Thảo luận:Chiến dịch Đường 14 – Phước Long

(Đổi hướng từ Thảo luận:Chiến dịch đường 14-Phước Long)
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi 2001:EE0:41C1:EAB2:7539:6F39:9FB6:62F5 trong đề tài Thời gian

Untitled sửa

Mở đường vào Sài Gòn

TÌNH HÌNH PHƯỚC LONG 1974

Về dân cư: Dân cư ở Phước Long rất thưa thớt, đa số là người Thượng và các phu đồn điền cao su. Chính Phủ Ngô Đình Diệm đã cố gắng đưa dân đến khai thác và bảo vệ an ninh, nhưng kế hoạch chưa hoàn tất thì bị sụp đổ. Đến năm 1975, dân số Phước Long cũng chỉ khoảng 30.000 người, và riêng thị trấn Phước Bình đã có 24.474 người.

Vì 80% đất của Phước Long là rừng, chung quanh có nhiều núi đồi bao bọc nên lâm sản rất phong phú. Bùi Gia Mập là vùng rừng nguyên sinh. Nhưng việc gìn giữ an ninh gặp nhiều khó khăn.

Về giao thông: Phước Long có hai con lộ chính giao thông với các vùng xung quanh là Quốc lộ 14 và Liên tỉnh lộ 1A.

- Quốc lộ 14: Phước Long là ngỏ thông lên vùng Cao Nguyên Trung Phần, vì thế sau khi chiếm Đông Dương, Pháp quyết định làm một quốc lộ xuyên qua Phước Long để đi lên vùng Cao Nguyên và gọi là Quốc lộ 14. Việc xây dựng quốc lộ này được bắt đầu vào năm 1929, khởi sự từ Chơn Thành, nơi nối kết với Quốc lộ 13. Công trình này khá vất vả vì đi qua vùng rừng núi và bị người Thượng chống đối, Pháp phải dùng vũ lực mới thực hiện được.

Từ phía bắc đi xuống, khi qua khỏi quận Đức Lập thuộc tỉnh Quảng Đức thì đường 14 được chia làm hai nhánh: Một nhánh chạy theo ven biên giới Việt – Miên vào vùng Bùi Gia Mập, Bố Đức rồi qua Bình Long nối liền với Quốc lộ 13. Nhánh này được gọi là Quốc lộ 14. Một nhánh chạy xuống Gia Nghĩa, qua Kiến Đức, vào Phước Long đến Đức Phong, Đôn Luân tới gặp Quốc lộ 13 ở Chân Thành (Bình Long). Nhánh này được gọi là Quốc lộ 14B.

- Liên tỉnh lộ 1A nối liền Phước Bình qua đồn điền Phú Riêng về Đôn Luân (Đồng Xoài) rồi vào Bình Dương ngả Phú Giáo.

Nhưng những con đường này thường mất an ninh, nên chính phủ phải cho thiết lập phi trường Song Bé ở trong thị xã Phước Long, có khả năng tiếp nhận loại phi cơ C.130. Mọi sự giao thương đều nhờ vào đường hàng không này.

Về quân sự: Phía VNCH, Tướng Cao Văn Viên cho biết vào đầu năm 1975 Phước Long chỉ có 5 tiểu đoàn Địa Phương Quân với cấp số từ 750 đến 900 mỗi tiểu đoàn, 48 trung đội Nghĩa Quân tổng cộng khoảng 1000 người. Pháo đội yểm trợ là pháo đội của các tiểu khu chung quanh. Quân Đoàn 3 chỉ cho Liên Đoàn 31 Biệt Động Quân đóng ở Chơn Thành, cửa ngỏ đi vào Bình Long và Phước Long, nơi tiếp nối Quốc lộ 14 với Quốc lộ 13 mà thôi.

Phía Cộng quân, Tướng Trà cho biết theo lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội, hai đơn vị Nông Trường 7 và Nông Trường 9 đã được biến thành Sư Đoàn 7 và Sư Đoàn 9, sau khi Bắc Việt cho biệt phái một số tiểu đoàn thiện chiến của các sư đoàn miền Bắc đến làm lực lượng chủ lực. Để yểm trợ cho hai sư đoàn này, Cộng quân đã huy động thêm hai trung đoàn biệt lập là Trung Đoàn 201 và Trung Đoàn 271, hai trung đoàn pháo binh và phòng không, và một trung đoàn xe tăng.

