Thảo luận:Giáp Hải

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi 103.253.89.45 trong đề tài Tước hiệu
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Chưa có tiêu đề sửa

Tôi là người quê gốc tại làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Từ nhỏ tôi đã được nghe kể rất nhiều giai thoại về Trạng nguyên Giáp Hải. Trạng nguyên Giáp Hải tên đầy đủ là Hà Giáp Hải. Cha đẻ của ông là người họ Hà - làng Bát Tràng. Mẹ đẻ của ông là người làng Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Theo truyền thuyết kể lại rằng: Mẹ của Giáp Hải là một người phụ nữ bán hàng nước bên cạnh bến sông, một hôm có một thày tướng người Hoa ghé quán nước của bà và có nói rằng "phong thủy của quán không được tốt, phía trước mặt quán nên đào một cái hố, hàng ngày mang rác đến đổ vào cái hố đấy thì công việc làm ăn sẽ rất thuận lợi". Ông ta còn rặn bà "sau này, nếu có người đội nón sắt xin tá túc thì bà không nên từ chối". Bà làm theo lời ông thày Tàu rặn, quả nhiên công việc buôn bán của bà gặp rất nhiều thuận lợi. Bỗng một đêm mưa gió, có một người đàn ông gõ cửa quán nhà bà giới thiệu là người họ Hà - làng Bát Tràng xin vào tá túc, nhìn lên đầu thấy đội một cái chảo sắt, bà liền mở cửa cho vào ngủ nhờ. Tới gần sáng thì người đàn ông bị cảm và chết, bà sợ quá liền mang xác đến chôn tại hố giác trước quán. Sau này, bà sinh được một người con trai kháu khỉnh, có 7 chấm sao ở lòng bàn chân. Khi Giáp Hải lớn chừng 2-3 tuổi, bị bắt cóc và đem bán cho một người họ Phạm ở Bắc Giang làm con nuôi. Sau này, ông họ Phạm này nuôi Giáp Hải khôn lớn, ăn học thành người, thi cử đỗ đạt về quê. Ông được người cha nuôi kể lại chuyện nên tìm lại quán nước bên bến sông tìm mẹ. Khi gặp nhau, bà mẹ chỉ ngờ ngợ và hỏi đến 7 chấm sao ở lòng bàn chân và hai mẹ con nhận ra nhau. Được mẹ cho biết, bố là người Bát Tràng, Giáp Hải tìm về quê. Để không bị "thấy người sang bắt quàng làm họ" ông giả làm người tù tội, đeo gông đeo xích về để tìm người thân. Nhưng do sợ bị liên lụy, không ai dám nhận ông là người thân. Trạng Hải đã rút kiếm chặt vào cột đình Bát Tràng và thề rằng "Làng Bát Tràng từ nay không có trạng". Quả thật, từ thời sau đó, nhiều người Bát Tràng chỉ đỗ đạt cao nhất là Tiến sĩ, không còn ai đỗ Trạng nguyên nữa.

Thực hư Trạng nguyên Hà Giáp Hải có đúng là người Bát Tràng hay không? Rất muốn qua đây mọi người cho biết rõ. Nghe nói, năm 1988 đã tìm được cuốn sách đá có khắc bút tích của Giáp Hải yểm tại mộ của Cụ Thân sinh Giáp Hải và có thể giải quyết được thắc mắc ông là người ở đâu. Không rõ nội dung đó ra sao? Có thể tra cứu nội dung cuốn sách đó ở đâu? Ai biết xin thông tin cho Phạm Hoàng Tùng, địa chỉ email: hoangtung_832@yahoo.com Tôi xin chân thành cảm ơn! Đoạn thêm vào bài của thành viên:Jiaqing PHT được chuyển qua đây.

Tôi thấy sách Lịch triều hiến chương loại chí chép nguyên cha ông ở Bát Tràng, HN, nhưng ông sinh ra và lớn ở Bắc Giang, nên Phan Huy Chú đã rất khoa học khi viết rằng ông quê ở Bắc Giang. Mà cái chuyện quê quán ở đâu có quan trọng gì đâu nhỉ ? Rõ vớ vẩn. Suốt ngày léo nhéo về chuyện quê hương, rồi bà vợ A, BC, rồi quê vợ, quê mẹ,...nhân vật. Nó rất vớ vẩn về mặt sử học.Khoailangvietnam (thảo luận) 08:32, ngày 5 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bản dịch thơ sửa

Tôi thấy bản dịch trên không hay, xưa bố tôi là Nguyễn Đình Văn rất nhiều lần đọc bài thơ này cho chúng tôi nghe, nên tôi thuộc hết, xin cống hiến bài thơ Xướng và Họa lại của cụ Trạng Giáp Hải như sau:

Bài Xướng: Bèo

Mọc theo ruộng nước nhỏ như trâm

Rễ bám nơi nào cũng chẳng thâm

Nào có căn miêu nào có diệp

Dám sinh chi tiết dám sinh tâm

Tụ rồi đã chắc không khi tán

Nổi đó nào hay có lúc trầm

Đến độ trời chiều phong khí ác

Quét về hồ bể hẳn khôn tầm.

Bài Họa lại:

Mau ken vẩy gấm khó luồn trâm

Cành rễ liền nhau mọc rất thâm

Tranh với bóng mây trên thủy diện

Há dung vầng nhật lọt ba tâm

Nghìn trùng sóng đánh thường không vỡ

Muôn trận phong ba cũng chẳng trầm

Nào cá nào rồng trong ấy ẩn

Cần câu Lã Vọng biết đâu tầm.

Cụ Nguyễn Đình Văn ở Hà Đông trao truyền lại.

thảo luận quên ký tên này là của 123.20.27.185 (thảo luận • đóng góp).

Tước hiệu sửa

Bài viết khi chép về tước phong của Giáp Hải có mâu thuẫn. Thấy ghi năm 1563, ông còn là Sách quận công, vậy mà năm 1566 ông lại bị "giáng" xuống Kế Khê bá dưới 2 bậc. Trong khi lý lịch cho thấy ông thường được khen chứ không có phạm trọng tội gì mà bị giáng như vậy.103.253.89.45 (thảo luận) 07:29, ngày 25 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Giáp Hải”.