Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam/Lưu 9

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Tmct trong đề tài trung lập

Bố trí hình trong bài

Làm cho bài mất cân đối quá, nghiêng nặng về bên phải. Nếu ai ko có ý kiến thì tôi sẽ sửa lại 1 số hình sang trái nhéMì gói (thảo luận) 05:38, ngày 15 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không cần thiết, hình như vậy là được, người đọc sẽ đọc liền mạch mà không phải ngoắt ngéo. Chỉ còn một lỗi trắng ở phần tiêu bản (nhưng sửa được). Khi bạn chưa hiểu về sắp xếp thì bạn không nên sửa bởi sự hiển thị rất khác nhau tuỳ theo chiều ngang mỗi màn hình máy tính khác nhau (hình, chữ nhảy linh tinh). Tôi không hứng thú với bài nhưng có thể sẽ giúp được về sắp xếp lại chỉ hình (không thay đổi nội dung, không đặt hình các vị trí khác nhau nhằm nhấn mạnh/giảm bớt hoặc các ý khác). Truong Manh An (thảo luận) 06:10, ngày 15 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Liền mạch? Hiện bài này đã bị bỏ trắng nhiều đoạn do kích thước hình chèn lên kìa. Bạn nghĩ sao vậy???? Tại sao ko làm cho nó cân đối???Mì gói (thảo luận) 06:04, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Người bố trí hình trước đây không tính đến màn hình các cỡ bạn ạ. Khi tôi dùng màn hình nhỏ thì không đoạn nào trắng, khi dùng màn hình rộng (wide) thì thấy trắng. Tôi sẽ sửa lại giúp bạn ạ!.Truong Manh An (thảo luận) 06:55, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tại sao phải sửa để cho hình mất cân đối sang bên phải? Theo tôi thì nên có trái phải thì bài viết sẽ thẩm mỹ hơn là bị lệch hình sang 1 bên. Trước đây tôi cũng đã phải sứa 1 số bàiPanzerschreck (thảo luận) 04:54, ngày 19 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Khúc dông dài

Dài và lặp, nên xóa

  • Cho đến nay vẫn chưa có số liệu chính thức công bố số tiền mặt viện trợ của phe xã hội chủ nghĩa cho miền Bắc từ phía nhà nước Việt Nam, nhưng theo Nguyễn Nhật Hồng Trưởng bộ phận B29:[1]
"Toàn bộ tiền viện trợ và tiền giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam đánh Mỹ đều tập trung về một đầu mối là B29... Từ 1965 đến 1975, B29 đã tiếp nhận Sáu trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm ngàn đô la Mỹ (số tròn)(678.700.000 USD), trong đó hơn sáu trăm hai sáu triệu đô la là tiền viện trợ đặc biệt, hơn hai mươi bốn triệu đô la là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ, gần 21 triệu đô la là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, gần bảy triệu rưỡi đô la là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải phóng...".
  • Viện trợ của Hoa Kỳ và phe đồng minh cho miền Nam:

Cái này đã có trong bài viện trợ rồi, bảng số liệu thì nên giữ để định hướng cho mọi người coi bài viện trợ

Panzerschreck (thảo luận) 14:30, ngày 19 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài này dài quá

Mình đề nghị nên rút ngắn lại, không nên để cho những kẻ lạ mặt vào đây tuyên truyền gây chia rẽ trong quần chúng. Chúng ta nên tập trung nỗ lực để viết những bài nói về xây dựng và phát triển đất nước, không nên dành nhiều thì giờ và công sức để bàn mãi về cuộc chiến tranh đó. Nó đã trở thành quá khứ rồi. Mình đề nghị nên xóa bỏ hết cái đề tài này đi vì thấy không thiết thực. Hơn nữa lại có nhiều người lợi dụng vào đây để viết theo kiểu diễn đàn, cái đó không thể chấp nhận được.BanhTruongBacKinh (thảo luận) 01:46, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đề nghị trên là của một người không đủ nhận thức để hiểu giá trị của lịch sử Nguoithienthuve (thảo luận) 06:01, ngày 14 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tài liệu của cả 2 phía, VN và chống Cộng đều công nhận là những nhà lãnh đạo và tướng lĩnh Mỹ là người kiểm soát và chủ động ở chiến trường miền Nam trong chiến tranh VN. VNCH không có vai trò lớn hơn Mỹ. Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh càng không có vai trò lớn hơn tổng thống Nixon, tổng tư lệnh Westmoreland trong chiến tranh VN. Những vấn đề này ai đã từng đọc qua các tài liệu bất kể là từ đâu, từ VN, từ Mỹ, hay thậm chí từ những cựu tướng tá quân đội VNCH cũ, cũng phải biết rõ việc này. Đáng lẽ nên xóa bỏ tên của những người này ra khỏi danh sách "Chỉ Huy", vì thực chất là họ chỉ huy gì? Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy vấn đề gì, Dương Văn Minh chỉ huy chiến lược nào? Quocviet1 (thảo luận) 04:11, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thế sao bạn không nói đến Ngô Đình Diệm? Rõ ràng ông ta có vai trò chủ động hơn nhiều so với Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng đó không phải là cái chính. Đã gọi là "Chiến tranh Việt Nam" (và có một (trong các) quan điểm, rằng là nội chiến) thì để người Việt ở vị trí trên, còn như thực quyền đến đâu thì xem trong bài. Avia (thảo luận) 09:25, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với Avia. Mà hơn nữa tôi nghĩ nên rút ngắn tiêu bản, chỉ nêu các thông tin quan trọng nhất.--V (thảo luận) 09:29, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tài liệu của cả 2 phía, VN và chống Cộng đều công nhận là những nhà lãnh đạo và tướng lĩnh Mỹ là người kiểm soát và chủ động ở chiến trường miền Nam trong chiến tranh VN. VNCH không có vai trò lớn hơn Mỹ. Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh càng không có vai trò lớn hơn tổng thống Nixon, tổng tư lệnh Westmoreland trong chiến tranh VN. Cần dẫn chứng???? Đừng nói là tài liệu in trong nước do "Đảng ta" in ra nhé!Người hùng cô đơn (thảo luận) 06:27, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các thảo luận này đang dần dần trở thành một thảo luận về vấn đề không làm tăng chất lượng của bài. Mekong Bluesman (thảo luận) 14:10, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đồng ý với bác BM. Ngay cả Bài viết giờ cũng lung tung quá.:(Vo quoc tuan (thảo luận) 18:22, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đồng ý với bạn Quốc Việt, hầu như tất cả những tài liệu từ phía Mỹ và VN, và theo những hồi ký của tướng tá VNCH thì Mỹ là chủ của chính trường và chiến trường ở miền Nam. Đưa người "chỉ huy" VNCH lên trên chỉ huy Mỹ đã làm giảm giá trị của Wikipedia.

Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh ở Việt Nam chứ không hẳn là chiến tranh giữa người Việt Nam bạn Avia à. Bạn nghe ở đâu mà khẳng định tên này có nghĩa là "Chiến Tranh Giữa Người VN" mà bảo rằng nhất định phải bỏ tên người Việt lên trên vậy? Lý luận tên cuộc chiến là "Chiến Tranh Việt Nam" thì phải bỏ người Việt lên trên bất kể sự thật lịch sử thì thật vô lý.

Để tên người Mỹ lên trên tướng tá VNCH thì đúng hơn và khách quan hơn. Nên dựa vào sự thật thực tế khách quan chứ không nên chỉ vì đây là Wikipedia "Tiếng Việt" mà để tên người Việt lên trên.

Ông Diệm được Mỹ chọn và đưa về nước, sau đó bị Mỹ đảo chính lật đổ, vai trò của ông không thể hơn Mỹ được.

Còn Cao Văn Viên và Dương Văn Minh không biết đã chỉ huy với vai trò gì vậy? Theo các tài liệu đa chiều tôi đọc thì 2 ông này không có vai trò gì ấn tượng trong chiến tranh Việt Nam cả, ngoại trừ việc đầu hàng của ông Minh trong ngày cuối chiến tranh.

Do nhung (thảo luận) 22:01, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tất cả các thảo luận trên đây đều không dẫn nguồn, hiện trạng bài viết cần phải được giữ nguyên cho tới khi có nguồn kiểm chứng được về vấn đề này. Mag (thảo luận) 03:29, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thống nhất về cách dùng tên quân đội

Tôi nhớ trước đây đã có 1 cuộc bàn luận về vấn đề nên dùng tên chính thức quân đội của mỗi phe, thay vì dùng kiểu "Bắc Việt", "Nam Việt Nam" như các tài liệu Mỹ hay dùng. Vì lúc đó không phải chỉ có 1 quân đội Nam Việt Nam. Và cách dùng tên chính thức cho mỗi phe quân đội đã được đồng thuận và thống nhất cách làm này. Không hiểu sao bây giờ đọc lại thì thấy hình như có bạn nào đó cố tình sửa lại VNCH thành "Nam Việt Nam" thì phải.Quocviet1 (thảo luận) 18:02, ngày 25 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên gọi: Chiến tranh Việt Nam

Không biết đề tài này đã được thảo luận chưa, nhưng tôi thấy cái tên Chiến tranh Việt Nam là không ổn. Việt Nam ta từ xưa tới nay biết bao cuộc chiến tranh?. Theo tôi việc định ra cái tên này là do chủ ý của một số thành viên chủ chốt cùng sự không cương quyết của một số thành viên. Sao không gọi: Chiến tranh Việt Nam - Hoa kỳ chẳng hạn. Bách khoa này tôi nghĩ chủ yếu vẫn là người Việt tra cứu, trong khi cái tên đang gọi không thể xuất phát từ trong nước. Handyhuy (thảo luận) 15:41, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Handyhuy hãy dùng Google để tìm sự sai biệt về phổ biến giữa hai cụm từ "Chiến tranh Việt Nam" và "Chiến tranh Việt Nam - Hoa kỳ". Hơn nữa, Chiến tranh Việt Nam không chỉ là giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Mekong Bluesman (thảo luận) 17:59, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi không áp đặt tên gọi. Việc cụm từ "Chiến tranh Việt Nam" phổ biến trên mạng là một điều dễ hiểu, đây là cách gọi của đại đa số người Mỹ, họ tham chiến ở đâu thì họ gọi tên cuộc chiến như vậy: Chiến tranh Iraq, Chiến tranh Triều tiên,... Và giọng nói của họ quá lớn.Handyhuy (thảo luận) 05:15, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi không viết rõ bên trên. Khi tôi nói dùng Google là tôi muốn nói dùng Google và tìm các trang tiếng Việt được viết bởi người Việt. Dĩ nhiên là có một số người ngoại quốc viết được tiếng Việt (như tôi là một thí dụ) nhưng khó có thể nói là cái số đó có "giọng nói của họ quá lớn". Mekong Bluesman (thảo luận) 12:15, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi không nghĩ Wiki chỉ cung cấp thông tin cho những người có khả năng lập và viết Web. Những trang mà Mekong Bluesman nói thì đại đa số là do người hoặc tổ chức ở ngoài nước VN. Họ đâu có phải đa số, họ chỉ hơn là có điều kiện hơn thôi. Theo tôi việc đặt tên cho một sự kiện không của riêng mình là việc quan trọng.Handyhuy (thảo luận) 13:02, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Handyhuy đã có dùng Google để thấy là có nhiêu trang web tại Việt Nam dùng cụm từ "Chiến tranh Việt Nam" không? Mekong Bluesman (thảo luận) 18:50, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Mekong Bluesman xem nhưng chưa hết. Có, tôi đã dùng Google. cụm từ "Chiến tranh Việt Nam" trong cách tìm của Google rất chung chung, nó bao gồm cả các cuộc chiến tranh khác chứ không phải riêng cuộc chiến từ 1954-1975 tại Việt Nam đâu. Và cụm từ đó thường xuyên đi liên với một số từ khác để diển tả cuộc chiến mà Việt Nam gọi là kháng chiến chống Mỹ, bạn không nên tách cụm từ đó ra. Tóm lại: Tại VN từ trước đến nay có khá nhiều cuộc chiến tranh (kể cả nội chiến), các bạn nên lưu ý.Handyhuy (thảo luận) 04:05, ngày 5 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Như vậy là trong số đó có những trang web tại Việt Nam dùng cụm từ này, đúng không? Mekong Bluesman (thảo luận) 12:23, ngày 5 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Đúng, vì vậy bên trên tôi dùng từ đại đa số. Và MB hãy để ý, khi các trang Web chính thống tại VN dùng cụm từ này thường để chỉ cuộc chiến trong cả TK20 (1945-1975), hơn nữa tại nội dung các trang đó đề cập đến nhân vật người nước ngoài hay dẫn lời ai đó... hay nói đúng hơn đó là ngôn từ chung. Tôi cũng không biết cuộc thảo luận này đi đến đâu, nhưng tôi thấy Wiki là một TĐ bách khoa, mà Chiến tranh Việt Nam thì từ trước tới nay khá nhiều. Và, cách gọi Chiến tranh VN để chỉ cuộc chiến tại VN 54-75 là sản phẩm của người Mỹ, mà tính toàn cầu của họ thì ai cũng biết.Handyhuy (thảo luận) 14:36, ngày 5 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lỗi Wiki về trang Chiến Tranh Việt Nam

