Thảo luận:Các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng

Untitled sửa

Mạn phép hỏi danh sách này thì có ý nghĩa gì với độc giả?  TemplateExpert  Thảo luận 12:48, ngày 30 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Dùng để cho độc giả tra cứu, tìm hiểu xem công trình này trước đó là công trình gì. Thí dụ, học sinh trường Trần Đại Nghĩa muốn biết nguồn gốc trường của họ chẳng hạn? En xua (thảo luận) 12:59, ngày 30 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bài viết mang tính thiếu trung lập, có hơi hướng chính trị, tất cả các nguồn chú thích đều từ những trang báo ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện cho một quan điểm có xu hướng mang tính chất chính trị. Mai NamThảo luận 15:23, ngày 30 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sao cứ viết cái gì liên quan đến Nhà nước Việt Nam là các bạn lại hùa vào nói là chính trị? Bài này đơn giản là một danh sách để tra cứu, so sánh như nhiều danh sách khác thôi. (Mà Wikipedia cũng đâu có cấm viết về chính trị?) Trong bài cũng có các nguồn chính thống từ truyền thông và cơ sở thuộc nhà nước, và cả BBC nữa. Nên tôi bác bỏ cáo buộc thiếu trung lập như bạn nói.En xua (thảo luận) 15:34, ngày 30 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Cần chỉnh sửa ý "sau 1975 thì chỉ riêng Giáo phận Sài Gòn bị mất 400 cơ sở" và "Việc sử dụng này trên danh nghĩa trưng thu, trưng dụng, quản lý, tặng cho, hiến, mượn hoặc hai bên trao đổi, hiến sung công tùy văn bản ký kết theo chính sách cải tạo Xã hội Chủ nghĩa."để có một cái nhìn toàn diện của một người đưa thông tin. Mai NamThảo luận 15:43, ngày 30 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
tay rồi



Tôi thấy bài này không có văn phong bách khoa và thiếu tính trung lập. Nếu cần tra cứu nguồn gốc cơ sở đấy là gì thì phần đó đã được trình bài trong bài riêng về chủ thể nếu đủ độ nổi bật. Wiki có tính bình đẳng và trung lập, tiền lệ bài sẽ tạo nên nhữn gbài nói về Phật giáo, Cao Đài, các cơ sở tư sản lớn..., thậm chí sẽ có bài "các cơ sở của tôn giáo này bị tôn giáo khác chiếm dụng" bla bla... Vì vậy, theo quy trình tôi sẽ đặt bản dnb trước khi đem ra BQ. Thái Nhi (thảo luận) 09:44, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Có lẽ Thái Nhi bạn chưa đọc hết các nguồn. Tôi trưng dẫn ra rất nhiều nguồn, ngay cả nguồn độc lập như BBC chẳng hạn, thậm chí các nguồn từ chính tổ chức của Nhà nước Việt Nam. Như thế, quan niệm thiếu trung lập bạn nói là hoàn toàn không xác đáng. Thứ đến, bạn không cần phải rào trước cho Wikipedia vì những tiền lệ cho các tôn giáo khác. Nội dung nào đáp ứng được nhu cầu thông tin của độc giả và không vi phạm qui định của Wikipedia thì nó nên doươc tồn tại. Tôi mạn phép gỡ bỏ bảng độ nổi bật. En xua (thảo luận) 11:15, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn En xua nhầm lẫn giữa khái niệm nổi bật và tồn tại. Nếu bạn lập danh sách các tướng lĩnh (dù là Đỏ hay Vàng) thì chủ thể là tướng lĩnh nổi bật nên bài tồn tại. Một trường hợp khác, do các giám mục giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng Công giáo, nên một danh sách các giám mục vẫn có thể được chấp nhận tồn tại. Ở bài viết của bạn, tôi chưa thấy bạn nêu được lý do bài có thể được tồn tại, vì các nguồn bạn dẫn chứng chỉ nêu được thông tin của từng phần trong bài chứ không nêu được độ nổi bật của chủ thể là "Cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đang sử dụng". Hơn nữa, tiêu bản dnb tôi đặt lên nhằm yêu cầu bạn bổ sung và trình bày tính nổi bật của chủ thể, và khi cần thiết, trưng cầu ý kiến của cộng đồng về sự tồn tại của bài. Do đó, tôi mạn phép đặt lại bản mẫu. Thái Nhi (thảo luận) 11:24, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi viết "Danh sách cơ sở" chứ không phải là "cơ sở". Mà trong danh sách này có rất nhiều cơ sở đã xác minh độ nổi bật qua thực tế và qua nguồn tôi dẫn.Nếu tôi viết "cơ sở A của Công giáo Nhà nước Việt Nam đang sử dụng" thì lẽ dĩ nhiên tôi cần chứng minh độ nổi bật của riêng cơ sở A và nói về việc xử dụng của Nhà nước. Nhưng đây là danh sách. Danh sách chỉ là một bản liệt kê. bạn hiểu không? Bài này tôi đang phát triển. Vì thế khi chưa biết rõ nội dung thế nào thì kính mong các bạn đừng nhanh nhẩu vào treo biển này nọ. Nó giống như chưa thấy người ta làm xong việc gì thì đã vội phán xét. Đa tạ. En xua (thảo luận) 11:32, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi hiểu là bạn muốn duy trì bài viết của mình, nhưng bạn cần thiết bình tĩnh nếu muốn thực sự đóng góp cho wiki. Wiki không phải của riêng ai, vì vậy, một bài viết của wiki phải đạt được sự đồng thuận của mỗi người tham gia. Trở lại vấn đề là mỗi cơ sở nổi bật không có nghĩa là bài viết của bạn đủ nổi bật, giống như ban nhạc mà thành viên tham gia nổi tiếng, không có nghĩa là ban nhạc đó cũng nổi tiếng và xứng đáng có bài riêng. Để lập thành danh sách, bạn vẫn phải cần xác lập là danh sách đó có đủ nổi bật hay không và có được những nguồn nào để cập đến danh sách đó, chứ không phải là từng thành phần trong đó. Nếu bạn chứng minh là danh sách của bạn đủ nổi bật và cần thiết cho tra cứu với bằng chứng đáng tin cậy, được cộng đồng chấp nhận, thì tại sao bạn vội vàng gỡ tiêu bản đi? Như tôi đã nêu trên, khi đặt tiêu bản, là tôi thực hiện đúng quy trình trước khi đưa ra biểu quyết. Nếu bài viết được cộng đồng chấp nhận cho bài viết tồn tại, tự khắc các bản mẫu sẽ được gỡ bỏ. Trong thời gian đó, bạn hoàn toàn có đủ thời gian để hoàn thiện bài. Thái Nhi (thảo luận) 11:42, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thái Nhi cũng là người nên bình tĩnh trước. Bài viết mới khởi tạo (chưa tròn 48 giờ), có nghĩa là nó vẫn đang trong quá trình hình thành. Như vậy, chúng ta chưa biết nó ra sao, và liệu tác giả sẽ viết theo chiều hướng nào (có thể thêm thắt, đổi tên, đổi nội dung...) Ví như người ta mới xây cái móng nhà và tường nhà, bạn đến treo biển "vi phạm xây dựng" rồi kêu gọi tổ dân phố đến cưỡng chế mà chưa biết khi hoàn tất nó thế nào? Vì vậy, bạn nên bình tĩnh, chờ vài ngày xem nó ra sao. Tôi tôn trọng ý xây dựng của bạn, nhưng mà tôi thấy bạn cũng quá vội vàng treo biển. Nó làm nản chí viết bài của người khởi tạo. tôi không hài lòng về việc làm này. Tỉ như bây giờ tôi đổi tên xóa chữ "danh sách" thì bạn sẽ quan niệm như cũ không? hãy bình tĩnh, tôi cũng tin vào cộng đồng. nhưng đây chưa phải lúc để treo biển.En xua (thảo luận) 11:52, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bài viết đã trên 24 giờ và không phải ở tình trạng "đang viết", vậy thì treo bản dnb thì có gì gọi là quá sớm? Việc đưa bài viết trưng cầu ý kiến cộng đồng, theo quy định cần treo biển 7 ngày trước khi đưa ra BQ, trong thời gian này bạn hoàn toàn đủ thời gian để hoàn thiện. Có thể bạn không hài lòng về việc tôi treo bảng, nhưng rất tiếc, theo quan điểm của tôi, nội dung bài chưa đáp ứng được theo tiêu chí bách khoa của wiki, vì vậy tôi mới phải góp ý với bạn. Trong trường hợp tôi treo bản [xóa nhanh], bạn có thể trách tôi vội vàng, và vì vậy, tôi đã cân nhắc treo bảng dnb để bạn có 7 ngày để hoàn thiện, đấy cũng là một cách góp ý, trước khi bài được đưa ra BQ. Vì vậy, thay vì gỡ bỏ tiêu bản, bạn cần tập trung hoàn thiện nội dung. Nội dung tốt, khi đó chính tôi sẽ là người gỡ bảng cho bạn. Thái Nhi (thảo luận) 12:13, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thái Nhi ạ, bạn làm việc hơi máy móc. Đâu phải ai cũng biết cái biển "đang viết" là cái gì đâu mà treo. Mà bạn nhìn lịch sử sửa bài là biết người ta đang viết, cần gì có cái biển đó mới biết là đan viết? Cũng kỳ lạ, đâu phải bạn lướt qua một bài đang viết, bạn tự thấy nó không nổi bật thì vô treo cái biển theo ý mình. Nói thật là hành động đó tự cho rằng bạn có quyền thẩm định nội dung. Giá mà bạn gửi cho tôi cái tin nhắn trao đổi xem tôi định viết cái gì thì tôi rất vừa lòng mà chỉnh sửa. Chán cách làm việc thế này quá đi thôi. Theo như văn phong bạn viết thì tôi biết tôi có 7 ngày để chờ bài của mình đem ra biểu quyết xử trảm, quy trình này làm tôi thấy hình như hổng phải góp ý bạn à, rõ ràng là muốn xử trảm nó.. Vậy thì bây giờ cứ bài nào mới, mời bạn cứ vào treo biển tất tần tật - vì bạn nói đó là góp ý để hoàn thiện nội dung..En xua (thảo luận) 15:21, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Không biết mới hỏi, muốn good mới học nè sửa

