Thảo luận:Gia Long/Lưu 1

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Historypro trong đề tài Đến hài

Quốc hiệu

Tôi tưởng quốc hiệu Việt Nam thời nhà Nguyễn là Đại Nam mà? Nguyễn Hữu Dng 01:18, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sau khi Minh Mạng lên ngôi mới đổi thành Đại Nam. Thái Nhi 07:10, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nguyễn Ánh: tội đồ hay chân chúa?

Có rất nhiều ý kiến đã được đưa ra xung quanh vấn đề này theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tôi vẫn còn là một học sinh, nên xin trình bày ý kiến của bản thân từ góc độ nhà trường.

Thầy tôi khi đang giảng về cái chết nhiều nghi vấn của Quang Trung và những thành quả của ông cuối cùng thêm một câu đầy tiếc rẻ: "Quang Trung đã thống nhất đất nước Việt Nam, bảo vệ toàn vẹn độc lập lãnh thổ. Thế nhưng, tên tội đồ Nguyễn Ánh lại là kẻ ấn định lãnh thổ Việt Nam". Thảo luận này là của Thành viên:Buck lúc 11:27, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Là người VN yêu nước, tôi thấy mọi người nên đồng tình với cách nhìn nhận lịch sử khách quan, trung thực và trân trọng nữa. Với kiến thức còn có hạn của mình, nhưng khi nhìn thấy tiêu đề:"Nguyễn Ánh: tội đồ hay chân chúa?", lòng tôi nghe đau xót quá. Lịch sử không thay đổi được, dầu xấu hay tốt, cha ông mình vẫn là cha ông mình, tại sao hôm nay bưng bát cơm đầy ta không nhớ ơn mà lại còn nặng lời nguyền rủa tiền nhân?. Các nhà làm sử hiện nay cũng có cách nhìn không tốt với thời đại Gia Long (đặc biệt đối với Nguyễn Ánh), tôi cho đó là một sai lầm của lịch sử. Với suy nghĩ của mình ( xin được nói lên đây như lời tâm sự), tôi cho rằng Nguyễn Ánh là người tiếp nối tư tưởng lớn của tiền nhân (nhà Nguyễn) và dựng nên nghiệp lớn cho giòng họ và dân tộc. Nếu không có nhà Nguyễn thì làm gì có dãy đất phương Nam ngày nay, các vua Hùng có công dựng nước, các vua chúa nhà Nguyễn là những người có công mở mang bờ cỏi lớn nhất trong lịch sử sau đó. Kể từ khi Nguyễn Kim mất năm 1545, đến lúc Bảo Đại thoái vị năm 1945, tròn 400 năm đau khổ của dân tộc. Đồng thời, thời kỳ này đã mở mang bờ cỏi rộng lớn như ngày hôm nay (phần nhà Nguyễn mở mang từ Quảng Nam đến Cà Mau). Việc mở rộng đất về phương Nam đã đem về một tiền đồ vững vàng cho dân tộc trên ý nghĩa kinh tế cũng như quốc phòng, về mặt kinh tế chắc ai cũng đã thấy, còn về quốc phòng ít có ai nghĩ rằng việc kéo dài đất nước vào Nam góp phần thắng lợi cho Đàng Trong tồn tại và nó mở ra cơ hội tốt đẹp cho công cuộc bảo vệ đất nước trước họa ngoại xâm của phương Bắc. Từ nay về sau, cháu con sinh sống trên mảnh đất này nên đời đời nhớ ơn Gia Long mới làm tròn đạo hiếu nghĩa vậy.Doclap173 09:20, ngày 1 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin lỗi trước, tôi phải góp một câu rất không hợp cảnh: Còn khi TQ "mở cõi" về phía Nam thì bị gọi là "bọn bành trướng xâm lược". ;D Tmct 09:59, ngày 1 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Niên hiệu và đế hiệu (vương hiệu)

Sao lại gọi là vua Gia Long, Gia Long là niên hiệu mà.Genghiskhan 10:40, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn dẫn

Nhiều đoạn được dẫn từ nguồn "Tạp chí thông tin Khoa học và Công nghệ", nhưng không nó rõ hơn là tạp chí này của "tỉnh" nào phát hành? Lưu Ly 03:14, ngày 11 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Là tạp chí của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Casablanca1911 11:08, ngày 28 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

trả lời: Nhà Nguyễn không phải là Nguyễn Ánh. Và Nguyễn Ánh chỉ là 1 ông vua của nhà Nguyễn chứ không phải đại diện cho nhà Nguyễn. Ông chỉ "có công" đánh nhau với Tây Sơn, cầu viện Pháp và Thái Lan chứ không phải vào Nam khai phá đất đai như Nguyễn Hoàng. Đào Công Khai72.130.64.56 17:05, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thế trong giai đoạn 1802-1820, ông không làm gì cả?
Vua Gia Long có vai trò không nhỏ trong quá trình khai phá đất đai miền nam thời đó, theo "Lịch sử khẩn hoang miền nam" của Sơn Nam.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 15:14, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Người Thanh Hóa

Chúa Nguyễn người Thanh Hóa vào Đàng Trong 9 đời sau đẻ ra Nguyễn Ánh, nhưng Nguyễn Ánh vẫn được xếp vào thể loại người Thanh Hóa ?222.253.242.101 (thảo luận) 10:36, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Khóa bài vì tranh chấp