QUYẾT ĐỊNH ĐÁNH PHƯỚC LONG

Trong cuốn “Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm” Tướng Trần Văn Trà cho biết Công Điện ngày 24.10.1974 của Bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội chỉ thi năm 1975 chưa đánh lớn. Ông viết:

“Năm 1975 không đánh lớn chỉ lo phá bình định ở đồng bằng Sông Cửu Long. Ở Miền Đông, chủ lực không đánh lớn. B2 định đánh Đồng Xoài, Phước Long, nhưng Bộ không đồng ý mà chỉ đánh nhỏ, giải quyết một số điểm nhỏ trên đường 14 thôi. Năm nay đánh nhỏ là để tích lũy lực lượng chờ thời cơ. Không xử dụng xe tăng, pháo lớn nếu không được Bộ Tổng Tham Mưu duyệt từng trường hợp.” (trang 171 - 173).

Thế thì tại sao sau đó lại đánh Phước Long? Tướng Trà cho biết vào cuối tháng 10 năm 1974, ông và Phạm Hùng được Bộ Chính Trị gọi ra Hà Nội họp (tr. 156). Tại đây, Bộ Tổng Tham Mưu cho biết năm 1975 lấy đồng bằng sông Cửu Long làm chiến trường chính. Tại Nam Tây Nguyên mở hành lang chiến lược đoạn Đức Lập cho thông suốt. Năm 1976 sẽ bắt đầu đánh lớn. Lê Đức Thọ nói: “Thời cơ năm 1976 là rất quan trọng. Cần hết sức đề phòng địch co cụm chiến lược lớn năm 1976” (tr. 160 – 161). Nhưng Phạm Hùng và Tướng Trà cho rằng “tình hình đã biến chuyển, thời cơ đã rõ, năm 1975 phải tấn công mạnh thì thời cơ sẽ đẻ ra thời cơ và tranh thủ nắm chắc mà giàng thắng lợi.” (tr. 167 – 168). Cuối cùng Lê Duẩn đồng ý cho đánh Đồng Xoài, nhưng phải chắc thắng và không xử dụng lực lượng lớn. (tr 170). Sau đó, cả Phạm Hùng lẫn Tướng Trà ký một công điện gởi cho Trung Ương Cục và Quân Ủy Miền chỉ thị đánh Bùø Đăng, Bù Na, sau đó diệt Đồng Xoài. (tr. 174 – 175). Ngày 26.12.1974, sau khi chiếm được Đồng Xoài, Quân Ủy Trung Ương cho phép Tướng Trà đánh chiếm Phước Long luôn. Tướng Trà xin phép được xử dụng 1 đại đội xe tăng và 1 đại đội pháo 130, Lê Duẩn đồng ý. Tướng Trà liền gởi điện về Bộ Tư Lệnh B2 yêu cầu phát triển thắng lợi của Đồng Xoài, đánh chiếm núi Bà Rá, sân bay Phước Bình và dứt điểm Phước Long. (tr. 176 – 177).

Nhờ hệ thống tình báo điện tử, Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn III Việt Nam Cộng Hòa đã bắt được tất cả các công điện nói trên. Biết được âm mưu của Cộng quân, Quân Lực VNCH đã quyết định đối phó như thế nào? Trong cuốn “The Final Collapse”, bản tiếng Việt là “Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa”, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng của Quân Lực VNCH đã cho biết nhiều chi tiết về tình hình và cách thức đối phó với Công quân, nhưng ông viết dưới hình thức một bài biện minh hơn là mô tả những chuyện đã thật sự xẩy ra.

NHẬN ĐỊNH TRÊN TRỜI DƯỚI ĐẤT

Với những tài liệu có được, chúng tôi xin ghi nhận như sau:

Đầu tháng 12 năm 1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia để duyệt xét tình hình. Tướng Đặng Văn Quang thuyết trình tổng quát, sau đó các tướng khác trình bày về phạm vi thuộc quyền. Biên bản phiên họp cho thấy Đề Đốc Chung Tấn Cang có vẽ lạc quan, cho rằng Hải Quân đã cắt đứt các chuyển vận đường bể của Cộng quận nên Cộng quân khó mà đánh lớn trong năm tới. Trong khi đó Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân, đã đưa ra những nhận định rất chính xác:

“Tiếp liệu của Cộng Sản không hề giảm sút mà còn có nhiều dầu hiệu tăng hơn trước. Dựa vào kết quả của không thám, tin tức điều tra được thì ước tính đối phương đã chở vào miền Nam hàng trăm ngàn tấn tiếp liệu. Đáng chú ý Việt Cộng đã khai thông hành lang chiến lược chạy dọc biên giới Việt Nam Cộng Hòa song song với hành lang Hạ Lào – hành lang Đông Trường Sơn dài gần 1.000 ki-lô mét, hiện thời đã trở thành trục lộ tiếp vận thiết yếu của Cộng Sản cho các chiến trường. Tình báo Không Quân lượng định dọc đường 9 và Đông Trường Sơn có tới 3 sư đoàn vận tải, với 2.000 xe đang hoạt động. Ngoài ra, hệ thống ống dẫn dầu đã phát triển tới tây bắc Bến Giằng (tức Thường Đức, Quảng Nam), đang nối tiếp với hệ thống dẫn nhiên liệu từ Hạ Lào vào biên giới Cao Nguyên để đưa dầu vàp Quân Khu 3.”

Tướng Ngô Quang Trưởng la hoảng rằng tại Quân Khu 1, “Cộng quân đã phố trí mạnh nhất với khoảng 90.000 quân gồm toàn quân tinh nhuệ cùng với lực lượng pháo, xe tăng hùng hậu có đủ khả năng mở những trận đánh hợp đồng binh chủng”. Tướng Trưởng đê nghị tăng thêm quân cho Quân Khu 1 ngoài Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đang đóng ở Quảng Trị! Trong thực tế, tại Quân Khu 1, chỉ có Sư Đoàn 304 là thiện chiến, sau đó đã đánh chiếm Thường Đức, còn các lực lượng khác chỉ đánh nghi binh!

Tướng Phạm Văn Phú báo cáo: “Đối phương có thể đẩy nỗ lực chính vào việc đánh mạnh Kontum – Pleiku, cắt đường 14, đường 19 (nối Quy Nhơn với Pleiku).” Ông không tiên đoán được Cộng quân sẽ đánh Đức Lập và Ban Mê Thuột để khai thông khúc đường Đông Trường Sơn ở Đức Lập, còn các nơi khác chỉ đánh nghi binh. Cộng quân không hề định đánh Kontum hay Pleiku.

Sau đó, Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, đã trình bày như sau: “Ở đây, đối phương có những quyết định bất ngờ làm chúng ta không lường nổi. Hiện Cộng Sản có 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn đặc công, một lữ đoàn chiến xa với đầy đủ pháo mặt đất, phòng không đang đóng ở địa phận Tây Ninh, Bình – Phước Long và Bình Dương với tính cách cơ động hoàn toàn.” Theo Tướng Đống, với lực lượng đó, Cộng quân có khả năng mở cuộc tấn công bất cứ lúc nào. Ông lưu ý rằng Cộng quân chủ trương sẽ đánh Tây Ninh để xây dựng thủ đô của Chính Phủ Cách Mạng Lâm thời.

Nghe xong, Tổng Thống Thiệu đã nhận định một cách mơ hồ như sau: “Có thể Cộng Sản sẽ mở tiến công trong Đông – Xuân, quy mô lớn hơn 1972, kéo dài cả năm. Mục tiêu chung nhằm đánh phá bình định và diệt nguồn sinh lực của ta. Có thể Cộng Sản đánh chiếm Quảng Trị trên cơ sở cô lập Huế – Đà Nẵng. Lấy Kontum để áp lực Bắc Bình Định, lấy Tây Ninh làm thủ đô và ung thối đồng bằng sông Cửu Long.”

Nhận định này cho thấy ông không nắm vững tình hình. Cuối cùng ông chỉ thị cũng rất chung chung: “Cần chú trọng tìm mục tiêu chủ động đánh trước để làm chúng suy yếu. Phải hành động trước để giảm thiểu hậu quả tiến công của Cộng Sản.”!

Phải nhìn nhận rằng, trong các nhận định nói trên, nhận định của Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân, là chính xác nhất, nhưng không được Tổng Thống Thiệu quan tâm!

ĐỐI PHÓ VỚI MẶT TRẬN PHƯỚC LONG

Trong khi Tổng Thống Thiệu và các Tư Lệnh Quân Khu nhận định trên trời dưới đất thì Cộng quân chuẩn bị đánh Phước Long.