Tên bài sửa

Hình như tên bài hơi không rõ. Mạn phép đi hỏi mấy bạn xem nhé: Nhà nước Việt Nam có phải ám chỉ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay 1 chủ thể nhà nước chung chung tồn tại trong lịch sử Việt Nam? Theo bài thì đó là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì các cơ sở đó đã được trưng thu thì chúng thuộc nhà nước luôn đúng không? Do đó sao gọi là đang sử dụng hay tương lai các cơ sở này phải trả về cho Công giáo? Hay tên bài phải đổi tên khác?

Không có định nghĩa là nói rằng vật gì tôi đang sử dụng là của tôi như bạn nói đâu. Nó tùy thuộc vào việc trao nhau, chuyển giao cái vật đó như thế nào.En xua (thảo luận) 10:56, ngày 3 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Một số cơ sở trong danh sách này hiện làm cơ sở của các công ty, xí nghiệp, khách sạn, vũ trường... không biết có là quốc doanh không và Nhà nước có trực tiếp quản lí, sử dụng hay không. Vì thế theo mình nên đổi "Nhà nước VN đang sử dụng" thành "Nhà nước VN đã trưng thu" hay đại loại thế. Cũng lưu ý là một số cơ sở thì Giáo hội tình nguyện hiến tặng, còn phần lớn là Nhà nước tạo áp lực để tịch thu, nhiều cơ sở ban đầu nói là mượn tạm nhưng thực tế là lấy luôn, lâu lâu không thấy trả. Sau đó thì 1 vài cơ sở được giao cho đối tượng khác sử dụng. Túm lại theo ý mình thì cần đổi tên bài nhưng cân nhắc xem cái tên nào chuẩn và bao quát. Bạn En xua thấy thế nào?--Greenknight (thảo luận) 08:29, ngày 4 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tớ cũng cùng có ý kiến như bạn Greeknight ấy.  TemplateExpert  Thảo luận 18:00, ngày 14 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ý nghĩa thực tiễn sửa

