Thảo luận:Cupid và Psyche

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Ditimchanly

Nếu hai vị thần có tên là Tình Yêu và Tâm Hồn thì cần được viết hoa toàn bộ còn không phải thì không nên viết hoa toàn bộ.Nhậm Ngã Hành (thảo luận) 07:26, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý, nhưng cách hay nhất là dùng tên gốc của các thần (trong trường hợp này là Amor, Psyche, Venus, Jupiter...) Nếu không có ai phản đối thì tôi sẽ đổi trong vòng 24 giờ. Mekong Bluesman (thảo luận) 15:23, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cháu nghĩ để việt hoá tốt hơn, để tên tiếng Anh xa lạ với rất nhiều người Việt. Hơn nữa chính cái tên dịch ra tiếng việt đã gợi lên nhiều ý nghĩa của chính vị thần đó hơn là để theo nguyên gốc. ditimchanly (thảo luận) 15:40, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
1. Các tên đó không phải là tên tiếng Anh, chúng là tên gốc trong tiếng Latin; 2. Cái tên "thần Tình yêu" trong tiếng Việt có thể chỉ, ít nhất, đến 3 thần (Amore, Cupid, Eros ... và có thể vài thần khác nữa); 3. tât cả các thần trong loạt bài Thần thoại Hy Lạp hay Thần thoại La Mã tại đây đều dùng tên gốc -- Ditimchanly đã làm việc tai đây lâu để thấy điều đó. Mekong Bluesman (thảo luận) 19:35, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vậy thì trước tên gốc Latin nên để nghĩa tiếng Việt, chẳng hạn thần Tình yêu Eros thay vì chỉ ghi là thần Eros và cần cho người đọc biết nghĩa tương đương trong các ngôn ngữ hoặc trong các thần thoại khác. Cám ơn bác đã chỉ ra những thiếu sót trong kiến thức. ditimchanly (thảo luận) 07:14, ngày 7 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vậy ditimchanly định để tên bài là gì? Việc làm dài tên bài ra như thế có cần thiết không, khi chỉ cần đọc qua bài là người đọc cũng đủ hiểu Venus, Cupid... là thần của cái gì? Ngoài ra mặc dù Psyche đúng là Tâm hồn, nhưng đâu có thể dịch tên riêng của nữ thần này ra được. Adia (thảo luận) 12:35, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tên bài vẫn để theo tiếng Latin thôi, như thông lệ trong các bài viết về các vị thần khác, ý tôi là trong nội dung mới cần viết theo kiểu song hành như vậy, với cả viết như thế thuận lợi cho tìm kiếm hơn, chẳng hạn nếu ai đó đọc trong một câu chuyện thần thoại La Mã (hoặc Hy Lạp) nào đó có nhắc đến vị thần này thì rõ ràng cái tên thần Tâm hồn dễ nhớ và có sức gợi hơn hẳn thần Psyche. Công nhận với Adia đây là tên riêng tuy nhiên tên riêng này chính nó mang ý nghĩa và liên quan mật thiết đến câu chuyện chứ không thuần túy chỉ là một cái tên, đối với người nước ngoài do họ tiếp xúc nhiều với nền văn hóa này mà cái tên Psyche gợi họ luôn đến nghĩa tâm hồn còn người Việt Nam thì không như vậy, do vậy theo tôi để theo kiểu song hành (Thần tâm hồn Psyche) thì tốt hơn. ditimchanly (thảo luận) 14:05, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nghĩa là ditimchanly đồng ý tên bài là Cupid và Psyche?. Còn chuyện dịch hẳn tên Psyche ra Tâm hồn trong bài như hiện tại thì theo tôi cũng không cần thiết lắm. Chỉ cần nhắc đến ở đầu và cuối ý nghĩa của tên Psyche, ý nghĩa của câu chuyện này... là đã đủ để nổi bật rồi. Còn những đoạn kể ở giữa thì chỉ nên ghi là nàng Psyche, thần Cupid, thần Venus.... Adia (thảo luận) 16:43, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với tên bài Cupid và Psyche, sỡ dĩ tôi muốn cụm từ thần Tâm Hồn được nhắc nhiều hơn trong nội dung vì điều này giúp tăng khả năng bài viết được tiếp cận thông qua máy tìm kiếm bởi vì phần lớn người Việt sẽ đánh cụm từ này để tìm chứ ít khi đánh theo tên tiếng Anh. ditimchanly (thảo luận) 08:37, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Cupid và Psyche”.