Tôi vừa phát hiện một lỗi kỹ thuật về trang chiến tranh VN. Mỗi khi ai đó tra chữ: "chiến tranh việt nam" (chữ thường), thì trang chiến tranh VN hiện ra sẽ là trang của phiên bản cũ. Mong ban quản trị, ban kỹ thuật fix lỗi này nhé. Thanks Tmp (thảo luận) 05:00, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên gọi của quân đội cộng sản

Do đã có định nghĩa chính thức của từ điển bách khoa Việt Nam [1] rằng

"QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM là bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu trên chiến trường Miền Nam Việt Nam trong Kháng chiến chống Mĩ 1954 - 75."

Các bài viết có liên quan đến chiến tranh Việt Nam trong địa phận miền Nam sẽ cần phải sửa tên gọi cũng như cờ hiệu về chỉ 1 quân đội: Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam hoặc Quân đội nhân dân Việt Nam, mà chính xác nhất sẽ là Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tmct (thảo luận) 13:15, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nhấn mạnh lại nội dung của mục này: theo định nghĩa chính thức của khổ chủ, QGPMN là bộ phận của QDNDVN ở chiến trường miền Nam.

Do đó, các nội dung có ý coi QGPMN và QDNDVN là hai quân đội cùng tham gia chiến tranh là sai. Tất nhiên có một số nguồn Mỹ coi đó là 2 quân đội, nhưng đó chỉ là quan sát từ ngoài mà nhận xét, không có giá trị bằng tuyên bố của chính chủ. Các quan điểm thuộc dạng này chỉ nên được nhắc đến (kèm nguồn) để minh họa cho quan điểm của Mỹ, chứ dùng để miêu tả về QGPMN hay QDNDVN.

Ví dụ: Có 2 nguồn: (1) Giấy khai sinh của X ghi tên bố là A. (2) Ông B bảo "trông bộ dạng X chẳng giống ông A tí nào, nên nó không phải con đẻ của ông A". Với 2 nguồn này, nguồn giấy khai sinh phải được coi như nguồn đáng tin cậy nhất, trong khi quan điểm của ông B chỉ thuộc loại thông tin thêm mà thôi.

Đây là vấn đề tính chính xác của thông tin chứ không liên quan gì đến vấn đề "trung lập" bàn tại mục dưới. Tmct (thảo luận) 13:52, ngày 5 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên liên quan đến chiến tranh Việt Nam, thế nào là trung lập

Đương nhiên từ điển bách khoa Việt nam của nhà nước thì phải gọi là Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam rồi.
Google--> quân cộng sản bắc việt: > 7200 [2]
Google--> "Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam" =3820 [3]
Có cái tên gọi mà cứ ngoắt ngoéo mãi là seo?118.68.98.247 (thảo luận) 13:40, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Google không phải nơi để xác định định nghĩa đúng. Google "quân Ngụy" hay "ngụy quân" hay "ngụy quyền" có được nhiều hit không?

Tên gọi chính thức được định nghĩa bởi tổ chức đẻ ra nó thì có độ tin cậy cao nhất về mặt nguồn kiểm chứng. Do đó, không còn gì để phải bàn ở đây. Tôi chỉ thông báo mà thôi. Tmct (thảo luận) 13:48, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dùng google là phổ biến, nhưng không nên cái gì cũng dựa vào số lượng tìm trên Google. Còn lâu điều kiện và trình độ sử dụng internet của người trong nước mới bằng người ở nước ngoài.Handyhuy (thảo luận) 13:56, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tại sao không tự đặt mình vào cương vị là người thứ ba, người không từng tham gia vào cuộc chiến này để mà gọi các tên riêng xuất hiện trong cuộc chiến. Người ta sẽ gọi quân đội của các bên là: Quân đội của Việt nam Dân chủ Cộng hòa và Quân đội của Việt nam Cộng hòa, hay quân đội của lực lượng cộng sản (gọi tắt là lực lượng cộng sản), quân đội của lực lương quốc gia (gọi tắt là lực lượng quốc gia)...Tóm lại là có rất nhiều các tên khác mà người thứ ba, người ngoài cuộc có thể gọi. Tại sao cứ tìm cách lấy cái tên thể hiện miệt thị được đặt ratừ một phía để gọi đối phương? Hiện nay có nhiều thành viên vì lý do cá nhân đã không thấy xuất hiện trên viwiki tham gia tranh luận, cac IP cũng không thể tranh luận vì các proxy mở đã bị khóa, dù rằng điều này họ đã từng tranh luận đat được một số kết quả thể hiện trong nội dung, nay bỗng nhiên bị thay bỏ hết?. Giả sử dù cho bây giờ chỉ còn một liên danh thì cũng nên tự tranh luận để chọn lấy cái tên hay nội dung cho thật sự trung lập đúng với tinh thần wikipedia, đúng với tâm nguyện của ngững người sáng lập ra wikipeedia.Cân tiểu ly (thảo luận) 15:20, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu Cân tiểu ly có thể đọc được tiếng Anh thì mời xem en:National Front for the Liberation of South Vietnam. Tại đó họ viết "National Front for the Liberation of South Vietnam" (hay thông dụng hơn là "NLF"), họ viết People's Liberation Armed Forces (PLAF), People's Army of Vietnam (PAVN) và liên tục dùng các tên gọi này. Đó là cách dịch sát nghĩa các danh xưng chính thức bằng tiếng Việt ra tiếng Anh, trong đó có cả các từ "nhân dân", "giải phóng". Các sách nghiên cứu bằng tiếng Anh mà tôi biết cũng đều sử dụng cách gọi trên.
Ví dụ khác: Một cô xấu như Thị Nở nhưng có tên khai sinh là "Diễm Lệ". Bất cứ một văn bản nghiêm túc nào cũng phải gọi cô ấy với tên "Diễm Lệ". Và việc gọi tên khai sinh của cô ấy ra không thể được cho là không trung lập.
Tóm lại, dùng danh xưng chính thức mới chính là sự trung lập.
Hy vọng giải thích vậy đủ để Cân tiểu ly hiểu.
Tmct (thảo luận) 14:26, ngày 5 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không thể so sánh khập khiễng và có phần ngớ ngẩn. Một con người cụ thể với các yếu tố liên quan chứng minh nhân thân của họ hoàn toàn không liên quan đến cộng đồng, không liên quan đến xã hội, chỉ là những điều cần thiết của riêng họ mà thôi. Còn chính trị (hay chiến tranh) liên quan đến cả một cộng đồng, thậm chí liên quan đến cả thế giới với nhiều phe phái khác nhau, tẩy chay, công kích lẫn nhau, mỗi phe đều tự nhận vai trò của mình là chính nghĩa, đối nghịch là phi nghĩa...Trong một vụ kiện đương sự nào cũng nhận mình đúng, nhưng tòa án sẽ minh định chỉ rõ được vai trò của từng đương sự và phán quyết trung lập, công minh. WIkipedia viết cũng cần trung lập như quan tòa, các từ ngữ (tên) mỗi bên tự đặt ra để miệt thị đối phương thể hiện không trung lập đều phải bỏ đi thay bằng từ trung lập không ảnh hưởng đến các bên mà mọi người đều chấp nhận. Lấy tên riêng của người (không liên quan đến cộng đồng) để suy ra tên của các phe phái chính trị (liên quan đến cộng đồng) tự đặt để đề cao mình là trung lập thì thật là khập khiễng và có phần ngớ ngẩn.Tmct phải xem lại quan miệm này.

En.wiki không phải là tiêu chuẩn của vi.wiki. Tmct, với quan điểm riêng vẫn viết được bài ở đó mà.Cân tiểu ly (thảo luận) 03:53, ngày 6 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Như vậy nghĩa là giải thích đến thế vẫn chưa đủ để Cân tiểu ly hiểu. Nhưng đó cũng là hết khả năng của tôi.
Thực tế là: các danh xưng chính thức của QDNDVN, QGPMNVN được sử dụng trong tất cả những sách nghiên cứu nổi tiếng nhất của các giáo sư đại học Mỹ, trong các văn bản chính thức của chính phủ Mỹ và các nước phương tây khác (những nước không có lý do gì để o bế hay bênh vực cộng sản). Xin mời Cân tiểu ly khiếu nại với các giáo sư Mỹ tác giả của những cuốn sách kia, hoặc đề nghị chính phủ Mỹ không được dùng các tên "nhân dân", "giải phóng" khi gọi các tổ chức ở Việt Nam.
  • Nếu Cân tiểu ly nói rằng ở en.wiki ai viết quan điểm cá nhân mà chả được, mời Cân tiểu ly sang đó sửa hết sạch các từ PLAF và NLF ra khỏi các đoạn định nghĩa các khái niệm này, xin mời thử đổi tên các bài đó (hiện tên bài là các danh xưng "nhân dân", "giải phóng"...), hãy thử xem. Xin nói luôn là tôi chưa hề động đến những bài đó tại en.wiki và cũng không có ý định động đến.
  • Nếu thấy sửa en.wiki theo ý mình không xong, hãy tranh luận với họ xem có thuyết phục được ai không.
  • Nếu Cân tiểu ly lại nói rằng những người không trung lập thân Cộng ở en.wiki chiếm đa số, không thèm nghe, và kiểu gì cũng thành liên danh để giữ bài ở dạng "không trung lập và thân Cộng" như hiện nay, thì....hết nói, chắc chủ nghĩa cộng sản sắp đại thắng trên toàn thế giới!
Hết. Tôi không thấy có lý do gì để tiếp tục thảo luận này.
Tmct (thảo luận) 08:50, ngày 6 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên gọi muốn "trung lập" thì có lẽ nên dùng danh xưng chính thức mà họ tự gọi tổ chức họ. Chính quyền miền Bắc gọi quân đội mình là Quân đội nhân dân Việt Nam thì ta cũng gọi là QDNDVN, chính quyền miền Nam gọi là Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì ta cũng gọi như thế. Tôi nghĩ nếu gọi QDNDVN là quân Bắc Việt, tức là gọi theo cách của chính quyền VNCH, mới là không trung lập. Tương tự, ta cũng không nên gọi quân đội miền Nam là quân Nam Việt, hay tệ hơn, ngụy quân. Midsummerssun (thảo luận) 18:08, ngày 15 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

pháo điều khiển bằng radar?

