Untitled sửa

Bài này không biết bê từ tài liệu nào vào đây? Mong rằng có sửa đổi để phù hợp với wiki Conbo 09:48, ngày 2 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tướng Bắc Việt Nguyễn Văn Vinh là ai? Phải chăng là Nguyễn Văn Linh, bí thư Trung ương Cục Miền Nam trong chiến tranh hay không, đề nghị người viết bài giải đáp?--Ngokhong 07:35, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi xóa gần hết bài vì nội dung chép nguyên từ đây. Tmct 11:40, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi không xem bài copy, nhưng có lẽ đấy là Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh
Bài viết cần mở rộng thêm, vì trận Khe Sanh chỉ là một phần của Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh.Binh lực đụng trận trong cả chiến dịch gồm Lực lượng thủy bộ 3 (cấp quân đoàn) và một số đơn vị đặc biệt, CIDG và Biệt động quân VNCH... với 4 đến 5 sư đoàn VNDCCH, một số đơn vị đặc công và địa phương. Tóm lại xét toàn cúc thì đây là một chiến dịch lớn. Bring Vietnam to the world (thảo luận) 04:42, ngày 10 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Từ trước đến giờ tôi vần tin tưởng thông tin trang web này nhưng hôm nay nó làm tôi thất vọng quá, các anh bảo rằng Trung Quốc che đậy sự thật tại Thiên An Môn nhưng giờ đây các anh lại không dám nói ra sự thật tang thương của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Khe Sanh. Các anh thật sự làm tôi thất vọng quá!

Thực ra trong trận này mục tiêu của Mỹ bên cạnh là tiêu diệt lớn đối với QĐNDVN, thì đương nhiên cũng phải giữ được căn cứ trước đã. Việc này thì coi như quân Mỹ vẫn thành công 1 phần, quân Mỹ cũng ko bị tiêu diệt hoàn toàn như ở Điện Biên Phủ, sự rút lui của Mỹ sau đó hầu như hoàn toàn là rút lui chủ động. Và lại thế trận Điện Biên Phủ đảo ngược thì ko hẳn là diệt hết quân đối phương, mà có thể là gây thiệt hại lớn (về phương diện này thì Mỹ đã thành công). Như vậy có thể coi đây là 1 thắng lợi chiến thuật hạn chế đối với Mỹ.113.190.131.109 (thảo luận) 15:46, ngày 2 tháng 7 năm 2012 (UTC)D. NamTrả lời

Xin lỗi, vấn đề là để "rút lui chủ động", Mỹ đã tổn thất nhân mạng cũng tương đương đối phương (dù họ áp đảo về hỏa lực). Theo logic của bạn thì chiến dịch Hòa Bình (diễn biến cũng tương tự) thì Pháp cũng "thắng về chiến thuật"?

Nên nhớ tới tháng 4, QĐNDVN chỉ có mục tiêu nghi binh để dụ quân Mỹ tới càng đông càng tốt chứ không hề định chiếm Khe Sanh. Không hề có cuộc tấn công nào vượt quá cấp tiểu đoàn (trừ 2 trận ở ngoại vi Khe Sanh), con suối ở Khe Sanh cũng ko bị cắt là bằng chứngSaruman (thảo luận) 16:37, ngày 2 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trong trận này, thương vong của phía Đồng minh là xấp xỉ của QĐNDVN, nhưng đây cũng chỉ là con số ước lượng của các nghiên cứu sau chiến tranh, có nhiều sự vênh nhau giữa các tài liệu, và cũng ko thể cho rằng toàn bộ số đó là thương vong của Mỹ, còn có cả của VNCH, lực lượng dân vệ người thiểu số, và đặc biệt là của cả QĐHG Lào vốn trên lý thuyết ko có mấy vai trò đối với thế trận ở Khe Sanh. Trong khi đó thì lực lượng Mỹ mới là lực lượng chủ chốt trong trận này. Sự rút lui của quân Mỹ là chủ động vì nó hoàn toàn mang mục đích chính trị và tránh thương vong, quân Mỹ đã phá vây trong tháng 4, nên Khe Sanh thực tế chưa bao giờ đứng trước nguy cơ bị thất thủ và tiêu diệt hoàn toàn, vì thế mục tiêu giữ Khe Sanh đến đây có thể coi là thành công dù chỉ một nửa. Còn trong Chiến dịch Hòa Bình thì quân Pháp ko hề thành công, đường tiếp tế của họ đã hoàn toàn bị cắt đứt, ko thể duy trì chiến dịch, trong khi mục tiêu chính là lùa Việt Minh ra địa bàn trống trải để tiêu diệt bằng cách đánh quy ước đã thất bại.

Còn ko phải ngẫu nhiên đến giờ ở Mỹ người ta vẫn còn thắc mắc về Riddle of Khe sanh đâu. Mục đích tấn công Khe Sanh chắc chắn ko chỉ là nghi binh. Vì nếu là nghi binh cho Tết Mậu Thân thì sao lại phải tập trung 1 lực lượng lên tới vài sư đoàn như vậy trong khi quân số Mỹ trong Khe Sanh chỉ có gần 7000 người? Nếu chỉ là nghi binh thì phần lớn quân số này đáng lý ra có thể được sử dụng có ích hơn ở các mặt trận khác rồi. Và nếu là nghi binh thì tại sao trận đánh lại kéo dài đến tận giữa tháng 7? Lúc này Mậu Thân đợt 2 đã kết thúc từ lâu, trong khi Mậu Thân đợt 3 còn chưa bắt đầu thì nghi binh cho cái gì? Còn nếu là nghi binh chỉ đến tháng 4, thì tại sao sau đó vẫn tiếp tục phải duy trì bao vây, khi mà triển vọng chiếm được Khe Sanh là ko hề rõ ràng (thiệt hại thì lớn mà vòng vây thì bị phá)? Trên thực tế mục tiêu chính thức mà Quân ủy TW đã nêu ra bao gồm cả "phá vỡ 1 phần phóng tuyến của địch" nữa, theo đó có thể hiểu là chiếm giữ Khe Sanh. 123.16.148.152 (thảo luận) 10:35, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)D. NamTrả lời