Nếu đọc 1 cơ sở nào đó mà nhà nước đã trưng thu thì người ta cũng biết trước đây tiền thân nó là gì (xem phần lịch sử bài) vậy nên danh sách này để giúp độc giả có cái nhìn tổng quát hay sao? Mà muốn để danh sách thì nên liệt kê tất cả hơn 400 cơ sở chứ để các cơ sở như trong bài có được không?  TemplateExpert  Thảo luận 15:41, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thì danh sách thì thường là mang cái nhìn tổng quát. Tôi thấy trên Wikipedia có rất nhiều danh sách mà. Nếu ai muốn xem chi tiết thì vào trang riêng trong từng danh sách đó thôi. Danh sách này chưa đầy đủ vì tôi chỉ dám liệt kê những cái có nguồn từ nhiều phía trung lập để vào, không thì các bác anti-Công giáo lại nói tôi viết điêu bạn ạ. En xua (thảo luận) 15:56, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nếu gọi là trung lập thì cứ lấy màu đỏ pha màu xanh là được, tuy nhiên nhìn lại thì tớ chưa thấy màu đó bạn ạ. =))  TemplateExpert  Thảo luận 10:36, ngày 3 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Như đã nêu trên, bạn En xua nhầm lẫn giữa khái niệm tồn tại và nổi bật. Trong bài này, chủ thể là "cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đang sử dụng" và chủ thể này bạn chưa thể nêu được đặc điểm nào nổi bật của chủ thể, vì vậy, việc bạn lập danh sách liệt kê càng không có tính bách khoa, dù là mang danh nghĩa tra cứu. Trên vi.wiki, đúng là có nhiều bài danh sách, nhưng nếu bỏ từ "danh sách" ra, thì phần chủ thể đáp ứng được tiêu chí nổi bật, bài danh sách đó mới có thể tồn tại. Bạn En xua lập luận rằng bài đủ nổi bật và trung lập, bằng cách chứng minh là mỗi phần (hay cơ sở như cách bạn nói) có các nguồn đề cập, tôi phải góp ý với bạn là các nguồn đó chỉ đề cập đến phần đó, chứ không đề cập đến chủ thể của toàn bài, nên không thể nói là các bài là nổi bật được. Còn về quyền thẩm định nội dung, xin thưa là không phải chỉ một mình tôi có quyền đấy, mà tất cả mọi thành viên đều có quyền thẩm định nội dung bất kỳ bài viết nào trên wiki. Và để tìm cách đạt được sự đồng thuận mà tôi đang trao đổi với bạn trong phần thảo luận này, cũng như thực hiện theo quy trình để trưng cầu ý kiến của cộng đồng về sự tồn tại của bài khi nhận thất bài có tiềm tàng có thể phát sinh ra tranh chấp. Và đó chính là lý do tôi đặt biển khi nhận thấy bài viết của bạn chưa thỏa mãn được tính bách khoa và trung lập mà wiki yêu cầu. Thái Nhi (thảo luận) 16:13, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Câu hỏi 1 chẳng ai trả lời mình cả?  TemplateExpert  Thảo luận 10:34, ngày 3 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tên bài dùng chữ đang, nghĩa là ám chỉ Nhà nước Việt Nam hiện nay rồi bạn ơi En xua (thảo luận) 10:51, ngày 3 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bài này chỉ là liệt kê danh sách phần mở đầu có vẻ không liên quan giống như nội dung bài "Xích mích giữa Công giáo với nhà nước Việt Nam" vậy á, hay bạn đưa nội dung đó vào bài mới dạng như vậy?  TemplateExpert  Thảo luận 12:31, ngày 3 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tứt nhiên phần mở đầu mình nói như vậy để độc giả hiểu vì sao có chuyện nhà nước xử dụng cơ sở của Công giáo và quan điểm của họ đối với việc này như thế nào. Nếu tên bài là "xích mích" thì phải viết thêm nhiều khía cạnh khác bạn à. Đất đai chỉ là một trong sô đó thôi. Dù sao mình cũng có ý định đổi tên bài này nhưng đang hoàn thiện nó. Cảm ơn bạn đã góp ý nhé.En xua (thảo luận) 13:36, ngày 3 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chủ đề đủ nổi bật, bài viết tốt, có nguồn, trình bày rõ ràng. Nếu đem ra BQX tôi sẽ ủng hộ giữ. Felo (thảo luận) 17:09, ngày 3 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đổi tên cho bài sửa

Tôi có ý này, nhờ mọi người cho ý kiến. Tôi nghĩ nên đổi tên bài này thành:

"Danh sách các cơ sở Nhà nước Việt Nam đang sử dụng có nguồn gốc Công giáo". Nghe như vậy nhẹ nhàng và tránh xung đột hơn vì tựa bài thể hiện một điều" sự thay đổi theo thời gian". Điều mà bất cứ nước nào hay xã hội nào cũng đều gặp phải. (Hay thời gian thay đổi và sự biến chuyển các vị trí hay quản lý là điều tất yếu thường hoặc có khả năng xảy ra.) Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 17:07, ngày 14 tháng 5 năm 2013 (UTC) Trả lời

 Y Cùng ý kiến như bạn Dat.  TemplateExpert  Thảo luận 18:01, ngày 14 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
  • Mình thấy tựa hiện thời hay và quá nhẹ nhàng rồi các bạn còn muốn gì nữa. Gặp mình thì sẽ viết thẳng thắng để con nít 5 tuổi cũng hiểu vấn đề. Đã bách khoa mở lại đi úp úp, mở mở. Bị tịch thu thì nói trắng ra là bị tịch thu. DanGong (thảo luận) 19:53, ngày 14 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Không tên bài nhẹ nhàng mà nó không đúng và chính xác bạn có đọc thảo luận ở trên hem?  TemplateExpert  Thảo luận 20:14, ngày 14 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tên bài này khập khiễng với nội dung. Cụm từ "Nhà nước Việt Nam đang sử dụng" không phù hợp với các cơ sở sau đây:
  1. Công ty Cổ phần xây dựng công nghiệp là doanh nghiệp, không phải cơ quan/đơn vị sự nghiệp nhà nước.
  2. Thương xá TAX thuộc Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn. Đây là doanh nghiệp dạng CTy TNHH, không phải là cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp của nhà nứoc. Và theo như bài viết dẫn ra thì Tổng Giáo phận Sài Gòn là cổ đông lớn của Cty này.
  3. Công ty Tư vấn Xây dựng Tổng hợp Khu tập thể là doanh nghiệp. Không phải là cơ quan nhà nước.
  4. Khách sạn Caravelle thuộc Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cũng là doanh nghiệp mà Tổng Giáo phận Sài Gòn là cổ đông lớn của doanh nghiệp này.
  5. Hồ bơi Kỳ Đồng là công trình công cộng của doanh nghiệp, không phải cơ quan/đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
  6. Vũ trường VIP Club là doanh nghiệp.
  7. Khách sạn Hải Yến là doanh nghiệp.
  8. Khách sạn Novotel là doanh nghiệp.
  9. Quảng trường Vĩnh Long là công trình công cộng của xã hội, toàn dân sử dụng.
  10. Khách sạn Sài Gòn - Vĩnh Long là doanh nghiệp.
  11. Xí nghiệp Tôm Đông lạnh là doanh nghiệp.
  12. Công viên thành phố Vĩnh Long là công trình công cộng của xã hội, toàn dân sử dụng.
  13. Khách sạn Sài Gòn - Vĩnh Long ở Sóc trăng (thống kê trùng với Khách sạn Sài Gòn - Vĩnh Long ở Vĩnh Long)
  14. Trường Trung học phổ thông iSchool là trường tư, không phải trường của nhà nước.
  15. Công ty cổ phần Chăn nuôi gà Đà Lạt là doanh nghiệp.
  16. Xí nghiệp in Lê Quang Lọc là doanh nghiệp, không phải cơ quan nhà nước
  17. Nhiều cơ sở như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học, tiểu học, mẫu giáo, màm non, cơ sở giáo dục đào tạo; các bệnh viện, viện dưỡng lão, công viên, vườn hoa, trung tâm/nhà văn hóa, viện khoa học, di tích lịch sử, thư viện, quảng trường, đường phố... đều là các công trình công cộng phục vụ xã hội.
Trong danh sách, chỉ có những cơ sở sau đây là do cơ quan Nhà nước (theo đúng nghĩa của từ này) sử dụng:
  1. Trụ sở Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông
  2. Trạm gác lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (có rất nhiều trạm gác quanh lăng, không rõ trạm nào). Hay là tất cả các trạm ?
  3. Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ TP.HCM.
  4. Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
  5. Tỉnh ủy Vĩnh Long.
  6. Chi cục Dự trữ Nhà nước tại Vĩnh Long.
  7. Ủy ban Nhân dân xã Mỹ Thuận.
  8. Trụ sở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng
Đúng như Alphama dã nhận xét, tên bài không chính xác. Nếu giữ tên bài này thì chỉ giữ danh sách các cơ quan nhà nước đang sử dụng, loại bỏ những gì không phải là cơ quan nhà nước. Còn nếu giữ nhưng thứ không phải là cơ quan nhà nước trong danh sách thì phải đổi tên bài. --Двина-C75MT 04:52, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Danh sách các cơ sở ở Việt Nam có nguồn gốc Công giáo đã chuyển quyền sở hữu chẳng hạn. Nhưng dài quá. Có ai đặt tên nào hay hơn không Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 05:04, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nếu ko thì phải tách bài này ra thành nhiều bài khác nhau, ứng với từng tên vậy. Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 05:07, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC) Trả lời