Trong cuốn “Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa”, Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết đầu tháng 10 năm 1974, qua các tin tức thu thập từ tình báo, phản gián, hồi chánh và tù binh, Bộ Tổng Tham Mưu biết được kế hoạch của Cộng Quân chuẩn bị đánh chiếm Phước Long. Tin này đã được chuyển đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Phước Long (tr. 99).

Đại Tá Từ Vấn, Tham Mưu Trưởng của Sư Đoàn 5, đã nói với chúng tôi rằng sau khi nhận được các mật điện của Cộng quân, Sư Đoàn 5 được Bộ Tổng Tham Mưu giao trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ Phước Long. Sư Đoàn 5 đã đề nghị cho hai trung đoàn tăng cường cho Phước Long. Kế hoạch nầy được chuyển về Bộ Tổng Tham Mưu. Theo lệnh của Tổng Thống Thiệu, tất cả các cuộc điều quân từ cấp trung đoàn trở lên đều phải có lệnh của Tổng Thống, vì thế Đại Tướng Cao Văn Viên phải chuyển toàn bộ kế hoạch phòng thủ này lên cho Tổng Thống Thiệu. Mặc dầu tình hình khẩn trương, Tổng Thống Thiệu đọc rồi cất đó.

Địch bắt đầu mở cuộc tấn công các vị trí trên Quốc lộ 14 kể từ đêm mồng 6 rạng ngày mồng 7.12.1974. Mặt trận do chính Tướng Lê Đức Anh chỉ huy. Ngày 13.12.1975 Cộng quân mở cuộc tấn công vào quận lỵ Đôn Luân ở phía tây nam Phước Bình, nhưng bị đẩy lui. Có lẽ đây chỉ là một cuộc tấn công nghi binh. Đêm 14.12.1974, Cộng quân tấn công chớp nhoáng vào quận Bố Đức ở phía bắc và quận Đức Phong ở phía đông bắc Phước Bình. Hai quận này rơi vào tay Cộng quân một cách nhanh chống, gần như không có sự kháng cự nào. Không hiểu tại sao.

Theo Đại Tướng Viên, thấy tình trạng nguy ngập, Sư Đoàn 5 đã vội cho trực thăng đưa Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 7 của Sư Đoàn 5 đang đóng tại Lai Khê đến Phước Long. Nhiệm vụ của tiểu đoàn này là bảo vệ quận lỵ Phước Bình, Tòa Hành Chánh Tỉnh, phi trường Sông Bé và Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận cũng được đóng tại đây. Ngày 16.12.1974, Đại Tá Đỗ Công Thành, Tỉnh Trưởng Phước Long, cho mở cuộc hành quân tái chiếm lại được quận Bố Đức. Nhưng ngày 22.12.1974 quận này lại bị địch tràn ngập.

Đại Tá Tư Vấn nói rằng Sư Đoàn 5 biết Cộng quân sắp tấn công Chi Khu Đôn Luân, tức Đồng Xoài, ở phía đông nam Phước Bình, trên ngả tư Quốc lộ 14 và Liên tỉnh lộ 1A. Vì thế, Tướng Lê Nguyên Vĩ đã chỉ thị ông đem một tiểu đoàn của Sư Đoàn 5 đến tăng cường cho Đồng Xoài. Ông đã đích thân chỉ huy đoàn trực thăng đổ quân xuống, nhưng vì hỏa lực của địch quá mạnh, các phi công trực thăng không chịu đáp xuống. Bộ Tổng Tham Mưu đã cho phi cơ đến oanh tạc dữ đội. Sau đó, ông cho đoàn trực thăng quay trở lại, nhưng cũng không đáp xuống được. Ngày 26.12.1974 địch tấn công Chi khu Đôn Luân và chi khu này bị thất thủ.

Quân Đoàn III biết thế nào Cộng quân cũng tấn công vào tỉnh lỵ Phước Long, nên đánh điện xin chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Cao Văn Viên lại xin chỉ thị của Tổng Thống Thiệu. Tới lúc đó Tổng Thống Thiệu mới lấy tờ trình về kế hoạch bảo vệï Phước Long ra và viết vắn tắt mấy chữ bên lề cho Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Quân Đoàn 3: “Báo Trung Tướng điều nghiên, tùy nghi quyết định. Cần lưu ý động viên các chiến hữu tử thủ.”