Đến năm 1965, lực lượng phòng không của miền Bắc có trang bị khá hiện đại do Liên Xô cung cấp, gồm nhiều trung đoàn pháo phòng không các tầm cỡ điều khiển bằng radar

Câu trên có đúng không? có loại "pháo điều khiển bằng radar" sao? Nếu không có ai khẳng định thì vài hôm nữa tôi sẽ xóa cụm "điều khiển bằng radar" Tmct (thảo luận) 19:54, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có lẽ là tên lửa thì đúng hơn, pháo phòng không (12,7 ly, 37ly) thời ấy chỉ điều khiển bằng...tay. Việt Hà (thảo luận) 14:53, ngày 5 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không có ai cho thông tin chắc chắn nên tôi đã xóa. Tmct (thảo luận) 14:31, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ngay từ thời chiến tranh Việt Nam thì pháo cao xạ đã được điều khiển bằng radar rồi, nhiều là đằng khác. Điển hình nhất là loại pháo cao xạ 100mm bắn bằng radar. Loại 12,7 mm thì không thể được liệt vào pháo cao xạ được nó chỉ là súng máy phòng không. Không có radar điều khiển thì máy bay địch đánh đêm thì bắn thế nào bắn vào đâu.--Tô Linh Giang (thảo luận) 08:46, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Tô Linh Giang đã giải thích. Tôi sẽ sửa lại như cũ ngay. Tmct (thảo luận) 09:08, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chú thích

Cuộc hành quân này ngay từ đầu đã mang tính phiêu lưu phô trương chính trị và đã thất bại vì những lý do sau<ref>Fulgham & Maitland xem thêm Karnow</ref><ref>Hinh, Major General Nguyen Duy, Operation Lam Sơn 719. Washington DC: U.S. Army Center of Military History, 1979</ref><ref>Military History Institute of Vietnam, ''Victory in Vietnam: A History of the People's Army of Vietnam, 1948-1975''. Trans by Merle Pribbenow. Lawrence KS: University of Kansas Press, 2002.</ref>

Ba nguồn trên không được dẫn cụ thể tới số trang, thậm chí chương sách, không thể dùng để kiểm chứng cho "lý do" được. Tôi tháo ra. Tmct (thảo luận) 14:08, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Inf Box

Cái kẻ nào đã tự ý sửa chữa Inf Box mà Tcmt không có ý kiến gì thế?Người hùng cô đơn (thảo luận) 08:49, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không phải lúc nào và cái gì tôi cũng theo dõi chặt như thế. Thật sự tôi không quan tâm mấy cái tên đó. Tmct (thảo luận) 09:13, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn thật thông minhNgười hùng cô đơn (thảo luận) 09:36, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Không quan tâm" thì liên quan gì đến thông minh? Tmct (thảo luận) 09:47, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nội chiến

Có không ít người cho đây là 1 cuộc nội chiến, tôi lại không thấy đưa vào? Tôi chỉ thấy đưa ra quan điểm "chống ngoại xâm" mà thôiNgười hùng cô đơn (thảo luận) 09:34, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin mời cung cấp nguồn uy tín và đưa vào bài. Chú ý tổng hợp cho chính xác với ý của nguồn. Tmct (thảo luận) 09:46, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

sorry, trục trặc kỹ thuật, làm suýt nữa mất luôn cả bài. Sorry mọi người. Sa Long Cương (thảo luận) 02:34, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phần Chỉ Huy đã có khoảng 1 tháng trước khi bạn Kayani vào sửa đổi. Yêu cầu bạn vào thảo luận và cho ý kiến phản đối trước khi sửa lại phần này. Các bạn có thể xem lại phần Lịch Sử để làm chứng. Mình giữ phần này như trước, đến khi bạn Kayani vào thảo luận. Sau khi thảo luận thì bạn có thể sửa lại theo ý bạn. Sa Long Cương (thảo luận) 03:07, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Yêu cầu Sa Long Cương ngưng ngay việc xóa bài, ý này vẫn cần thảo luận trước đã có khoảng 1 tháng không phải chứng cớ xác đáng cho đồng thuận! Một lần nữa tôi sẽ tạm khóa bài này lại Mag (thảo luận) 03:14, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo nguyên tắc mọi người đề ra thì muốn sửa gì thì phải thảo luận chứ? Những bạn trước đây sửa lại thì đã có thảo luận. Trong khi đó, việc bạn Kayani không thảo luận mà tự ý sửa lại thì phải giữ lại bản kia chứ? Mình không hiểu tại sao lại có sự ngoại lệ đối với Kayani ở đây? Mình sẽ kiên quyết bảo vệ quan điểm tới cùng, vì đây thật sự quá vô lý. Bạn có thể biểu quyết banned IP mình cũng được, nhưng mình kiên quyết làm theo đúng nguyên tắc. Bạn Mag phải nắm được vấn đề rằng trước đây người ta sửa lại thì đã có thảo luận. Còn kayani sửa lại thì không có thảo luận, như vậy là sai nguyên tắc. Và phải dùng phiên bản của người có thảo luận. Sa Long Cương (thảo luận) 03:23, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Sa Long Cương đã đọc #Bài này dài quá (Kayani đã thảo luận trên đó rồi đó) chưa? Giờ chả lẽ tôi chỉ cần ghi thảo luận: Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tưởng tượng nên xóa rồi tôi xóa có được không. Nói chung thảo luận dài quá mà Sa Long Cương không đọc qua NGUYÊN TẮC dùng trong trường hợp này rồi nói tôi vi phạm này nọ en:Wikipedia:Consensus thì tôi sẽ không giải thích nữa. Mag (thảo luận) 03:27, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn Kayani thảo luận bao giờ? Trong trang này không hề có nick Kayani. Nhưng mình không chỉnh sửa gì nữa. Các bạn là chủ thì muốn làm gì thì làm. Nhưng cho mình hỏi 1 câu: 2 ông Dương Văn Minh và Cao Văn Viên chỉ huy vấn đề gì trong chiến tranh VN vậy? Sa Long Cương (thảo luận) 03:36, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không ai là chủ ở đây cả bạn ạ, cuốn bách khoa này thuộc về sở hữu cộng đồng nghĩa là bất cứ ai trên thế giới cũng là chủ của nó. Bạn cần làm quen với cách làm việc ở đây, nếu mình có gì hơi thất phép mong bạn thông cảm, vì bài này cứ sửa lại là có cãi nhau bút chiến, một sửa đổi tồn tại được 3 ngày (không đồng thuận) hay 3 tháng (có đồng thuận) thì hay hơn, vì thế mình cứ đề nghị bạn hãy thảo luận trước khi sửa.
"Người hùng cô đơn" là "Kayani" (Người hùng cô đơn) đó. Câu 2 mời Sa Long Cương đọc Dương Văn MinhCao Văn Viên để biết Mag (thảo luận) 03:39, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dương Văn Minh

Thì tôi đã đọc 2 trang đó nên mới thắc mắc 2 ông đó chỉ huy vấn đề gì. Ông DVM thì ngoài "chỉ huy" đầu hàng 30/4 ra thì có thấy ông ta chỉ huy gì có tính chiến lược đâu. Chỉ huy chiến dịch Hoàng Diệu đánh Bình Xuyên không được coi như trong chiến tranh VN. Sa Long Cương (thảo luận) 03:44, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ông Cao Văn Viên là tổng tham mưu trưởng 20 năm nhất định là có vai trò, chỉ tại bài viết không rõ ràng.
Rồi ý này (về ông Dương Văn Minh) mình đồng ý với bạn, hãy để đây 3 ngày, nếu không ai phản đối thì loại nó ra. Mag (thảo luận) 03:46, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Là Tổng Tham Mưu Trưởng của 1 chính quyền hoàn toàn độc lập không lệ thuộc thì có lẽ đúng là "nhất định phải có vai trò". Nhưng là 1 Tổng Tham Mưu Trưởng của 1 chính quyền phụ thuộc nhiều vào nước ngoài thì chưa chắc. Có thể có vai trò gì đó nhưng không thể tới mức Chỉ Huy có tầm chiến lược ngang với Mỹ. Mình không tìm ra bất cứ tài liệu Việt, Mỹ nào nói đến sự chỉ huy chiến lược, hoặc khả năng tác động đến chiến tranh VN của 2 ông này cả. Sa Long Cương (thảo luận) 04:07, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không tìm ra nên bạn không khẳng định nó là không có?. Mình cần một tài liệu khẳng định ông này không có vai trò gì. Và lần sau xin đừng xóa thảo luận của mình, mình cảm ơn nhiều Mag (thảo luận) 04:16, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi xóa gì của bạn bao giờ ??? Còn bạn yêu cầu tài liệu khẳng định những ông này không có quyền gì thì sẽ không bao giờ có. Vì người không có thực quyền thì ít có tài liệu nào nhắc nhiều tới, nói gì phải đặt vấn đề với một việc đã quá obvious. Nếu ở đây làm việc theo cách cứ muốn làm gì đều phải có nguồn tài liệu thì lúc bỏ 2 ông đó vào đã dựa vào nguồn tài liệu gì? Mong các bạn hãy đặt chất lượng và sự chính xác lịch sử của trang Wiki lên trên hết. Sa Long Cương (thảo luận) 04:36, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dựa vào cái chức của ông ấy đấy, Cương nên nhớ rằng Wikipedia là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Việt Nam. Nó chung nếu Sa Long Cương đưa ra tư liệu chính tay tôi sẽ xóa nó đi. obvious hay không, chúng ta những người viết cũng không được suy ra. Và tôi chẳng thấy có lý do gì để tiếp tục thảo luận trong tình trạng cả hai đều nói miệng như thế này! Mag (thảo luận) 04:41, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Cương nên nhớ rằng Wikipedia là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Việt Nam."

Cái này có liên quan gì đến vấn đề chúng ta đã bàn ? Ngay cả Wikipedia tiếng Anh (vốn ko liên quan đến VN) còn không có Dương Văn Minh và Cao Văn Viên trong đó.

"Nói chung nếu Sa Long Cương đưa ra tư liệu chính tay tôi sẽ xóa nó đi."

Bạn sẽ xóa tư liệu gì? Bạn yêu cầu tư liệu nhưng bây giờ lại nói rằng khi tôi đưa ra tư liệu thì bạn lại xóa đi??? Hình như bạn là chủ nơi đây hoặc ít nhất cũng là ban quản trị nơi đây mà tôi thấy bạn phát biểu nhiều cái quá vô lý khó hiểu. Sa Long Cương (thảo luận) 05:06, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đọc nhiều tài liệu đa chiều, có chút hiểu biết lịch sử muốn đóng góp cho Wiki nhưng thú thật thấy khó quá, muốn làm gì đó thật quá khó khăn, và mình cũng không rành cách làm việc ở Wikipedia lắm. Bạn Mag hoặc các bạn khác có thể làm rõ những vấn đề sau hay không?