Việc Nhà nước tước quyền sở hữu, xử dụng các cơ sở của Công giáo và trao những cơ sở đó cho cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức khác xử dụng nên tôi đồng ý đổi tên bài. Tôi đề xuất tên mới: "Danh sách các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển mục đích sử dụng.". Nó làm rõ nghĩa hơn vấn đề các bạn đang bàn luận. En xua (thảo luận) 12:32, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Cũng đơn giản thế mà anh em hiểu nhầm nhau, tớ nghĩ thế này cũng được. Ai có tên bài ngắn hay hơn xin mời.  TemplateExpert  Thảo luận 14:09, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Không biết từ bao giờ mà Wiki có cái quy định là cứ bài nào liên quan đến Đảng và Nhà nước thì phải nói giảm nói tránh đi, rõ ràng là cưỡng chiếm mà lại phải sửa thành chuyển quyền sở hữu Buồn!!! 123.20.149.51 (thảo luận) 05:02, ngày 16 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hình như bạn cố tình hiểu nhầm và cứ phải cố tình mới chịu, tên bài sai chứ không phải là có vấn đề chính trị chính em gì trong đây hết. Bạn có đọc thảo luận ở trên hay chỉ liếc qua liếc lại vài cái rồi đưa ra nhận định cá nhân và cho rằng mình có sự đánh giá đúng đắn, khách quan và trung lập ? Bạn thích thì có thể viết bài cưỡng chiếm có vấn đề gì đâu, tuy nhiên nội dung bài nó phải khớp, đằng này cưỡng chiếm mà là các doanh nghiệp tư nhân cưỡng chiếm, tên bài thì bảo nhà nước cưỡng chiếm, thấy độ vênh không hả bạn iu quí. ^^  TemplateExpert  Thảo luận 05:21, ngày 16 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Vì có ý kiến cho rằng không phải chỉ có nhà nước sử dụng các cơ sở này thì tôi đề xuất đổi tên bài thành Danh sách cơ sở Công giáo tại Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng. --En xua (thảo luận) 05:42, ngày 19 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chú thích linh tinh, bịa nguồn sửa

Chỉ có một cái thông báo về địa điểm duy nhất 72 phố Nguyễn Thái Học mà dùng làm chú thích của 5 địa điểm khác: Bệnh viện Đống Đa ở 192 Nguyễn Lương Bằng, Bệnh viện Xanh Pôn ở 12 phố Chu Văn An, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương ở 463 Hoàng Hoa Thám, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba ở 37 Hai Bà Trưng, Bệnh viện Việt-Đức ở 40 phố Tràng Thi. Thật là linh tinh hết mức.--Vô tư lự (thảo luận) 08:10, ngày 12 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mời bạn xem kỹ lại nội dung thông báo.--Greenknight (thảo luận) 10:03, ngày 12 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sửa đổi của En xua sửa