Tôi vừa khóa bài này vì đang có tranh chấp, sửa đổi và hồi sửa nhiều lần giữa Thành viên:AaaaaaaaaThành viên:Flavia (xem lịch sử bài). Đề nghị 2 thành viên trên thảo luận trước khi sửa đổi. An Apple of Newton thảo luận 19:12, ngày 31 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tự chỉ đường buộc mình: 3RR đúng là phải cảnh cáo thành viên trước, nếu còn không nghe, thì khóa thành viên chứ không nên khóa bài.
Tôi rất lấy làm tiếc vì phân tán tư tưởng nên không chú ý về 3RR ở đây. FlaVia 19:32, ngày 31 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đổi tên mục từ và công kích

Thành viên Aaaaaaaaa hình như không đọc, không hiểu bài viết đang viết về cái gì trước khi sửa đồng thời thêm những đoạn văn mang tính công kích Gia Long:

  1. Tên mục từ Quá trình thống nhất đất nước, tên mục từ này thể hiện đúng những gì nó miêu tả bên dưới do hình thành Nhà Nguyễn phải tính cả giai đoạn các Chúa Nguyễn trước đó. Ở đây Gia Long có công chủ yếu là thống nhất đất nước để hình thành Nhà Nguyễn chứ công hình thành Nhà Nguyễn không phải của riêng ông. Đây là bài viết về cá nhân vua Gia Long chứ không phải bài viết về Nhà Nguyễn.
  2. Đoạn thêm vào:thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với sự phản ứng dữ dội của người dân cả nước trong 50 năm sau đó, tới khi người Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858.
Từ ngữ:ở đây là cai trị hay thống trị? Một chính thể độc lập của người Việt mà thống trị Việt Nam?
Công kích, và độ chính xác: nếu Nhà Nguyễn cai trị với sự phản ứng dữ dội của người dân cả nước trong 50 năm sau đó thì chắc họ đã không tồn tại được 50 năm.

Yêu cầu tác giả đưa ra nguồn dẫn khi thêm đoạn này vào bài. FlaVia 19:32, ngày 31 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quá trình thống nhất đất nước

Trong mục này chỉ mới nhắc đến sự liên hệ với Pháp, mà chưa nhắc đến cả một quá trình Nguyễn Ánh viện Xiêm, lưu vong tại Xiêm, về nước gây dựng lực lượng, tiến đánh Sài Gòn - Gia Định và tiến tới đánh thắng hoàn toàn quân Tây Sơn. Đề nghị các bảo quản viên mở khoá để mọi người tiếp tục viết. Mai Trung Dũng (thảo luận) 07:39, ngày 5 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đến hài

Bài này là bản sao ngược của bài Quang Trung cộng thêm việc không có nguồn dẫn. Bài vở dạo này chất lượng ngày càng đi xuống, mỗi người viết đúng một kiểu, khiến nội dung các bài như ghe xếp cạnh nhau, gió thổi đụng mép nghe két két, còn thêm việc viết nguồn kiểu Maybon.Histoire Moderne du Pays d' Annam. Paris.1919, tr. 398 thì bố ai biết đó là cái gì Maybon là ai, bao nhiêu người Pháp tên Maybon? Paris là nhà xuất bản?, chưa bao giờ nghe nhà xuất bản Paris, đừng trách vì sao không ai tin Wikipedia vì các bài như thế này. Historypro (thảo luận) 14:59, ngày 15 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Maybon chắc là ông Charles Maybon, một nhà Việt Nam học người Pháp. Còn cuốn sách mà người nào đó đưa vào danh mục tài liệu tham khảo chắc là cuốn này. Tôi không có chuyên môn về sử học, bạn nào thấy đúng thì sửa giúp vào bài viết. Historypro đừng nặng lời thế, chắc người ta sơ suất thôi, bách khoa mở mà, đành rằng đã viết là phải có trách nhiệm nhưng không ai tránh được khiếm khuyết, cộng đồng sẽ giúp nhau hoàn thiện. 203.160.1.59 (thảo luận) 15:15, ngày 15 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quá khó, quá dài, và mấy hôm nay nhìn Panzerschreck và Trungda thiếu điều muốn đập nhau ở các bài Tây Sơn-Chúa Nguyễn (mà cả hai người đều dùng nguồn ông nội), đặc biệt Panzerschreck cứ chép nguồn của người ta kiểu này (Histoire Moderne du Pays d' Annam bản 1919 chỉ còn vài bản ở Thư viện quốc gia Pháp, và rải rác ở Mỹ tôi muốn tiếp cận cũng không được, ở đây có người đọc hết mới ghê), tôi chỉ muốn cảnh báo với cả hai bạn: sẽ chẳng ai tin những gì bạn viết, và sẽ có người theo dõi như tôi. Hai bạn một bênh Tây Sơn, một bênh Chúa Nguyễn, hãy ngồi lại bàn cùng cải thiện, chứ kéo cày đi hai phía thế này thì rốt cục chả ai được gì, mà hại cho Wikipedia là chủ yếu. Historypro (thảo luận) 15:29, ngày 15 tháng 7 năm 2008 (UTC) Chữ đậmTrả lời

Quay lại trang “Gia Long/Lưu 1”.