1. Wiki làm việc xét trên mặt logic theo suy luận hay là tất cả đều phải cần tài liệu dẫn chứng có uy tín.

2. Vấn đề có tài liệu có uy tín hay không thì được dựa vào những tiêu chí nào?

3. Vấn đề xóa đi 1 phần của bài và thêm vào 1 phần của bài có được coi là quan trọng như nhau hay không và được work như thế nào:

A) Xóa đi và thêm vào đều phải có nguồn tài liệu.

B) Xóa đi thì không cần nguồn tài liệu. Thêm vào thì cần.

C) Thêm vào thì không cần nguồn. Xóa thì cần.

D) Xóa và thêm vào thì đều không cần.

Xin cho biết cụ thể, rõ ràng về những vấn đề này. Thanks... Sa Long Cương (thảo luận) 05:06, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi trả lời nhé.
1. Nói chung thì tất cả các thông tin quan trọng đều phải cần tài liệu dẫn chứng có uy tín. Có thể suy luận, nhưng chỉ nên suy luận thật chặt chẽ (như toán học ấy) và straightforward. Các suy luận kém chặt chẽ hơn cần phải có nguồn, nếu không sẽ thành "nghiên cứu chưa công bố".
2. Về các tiêu chí cho uy tín nguồn, mời bạn đọc Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Nguồn gốcWikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố#Nguồn uy tín. Các nguồn uy tín nhất là sách nghiên cứu in tại các nhà xuất bản đại học, tạp chí chuyên ngành, các tờ báo lớn.
3. Về xóa: có thể xóa bất cứ đoạn nào không có nguồn dẫn hoặc nguồn không uy tín, nhưng thường thì trước khi xóa nên đặt biển {{cần dẫn chứng}} để ai đó có cơ hội cung cấp nguồn dẫn. Nên giải thích tại sao xóa. Nếu nội dung có nguồn uy tín nhưng lạc đề thì vẫn có thể xóa, tất nhiên vẫn cần giải thích.
Về thêm: không bắt buộc phải có nguồn, nhưng nếu nội dung bổ sung thuộc dạng gây tranh cãi thì nên có nguồn uy tín để người đọc có thể kiểm chứng được nội dung đó và tránh việc người khác xóa.
Wikipedia:Thông tin kiểm chứng đượcWikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố là hai quy định cốt tử cho các tranh cãi liên quan đến xóa và thêm. Tmct (thảo luận) 22:17, ngày 18 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Danh sách các chỉ huy trong tiêu bản

Thấy mấy bạn cãi nhau hăng hái và chỉ vì cái danh sách trong tiêu bản. Xin được phép đóng góp một ít ý kiến:

  1. Việc xóa sạch toàn bộ chỉ huy của Việt Nam Cộng hòa ra là hoàn toàn sai, bởi vì quân đội của họ cũng tham gia vào cuộc chiến, dù là người người Mỹ có giật dây giật tóc gì thì binh lính cũng phải nhận được lệnh từ các ông chỉ huy người Việt này mới có thể hành động. Ngoài ra. cái hành động xóa nó ngầm ám chỉ (mà không nói thẳng ra) Việt Nam Công hòa không góp một vai trò nào cả ngoài bình phong của Mỹ trong suốt cả cuộc chiến kể cả sau khi Mỹ rút lui 1972 (có thể ý này đúng với một số nguồn, nhưng nhiều nguồn khác lại không đúng) nếu như vậy nó không trung lập, nếu ai còn xóa nữa thì tôi sẽ treo {{NPOV}}.
  2. Cái danh sách này đâu có ý nghĩa gì lớn hơn tóm gọn nguyên một bài viết về một cuộc chiến máu người Việt đổ nhiều nhất, nó đâu có giải thích chứng minh điều gì (ngoài một ít trên phần nguyên nhân và kết quả). Dường như một số bạn không muốn người này ngang hàng người kia, một số bạn lại nghĩ ngược lại, và cuối cùng dẫn đến xung đột rất vô lý. Tôi thành thật khuyến cáo việc này là không nên có.
  3. Các bạn nên bàn thảo các ông nào của mỗi một phe tham chiến là xứng đáng, chứ không phải tìm cách chỉ cả phe tham chiến đó là không xứng đáng.
  4. Còn rất nhiều phần không ai viết, nên nhìn xuống bên dưới một chút. FlaVia 06:38, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hình như mọi người chỉ đang bàn về trường hợp Dương Văn Minh và Cao Văn Viên thôi mà, đâu có ai đòi xóa sạch VNCH. Về Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu thì tôi có thấy yếu tố chỉ huy của 2 ông ấy, còn Dương Văn Minh và Cao Văn Viên thì tôi không thấy tài liệu nào cho biết 2 ông chỉ huy việc gì cả. Phải có tài liệu đáng tin cậy để bỏ 2 ông này vào chứ, chứ sao lại bỏ 2 ông này vào rồi lại đi tìm tài liệu để chứng minh 2 ông này "không có chỉ huy" gì ? Cũng không thể dựa vào cái chức rồi suy luận rằng ông ta có chỉ huy, vì như vậy lại mắc bệnh "Suy Luận" rồi, nếu vậy cũng có thể "suy luận" Đồng Khánh là chỉ huy trong thời Pháp thuộc (vì ông ta là... vua). Nói chung là không tài liệu Việt Mỹ Tây Tàu nào cho biết ông Viên và ông Minh chỉ huy vấn đề gì. Ông Minh cuối tháng Tư lên làm "tổng thống" bất đắc dĩ và bị sức ép phải đầu hàng, cái đó không coi là chỉ huy. Tôi ủng hộ việc bỏ tên 2 ông này ra. Tmp (thảo luận) 14:40, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vấn đề này có hay không tướng tá của Việt Nam cộng hòa coi như xong, tôi cũng đồng ý là ông Cao Văn Viên và Big Minh không có vai trò gì lớn. Vấn đề tiếp theo là chỉ huy VNCH nằm ở trên hay Mỹ nằm ở dưới: nếu để họ nằm ở dưới phải sửa luôn phần quốc kỳ trong combatant (tham chiến) cho VNCH nằm dưới Mỹ; vì thực chất cái bản chỉ huy này để chỉ đến ai chỉ huy các lực lượng bên dưới theo đúng thứ tự chứ không phải vai trò phe nào lớn hơn. Phần combatant đó thường hay được xếp theo kiểu ai có quân số lớn hơn, người đó lên trên, vì xét tới ai thực tế, thực chất trong nhiều cuộc chiến mà đơn cử là cuộc chiến này vai trò của các phe thay đổi theo từng thời gian nhất định (có ai dám nói trước 1963-1964, sau 1972, thậm chí là một số quãng ngắn ở giữa hai giai đoạn đó, VNCH không hề chiến đấu hay chiến đấu "bình phong" "gác đồn" (như một số thảo luận lưu lần trước tôi có thấy) gì trong khi Mỹ hầu như chẳng hỗ trợ gì lớn hơn là tiền và một ít không quân không?) nên khẳng định vai trò phe nào cao hơn phe nào suốt một cuộc chiến dài là phiến diện và tầm nhìn hẹp; vậy chỉ cần bạn nào có nguồn nói là số quân Mỹ ở miền Nam cao hơn số quân người Việt đánh người Việt tôi sẽ ủng hộ việc đổi vị trí cờ. Ngoài ra, người Mỹ vẫn giữ quan điểm là họ "dính" vào vì "giúp" VNCH chứ không phải "trực tiếp tham chiến kiểu 1 quốc gia đấu 1 quốc gia" (các bạn có thể thấy họ không bao giờ chính thức tuyên chiến dù thực tế nó đã là một cuộc chiến). Rất cảm ơn các bạn đã giữ bình tĩnh khi thảo luận. FlaVia 01:42, ngày 18 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

:OK, Mag nói ngắn thôi: chức Tổng tham mưu trưởng của một quân đội dùng để làm gì vậy? Nhầm, ông này ra được vì làm Tổng tham mưu mà không có thực quyền Mag (thảo luận) 14:44, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sa Long Cương chính là con rối của Tmct, cái chầy bửa.

Mình không biết bạn Tmcm là ai hết bạn không ký tên gì đó đừng nói vậy.

Vấn đề 2 ông Minh, Viên mọi người đã nói rồi. Còn vấn đề VNCH hay Mỹ đặt trên thì nên xét theo vấn đề ai có vai trò lớn hơn trong cuộc chiến. Ở đây ai cũng rõ là 'Khả năng tự sinh tồn' của VNCH không có, Mỹ chỉ nới lỏng tay, không buông tay mà chỉ nới lỏng tay, rút đại quân ra và giảm viện trợ từ hơn 1 tỷ mỗi năm xuống còn 730 triệu mỗi năm là 2 năm sau VNCH sập ngay. Cũng như trong hiệp định Paris, vai chính của 2 bên là VNDCCH và Hoa Kỳ, còn Mặt Trận Giải Phóng và VNCH chỉ ở đó cho có hình thức và ghi chép lại. VNCH không công nhận hiệp định Paris nhưng vẫn phải bị buộc ký tên vào do áp lực bao trùm của Mỹ. Nếu bây giờ hỏi VNCH có vai trò lớn hơn, hay là Mỹ có vai trò lớn hơn, thì ai cũng thấy rõ Mỹ có vai trò lớn hơn rất nhiều.

Mình nghĩ phần Chỉ Huy nên là độc lập với phần Tham Chiến. Phần tham chiến thì ai có nhiều lính hơn thì bỏ ở trên. Còn phần Chỉ Huy bản chất của nó là xét về mặt Chỉ Huy Chiến Lược, và mức tác động, ảnh hưởng của nhân vật đó với cuộc chiến, trên các mặt chính trị (thực quyền), kinh tế, đối ngoại, đối nội, và chiến lược quân sự. Chứ không phải xét về mặt đơn thuần chỉ huy binh lính. Nếu xét về mặt chỉ huy quân lính thì có cả trăm ông chỉ huy, cho vào không đủ. Sa Long Cương (thảo luận) 15:54, ngày 18 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đồng ý Mỹ lớn hơn nhưng theo giai đoạn, và cái câu ai cũng đồng ý; rất lấy làm tiếc với Sa Long Cương là không có đâu và tới giờ vẫn bị tranh cãi về vấn đề này. Tôi đã nói ở trên vấn đề này là một vấn đề tới giờ vẫn còn gây tranh cãi. Mỹ vẫn nói rằng họ không tham chiến mà là hỗ trợ Việt Nam Cộng Hòa (có thể đọc qua các quyển sách: Joseph G. Morgan, The Vietnam Lobby: The American Friends of Vietnam, 1955-1975, UNC Press; Henry Steele Commager, A Commager, Documents of American history; Frances FitzGerald, Fire in the Lake: The Vietnamese and the Americans in Vietnam, Little, Brown) nói cách khác là đưa tiến cho Việt Nam Công hòa đánh (trước 1964), nếu thấy gần thua thì vô "đánh phụ" (1964-1972, trừ giai đoạn chiến tranh đặc biệt), khi hết phụ nổi ra để VNCH tự đánh tiếp (sau 1972-1975)). Mỹ đánh, nhưng không có việc "sai" Việt Nam Cộng hòa trên chiến trường, quyền vẫn nằm trong tay các ông tướng người Việt, nếu Mỹ gọi họ không đi thì sau đó thế nào không rõ nhưng lính người Việt không đi (Frances FitzGerald, Fire in the Lake: The Vietnamese and the Americans in Vietnam, Little, Brown), còn vấn đề về kinh tế thì xin mới bạn tìm đọc các sách của giáo sư Đặng Phong để làm rõ hơn cái độ phụ thuộc có ghê. Quan điểm mọi người có lẽ là quan điểm hiện giờ của mọi người trong nước không phải "mọi người" ở nước ngoài. Nên tôi có thể nói vấn đề này chắc sẽ còn tranh cãi tầm 100 nữa; vấn đề đặt cờ này dự án quân sự của bản tiếng Anh cũng có bàn đến; nhưng họ thống nhất là cứ đặt theo vị trí các nước trong combatant để khỏi gây tranh cãi, vì thế muốn thay đổi vị trí cờ chỉ huy hãy thay đổi vị trí nước cái đã, (nhiều cuộc chiến vai trò của các phe là ngang ngang nhau tranh cãi nhau ỏm tỏi như trên đây chỉ vì cái hộp không có nhiều ý nghĩa hơn là cái hộp tóm tắt có đáng không?.

