Thảo luận:Chiến tranh Kim – Tống

(Đổi hướng từ Thảo luận:Chiến tranh Kim–Tống)
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi DHN trong đề tài Góp ý

Góp ý sửa

@Tàn Kiếm: Do bài rất dài, tôi mới chỉ đọc đến đoạn Huy Tông thoái vị, định sửa một số chỗ nhưng liên tục bị sửa đổi mâu thuẫn. Bạn dịch rất tốt, nhưng có một số chỗ mà tôi nghĩ có thể sửa cho ổn hơn:

  • "…Triệu Hoàn, con trai cả của Huy Tông lên ngôi, miếu hiệu Tống Khâm Tông…" → đọc câu này có cảm giác như Triệu Hoàn lên ngôi thì tự xưng là Khâm Tông, trong khi miếu hiệu thực ra được truy tôn sau khi mất. Thường thì (lưu ý thường chứ không phải luôn luôn) vua mới lên ngôi sẽ đổi niên hiệu, nên tôi kiến nghị sửa câu này thành: "Triệu Hoàn, con trai cả của Huy Tông lên ngôi, đổi niên hiệu là Tĩnh Khang." Nếu bạn cho điều này là thừa thãi không cần thiết, thì có thể tìm cách khác (ghi chú trong ngoặc…), nhưng câu này nhất định phải sửa do viết như vậy là không đúng lắm.
    Tôi sẽ tìm cách, chắc là sau giấc ngủ.
  • "Người Nữ Chân bao vây Khai Phong vào năm 1126, Khâm Tông vẫn tìm cách thương lượng để có thể cùng người của mình rút lui an toàn khỏi kinh đô bằng cách chấp nhận bồi thường một khoản tiền lớn cho nhà Kim hàng năm." (Nguyên văn: "The Jurchens laid siege to Kaifeng in 1126, but Qinzong negotiated their retreat from the capital by agreeing to a large annual indemnity.") → câu này lẽ ra có nghĩa là Khâm Tông chấp nhận bồi thường để quân Kim rút lui, chứ đâu phải bồi thường để quân Kim mở vòng vây cho vua tôi nhà Tống chạy đâu nhỉ?
đã sửa. Đoạn đầu tôi xài nhiều google dịch nên hơi lag.

*"… bị sa lầy bởi một cuộc nổi dậy của các thế lực thân Tống…" → có lẽ nên sửa thành "các thế lực vẫn còn hướng về nhà Tống"

@Lệ Xuân: Từ này hay mà.
  • một ý kiến ngoài lề đó là có lẽ cần hạn chế hoặc bỏ sử dụng thuật ngữ "hơi Tây":
    • "đế quốc". Nếu đặt vào bối cảnh phương Tây thì không có vấn đề gì, nhưng trong bối cảnh phương Đông, tôi thấy không hợp lắm mặc dù đúng là vua của các nước trên đều là "hoàng đế", nhưng sử sách phương Đông lại thường ghi là nhà Tống, nhà Liêu, nước Tống, nước Liêu, chứ tôi ít khi thấy ghi đế quốc Tống, đế quốc Liêu bao giờ.
      Tôi thích cách gọi này, trong bài này nó thể hiện rõ vị thế của các quốc gia đấy chứ.
    • "…nhiều bộ lạc Nữ Chân là chư hầu của triều đại nhà Liêu (907–1125)", có lẽ tiếng Việt của tôi không bằng bạn, nhưng cảm giác khi nghe "triều đại" rồi lại còn "nhà" hơi thừa nghĩa.
      Cái này thì tôi thấy thắc mắc của bạn hơi lạ, vì kiểu gọi này tôi gặp và nghe nhiều. "Triều đại Liêu" nghe cụt lắm.
      Sửa thành "nhà Liêu" thử --L ||| P ||| T 21:38, ngày 22 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
      @Lệ Xuân: Được thoy.
  • "…Năm 1115, ông tự xưng là hoàng đế của nhà Kim (1115–1234), tức triều đại "vàng"…" → câu này không sai nhưng có thể sửa thành "……Năm 1115, ông xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Kim (大金), có nghĩa là "vàng".
  • "…một chuỗi các thành phố và cửa ngõ bị nhà Liêu thôn tính từ Sa Đà Hậu Tấn vào năm 938" → "pass" ở đây dịch thành cửa ải thì đúng hơn, vì hàm ý câu này là đang chỉ đến các cửa ải dọc theo Vạn Lý trường thành, tương tự như Sơn Hải Quan đời Minh sau này.
  • về từ "bó lụa", tôi chưa nghe ai nói bó lụa bao giờ. Có lẽ sửa thành "tấm lụa" thì hơn, vì rõ ràng mỗi "bó" đều là một tấm cuộn lại.
  • "thuần phục" → hình như từ này dùng để chỉ thuần phục động vật thì hợp lý hơn. Người xưng tôi với người khác đúng ra là "thần phục" ([1])

--L ||| P ||| T 21:13, ngày 22 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Tàn Kiếm: Trong "ceded the Chinese prefectures of Hejian, Taiyuan, and Zhongshan", chữ "of" này không có nghĩa là "thuộc" hay "của", mà là dùng để liên kết một thể loại nào đó với một hoặc nhiều trường hợp cụ thể (xem: State of Vietnam, something is rotten in the state of Denmark, v.v.). Hà Gian, Thái Nguyên và Trung Sơn đều không phải là tỉnh ngày nay, mà là tên của các châu thời Tống. NHD (thảo luận) 06:23, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

@DHN: Cảm ơn anh.
Quay lại trang “Chiến tranh Kim – Tống”.