Ngày 30.12.1975 Cộng quân bắt đầu tấn công vào tỉnh lỵ Phước Long và núi Ba Rá. Vì Cộng quân pháo kích quá nặng nên chiều 31.12.1974, các Địa Phương Quân của Tiểu Khu và Tiểu Đoàn 2/7 phải rút khỏi cao điểm Ba Rá, về lập phòng tuyên mới tại phi trường Sông Bé. Cộng quân lại mở cuộc tấn công vào phi trường. Trong cuộc xung phong đợt đầu của Cộng Quân, lực lượng phòng thủ đã bắn cháy được 4 xe tăng ở đầu phi đạo, giết và bắt sống được 50 bộ đội của Cộng Quân. Tuy nhiên, sau khi chiếm được cao điểm Ba Rá, Cộng quân đã kéo đại pháo 130 ly lên đó và bắn trực xạ vào hệ thống phòng thủ quanh tỉnh lỵ, làm 8 khẩu đại bác 105 ly và 4 khẩu 155 ly của Tiểu Khu bị phá hủy.

Bộ Tổng Tham Mưu đã cho Không Quân thực hiện khoảng 100 phi vụ trong ngày 31.12.1974 để yểm trợ Tiểu Khu Phước Long, trong đó có cho xử dụng cả bom CBU để chống lại cuộc tấn công bằng biển người của Cộng quân. Ngày 1.1.1975, Cộng quân cho pháo kích vào phi trường Biên Hòa để ngăn chận các oanh tạc cơ cất cánh. Nhưng các phi cơ vẫn cất cánh yểm trợ Phước Bình, bắn cháy 15 xe tăng, nhờ vậy Phước Bình còn đứng được.

Ngày 2.1.1975, một cuộc họp khẩn cấp do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa được tổ chức tại Dinh Độc Lập để duyệt xét tình hình. Thành phần tham dự gồm có: Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang (Phụ Tá về An Ninh Quốc Phòng của Tổng Thống), Trung Tướng Trần Văn Minh (Tư Lệnh Không Quân), Trung Tướng Đồng Văn Khuyên (Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu), và Trung Tướng Dư Quốc Đống. Tướng Đống đã xin từ chức viø cho rằng sau 3 tháng chỉ huy Quân Đoàn 3, ông không làm được gì cả. (Trung Tướng Đống, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, được Tổng Thống Thiệu cử giữ chức Tư lệnh Quân Đoàn 3 thay thế Trung Tướng Phạm Quốc Thuần từ tháng 10/1974). Tuy nhiên, Tổng Thống Thiệu đã từ chối sự từ chức này.

Tướng Cao Văn Viên trình bày rằng Bộ Tổng Tham Mưu cho biết Bộ không còn quân trừ bị. Hai sư đoàn Dù và Thủy Quân Lục Chiến đã được đem ra Vùng I. Quân Đoàn 3 có 2 sư đoàn là Sư Đoàn 18 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh, nhưng hai sư đoàn này đang được dùng án ngữ khu vực Tây Ninh, không thể rút ra được. Hội nghị nhận định rằng Phước Long không quan trọng bằng Tây Ninh, Pleiku và Huế, do đó nên củng cố lực lượng ở Tây Ninh và Huế hơn là Phước Long! Cuối cùng, Hội nghị quyết định đưa Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù đi cứu Phước Long. Sau đó, Bộ Tổng Thám Mưu đã gởi đến Tiểu Khu Phước Long một công điện như sau:

“Tổng Thống đã họp nội các phiên họp đặc biệt ngày 2 tháng 1 để cứu xét tình hình quý tiểu khu. Rất thông cảm, Tổng Thống và Quân Lực VNCH ưu ái gởi tặng các chiến hữu 3.200.000 đồng tiền thưởng, khen ngợi và mong các chiến hữu cố gằng tử thủ.”

ĐEM CON BỎ CHỢ

Sau hội nghị nói trên, Tổng Thống Thiệu đã chỉ thị vắn tắt: “Cho thả hai đại đội Biệt Kích Dù xuống Phước Long.”