Nhân cái bạn IP vô danh gì đó có thêm vào, tôi cũng thấy Tmp (thảo luận · đóng góp); Quocviet1 (thảo luận · đóng góp); Do nhung (thảo luận · đóng góp), Sa Long Cương (thảo luận · đóng góp) có cùng một quan điểm và cùng sửa các bài có chủ đề gần giống nhau; nhưng tôi nghĩ chắc không phải ai giống nhau cũng là như các trường hợp trước. FlaVia 16:27, ngày 18 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã từng có một cuộc tranh luận xung quanh mấy cái tên trong infobox rồi. Theo tôi chẳng đáng tốn thời gian nhiều vậy. Chứng minh thì tốn rất nhiều công mà không thể ra kết quả 100% hoặc 0% được, mà chỉ ra vài chục % thì kiểu gì cũng có người không đồng ý.
Tôi rất ủng hộ quan điểm của Avia là "ai quan trọng thì cứ đọc nội dung thì biết".
Tmct (thảo luận) 22:27, ngày 18 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếi cho tên mấy ông tướng Mỹ (và cả TT Mỹ) lên trên thì cũng nên đưa luôn cả Brezhnev của LX hay Mao Bánh Bao của TQ lên trên Lê Duẩn hay chủ tịch HCM vì mấy vị này cũng rất quan trọng (nhất là trong việc gởi quân qua giúp VNDCCH và quyết định chiều hướng viện trợ). Không có mấy ông này thì CTVN sẽ kết thúc trong vài tháng như lời ông Nixon nói.Người hùng cô đơn (thảo luận) 11:14, ngày 19 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về Dương Văn Minh và Cao văn Viên, tôi cho là sau 1972 khi Hoa Cầy rút quân thì VNCH phải tự lo lấy thân, Cao văn Viên là tham mưu trưởng, phải quyết định chiến lược, cho vào Infbox là hợp lý. Dương Văn Minh nếu muốn có thể ra lệnh cho toàn quân chạy về Cần Thơ đánh tiếp (3 sư đoàn và 40% Địa phương quân còn nguyên)nhưng ông ta đã đầu hàng để cho dân chúng khỏi đổ máu, đó là sự kiện quan trọng. Nếu ông ta ra lệnh đánh tới cùng thì sao???Người hùng cô đơn (thảo luận) 11:23, ngày 19 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã có ý kiến về vụ nội chiến trong phần thảo luận của tôi, Tcmt trả lời mau mau nhé!Người hùng cô đơn (thảo luận) 11:17, ngày 19 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cao Văn Viên hay Dương Văn Minh thì tôi không phản đối.
Nhưng chuyện đặt ngang vai trò Mỹ với LX hay TQ thì tôi phản đối. Phần Infobox đang được thảo luận là "commanders" chứ không phải "donors" hay "investors".
Kayani hãy xem lại kiến thức lịch sử của mình đã. Các bác VNCH thậm chí không được hỏi ý kiến cho việc Mỹ đổ quân hay rút quân; các chiến dịch lớn phải đợi tổng thống Mỹ duyệt kế hoạch trong khi chỉ huy VNCH (nếu tham gia) không được biết kế hoạch chi tiết cho đến phút cuối, chiến dịch Lam Sơn 719 là một ví dụ. Phía bên kia là những thứ hoàn toàn khác, nếu Kayani quan tâm thì tôi sẽ dẫn tài liệu để Kayani tự rút ra nhận xét. Nhắc lại: để tránh gây các cuộc tranh cãi dài dòng, Kayani hãy bổ túc lại kiến thức lịch sử của mình trước khi phát biểu.
Tmct (thảo luận) 14:52, ngày 19 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trước 1972 thì tôi tán thành với bạn nhưng sau 1972 thì vai trò của Hoa Cầy cũng y như Nga và Tàu thôi. Tất nhiên tôi cũng không muốn tranh cãi chi cho mệt, gây mất đoàn kết Wiki Người hùng cô đơn (thảo luận) 09:53, ngày 20 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trong infobox hiện nay, tất cả các nhân vật Mỹ đều là của thời trước 73. Kayani đang nói về cái infobox nào vậy? Tmct (thảo luận) 12:45, ngày 20 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Mất thời gian vì một cái chi tiết bé tí này quá, giờ tôi đề nghị giải pháp này (cho cái bảng tóm tắt):
Phe vàng: cứ loại Big Minh và ông Viên ra (tôi thấy hai ông này cũng không có vai trò lớn trong toàn cụoc chiến cho lắm) nhưng thứ tự các chỉ huy thì Việt Nam Cộng hòa vẫn được sắp lên trước Mỹ. Người đọc khi đọc tới đó sẽ nghĩ: đây là một cuộc nội chiến (vì Việt Nam Cộng hòa đứng trước Mỹ) hoặc đây là cuộc chiến của Mỹ (do chiến tranh gì Mỹ có tới 4 ông chỉ huy trong khi Việt Nam Cộng hòa chỉ hai người) rồi họ đọc tiếp và tự mình rút ra kết luận.
Đề nghị Tmct nghiên cứu dời bớt một số vị phe đỏ hạn chế trong vòng 7 vị thôi, hình như hơi bị quá nhiều, cái bảng tóm tắt giờ thành cái bản đua tranh nhau ai nhiều chỉ huy hơn rồi sao?
Và mọi người, nếu muốn làm rõ ý gì thì nên viết thêm không nên cãi thêm. Bảng tóm tắt không có quá nhiều tác dụng hơn là chữ trong bài đâu. FlaVia 12:02, ngày 20 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chính vì không đáng tốn thời gian cho cái bảng tóm tắt nên tôi không quan tâm đến danh sách commander trừ phi nó chứa những cái tên quá vô lý hoặc không cân bằng. Hiện tôi không thấy cái tên nào quá vô lí hoặc quá không cân bằng.

Về phe đỏ. Việc rút tướng này, để tướng khác cũng dở, vì đúng ra thì chẳng có cá nhân tướng nào nắm quyền ở mức như tướng Giáp trong trận Điện Biên Phủ (tuy rằng sách Mỹ suốt ngày quy một chiến dịch gì đó cho một tướng nào đó). Thực ra, danh sách commander của phe đỏ phải là "Bộ chính trị và Quân ủy trung ương" thì mới chính xác, các kế hoạch lớn đều từ đó mà ra, được xây dựng theo kiểu hội đồng.

Tóm lại, có một số vấn đề nhỏ, thí dụ tôi chẳng biết sách nào nói các ông Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát tham gia chỉ huy hay hoạch định chiến lược; hoặc sao có Dương Văn Minh và Cao Văn Viên nhưng lại không có Nguyễn Khánh và Nguyễn Cao Kỳ (các ông này đều từng làm tổng chỉ huy quân đội cũng như đứng đầu chính phủ SG)...Nhưng tôi không tham gia cãi nhau đâu, tùy mọi người thôi, thêm vào hay bỏ đi tôi cũng ok. Tmct (thảo luận) 12:45, ngày 20 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vài random thoughts:

Chiến Tranh Việt Nam là không phải chỉ có từ năm 1972 trở đi, phải tính toàn cuộc chiến chứ. Huống chi sau khi quân chủ lực Mỹ rút đi thì Mỹ vẫn còn có ảnh hưởng mạnh lên VNCH. Viện trợ vẫn còn đó. Bản lĩnh tự tồn tại, tự nuôi sống mình của VNCH quá yếu và quá mỏng manh, Mỹ buông ra là sụp đổ hoàn toàn. Vì vậy bạn Anh hùng cô đơn đòi bản danh sách phải theo từ 1972 trở đi là sai, chiến tranh VN đâu phải bắt đầu từ 1972?

Minh và Viên không có thực quyền, tôi đồng ý loại 2 người này ra. Muốn biết có thực quyền chính trị hay không thì coi họ làm gì, chứ chức tước không nhất định phải liên quan đến thực quyền.

Về việc đặt cờ VNCH lên trên hay đặt cờ Mỹ lên trên trong phần Chỉ huy. Hiện nay theo các bạn thảo luận thì có 3 vấn đề: 1) Dựa trên tiêu chí ai quan trọng trong cuộc chiến, và có vai trò lớn hơn. 2) Dựa trên bảng danh sách Tham chiến ở trên. 3) Vì cái tên là "Chiến Tranh Việt Nam" nên nhất định phải bỏ phe người Việt lên trên.

Tôi đồng ý với phương án 1. Vì theo cảm nhận của người mới vào nhìn trang Chiến Tranh VN, khi để mắt vào 2 bảng danh sách thì tôi thấy đây là 2 bảng danh sách độc lập với nhau, không có liên hệ với nhau trực tiếp. Bảng ở trên là số quân trực tiếp chiến đấu. Bảng ở dưới là danh sách những vị Chỉ Huy toàn cuộc chiến, chỉ huy ở đây là muốn nói về mặt chính trị và chiến lược. Còn phương án 3 thì không được, cái tên "Chiến Tranh Việt Nam" chỉ là 1 trong những tên gọi khác nhau trong cuộc chiến ở VN và tên đó không có ý nghĩa đây là cuộc chiến giữa người Việt với nhau.

Bản danh sách này thú thật đúng là cũng không quan trọng lắm. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của trang. Lúc đầu view trang này tôi cũng không để ý đến bảng đó. Nhưng sau khi thấy nó thì cảm nghĩ của tôi là một sự đáng tiếc và thiếu sót, giống như nhìn 1 bức tranh đáng lẽ hoàn hảo nhưng lại có 1 nét không được hay. Quocviet1 (thảo luận) 17:14, ngày 20 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quocviet lại quên mất 1955-1963 của ông Diệm rồi. Vì cái tật không nghe mà cuối cùng ông ấy chết đó; 1955-1963/1972-1975 không ngắn đâu.
Nhân đây giải thích cái từ Chiến tranh Việt Nam:
  • Nó là từ Vietnam War (VNDCCH và MTDTGPMN khi đó dùng "Kháng chiến chống Mỹ", VNCH "Chiến tranh chống Cộng", báo chí phương tây thì "Vietnam War" cho nó mang tính trung lập). Vietnam trong Vietnam War không có nghĩa là chiến tranh của người Việt Nam, nếu muốn là chiến tranh của người Việt Nam thì phải là War of Vietnam, Vietnamese War, Vietnamese Civil War, nó là từ ghép nghĩa là chiến tranh tại Việt Nam (tự nhìn bài có thể thấy rõ có rất nhiều phe tham chiến chứ không chỉ người Việt không) chứ không phải chiến tranh của Việt Nam. Hiểu Chiến tranh Việt Nam là Chiến tranh của người Việt thì cực kỳ gượng.
Như có nói: giải pháp của tôi là trung hòa giữa 1 và 2 vừa đáp ứng được cái chữ "nội chiến" hay "ai nắm thực quyền" theo ý kiến của Kayani, Avia (VNCH ở trên), chữ "chiến tranh của Mỹ" theo ý kiến của Quocviet, Sa Long Cương, Do Nhung..... (số chỉ huy VNCH có 2 trong khi Mỹ có 4-5 người). Mỗi người nhường nhau một chút thì thiên hạ sẽ thái bình (vì đây là một vấn đền còn tranh cãi dài dòng, chọn trung dung là tốt nhất thay vì theo A hay theo B) hoặc cứ thảo luận từ bây giờ tới lúc mặt trời tắt vì hết năng lượng.
FlaVia 06:35, ngày 21 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ông PV Đồng chỉ huy trận nào nhỉ ? Còn so sánh vũ khí thì khập khiễng quá Người ta chỉ tính viện trợ chiến tranh trực tiếp hay vũ khí trực tiếp sử dụng thôi. Thời điểm khác nhau thì vũ khí khác nhau. 10 năm cải tạo à ? Làm gì có, có ông đi vài ba tháng là về ? Hậu quả sau chiến tranh về chính sách kinh tế sao lại đưa vào trang này, khi giới hạn của nó kết thúc năm 1975. Hậu quả với nước Mỹ thì lại viết quá ngắn. Còn nói nội chiến thì dùng cho cả thời đánh Pháp luôn đi, thời đó cũng có người việt theo pháp chống Việt Minh. Quân Mỹ tham chiến bao nhiêu, không kể số máy bay, tàu chiến đánh ngoài bắc. Những người từ bắc vào nam yêu nước nhưng phủ nhận chuyên chính vô sản là những ai, kể tên vài ví dụ xem sao ? Việt Minh ký vào hiệp định Gionevo thì đâu có ý chuyên chính gì gì đó.