Điều En xua yêu cầu không quan trọng lắm, tôi đề nghị "En xua" trả lời những thắc mắc của tôi về cái gọi là "Nhà nước sử dụng" (xem thảo luận ở trên). Tôi đã nêu ra vấn đề này hai tháng nay mà chưa hề có hồi âm. Nếu không có trả lời thì trong vòng 24 giờ tới, tôi sẽ cắt sang thảo luận theo quy định. --Двина-C75MT 07:10, ngày 18 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Điều C75MT nêu lên là vấn đề tên bài. Tôi cũng nhận thấy tên bài chưa ổn và vì vậy, chúng ta sẽ thảo luận tên bài và nội dung là hai vấn đề khác nhau nhé. --En xua (thảo luận) 04:06, ngày 19 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Mặc dù đồng thuận chiếm áp đảo, nhưng quy tắc ứng xử chưa phải là quy định mà chỉ là một hướng dẫn được đa số tán thành. Tuy nhiên vẫn có thể vận dụng một số quy tắc để hình thành thông lệ về sau. Đầu tiên, bác MT nên đặt tiêu bản {{bản mẫu:mâu thuẫn}} trong vòng 24 giờ kèm lý do trong thảo luận trước khi cắt nội dung bài để thông báo cho các bên tham gia biên tập đã. Thái Nhi (thảo luận) 07:31, ngày 18 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nói ngắn gọn là những "tác giả" của bài quyết định nội dung này là gì, chỉ đề cập chung chung đến các cơ sở CG đả đổi chủ, bây giờ chủ là tư nhân hay nhà nước cũng tính vào danh sách đúng không ạ ? Vậy thì đổi tên cái rẹt "Danh sách cơ sở Công giáo ở Việt Nam đã thay đổi chủ sở hữu" là xong, mắc chi phải bàn cãi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:15, ngày 19 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ ý kiến của Sholokhov ở trên, nhưng chính xác phải là Danh sách cơ sở Công giáo ở Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng. Bởi vì có cơ sở quả thật là chính quyền mượn sử dụng, mà mượn thì không đồng nghĩa với "sở hữu" (ngoại trừ hình thức tịch thu thì gần như là nhà nước đã sở hữu).--En xua (thảo luận) 06:24, ngày 19 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Từ khi tạo bài En xua đã phải có trách nhiệm tìm nguồn mới có thể đưa thông tin vô. Bạn bỏ bài rất lâu không có chú thích rồi phục hồi lại [1] mà vẫn không hề có nguồn. Theo Wikipedia:Chú thích nguồn gốc, bài phải có nguồn để "Tránh trường hợp người khác buộc tội đạo văn hay không nói thật". Tôi đang kết luận En xua không nói thật ở những chỗ không có nguồn mà bạn còn cố đưa vô. BQV Thái Nhi nói Quy định của wiki cũng không cấm xóa nội dung vì không nguồn và lưu ý rõ các biên tập viên là nội dung họ viết ra đều bị tùy ý chỉnh sửa và tái phân phối". Bạn không thể đưa vô thông tin không nguồn và bắt người khác thảo luận rồi chờ bạn đồng ý mới được xóa. Bạn chỉ có quyền yêu cầu thảo luận đồng thuận khi bạn đã có nguồn rồi.--Vô tư lự (thảo luận) 04:16, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi làm theo BQV Thái Nhi khuyên là nên đồng thuận trước đã. Như vậy thì tôi giữ lại nguyên hiện trạng từ sự bất đồng để tìm sự đồng thuận. Bên cạnh đó, nếu chưa nói về khía cạnh quy định, thì việc treo bản mẫu "cần dẫn nguồn" là thể hiện cái tình và xa hơn là cái văn hóa của các Wikipedian. Chứ không thì chế ra cái bản mẫu đó để làm gì hả bạn? Trước khi xóa, bạn cũng đâu có thảo luận với tôi một cách văn minh như "Vui lòng thêm nguồn còn thiếu" mà ra tay xóa thẳng.:(--En xua (thảo luận) 04:35, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi đã thảo luận trong bài viết ở trên rồi. Từ hôm đó tới nay là bao lâu mà bạn không tìm nổi nguồn? Từ khi bạn phục hồi lại là mấy ngày rồi mà bạn cũng không tìm nổi nguồn? Hãy thêm nguồn, vì không chỉ có tôi không chấp nhận những thông tin không có nguồn như vậy.--Vô tư lự (thảo luận) 04:50, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Wikipedia có quy đinh là các đoạn trong bài viết phải có Chú thích nguồn gốc, không phải muốn đưa thông tin gì vào rồi dán vào đó bản mẫu {{fact}} là được đâu En xua nhé. Tuấn Út - Thảo luận 04:59, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

WP là một phần rất nhỏ trong cuộc sống của tôi, thì làm sao tôi có thể lúc nào cũng canh chừng nó được. Các bạn đọc một thông tin thấy thiếu nguồn, thì các bạn nên nhắn tin cho tôi đề nghị thêm nguồn. Đằng này các bạn tự tiện xóa thì tôi có thể coi các bạn hơi lạm quyền nhé. Tôi cần thời gian để thêm nguồn còn thiếu. --En xua (thảo luận) 05:09, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn đã biết thông tin đó không nguồn và được xóa ra khỏi bài. Minh chứng là bạn dán biển {{cần dẫn nguồn}} vào đó thôi. Tuấn Út - Thảo luận 05:13, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Biển "cần dẫn nguồn" nói rõ ràng là "cần", nghĩa là nó đang thiếu nên chờ có ai đó thêm vào. Mà chờ thì phải có thời gian. Hiểu mặt chữ một cách logic không hả bạn. Bạn không chấp nhận tôi treo "cần dẫn nguồn" thì vứt biển này khỏi WP đi--En xua (thảo luận) 05:19, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thông tin không nguồn sẽ được xóa ra khỏi bài. Nếu En xua muốn thêm vào vui lòng bổ sung nguồn. Tôi thấy ở đây không có gì phải đồng thuận hết. Tuấn Út - Thảo luận 05:11, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Enxua hình như không biết đang có hướng dẫn nếu nội dung có bất đồng thì bạn tìm đồng thuận trước khi đưa vào bài chứ không phải là duy trì hiện tại bất đồng. Trường hợp không nguồn thì mọi người đều có quyền biên tập lại, nhẹ thì dán bảng, nặng thì xóa không cần lý do. Thái Nhi (thảo luận) 05:12, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nội dung nào bất đồng thì chuyển sang trang thảo luận chứ không phải xóa nhé Thái Nhi.--En xua (thảo luận) 05:16, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trường hợp của bạn là không có nguồn chứ không phải là có nguồn cần thảo luận về nội dung. Trong trường hợp này, hành xử của BQV TuanUt là hợp lý. Bạn cần bổ sung dẫn chứng chính xác cho thông tin thì mới có thể đưa vào bài.Thái Nhi (thảo luận) 05:18, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Đã cảnh báo lần cuối. Nếu còn tiếp tục duy trì lùi sửa những đoạn không nguồn khi chưa bổ sung nguồn sẽ bị cấm sửa đổi theo quy định. Tuấn Út - Thảo luận 05:20, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Phản đối lời cảnh báo vô lý của Tuấn Út: Biển "cần dẫn nguồn" nói rõ ràng là "cần", nghĩa là nó đang thiếu nên chờ có ai đó thêm vào. Mà chờ thì phải có thời gian. Hiểu mặt chữ một cách logic không hả bạn.--En xua (thảo luận) 05:22, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đề nghị Tuấn Út làm rõ cách dùng bản mẫu "cần dẫn nguồn". Cảm ơn!--En xua (thảo luận) 05:24, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi không theo dõi hết quá trình. Tôi muốn các bạn làm rõ rằng các phát biểu kết luận bị gắn fact là En xua đưa vào hay người khác đưa vào? En xua gắn fact hay ai?--Cheers! (thảo luận) 05:30, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nếu tôi không nhầm khi tra lịch sử trang thì En xua vừa đưa thông tin vừa gắn fact. Nếu bạn đưa thông tin thì bạn phải rõ nguồn bạn trích dẫn là ở đâu. WP không khuyến khích các chuyên gia viết những gì họ biết mà chỉ khuyến khích viết những gì đã được xuất bản. Tôi đề nghị bạn dừng việc thêm thông tin như vậy.--Cheers! (thảo luận) 05:37, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Không đồng thuận sửa