Ngay chiều 2.1.1975, các toán Thám Sát Biệt Cách Dù và Bộ Chỉ Huy được trực thăng Chinook vận chuyển từ Tây Ninh về căn cứ HQ Suối Máu tại Biên Hòa, chỉ để lại một biệt đội để giúp trấn giữ Tây Ninh mà thôi. Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật được thiết lập gồm một Biệt Đội Đặc Huấn với khẩu 90 ly không giật, Biệt Đội 1 và Biệt Đội 4. Tổng số quân số khoảng 250 người, gồm toàn các chiến sĩ tinh nhuệ của Biệt Cách Dù.

Sau khi cho nghỉ ngơi khoảng một giờ, mọi người phải ra sân tập họp để làm lễ xuất quân. Thiếu tá Thọ, Trưởng Ban 3, thuyết trình về tình hình tại Phước Long. Các chiến sĩ Biệt Cách Dù biết rằng Phước Long đang hấp hối và trông chờ Biệt Cách Dù đến tiếp cứu.

Lúc 5 giờ sáng ngày 3.1.1975, các Biệt Cách Dù được chở ra phi trường Long Bình. Đến 2 giờ chiều trực thăng mới đến đưa đi Phước Long. Nhưng khi đang bay trên Phước Long thì có lệnh quay trở về Long Bình lại, có lẽ vì áp lực của địch quá nặng, trực thăng chưa đáp xuống được.

Khoảng 11 giờ trưa ngày 4.1.1975, sau khi được các tướng lãnh thuyết phục, các phi công trực thăng mới chịu đưa Biệt Cách Dù trở lại Phước Long. Họ được thả xuống hai đợt: Đợt 1 do Trung Tá Thông chỉ huy gồm Bộ Chỉ Huy và Biệt Đội 4. Đợt 2 do Thiếu Tá Sơn chỉ huy cùng với Biệt Đội 1. Cuộc đổ quân đợt đầu ở hướng đông cầu Đak-Lung, gần Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, được an toàn. Nhưng cuộc đổ quân đơt hai không được may mắn vì bị pháo binh của Cộng quân dập tả tơi khi vừa đổ xuống. Trung Tâm Hành Quân của Tiểu Khu bị phá hủy. Chỉ Huy Phó Tiểu Khu bị tử thương. Sau đó 4 chiếc T54 và một toán đặc công của Cộng quân xuất hiện ở phía nam và tây của thành phố, mở cuộc tấn công vào khu Tòa Hành Chánh Tỉnh. Một xe tăng đã bị bắn cháy, ba xe còn lại bỏ chạy.

Hai đại đội Biệt Cách Dù được trao nhiệm vụ trấn giữ mặt phía nam thành phố và tái chiếm lại cao điểm Bà Ná. Nhưng khi họ chưa có thì giờ thực hiện nhiệm vụ giao phó thì vào 5 giờ sáng ngày 5.1.1975, Cộng quân đã cho bắn từng loạt pháo vào khu Tòa Hành Chánh và dinh Tỉnh Trưởng. Cho đến chiều, Cộng quân đã bắn vào khoảng 1000 quả pháo, nhưng không mở đợt xung phong nào.

Sáng sớm ngày 6.1.1975, Cộng quân pháo kích trở lại, nhưng một tiếng sau, tiếng pháo bổng im bặt. Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu nghi Cộng quân sắp xung phong, nên ra lệnh chuẩn bị sẵn sàng. Những chiếc máy bay F5 và A.37 đã tới gào thét rầm trời, nhưng với sự yểm trợ của pháo binh và xe tăng, Cộng quân đã tràn vào khu Tòa Hành Chánh, dinh Tỉnh Trưởng và phi trường Sông Bé. Lúc 15 giờ 30, Phước Long đã bị thất thủ.

Đại Tá Đỗ Công Thành, Tỉnh Trưởng Phước Long, và Trung Tá Thông, Chỉ Huy Biệt Kích Dù, đã hướng dẫn anh em Biệt Kích 81 và một số binh sĩ rút lui theo khe thông thủy tiến đến bờ sông. Nhưng khi đến đây thì bị phát hiện, Cộng quân đã bắn rất dữ dội để ngăn chận. Máu đỏ cả sông. Một số qua được sông, nhưng một số bị kẹt lại. Không Quân đã được gọi đến hủy diệt toàn bộ tỉnh lỵ Phước Long, trong đó có nhiều Cộng quân.