Nếu chỉ tính theo công sức mà không theo chức vụ thì phải nói mỹ chỉ có 2 ông Tướng tại VN thôi vì mấy ông TT Mỹ đâu có tham chiến trực tiếpMì gói (thảo luận) 07:27, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cuộc chiến này rất đặc biệt. Hầu hết mọi nước đi của các Tướng Mỹ tại VN đều phải qua Tổng thống duyệt, thậm chí danh sách mục tiêu ném bom miền Bắc cho từng đợt cũng phải được tổng thống duyệt. Mì gói đọc Westmore land xem ông ấy ca thán chuyện tướng bị các nhà chính trị trói tay ntn.
BTW, đồng ý là ông PVD không chỉ huy trận nào, và mức độ tham gia lập chiến lược chắc không hơn các ông khác trong bộ chính trị, để tên PVD trong danh sách mà không có Trường Chinh (chẳng hạn) cũng không ổn. Tmct (thảo luận) 09:19, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Danh sách trước đây đã ổn. Thewo quan điểm của tôi thì không cần sửa nữa. nên để dành hơi sức ấy mà đi viết bài thì tốt hơn Panzerschreck (thảo luận) 07:52, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi cũng muốn thế, nhưng không ai nghe cả. Tranh nhau mấy lá cờ với vị trí thấy vô cùng tốn sức, tốn thời gian mà không biết có tác dụng gì lớn để mà tranh nhau thế. FlaVia 07:59, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cái này tôi nghĩ là nên thêm tên mấy cha Lào vớu Miên như ]Lon Nol hay Souphanouvong cho nó đầy đủ vì Cách mạng VN cũng có dính tới 2 nước này nữaPanzerschreck (thảo luận) 08:46, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đừng làm quá thế, các bác này bị lôi kéo vào không có một quyết định nào ảnh hưởng đến diễn biến của chiến tranh, kể cả bác Lon Nol.Tmct (thảo luận) 09:19, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên

Tôi không rõ vấn đề này đã đề cập chưa. Tôi nghĩ bài này nên đổi tên thành Kháng chiến chống Mỹ (mặc dù nhiều nước khác có tham chiến), đó là cách gọi trong tiếng Việt và trong sách sử VN. Mặc kệ các tiếng khác gọi cuộc chiến này là gì, nhưng trong tiếng Việt thì chúng ta phải để tên giống như trong sách, Kháng chiến chống Mỹ. NapoleonQuang (thảo luận) 06:21, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thế thì sẽ có Thế chiến thứ III với các bác cờ vàng đấy nhé!Panzerschreck (thảo luận) 07:33, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

@NapoleonQuang: vấn đề nầy đã thảo luận quá nhiều rồi, hơn cả lạm phát hiện nay ở Việt Nam nữa. Tôi tôn trọng ý kiến của bạn, nhưng cũng chân thành khuyên bạn nên để thì giờ làm việc khác, thay vì phát động một cuộc chiến mới mà kết quả sẽ không thay đổi gì. Avia (thảo luận) 07:50, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thấy tên gọi rõ ràng không đúng. Tại sao mọi người lại không thể hiện quan điểm của mình, nếu thời điểm này nhiều người đồng ý thì theo, nếu ít thì để vậy. Chán quá.Handyhuy (thảo luận) 13:47, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mời chứng minh 100% tư liệu tiếng Việt trong và ngoài nước dùng tên mà NapoleonQuang đề nghị tôi sẽ đổi giúp. Và Wikipedia hoạt động theo "đồng thuận" chứ không phải "dân chủ bỏ phiếu". Một cái tên không bao giờ làm tất cả các phe phái chính kiến vừa ý được vì thế hãy chọn cái trung dung nhất. FlaVia 14:37, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đồng thuận là tất cả cùng nhất trí? hay đa số? hay chỉ các thành viên có khả năng?. Từ xưa đến nay Việt Nam phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh mà gượng ép gọi Kháng chiến chống mỹ (hay gì đó) là chiến tranh VN thì không ổn.Handyhuy (thảo luận) 15:10, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Lịch sử Pháp vài cuộc cách mạng, nhưng chỉ một trong số đó được gọi Cách mạng Pháp. Lịch sử Tây Ban Nha chắc cũng nhiều hơn một cuộc nội chiến, nhưng cũng chỉ có một "Nội chiến Tây Ban Nha". Như vậy bạn có thể thấy tính chính xác đã phải nhường chỗ cho các yếu tố khác.--Paris (thảo luận) 15:26, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đồng ý với Handyhuy, cần gì phải đưa ra bằng chứng, sách sử VN đều gọi là Kháng chiến chống Mỹ. NapoleonQuang (thảo luận) 01:20, ngày 24 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Kết cục của cuộc chiến là gì: Đó là thống nhất đất nước. Tôi thấy ông Nguyễn Cao Kỳ nói có lý, không nhớ rõ nhưng đại loại là: "Chúng tôi không có khả năng thì Các vị (Bắc Việt hay cộng sản) làm điều đó (thống nhất đất nước) đều tốt". Còn nguyên nhân tại sao đất nước bị chia cắt cho tới 1975 thì chắc phải bàn cãi, nhưng chắc chắn có phần của người Mỹ.Handyhuy (thảo luận) 02:31, ngày 24 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
OK, để tôi nó nhé:
  1. Bây giờ chạy gặp một người Mỹ chưa đến Việt Nam hỏi anh biết Kháng chiến chống Mỹ là gì: sẽ có hai kết quả họ bỏ đi hoặc hỏi lại cái gì thế.
  2. Qua Nhật hỏi một người Nhật chưa đến Việt Nam anh có biết "kháng chiến chống Mỹ" là gì không: sẽ có hai kết quả là cái gì thế, ai kháng chiến chống Mỹ thế.
  3. Bây giờ hỏi một bác cờ vàng, tôi cá là họ sẽ nói "chiến tranh Quốc-Cộng" gì gì đó chứ nhất định không bao giờ chụi dùng từ kia.

Cách gọi cuộc chiến này rất nhiều tùy theo chính kiến của người nhắc nó, cái tên này được dùng bởi vì nó mang tính quốc tế, chung chung chả theo phe nào mà bất cứ ai khi được hỏi đến đều có thể mường tượng ra. Đổi qua cái tên kháng chiến chống Mỹ sẽ có người vô đặt cái tiêu bản {{thái độ trung lập}} và đúng nguyên tắc sẽ không bao giờ gỡ ra được vì tên kháng chiến chống Mỹ chỉ có một phía gọi và hiện này từ chiến tranh Việt Nam trong nước dùng có ít không?, điểm cuối là đây không phải là Wikipedia Việt Nam mà là Wikipedia tiếng Việt, tiếng Việt không chỉ được nói, viết tại Việt Nam, vì dùng "sách sử tiếng Việt" chứ không phải "sách sử Việt Nam". Và thêm nữa NapoleonQuang nên đọc lại sách trước khi trích sách, tên chính thức khi đó dùng không phải là Kháng chiến chống Mỹ trống không mà là Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cái gì nhiều quá thì trở nên nhàm, vấn đề này bàn đi bàn lại hàng chục lần rồi có hai ba người nhảy vô thể hiện chính kiến mãi mà vẫn chưa chán sao? Cộng với cái thái độ "không cần phải chứng minh", bàn chung chung, nói vòng vo sang cả vấn đề khác thì tôi nghĩ rằng vì sao chúng ta phải tiếp tục thảo luận về nó nhỉ?. FlaVia 06:16, ngày 24 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bây giờ thế này. Chiến tranh Việt Nam không chỉ đơn thuần là một cuộc nội chiến, cũng không chỉ đơn giản là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Nó là cuộc chiến giữa 2 hệ tư tưởng, hay như wikipedia hiện tại đang viết, "cuộc chiến tranh nóng trong lòng cuộc chiến tranh lạnh". Tên gọi Kháng chiến chống Mỹ cứu nước thật sự không phản ánh hết được mọi phương diện của cuộc chiến, hơn nữa "người thắng cuộc là người viết nên lịch sử". Mà nghĩ ra một cái tên khác thì dài dòng quá, lại không có ai công nhận. Thôi thì để Chiến tranh Việt Nam, cách gọi được nhiều bài báo và nghiên cứu trên thế giới công nhận. Tất nhiên cũng phải làm thêm 1 cái "Kháng chiến chống Mỹ cứu nước direct lại đây", vì dù sao nó cũng là cách gọi của mấy chục triệu người Việt Nam. Nếu cảm thấy cần thiết đưa nó vào trong dòng giới thiệu ("Chiến tranh Việt Nam, hay còn gọi là....") để đảm bảo công bằng. Midsummerssun (thảo luận) 18:42, ngày 15 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin bà con vui lòng xem qua ****

 
Flavia đã xóa thảo luận này của Mì gói vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:34, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Mì gói (thảo luận) 07:18, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

 
Flavia đã xóa thảo luận này của Rungbachduong vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:34, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

RBD (thảo luận) 07:26, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

 
Flavia đã xóa thảo luận này của Avia vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:34, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Avia (thảo luận) 08:08, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

 
Flavia đã xóa thảo luận này của Tmct vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:34, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Tmct (thảo luận) 09:01, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

 
Flavia đã xóa thảo luận này của Panzerschreck vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:34, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Panzerschreck (thảo luận) 10:03, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

 
Flavia đã xóa thảo luận này của 118.68.72.17 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:34, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

118.68.72.17 (thảo luận) 13:21, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vì mọi người công kích nhau dữ quá tôi xóa hết và rất xin mời mọi người vui lòng đọc qua 5 cái bảng thông báo dán to tướng đầu trang thảo luận "đừng thảo luận lạc chủ đề, vui lòng thảo luận trong phạm vi suy nghĩ rằng để cải thiện bài viết, tất cả các thảo luận kiểu khác sẽ bị xóa bỏ" và đọc lại Wikipedia:Thái độ văn minh; Wikipedia:Không công kích cá nhân. 14:34, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Wiki tiếng Anh, 2 bác là ai thế?