Tôi không đồng thuận về nội dung mở đầu và phần thân bài đối với bài này. Lý do: Tên bài và thân bài không phù hợp. Bài viết này thuộc dạng bài về Danh sách (list), tức nó chỉ nên đơn thuần là liệt kê. Trong khi đó ngay từ khi vào đề và các phần tiếp theo, bài đã trở thành một bài luận, xoáy trực tiếp vào các chính sách về đất đai của nhà nước Việt Nam và sự phản ứng của giới giáo dân. Như vậy là treo đầu dê, bán thịt chó. Đề nghị thảo luận và sửa đổi cho đúng với dạng bài, nếu không thì phải đổi tên bài hoặc dời các phần đã nêu vào một bài khác.--Phương Huy (thảo luận) 05:40, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đồng ý với Phương Huy điểm này, rõ ràng ngay từ đầu người viết bài đã không có thiện ý.  TemplateExpert  Thảo luận 08:31, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi đã đặt bảng POV vào bài viết rồi.DHD --thảo luận_ 08:38, ngày 21 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đã ba tháng rồi kể từ khi tôi và Alphama chỉ ra rằng tên bài không phù hợp với nội dung. Nếu tác giả của nó không sửa đổi. Tôi sẽ đưa ra biểu quyết xóa. Nhưng trước tiên. Những cơ sở liệt kê ra trong danh sách không đúng với tên bài sẽ bị xóa. Bất kể nó có nguồn hay không. --Двина-C75MT 05:15, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Bạn nên thảo luận trước với thành viên viết bài là En xua để tìm sự đồng thuận trước khi xoá thông tin, và phải liệt kê rõ những cơ sở nào không phù hợp ở đây và nêu lý do tại sao không phù hợp trước đã để tránh bất đồng. Con Cù Lần (thảo luận) 07:12, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Trường hợp này thì bảng đã treo lâu rồi, vì vậy có thể tách bài để đưa vào thảo luận trong 7 ngày. Trong trường hợp cần trưng cầu về nội dung bài, các bạn có thể đặt bảng mbq để tiến hành biểu quyết. Thái Nhi (thảo luận) 08:17, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thành viên Con Cù Lần chỉ thảo luận mà không xem thảo luận. Tôi bê đoạn thảoluaajn từ trên kia xuốngđây cho rõ:

"Tên bài này khập khiễng với nội dung. Cụm từ "Nhà nước Việt Nam đang sử dụng" không phù hợp với các cơ sở sau đây:

  1. Công ty Cổ phần xây dựng công nghiệp là doanh nghiệp, không phải cơ quan/đơn vị sự nghiệp nhà nước.
  2. Thương xá TAX thuộc Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn. Đây là doanh nghiệp dạng CTy TNHH, không phải là cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp của nhà nứoc. Và theo như bài viết dẫn ra thì Tổng Giáo phận Sài Gòn là cổ đông lớn của Cty này.
  3. Công ty Tư vấn Xây dựng Tổng hợp Khu tập thể là doanh nghiệp. Không phải là cơ quan nhà nước.
  4. Khách sạn Caravelle thuộc Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cũng là doanh nghiệp mà Tổng Giáo phận Sài Gòn là cổ đông lớn của doanh nghiệp này.
  5. Hồ bơi Kỳ Đồng là công trình công cộng của doanh nghiệp, không phải cơ quan/đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
  6. Vũ trường VIP Club là doanh nghiệp.
  7. Khách sạn Hải Yến là doanh nghiệp.
  8. Khách sạn Novotel là doanh nghiệp.
  9. Quảng trường Vĩnh Long là công trình công cộng của xã hội, toàn dân sử dụng.
  10. Khách sạn Sài Gòn - Vĩnh Long là doanh nghiệp.
  11. Xí nghiệp Tôm Đông lạnh là doanh nghiệp.
  12. Công viên thành phố Vĩnh Long là công trình công cộng của xã hội, toàn dân sử dụng.
  13. Khách sạn Sài Gòn - Vĩnh Long ở Sóc trăng (thống kê trùng với Khách sạn Sài Gòn - Vĩnh Long ở Vĩnh Long)
  14. Trường Trung học phổ thông iSchool là trường tư, không phải trường của nhà nước.
  15. Công ty cổ phần Chăn nuôi gà Đà Lạt là doanh nghiệp.
  16. Xí nghiệp in Lê Quang Lọc là doanh nghiệp, không phải cơ quan nhà nước
  17. Nhiều cơ sở như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học, tiểu học, mẫu giáo, màm non, cơ sở giáo dục đào tạo; các bệnh viện, viện dưỡng lão, công viên, vườn hoa, trung tâm/nhà văn hóa, viện khoa học, di tích lịch sử, thư viện, quảng trường, đường phố... đều là các công trình công cộng phục vụ xã hội.
Trong danh sách, chỉ có những cơ sở sau đây là do cơ quan Nhà nước (theo đúng nghĩa của từ này) sử dụng:
  1. Trụ sở Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông
  2. Trạm gác lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (có rất nhiều trạm gác quanh lăng, không rõ trạm nào). Hay là tất cả các trạm ?
  3. Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ TP.HCM.
  4. Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
  5. Tỉnh ủy Vĩnh Long.
  6. Chi cục Dự trữ Nhà nước tại Vĩnh Long.
  7. Ủy ban Nhân dân xã Mỹ Thuận.
  8. Trụ sở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng
Đúng như Alphama dã nhận xét, tên bài không chính xác. Nếu giữ tên bài này thì chỉ giữ danh sách các cơ quan nhà nước đang sử dụng, loại bỏ những gì không phải là cơ quan nhà nước. Còn nếu giữ nhưng thứ không phải là cơ quan nhà nước trong danh sách thì phải đổi tên bài. --Двина-C75MT 04:52, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Danh sách các cơ sở ở Việt Nam có nguồn gốc Công giáo đã chuyển quyền sở hữu chẳng hạn. Nhưng dài quá. Có ai đặt tên nào hay hơn không Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 05:04, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nếu ko thì phải tách bài này ra thành nhiều bài khác nhau, ứng với từng tên vậy. Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 05:07, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC) Trả lời