Ồ, thế bạn ko hiểu rằng ở thời điểm 1968, hệ thống tiếp vận của Quân đội Nhân dân Việt Nam chưa cho phép huy động nhiều sư đoàn ở 1 chiến trường khác xa hơn ở phía Nam hay sao? Bạn nghĩ quân Mỹ chỉ có 7000 thôi sao, thế 40.000 quân khác dồn vào khu DMZ để làm gì? Ta đang nói tới giai đoạn trước tháng 4, lúc này thì mục đích nghi binh là chính chứ không phải là dứt điểm. Trong QS, không đạt mục tiêu là thua, dù "chủ động" hay "bị động" thì cũng vậy cả bạn ạSaruman (thảo luận) 13:39, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi ko hiểu bạn định nói gì khi nêu lên việc QĐNDVN ko thể huy động các sư đoàn ở 1 chiến trường khác xa hơn phía Nam. Tôi chỉ thấy là nếu chỉ là nghi binh ko thôi thì vẫn ko thể giải thích được việc tại sao lại phải kéo dài bao vậy đến giữa tháng 7, và nếu là chỉ cần nghi binh đến tháng 4 thì tại sao lại phải tiếp tục bao vây sau đó, khi vòng vây đã bị phá. Và tôi vẫn thấy là nhiều sư đoàn tập trung trên Đường 9 - Khe Sanh như vậy thì là quá nhiều nếu so với mục tiêu nghi binh thuần túy. Nên nhớ rằng 40.000 quân Mỹ tập trung ở Nam DMZ ko phải là dồn hết vào Khe Sanh từ đầu, lại càng ko thể huy động hết chỗ đó để cứu Khe Sanh, khi mà Mỹ có những địa bàn ko thể bỏ được và cũng rất dễ bị tấn công ở miền Đông Nam Quảng Trị. Việc tới tháng 4 Mỹ mới điều được Sư đoàn Không Kỵ 1 (chứ ko phải là TQLC) đã chứng minh cho điều đó. Vì vậy nên ban đầu coi như họ chỉ đối phó với 7000 quân Mỹ tại Khe Sanh cùng 1 vài đơn vị lân cận, và lại kể cả có là 40.000 quân Mỹ đi nữa, thì QĐNDVN cũng chẳng cần nhiều quân đến thế để đối phó làm gì nếu chỉ là nghi binh, trong khi những địa bàn ngay gần đó như thị xã Quảng Trị hay Huế cũng đang rất cần quân. Tôi ko phủ nhận là QĐNDVN có 1 mục tiêu chính trong trận này là nghi binh, và đã thành công, giành chiến thắng chiến lược. Tuy nhiên theo tôi ko chỉ có mục tiêu nghi binh, mà mục tiêu đánh chiếm cũng đã được đặt ra. Mà mục tiêu này thì mới chỉ thành công 1 nửa. Bạn nghĩ quân Mỹ mở Chiến dịch Pegasus để làm gì? Để giải vây cho Khe Sanh. Mà mục tiêu này thì đã thành công 1 nửa, có thể coi là 1 chiến thắng chiến thuật hạn chế. Vì vậy theo tôi để kết quả là QĐNDVN thắng về chiến lược, Hoa Kỳ giành chiến thắng hạn chế về chiến thuật là hợp lý. Nếu ko thì nên để là "ko xác định", vì cả 2 bên đều tuyên bố chiến thắng, sẽ khách quan hơn. 222.254.31.238 (thảo luận) 15:15, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)D.NamTrả lời

Dường như bạn vâã ko hiểu, tôi nói ngắn gọn: 1 - Giai đoạn trước tháng 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam ko có ý định chiếm Khe Sanh (sau đó tới tháng 7 thì chúng ta ko nói tới, vì với Mỹ chiến dịch Khe Sanh chỉ tới tháng 4 là kết thúc)
2 - Hệ thống tiếp tế ko cho phép Quân đội Nhân dân Việt Nam huy động 4 sư đoàn trong 1 chiến dịch ở xa về phía Nam cho tới tận năm 1972. Khe Sanh là chiến trường duy nhất khả thi vào thời điểm đó. Bạn nghĩ để "dọa" Mỹ mà chỉ dùng 1-2 sư đoàn thôi sao, tướng Mỹ ko phải lũ ngốc. Bạn có hiểu quy tắc "3 tấn 1 thủ" không?
3 - Trong 4 sư đoàn thì có 2 đánh ở phía Quảng Trị rồi
4 - Thương vong ngang nhau thì ko có lý do gì cho một "thắng lợi chiến thuật". Giải vây "1 nửa" không phải là giải vây toàn bộ, ko đạt mục tiêu thì chả có lý do gì để nói là thắng.Saruman (thảo luận) 16:19, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bài đang như c*t thế này chúng mày khóa thì ai mà cải thiện được? – La Hán đẩy xe bò (thảo luận) 02:47, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 25 tháng 10 năm 2023 sửa

https://vtv.vn/truyen-hinh/dai-ta-anh-hung-llvtnd-tran-huu-bao-2-ngay-tieu-diet-78-linh-thuy-danh-bo-danh-hieu-cao-quy-nhat-la-bo-doi-cua-nhan-dan-20220724135330873.htm 123.16.38.79 (thảo luận) 15:54, ngày 25 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh”.