Dương Văn NhựtTrương Như Tạng là ai thế các bác. Sao họ lại xuất hiện trê7n wiki tiếng Anh mà tôi chưa hề nghe tên họ bao giờ?Panzerschreck (thảo luận) 08:50, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ít nhất 1 bác viết hồi ký bằng tiếng Anh (Trương Như Tảng - Memoir of a Vietcong), dân Mỹ đọc vào thấy choáng nên, và trong đó bác ấy nói mình có vai trò quan trọng lắm. Tôi đọc các tài liệu khác (kể cả tiếng Anh) thì không thấy ai nhắc đến hai bác này. Có thể không có vai trò gì thật hoặc từng có vai trò nhưng sau khi bác chạy sang Mỹ thì các bác khác ở nhà sửa tài liệu. Về nguyên tắc dùng dẫn chứng, nguồn nói rằng các bác ấy có vai trò quan trọng chỉ duy nhất có hồi ký của chính các bác đó (nguồn tự xuất bản) mà không hề có nguồn khác đối chiếu, nên không nên coi là thông tin có độ xác tín cao.
Tmct (thảo luận) 09:11, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Còn bác Dương Văn Nhật, Dương Văn Nhựt, Dương Ngọc Nhựt thì tôi chỉ thấy các một ít tư liệu phe vàng viết về bác này. Nói bác này là em của tướng Dương Văn Minh phục vụ cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam lên tới hàng Tướng! Không rõ thực hư. FlaVia 09:14, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi vừa thêm unref vào Dương Văn Nhựt. Không hiểu ai thêm tên 2 người này vào danh sách chỉ huy (trong khi bài Dương Văn Nhựt đúng 2 dòng!). RBD (thảo luận) 09:18, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý giữ tên Chiến Tranh Việt Nam. Dù sao đây là Wiki Tiếng Việt với cái nhìn quốc tế, chứ ko phải Wiki Việt Nam với cái nhìn Việt Nam. Về chuyện kia thì nếu không ai phản đối nữa thì tôi rút tên ông Viên và ông Minh ra nhé? Quocviet1 (thảo luận) 15:21, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhưng đừng có đổi vị trí mấy ông Mỹ với mấy ông phe vàng nữa nhé, kẻo lại có thêm chiến tranh đấy. FlaVia 15:27, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trước đây khi thảo luận với Tmct đã có tán thành cho 2 ông Viên và Minh ở lại thưa 2 bácPanzerschreck (thảo luận) 10:08, ngày 24 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi theo dõi trang Thảo Luận này cả tuần nay rồi có thấy bạn Tmct tán thành để 2 ông này ở lại bao giờ ? Him chỉ nói rằng bỏ ra cũng được, để lại cũng được, và theo him là ko quan trọng. Sao bạn lại sửa lời của người khác như vậy? Tôi cũng đồng ý với Tmct, rút 2 ông này ra cũng được vì họ không có chỉ huy gì lớn trong Chiến Tranh Việt Nam, giữ 2 ông này lại tuy hơi miễn cưỡng nhưng cũng không quan trọng, vì cái bảng danh sách chỉ huy đó nhỏ xíu nằm bên phía trái, ít ai đọc. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 04:46, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu 1 thứ nhạy cảm nào đó đã ổn định thì tốt nhất không nên tự ý sửa tới sửa lui nữaNgười hùng cô đơn (thảo luận) 10:47, ngày 24 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đa số mọi người đã đồng ý rằng nên bỏ 2 ông này ra vì không tìm thấy bằng chứng cho thấy 2 ông có vai trò chỉ huy chiến lược trong toàn cuộc chiến. Xưa nay Wiki không có tiền lệ "đã ổn định rồi" thì không sửa chữa những khuyết điểm cần sửa. Nếu không có tài liệu gì kiểm chứng được về vai trò chỉ huy chiến lược của 2 ông này thì mình lấy nó ra à. Để đó vài này nữa. Tmp (thảo luận) 20:40, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã nói trước đây nhiều rồi, từ sau 1972 thì Mỹ về nước, do đó chiến tranh do các chỉ huy quân SG chỉ đạo (chỉ đa quá hay nêm mới thua thảm năm 1975), do đó Cao Văn Viên là người cấp bậc Tham mưu trưởng sao không có quyền?

Mỹ thật sự là về nước năm 1975. Năm 1972 chỉ là rút quân chủ lực thôi. Và chiến tranh Việt Nam cũng không bắt đầu từ năm 1972. Bản tên này là cho cả cuộc chiến. 198.214.186.128 (thảo luận) 15:36, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tcmt trong các thảo luận lưu trước cũng nói giữ Dương Văn Minh lại vì vai trò của ông ta trong các vu đảo chính (mà còn cái vụ đầu hàng năm 1975 nữa-Ko quan trọng?)Panzerschreck (thảo luận) 11:25, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đảo chính theo lệnh của người khác. Mà cho dù anh ta có một mình đảo chính đi nữa thì đây đâu phải là một vai trò chỉ huy chiến lược quân sự & chính trị trong Chiến tranh Việt Nam. Tóm lại là không thấy một tài liệu nào của tất cả các phía cho thấy vai trò chỉ huy cụ thể của DVM và CVV. 198.214.186.128 (thảo luận) 15:36, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn mèo gàn thảo luận trước khi thay đổi nhé. Câu này hoàn toàn không liên quan gì đến tên gọi "Chiến Tranh Quốc Cộng" cả: "Cuộc chiến này tuy gọi là "Chiến tranh Việt Nam" nhưng chiến sự lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là LàoCampuchia ở các mức độ khác nhau.". Lào và Campuchia đúng là có CS nhưng ko có phe nào có tên gọi "Quốc Gia". Tmp (thảo luận) 17:18, ngày 29 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhầm rồi, có phe Quốc gia của Lon Nol và cái tay Hoàng thân Phuma gì anh em với Souphanouvong ấyPanzerschreck (thảo luận) 11:27, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phe "Quốc Gia" là sao? Bạn Panzerschreck nhận định lệch lạc rồi. Phe VNCH ở miền Nam được gọi là "Quốc Gia" là vì tiền thân của nó là chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Ở đây là tên gọi. Phe Lon Nol không có tên "Quốc Gia". Trên thế giới này không có người tỉnh táo nào mà lại đi gọi tất cả những phe chống Cộng là "Quốc gia" trừ phi tên chính thức của họ là vậy. Hễ thấy phe nào chống Cộng thì gọi họ là "Quốc gia" là một sự nhầm lẫn thiếu hiếu biết nghiêm trọng. 198.214.186.128 (thảo luận) 15:36, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Những gì thành viên Panzerschereck đưa ra không nói lên vai trò chỉ huy chiến lược của toàn cuộc chiến Việt Nam. Những việc khác có thể sau này bàn tiếp, còn bây giờ đa số các phía đã thống nhất rằng loại Viên và Minh ra. Bạn Panzer khi nào tìm được tài liệu nào chứng minh vai trò chỉ huy chiến lược về các mặt chính trị, quân sự của 2 ông trong toàn cuộc chiến thì hãy sửa lại nhé. Ở đây là quan tâm đến thực chất chứ không quan tâm đến hình thức. Tmp (thảo luận) 14:19, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Hữu Thọ

Để cho công bình, nếu ko ai phản đối tôi rút tên 2 ông này ra nhé. Vì ko có tài liệu nào cho thấy 2 ông này có vai trò chỉ huy chiến lược cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. 2 ông là trí thức uy tín và có vai trò làm biểu tượng cho Mặt Trận hơn là người lãnh đạo chỉ huy tối cao. Tmp (thảo luận) 17:50, ngày 2 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

2 bác này là lãnh đạo cao cấp của MTDTGP, sao lại rút ra được, nói như bạn Tmp thì phải rút cả ông Phạm Văn Đồng, vì vai trò chỉ huy chiến lược của ông không nhiều chút nào. Đề nghị revert lại sửa đổi đi Kenshin top (thảo luận) 12:25, ngày 11 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

wikipedia kể cả trang tiếng Anh lẫn trang tiếng Việt đều được viết bởi nhưng người trẻ tuổi, chưa nắm vững những khái niệm cơ bản hay sao ấy, lại hay trích dẫn từ nhiều nguồn không tin cậy của trong nước lẫn nước ngoài-kể cả của Mỹ viết, vì vậy độ tin cậy không cao. Nhất là các phiên bản sau này. Gọi là từ điển thì chỉ đi vào nội dung chớ bình luận nhiều. Hy vọng sẽ có nhiều giáo sư, tiến sỹ vào gỡ rối cho các đồng chí. nội dung của wiki phong phú và cố ra vẻ khách quan nhưng có hạn chế lớn nhất là không biết ai viết, có uy tín đến đâu và chịu trách nhiệm đến đâu, lắp ghép rất nhiều từ các tài liệu trên mạng thiếu tính khoa học và chú dẫn.

Uy tín? Chuyên ngành?

Căn cứ vào đâu mà Tmct cho rằng số liệu trong sách không uy tín. Phải có dẫn chứng, không thể nói bừa về 1 nguồn đã xuất bản tại VNMì gói (thảo luận) 07:53, ngày 17 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trong số những nguồn tôi đã xóa, nguồn nào là nguồn báo lớn hoặc nguồn chuyên ngành? Tmct (thảo luận) 09:13, ngày 17 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đề nghị Mì gói không làm cái việc không thuộc trách nhiệm của Wikipedia - Hướng độc giả về tính chính xác của nguồn. Một quyển sách không thể làm đại diện cho cái gọi là các sử gia Việt Nam hiện đại, phần thương vong đã có bài riêng, phần thương vong của từng giai đoạn lại có bài riêng nữa, Mì gói đừng làm việc thừa là nhét hết các số liệu vào bài Chiến tranh Việt Nam này. Thêm nữa, khi đưa số liệu từ bất cứ nguồn nào, xin ghi rõ nhà xuất bản, năm xuất bản, tác giả, số trang, tốt hơn thì thêm ISBN. Cảm ơn. RBD (thảo luận) 10:24, ngày 19 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chỉ dùng số thiệt hại của Mỹ thì là không trung lập đấy đồng chí Rờ Bờ Đờ ạMì gói (thảo luận) 11:57, ngày 19 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về nguồn thì cũng đã ghi đủ rồi. Tôi chỉ có bản điện tử, RBD thích thì có thể ch1 thích cần số trangMì gói (thảo luận) 11:59, ngày 19 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sách mà có bản điện tử thì tốt quá, càng tiện cho tôi kiểm tra chéo, mời bạn gửi cho tôi tham khảo? RBD (thảo luận) 13:26, ngày 19 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu Mì gói đã không có số trang mà lại không có link hoặc gửi được bản điện tử cho RBD thì chú thích sẽ bị xóa. Nhờ RBD để ý giúp vụ kiểm tra nguồn này. Cảm ơn. Tmct (thảo luận) 20:16, ngày 19 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không, các bác cứ hiểu sai ý tôi. Tuy đa số sách tôi dùng là móc từ các bản chép trên mạng, đỡ hơn thì dùng từ các lò gia công Lịch sử như mấy chú pro Nga trên quansuvn.net.

