Thảo luận:Danh sách tác phẩm Trịnh Công Sơn

Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Mirrordor trong đề tài Bước Ngậm Ngùi Về
Dự án Âm nhạc
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Âm nhạc, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Âm nhạc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Newone (thảo luận) 03:38, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bước Ngậm Ngùi Về sửa

Tên nguyên tác của bài này là Về Trên Cỏ Lá Ngậm Ngùi. Bài này do thi/nhạc sĩ Đynh Trầm Ca sáng tác quanh năm 1975. Tôi liên lạc với con trai của Đ. T. Ca (blogger Mặc Khải) và đã nhận được lời xác nhận. Mặc Khải cũng hy vọng tôi sẽ giúp Đ T Ca "sửa sai" đề tài này. Trích từ http://nguoidemsaonhkt.blogtiengviet.net/index.php?blog=56064&p=419132&more=1&c=1&tb=1&pb=1 "Bài hát Về trên cỏ lá ngậm ngùi này, Đynh Trầm Ca viết và phát hành trong đĩa shotgun 35 trước năm 1975. Trong bài hát ông viết " một hàng cờ tang rũ bóng sương mờ" chứ không phải "một hàng cờ cao" hay "một hàng cờ sao". Tuy nhiên, về sau có nghe nói bài hát được hát lại một hàng cờ sao rũ bóng sương mờ (có người nói là nhờ cô Khánh Ly sửa)thì ông cũng khen lắm. Vì lúc ông viết là cảm thức dự báo về cái buồn sau 1975. Nhưng khi đổi một chữ mà bài hát thành cái buồn rõ rệt trong một giai đoạn như vậy là rất hay. Tuy nhiên, tôi vẫn xin xác mình lại về câu chữ bài này cho rõ ràng. Hiện nay, tôi vẫn giữ văn bản của ông, vẫn viết là một hàng cờ tang rũ bóng sương mờ. Hiện nay, Đynh Trầm Ca đang sống ở thị trấn Vĩnh Điện-Điện Bàn-Quảng Nam. Nếu quý bạn hữu nào có thắc mắc hơn về ca khúc của ông có thể liên lạc với tôi qua mail Macquangthinh@gmail.com hoặc đến thẳng quán cà phê Thạch Trúc Viên tại Vĩng Điện để gặp ông. Rất cảm ơn bloger Trần Gian Thương Nhớ vì đã cho tôi và Đynh Trầm Ca có cơ hội nghe lại bài hát này. Vì ông đã mất nhiều bản thảo lẫn các băng đĩa âm nhạc của mình. Riêng Đynh Trầm Ca không giữ lại tác phẩm của mình bao giờ. Còn hiện nay, nhà nước Việt Nam với chế độ kiểm duyệt vẫn cấm thể hiện lại nhiều ca khúc có tiếng của ông ngày xưa như Ru Con Tình Cũ v.v... Sau 1975, Đynh Trầm Ca vẫn sáng tác rất nhiều với nhiều tên gọi khác nhau trong đó có bút danh Mã Thu Giang là tên hiền thê của ông. Có nhiều nhạc khúc nổi tiếng như Sông Quê 1,2 và 3. Nỗi Buồn Chim Sáo, chuyện tình sông hương,điệu hò phu thê, mắt huế xưa,...Ông có một số ca khúc nhạc hài mà mọi người vẫn nghe như Trai tài gái sắc, Rượu cưới ngày xuân...Tôi tổng cộng tới nay, ông còn được biết đến khoảng 75 bài hát. Số mất tích và tuyệt tích mà ông chỉ để dành hát tặng bạn bè không công bố lại rất hay, nhưng do không phổ biến nên không tính dù là khá nhiều. Có 2 Album là Bay đi những cơn mưa phùn(thể loại sang trọng), và Có thật không anh (khá trẻ trung. Ngoài ra ông cũng là nhà thơ có thơ trong các tuyển tập thơ áo trắng, thơ tình cho tuổi học trò, thơ hay Việt Nam và Thế Giới, Lục Bát Tình...Từ sau 1975 gia đình Đynh Trầm Ca tha phương như cánh lục bình. Nay tạm gọi là cư ngụ với cái quán cà phê vườn Thạch Trúc Viên. Mỗi ngày ông nhạc sĩ, nhà thơ kiêm chủ quán, nhân viên, quét dọn bưng bê cho khách. Ông hiền lành, dễ tánh, cùng cô con gái bị bệnh khuyết tật, thiểu năng vui đùa có lẽ khó ai nhận ra được ông. Song khi ông cất giọng hát dù đã gần 70 mà vẫn còn cao vút và trầm ấm thì lúc đó không ai dám nghi ngờ đây chính là ông Đynh Trầm Ca. (Sẵn nói về ông, tôi xin trích lượt luôn là ông là học trò của thầy giáo nhạc sĩ bài nắng chiều: Lê Trọng Nguyễn)"--Mirrordor (thảo luận) 21:40, ngày 6 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Danh sách tác phẩm Trịnh Công Sơn”.