 1 - 2 tài liệu thì khó mà kiểm chứng!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 05:30, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Theo tôi được biết thì cuộc đời của ông Trương Bửu Diệp được người Công giáo thần thánh hóa khá nhiều nên cần sử dụng thêm các nguồn khác nhau, không nên nói theo kiểu khẳng định từ một nguồn duy nhất, dù tôi biết không có tác giả uy tín nào viết về tiểu sử người này trừ những người Công giáo. Tân (thảo luận) 06:10, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đồng ý với Vinhtantran! Và, tôi cho rằng chúng ta chỉ cần thêm vài tài liệu nữa của người Công giáo là xong! Nếu ông đã được "thần thánh hóa" như Vinhtantran nói thì chắc chắn phải có nhiều tài liệu Công giáo viết về ông!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 06:13, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nguồn duy nhất của bài này giống như bảo rằng: "Hãy đi đến đâu đó, tìm ai đó, trong lúc nào đó, người mà mình muốn hỏi phải có mặt ở dó, đúng lúc đó và có ý muốn trả lời mình. Đúng là đánh đố. Vì thế, tôi treo biển "Thiếu nguồn gốc". --Двина-C75MT 18:06, ngày 11 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Nếu Minh Tâm chấp nhận một phương thức nhanh để tiếp xúc nguồn này, tôi có thể gửi bạn vài đường link. Nhưng thực tế là các website báo chí, tin tức Công giáo tiếng Việt thường bị coi là nguồn tự xuất bản vì Việt Nam không công nhận báo chí tư nhân (dù rằng một vài trang trong số đó có pháp nhân ở hải ngoại). Thân mến. -- Trình Thế Vânthảo luận 18:27, ngày 11 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cái chết của Cha Trương Bửu Diệp qua lời dân Cù lao Giêng, An Giang sửa

Theo người dân thì ông Diệp được các con chiên giúp sức vượt ngục của Nhật nhưng do bị đánh và đói, nhà lao sát cái ao nên ông đã bị chết đuối. – Skyparkcity1513 (thảo luận) 08:30, ngày 9 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời

Trương Bửu Diệp thân tính của Pháp sửa

Sinh thời, ông làm linh mục trong khu vực An Giang nên nắm được nhiều thông tin về dân An Giang. Có rất nhiều tổ chức nhỏ lẻ trước thời Việt Minh hình thành chống Pháp. Ông được các giáo dân báo thông tin ông báo cho lính Pháp biết các vị trí của họ để lính Pháp đến tiêu diệt các tổ chức nhỏ lẻ do dân An Giang tự lập chống Pháp.

Ông là người có công lớn với chế độ Pháp thuộc, nhưng nhiều thù với dân miền nam Việt Nam.

Nhưng do lúc đó dân Việt không có tư tưởng, hay đường lối nào kêu gọi được nhân dân nên dễ bị chỉ điểm và tiêu diệt.

Sau này Việt Nam thống nhất với tư tưởng tự do tôn giáo, toàn dân đại đoàn kết nên chính quyền không truy xét hay bắt dỡ bỏ. Mà để cho giáo dân thờ phụng ông. – Skyparkcity1513 (thảo luận) 06:11, ngày 23 tháng 4 năm 2024 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp”.