Kết quả: Ngày 7.1.1975, Biệt Cách Dù cho biết một toán khoảng 50 binh sĩ đang ở một điểm hướng bắc thành phố, và một toán khác ở phía đông bắc đường 14. Sau bốn ngày tìm kiềm, có 121 quân nhân được đưa về căn cứ an toàn. Hơn 1.000 quân nhân, cảnh sát và cán bộ của chính quyền cũng chạy về được vùng chính phủ kiểm soát. Nhưng Tỉnh Trưởng Phước Long, Quận Trưởng Phước Bình, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/7, và khoảng gần 3.000 quân nhân khác đã bị thương vong hay mất tích. Phó Tỉnh Trưởng, Chánh Văn Phòng và Tham Mưu Trưởng của Tiểu Khu Phước Long, hai Chi Khu Trưởng của Chi Khu Đồng Xoài và Bố Đức... đã bị bắt đưa về Lộc Ninh, sau đó bị đưa ra Bắc theo đường 14.

MỘT VÀI NHẬN XÉT TỔNG QUÁT

Qua những diễn biến của mặt trận Phước Long mà chúng tôi vừa trình bày, chúng tôi có những nhận xét như sau:

1.- Hà Nội chưa có quyết định dùng võ khí nặng dứt điểm Phước Long năm 1975 vì sợ Quân Lực VNCH phát hiện ra mục tiêu chiến lược của họ là ém quân và tiếp liệu để năm 1976 hay 1977 đánh thẳng vào Sài Gòn. Tướng Trần Văn Trà chỉ biết về chiến thuật, không biết về chiến lược, nên đòi đánh Phước Long ngay. Tuy nhiên, khi thấy thanh toán xong các chi khu quanh Phước Bình mà không có dấu hiệu nào cho thấy Quân Lực VNCH quyết tâm bảo vệ Phước Long, nên Hà Nội cho dứt điểm luôn Phước Long.

2.- Những tường trình trong cuộc họp vào đầu tháng 12 năm 1975 cho thấy cả Tổng Thống Thiệu lẫn Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH không nhận ra được chiến lược và chiến thuật của Hà Nội nên đã có những quyết định sai lầm. Thay vì tìm cách cắt đứt con đường Đông Trường Sơn ở Thường Đức và Đức Lập, lại đi lo bảo vệ Huế, Pleiku và Tây Ninh! Nhận định của Tướng Trần Văn Minh rất chính xác, nhưng chẳng ai theo.

3.- Trong việc bảo vệ Sài Gòn, hai ngỏ Bình Long và Phước Long cũng quan trọng như Tây Ninh. Từ Chiến Khu Đ, Cộng quân có thể tiến từ Bình Long theo Quốc lộ 13 qua Chơn Thành xuống Lai Khê và từ Phước Long qua ngả Đồng Xoài vào Phú Giáo còn nhanh hơn từ Tây Ninh theo Quốc lộ 22 qua ngã Gò Dầu Hạ. Cuối tháng 4 năm 1975, Cộng quân đã theo cả ba ngả này tiến về Sài Gòn. Do đó, bảo vệ ngỏ Bình Long và Phước Long rất quan trọng. Ấy thế mà cả Tướng Thiệu lẫn Bộ Tổng Tham Mưu lại nhận Định rằng Tây Ninh quan trọng hơn Phước Long!

Nếu thấy không đủ khả năng bảo vệ tỉnh lỵ Phước Long, tại sao tái phối trí, rút quân về bảo vệ Đồng Xoài để bảo toàn lực lượng và cắt đứt Liên tỉnh lộ 1A, không cho địch tràn xuống Bình Dương? Đưa ít quân tinh nhuệ bỏ xuống Phước Long khi biết chắc Phước Long sẽ mất là chuyện khó hiểu.

4.- Sư Đoàn 5 đã đệ trình kế họach bảo vệ Phước Long từ tháng 10 năm 1974, nhưng Tổng Thống Thiệu dẹp ra một bên. Phải đến ngày 26.12.1975, khi Chi Khu Đồng Xoài bị thất thủ, ông mới xét tới và giải quyết một cách rất lếu láo. Điều này chứng tỏ ông đã có ý định bỏ Phước Long, nhưng không nói ra. Khi Tướng Đống xin mượn Sư Đoàn Dù để tái chiếm Phước Long, Tổng Thống Thiệu nói: “Để xem Mỹ nó làm gì”! Mỹ chỉ lên tiếng dọa dẫm rồi im luôn.

