Thảo luận:Cristina Scuccia

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi DHN

@Hoang Dat: Tôi đã sửa bố cục của bài nhưng thấy còn một số vấn đề: Tôi không hiểu ý nghĩa của mấy đoạn trích nguyên văn câu nói của nhân vật hay bài báo. Không biết trích hai ba đoạn báo chí viết về nhân vật có ý nghĩa gì, sao không đưa thẳng vào nội dung bài? Mục "câu nói" có gì đặc biệt mà tách riêng? Nó có gây ấn tượng? NHD (thảo luận) 22:57, ngày 29 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

@DHN: Về đoạn trích bài báo, theo mình thì để như vậy sẽ thấy bài viết không cứng nhắc lẫn khô khan, hơn nữa việc trích nguyên văn sẽ cho ra kết quả rõ ràng và khách quan hơn vì chủ thể không phải do người viết bài nói mà những nhận xét đó trung lập từ nguồn viết riêng và nhận xét riêng cho nhân vật. Bên cạnh đó việc trích sẽ tránh việc "đoạn chép rất gần giống nguồn" như bạn đang đề cập tại bài Antony Sumich.
@Hoang Dat: Tôi nghĩ việc trích dẫn nguyên văn báo chí chỉ nên áp dụng khi nó có gì đặc sắc, có ý nghĩa đối với nhân vật; còn mấy bài báo bất kỳ không mấy ý nghĩa cho lắm thì không nên lạm dụng. Mấy đoạn bạn trích là từ bài báo tổng hợp lại từ nguồn khác, tôi nghĩ kể cả nhân vật còn không biết sự tồn tại của những bài này, nên không có ý nghĩa cho mấy. NHD (thảo luận) 19:13, ngày 31 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Còn về phần câu nói của nhận vật. Nó là mấu chốt quan trọng trong bài. Trước hết nó lý giải vấn đề của nhân vật khi tham gia chương trình để rồi "bị" nổi tiếng. Vì cô là nữ tu mà "Việc một tu sĩ biểu diễn trên sân khấu trước đây thường gây tranh cãi trong giáo hội Thiên chúa giáo". Vậy cô phải tìm, phải có, phải tự tin vào lý do của mình để mạnh dạn tham dự để đạt được thành công. Nếu để chung trong bài thì mục đích, nguyên nhân và động lực của công việc nhân vật đã làm sẽ bị "chìm" xuống. Theo mình là như vậy. Cảm ơn bạn đã phản hồi. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 02:58, ngày 30 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Cristina Scuccia”.