Việc Nhà nước tước quyền sở hữu, xử dụng các cơ sở của Công giáo và trao những cơ sở đó cho cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức khác xử dụng nên tôi đồng ý đổi tên bài. Tôi đề xuất tên mới: "Danh sách các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển mục đích sử dụng.". Nó làm rõ nghĩa hơn vấn đề các bạn đang bàn luận. En xua (thảo luận) 12:32, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Cũng đơn giản thế mà anh em hiểu nhầm nhau, tớ nghĩ thế này cũng được. Ai có tên bài ngắn hay hơn xin mời.  TemplateExpert  Thảo luận 14:09, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Không biết từ bao giờ mà Wiki có cái quy định là cứ bài nào liên quan đến Đảng và Nhà nước thì phải nói giảm nói tránh đi, rõ ràng là cưỡng chiếm mà lại phải sửa thành chuyển quyền sở hữu Buồn!!! 123.20.149.51 (thảo luận) 05:02, ngày 16 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hình như bạn cố tình hiểu nhầm và cứ phải cố tình mới chịu, tên bài sai chứ không phải là có vấn đề chính trị chính em gì trong đây hết. Bạn có đọc thảo luận ở trên hay chỉ liếc qua liếc lại vài cái rồi đưa ra nhận định cá nhân và cho rằng mình có sự đánh giá đúng đắn, khách quan và trung lập ? Bạn thích thì có thể viết bài cưỡng chiếm có vấn đề gì đâu, tuy nhiên nội dung bài nó phải khớp, đằng này cưỡng chiếm mà là các doanh nghiệp tư nhân cưỡng chiếm, tên bài thì bảo nhà nước cưỡng chiếm, thấy độ vênh không hả bạn iu quí. ^^  TemplateExpert  Thảo luận 05:21, ngày 16 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Vì có ý kiến cho rằng không phải chỉ có nhà nước sử dụng các cơ sở này thì tôi đề xuất đổi tên bài thành Danh sách cơ sở Công giáo tại Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng. --En xua (thảo luận) 05:42, ngày 19 tháng 8 năm 2013 (UTC)"Trả lời

--Двина-C75MT 12:26, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đã đổi tên theo đề nghị của Minh Tâm. Con Cù Lần (thảo luận) 13:21, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Sai vẫn hoàn sai. Trong danh sách đó, có những cơ sở mà Công giáo đã không sử dụng, để cho cỏ dại mọc đầy. Khi người ta xây vào đó một công trình dân sinh thì Công giáo đến để đòi lại. Trong đó có nhiều công trình đã bị chiến tranh tàn phá. Khi nguời ta xây một cái mới lên đó thì công giáo đến đòi lại. Trong đó có những công trình mà Công giáo đã hiến tặng cho dân sinh những giờ thì lại đưa vào danh sách để đòi lại. Trong đó có cả những công trình mà Công giáo là cổ đong. nhưng vẫn thống kê vào loại do Nhà nước chuyển quyền sử dụng. Có những cơ sở ở miền Nam đã bị chính quyền trước năm 1975 chuyển quyền sử dụng. Nay cũng quy cho nhà nước này chuyển quyền sử dụng à ? Chỉ có một cụm từ "Danh sách các cơ sở công giáo ở Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng". Sai đến đâu tôi sẽ cắt đến đó. --Двина-C75MT 15:20, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời
P/S: "Con cù lần" mà chẳng "cù lần" một chút nào. Nói lái lại thì còn hay nữa. --Двина-C75MT 15:22, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Không biết có công trình nào trước đây là chùa hay đền, mà thực dân Pháp phá hủy, san bằng để xây nhà thờ và tu viện nhằm hủy diệt văn hóa Việt Nam không nhỉ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:47, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC) Trả lời

Có chứ! Rất quan trọng nữa kia. Vị trí của Nhà thờ lớn Hà Nội hiện này chính là nơi tọa lạc Tháp Báo thiên của Đại Việt trước đây. --Двина-C75MT 15:58, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Bài này có tính luôn các loại nhà thờ "tạm" kiểu nhà tranh vách lá mà "nhà nước" phong kiến VN "chuyển quyền sử dụng" sau khi tống khứ các thừa sai kiêm gián điệp cua Pháp, Bồ và TBN đi không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:13, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nếu liệt kê các nhà thờ cùng các điểm thờ tự Công giáo mà Minh Mạng đã giải tán trong thời trị vì của ông thì danh sách này chắc phải dài gấp mười lần. --Двина-C75MT 18:36, ngày 27 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Xin dừng lại ở đây, nếu không sẽ đi quá xa thành diễn đàn tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản của các tổ chức cá nhân với chính quyền và giữa các tổ chức cá nhân với nhau. Thái Nhi (thảo luận) 01:22, ngày 28 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Vẫn không ổn sửa