Quyển sách tôi tham khảo là coi tại nhà sách Phú Thọ bên q11, bìa nó màu cam, có hình mấy tay bộ đội xông vào kinh thành Huế năm 1975Mì gói (thảo luận) 05:11, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vậy nhờ Mì gói chạy ra nhà sách chép lại hộ nguyên văn cái dòng trích dẫn về thương vong đó và ghi lại đầy đủ thông tin về sách đó ra đây để tôi kiểm tra chéo. Tôi yêu cầu vậy là vì ở wiki đã có nhiều thành viên "lỡ tay" chép sai ý (vì vội, vì mượn bạn, vì nhờ bạn...). Cho đến lúc đó thì làm ơn đừng thêm thông tin gây tranh cãi nữa. RBD (thảo luận) 13:25, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các bố thông minh quá, thông báo mà ko hề nhắn tin cho tôi, ai biết mà trả lời, đúng là Tào Tháo hiện đạiMì gói (thảo luận) 03:48, ngày 25 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Một loạt thảo luận ở trên cho thấy Mì gói không cần phải được thông báo vào trang cá nhân để biết về các yêu cầu dẫn chứng với Mì gói. 217.128.111.74 (thảo luận) 03:52, ngày 25 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Đơn phương 1954-1960: ta tiêu diệt 6.000 tên Ngụy.

Chiến tranh Đặc biệt 1961-1964: tiêu diệt 2.357 tên Mỹ, chư hầu, 301.847 Ngụy, phá 12.667 máy bay, 273 xe bọc thép, 522 tàu chiến

Chiến tranh Cục bộ 1965-1968: 537.200 Mỹ, chư hầu, 893.500 Ngụy, phá 12.667 máy bay, 12.626 xe bọc thép, 1463 tàu chiến

Việt nam hóa Chiến tranh 1969-1973: 365.000 Mỹ, chư hầu, 1.450.000 Ngụy, phá 16.600 máy bay, 22.750 xe bọc thép, 3480 tàu chiến

Chiến dịch 1974-1975: 1.606.000 Ngụy, 2.368 máy bay, 2368 máy bay, 2027 tàu chiến

Như vậy qua 20 năm đấu tranh vô cùng ác liệt, quân dân ta đã tiêu diệt được 4.457.349 tên Ngụy, 904.500 tên Mỹ, 33.068 máy bay, 38.835 xe bọc thép các loại...

Nguồn:Chiến dịch HCM-Hồ Sơn Đài, Trần Nam Tiến NXB Tổng hợp TpHCM trang 302-303

Hồ Sơn Đài là Trung tá QĐ Nhân rân VN nhá, quê Nghệ An của Bác đế!Mì gói (thảo luận) 04:07, ngày 25 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Mì gói, tôi sẽ nhờ người kiểm tra lại đoạn trích. Mời bạn bỏ phần "xe tăng", "máy bay", "tàu chiến" ra khỏi infobox vì phần đó chỉ dành cho thiệt hại về người. 217.128.111.74 (thảo luận) 04:16, ngày 25 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Mời Mì gói bỏ hộ nguồn onthi vì đây không phải nguồn uy tín. Nguồn thanhnien hiện không truy cập được, mời Mì gói kiểm tra lại liên kết, tốt nhất là ghi đầy đủ theo dạng {{cite web}} để mọi người dễ theo dõi. 217.128.111.74 (thảo luận) 04:26, ngày 25 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có cách nào bỏ luôn cái nguồn này đi không? Nó vô lý quáPanzerschreck (thảo luận) 08:49, ngày 25 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sửa đôi của Kayani

Kế hoạch Bắc tiến của Việt Nam Cộng hòa

Mặc dù chính trị đang hỗn loạn sau vụ đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963 nhưng các giới chức lãnh đạo Nam Việt Nam vẫn có tham vọng tiến công lên miền bắc để thống nhất Việt Nam. Ngày 14 tháng 7/1964 người đứng đầu chính phủ miền nam là tướng Nguyễn Khánh đã công khai tuyên bố Bắc tiến. Hai ngày sau, tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng khẳng định Không lực Việt Nam Cộng hòa đã sẵn sàng. Nó không thể đánh hết cả Bắc Việt nam, nhưng chính phủ Hà Nội "chắc chắn là tận số".[2]

Kế hoạch Bắc tiến đã làm cả thế giới sửng sốt và gặp phải sự phản đối từ Washington. Tổng thống Mỹ và các cố vấn của ông ta biết rằng họ phải tháo ngay ngòi nổ. Những đề nghị hòa bình được U Thant, nhà lãnh đạo Liên Hợp Quốc gửi tới, yêu cầu Hà Nội, Sài Gòn và Washington cùng thương lượng. Sáng kiến của U Thant nhận được sự đồng tình của Tổng thống Pháp Charles De Gaul. Tướng De Gaul cũng yêu cầu các bên phải tuân thủ Hiệp định Genève năm 1954 để tránh cuộc chiến "mở rộng thành cơn ác mộng trên toàn Châu Á".[3]

Trong 1 diễn biến khác làm Washington bất ngờ, cả Liên Xô lẫn đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều tuyên bố đòi "hòa bình". Lãnh đạo Liên Xô đề nghị tổ chức 1 Hội nghị Genève mới để giải quyết cuộc chiến tại Việt Nam. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng ủng hộ đề nghị này của Liên Xô. Hoa Kỳ đã bác bỏ tất cả đề nghị này.[4]

  1. ^ B29 - tổ chức tuyệt mật giữa Hà Nội Cập nhật lúc 08h47" , ngày 27/10/2006
  2. ^ Giô-dép A Am-tơ Lời Phán quyết về VN-NXB Quân đội Nhân dân 1985 tr 81
  3. ^ Giô-dép A Am-tơ Lời Phán quyết về VN-NXB Quân đội Nhân dân 1985 tr 82
  4. ^ Giô-dép A Am-tơ Lời Phán quyết về VN-NXB Quân đội Nhân dân 1985 tr 82-83

Tôi đã lùi đoạn trên của Kayani. Lý do:Sửa đôi lớn chưa qua thảo luận. Tmct (thảo luận) 08:37, ngày 6 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ý kiến của tôi: Bài hiện đã quá dài, nên đưa vào bài con (Chiến tranh Việt Nam (miền Nam, 1960-1965)) vì chi tiết này không đủ quan trọng để cân xứng với độ dài này. Chỉ nên nhắc đến trong bài này bằng 1-2 câu là đủ. Tmct (thảo luận) 08:37, ngày 6 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tùy ý, nhưng Tmct nên viết vài dòng ngắn về việc đòi Bắc tiến của Nguyễn Khánh trong bài CTVN => Khẳng định không chỉ Bắc Việt muốn thống nhất VNNgười hùng cô đơn (thảo luận) 09:22, ngày 6 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn ý kiến của Kayani. Tmct (thảo luận) 09:29, ngày 6 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời


Chiến sự ở Lào với Campuchia

Cả hai nước này đều có lực lượng nằm trong danh sách tham chiến, nhưng không hề thấy đả động đến con số thương vong? Số liệu về thiệt hại của Liên Xô cũng không thấy có.Tran Quoc123 (thảo luận) 09:32, ngày 6 tháng 8 năm 2008 (UTC) Thương vong của Phỉ Mẹo-Hmong có ở đây: http://www.vietnamgear.com/casualties.aspx Nếu có thể thì ai đó hoặc tôi sẽ đưa thêm vào bảngSaruman (thảo luận) 04:53, ngày 16 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

trung lập

Tại mục Phong trào phản chiến có đánh giá của Colby rằng

(1)Việt Nam dân chủ cộng hòa được dư luận ủng hộ mạnh mẽ do việc giới thông tin đại chúng của Mỹ dễ dàng vào được miền Nam Việt Nam trong khi nếu muốn vào miền Bắc Việt Nam lại rất khó,
(2)và do đó, tin tức về những khiếm khuyết của chính phủ miền Nam thì công chúng Mỹ được biết
(3)trong khi chính quyền Hà Nội thì chẳng có gì hết vì họ không cho phép đưa tin

(1) chỉ là một trong các lý do vì sao được ủng hộ. Phóng viên được đưa tin tự do, nhưng nếu không có tin gì xấu thì lấy gì để bôi xấu? Nếu chỉ nói ý này mà bỏ qua các lý do khác thì không trung lập.

(3) cũng không hoàn toàn đúng vì vẫn có phóng viên phương Tây đến miền Bắc. Nếu không cho phóng viên đưa tin, sao không/chưa thấy bị chửi là bịt mắt phóng viên, mà nếu vậy thì có còn uy tín để được ủng hộ không?

Colby nói vậy là không phản ánh toàn cảnh thực tế mà như kiểu mấy ông ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện giờ thỉnh thoảng chơi kiểu "một nửa con vịt cũng là một con vịt". Tóm lại, cần có thêm đánh giá của các tác giả khác cho cân đối -> trung lập. Trong thời gian chờ đợi, tôi treo biển "npov". Tmct (thảo luận) 19:52, ngày 19 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thấy giai đoạn 1968 có đoạn: Về quân sự: lực lượng cộng sản mất quân, mất đất, mất dân, mất thế đứng chân trên chiến trường miền Nam, họ phải sang ẩn tránh tại các vùng bên kia biên giới tại Lào và Campuchia.
Viết thế này dễ gây hiểu lầm là quân GP hoàn toàn không còn căn cứ, lực lượng ở miền Nam, vì vậy vần sửa lại cho rõ. Theo Battlefield VN, lúc khó khăn nhất là giữa 1969, thì quân GP vẫn còn giữ được khoảng 30% diện tích miền NamSaruman (thảo luận) 06:20, ngày 6 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đoạn viết về Mậu Thân có đoạn: Các đơn vị quân sự tan vỡ, các lực lượng chính trị bị bộc lộ và bị triệt phá gần hết, thương vong bằng cả 10 năm trước cộng lại
Không hiểu người viết dựa vào đâu, chứ theo số liệu báo cáo của Mĩ thì thương vong năm 1968 chỉ bằng 2 năm 1966 và 1967 cộng lại, lấy đâu ra 10 năm?Saruman89 (thảo luận) 14:11, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đồng ý với bạn, mình sẽ đặt "fact".--DMT (thảo luận) 14:19, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

trả lời cho tmct: tôi cũng cảm thấy đoạn này viết không khách quan. Người viết đoạn này đã ngầm định rằng "vì chính quyền miền Nam bị báo chí phô bày khuyết điểm nên đã không được ủng hộ", đây là ngụy biện (fallacy) theo kiểu lấy cái trực quan, đơn diện mà bao quát lên thành tổng thể, bởi vì những khiếm khuyết trong chính quyền miền Nam không phải là lí do duy nhất để chính quyền này không được ủng hộ. Chưa kể việc giới thông tin Mỹ vào miền Nam dễ, vào miền Bắc khó là một lập luận liên quan đến một sự thật lịch sử, và rất cần một dẫn chứng đáng tin cậy, ví như là ông nhà báo nào kêu ca mất tự do báo chí khi vào miền Bắc chẳng hạn. Tôi đề nghị bỏ hẳn đoạn này đi. trả lời cho tmct: bạn vui lòng làm rõ dẫn chứng "theo Battlefield VN". Xin hết Midsummerssun (thảo luận) 19:04, ngày 15 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

bạn vui lòng làm rõ dẫn chứng "theo Battlefield VN"
Câu này chắc dành cho Saruman, người nhắc đến nguồn này?
Tmct (thảo luận) 09:40, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Where should I put a Vietnam War memorial picture?

Where should I put a Vietnam War memorial picture in this article? The pic is File:VietnamWarMemorialinHouston.JPG (Tượng đài Chiến tranh Việt Nam ở Houston, Texas, Hoa Kỳ.) WhisperToMe (thảo luận) 19:33, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Chiến tranh Việt Nam/Lưu 9”.