Sau trận Phước Long, Trung Tướng Dư Quốc Đống xin từ chức. Tổng Thống Thiệu đã cử Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn thay thế.


58.186.171.132 08:00, ngày 31 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Một số đoạn trong này tôi đã đọc trên vantuyen.net (của Vương Hồng Anh). Còn những thông tin nhận xét tổng quát là khá mới. Tôi sẽ tìm tròng các tài liệu đã công bố của các bên. Xin trân trọng cảm ơn 58.186.171.132Thái Nhi --Sam-2MT 09:37, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đổi tên bài sửa

Còn trận Phước Long ngày 11 - 05 - 1965, cũng rất điển hình. Ta nên ghi thêm ngày vào để phân biệt. Theo tôi có thể ghi là Chiến dịch đường 14 - Phước Long hoặc Trận Đường 14 - Phước Long. Duyphuong (thảo luận) 11:56, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)DuyphuongTrả lời

Tạm khóa sửa

Để tránh tình trạng các thành viên liên tục hồi sửa, tôi tạm khóa bài.--Trungda (thảo luận) 15:35, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hoàng Thế Thiện sửa

Theo như infobox của bài thì Hoàng Thế Thiện cùng Hoàng Cầm chỉ huy Quân đoàn 4 ở Phước Long, nhưng thực ra trận đánh đã kết thúc ngày 6/1/1975 và phải đến tháng 2/1975 ông Thiện mới nhậm chức Chính ủy Quân đoàn 4. Vào thời điểm diễn ra trận Phước Long, Hoàng Cầm còn là Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của QĐ4 cơ mà. Cho nên nếu không ai phản đối thì mình xin phép bỏ tên Hoàng Thế Thiện khỏi ô chỉ huy QGP trong bài.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:48, ngày 5 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đúng như thành viên The Ultra-Monarchist nói thì ông Hoàng Thế Thiện đến tháng 02-1975 về Quân đoàn 4 giữ chức vụ Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4 nên không tham gia chỉ huy trận Phước Long. Nhưng xin đính chính lại một chi tiết: vào thời điểm diễn ra trận Phước Long, ông Hoàng Cầm là Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, không kiêm Chính ủy đầu tiên. Từ khi thành lập ngày 20-07-1974 đến tháng 02-1975, Quân đoàn 4 chưa có người giữ chức vụ Chính ủy. Đến tháng 02-1975, ông Hoàng Thế Thiện về Quân đoàn 4 giữ chức vụ Chính ủy đầu tiên - Bí thư Đảng ủy của Quân đoàn 4 (Tài liệu tham khảo: "Lịch sử Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) 1974-2004", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004).

Mâu thuẫn sửa

...Không quân vận tải của QLVNCH thả dù tiếp tế 20 tấn đạn pháo xuống phía Bắc thị xã nhưng do bị pháo binh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắn chặn, các đơn vị phòng thủ Phước Long không thu hồi được số hàng này sau đó để rơi vào tay Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.[31] ...

Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cho biết họ bắt được 2444 tù binh, trong đó có 26 sĩ quan cấp tá và cấp uý, thu hơn 5000 vũ khí các loại và một kho đạn đại bác trên 10.000 viên[38]

Nếu QLVNCH còn hơn 10.000 viên đạn pháo thì tại sao phải cần tiếp tế đạn nhỏ giọt (20t) bằng ko quân ? Một lần nữa, ko thể tin những gì cộng sản nói.

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 10 tháng 3 năm 2019 sửa

"Ngay sau thất bại Phước Long, cố vấn Mỹ John Pilger đã tiên liệu trước về sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn sẽ diễn ra trong nay mai."

John Pilger là nhà báo, đạo diễn người Úc, không phải cố vấn Mỹ

https://en.wikipedia.org/wiki/John_Pilger Sgnpkd (thảo luận) 11:14, ngày 10 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thời gian sửa

Trận này diễn ra vào ngày 12, không phải 13; nhân tiện thì ngày 12 tháng 12 năm 1974 cũng là khởi đầu cho Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 chứ không phải ngày 31 như đã ghi trong bài về Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975. 2001:EE0:41C1:EAB2:7539:6F39:9FB6:62F5 (thảo luận) 03:57, ngày 11 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Chiến dịch Đường 14 – Phước Long”.