Đọc đi đọc lại thì nội dung cái bài này vẫn không ổn. "Nhà nước" Việt Nam đâu chỉ xuất hiện từ sau năm 1975 ? Không lẽ các giai đoạn trước đó thì Việt Nam không có "nhà nước" ? Như vậy là người viết bài muốn khoanh vùng trong Nhà nước nào ? Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Việt Nam Cộng hòa ? Và rốt cục là cụ thể người viết bài này muốn bàn về cái gì ? Liệt kê danh sách, hay là viết về những ảnh hưởng hay bối cảnh của việc chuyển quyền sử dụng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:25, ngày 28 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Vậy tóm lại là các đề mục về hai chữ Việt Nam trong các bài viết về văn hóa, xã hội, thể thao trên Wp là ta đang nói về chính thể nào? Cứ phải bắt bẻ câu chữ là sao hở bạn?En xua (thảo luận) 15:04, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nội dung của bài viết Việt Nam không chỉ đơn thuần bao hàm nhà nước Việt Nam hiện tại, tỉ dụ nó ghi rõ lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc xa xưa đến tận bây giờ. Các bài viết về những quốc gia khác cũng vậy. Được chưa ạ ? Vì vậy tôi yêu cầu nói rõ nhà nước nào vì Việt Nam không chỉ có "nhà nước" sau năm 1975. Nếu như bài này chỉ đề cập đến nhà nước Việt Nam trong giai đoạn ABC nào đó thì đề nghị ghi rõ ra, nếu nói tất cả các nhà nước tồn tại suốt lịch sử VN thì đề nghị ghi rõ ra, để thiên hạ biết đường mà theo dõi hay sửa chữa, nâng cấp thông tin. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:15, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Vẫn chẳng hiểu đoạn đầu bài liên quan @$$ gì đến nội dung bài?  TemplateExpert  Thảo luận 11:19, ngày 31 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ En xua nên sửa lại phần đầu bài cho trung lập hơn. Con Cù Lần (thảo luận) 05:55, ngày 1 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi thấy bài này sửa đi sửa lại quá lâu mà vẫn không ổn, vì vậy tôi treo biển BQ để cộng đồng quyết định. Thái Nhi (thảo luận) 12:00, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nói cho rõ là các cơ sở công giáo được nêu ra trong bài này không phải do Nhà nước Việt Nam chuyển quyền sử dụng[cần dẫn nguồn]. Chúng được chuyển quyền sử dụng bằng phương thức dân sự, không có sự can thiệp của nhà nước hoặc tự từ bỏ quyền sử dụng (bỏ chạy)[cần dẫn nguồn]. --Двина-C75MT 11:37, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Ai mà tin[cần dẫn nguồn] cái luận điệu "không có sự can thiệp của nhà nước" hở đồng chí? Vui lòng giải thích rõ chuyển quyền theo "phương thức dân sự" là sao? Và tự từ bỏ quyền sự dụng là sao đi đồng chí? Chắc là dí nòng súng vào đầu họ và nhẹ nhàng nói: "Anh đi kinh tế mới nhé?" hoặc là "Anh hiến cho nhà nước nhé?" Bài viết đã không muốn đề cập đến vấn đề nhạy cảm này rồi mà cứ khơi gợi lên làm gì kia chứ?[cần dẫn nguồn] - En xua (thảo luận) 15:04, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Yêu cầu thảo luận trực tiếp vào bài viết. Cụ thể, nguồn nào chứng minh tất cả các cơ sở kia là Nhà nước đứng chuyển giao ? Nếu muốn chứng minh "có Nhà nước can thiệp" thì đề nghị đưa nguồn, cảm ơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:15, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng với Danh sách các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng có gì khác nhau đâu ? Căn cốt của bài vẫn là "Danh sách" mà ? --Двина-C75MT 11:58, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Chắc là để "hợp thức hóa" đoạn viết "bàn luận" về tính chất của mấy vụ "chuyển quyền sử dụng" này. Nhưng nội dung cái "bàn luận" này cũng chưa ổn, còn POV quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:17, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mình không hiểu chuyển quyền sử dụng và "quốc hữu hóa" có gì khác nhau, tại sao không thay bằng quốc hữu hóa. Quốc hữu hóa là từ phổ cập, sử dụng ở cấp quốc tế, cần thiết ở wiki này, còn "chuyển quyền sử dụng" thì chỉ có ở VN thì phảiHNN12 (thảo luận) 23:26, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thực ra 2 khái niệm đấy là khác nhau, vì vậy ở trên tôi mới cho rằng bài viết vơ mọi thứ vào để nội dung dài ra, nhưng thực tế thì không thế. Dưới đây tôi tạm diễn giải một số khái niệm mà bài viết không đề cập đến, dẫn đến nội dung không rõ ràng.
  1. Theo luật đất đai hiện hành ở Việt Nam thì đất đai đều là tài sản công vì vậy các tổ chức cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất do nhà nước cấp. Cá nhân tổ chức chỉ có quyền sở hữu đối với các tài sản hợp pháp trên đất mà thôi. Vì vậy, theo pháp luật hiện hành vẫn phân biệt sổ đỏ (Chứng nhận quyền sử dụng đất) và sổ hồng (Chứng nhận quyền sở hữu nhà) là thế. Có nghĩa là, về mặt luật pháp đối với các tài sản là đất đai (như vườn hoa Hàng Trống chẳng hạn) đều không được xem là "bị chuyển quyền sử dụng" vì đó là tài sản công, không thuộc tổ chức cá nhân nào.
  2. Quốc hữu hóa, trưng dụng: Nếu như quốc hữu hóa là việc chuyển hẳn quyền sở hữu từ cá nhân, tổ chức về nhà nước, có tính chất dứt khoát, lâu dài; thì trưng dụng là chỉ chuyển quyền sử dụng tài sản cho nhà nước cho nhu cầu nhất định nhưng vẫn giữ lại quyền sở hữu cho chủ tài sản, mang tính chất tạm thời và có thể chấm dứt sau khi nhu cầu sử dụng không mang tính cấp thiết. Việc xác định 2 hình thức này dẫn đến những cách giải quyết tranh chấp khác nhau. Thường thì tranh chấp về quyền sử dụng đỡ căng thẳng hơn là tranh chấp về quyền sở hữu.
  3. Sở hữu và đồng sở hữu: đối với sở hữu toàn phần thì chủ sở hữu có toàn quyền với tài sản, nhưng nếu là chủ đồng sử hữu chỉ có quyền với phần sở hữu của mình. Trong trường hợp không xác định tách bạch phần sở hữu riêng (như phần hùn doanh nghiệp chẳng hạn) thì việc chia tách sở hữu cần phải có quyết định của pháp nhân thông qua quyết định tập thể của các thành viên góp vốn hoặc các cổ đông chiếm đa số (thường thì các quyết định về tài sản phải có trên 75% chủ sở hữu quyết định). Cũng có thể thấy, những tranh chấp thực hiện bởi một đồng chủ sở hữu sẽ khác và phức tạp hơn nhiều so với tranh chấp thực hiện bởi chủ sở hữu.
Có thể những khái niệm trên được diễn giải theo những cách khác nhau, nhưng tựu chung ý nghĩa thì không khác nhau. Đó là lý do vì sao tôi mới cho rằng, bài viết quá ôm đồm, mập mờ và không rõ ràng, khoa học. Và cho đến thời điểm này, bài viết vẫn chưa đáp ứng được điều này. Các lý do "trình bày đẹp", "nhiều nguồn dẫn" chưa đủ thuyết phục tôi với yêu cầu cho một bài viết bách khoa. Thái Nhi (thảo luận) 01:44, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ở VN dân không được sở hữu đất. Bolocom (thảo luận) 01:48, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sai! Tuyệt đại đa số các quốc gia nào trên thế giới này chỉ cho phép công dân và pháp nhân sử dụng đất chứ không cho phép sở hữu đất. Kể cả ở Mỹ [cần dẫn nguồn]! Còn sử dụng đất "thoáng" thế nào thì tùy luật pháp của từng nước. Ngay cả cái vụ mới nhất ở Nhật Bản khi chính phủ Nhật mua lại quần đảo Senkaky cũng là mua lại quyền sử dụng chứ không phải là mua lại quyền sở hữu[cần dẫn nguồn]. --Двина-C75MT 07:43, ngày 15 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Sửa sửa

Đề nghị sửa lại note số 10 bị gãy link.  TemplateExpert  Thảo luận 09:01, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

 Y Xong rồi. Con Cù Lần (thảo luận) 13:18, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng”.