Thảo luận:Hà Nội/Lưu 1

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Violetbonmua trong đề tài Ngập lụt

Untitled

Bài viết này viết về một thành phố Việt Nam - Hà Nội. Trong trò đố chữ, xem "Tháp Hà Nội".

Hồ Hoàn Kiếm nằm giữa thành phố Hà Nội, với các phố cổ trên nền sau (1999) Hà Nội (Tiếng Việt: Hà Nội; Tiếng Trung quốc: 河内), có dân số vào khoảng 3.500.800 (1997), là thủ đô của Việt Nam và là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa từ 1954 đến 1976. Thành phố nằm trên bờ phải của sông Hồng. Các ngành sản xuất chính gồm chế tạo công cụ, gỗ dán, ngành dệt, hóa chất và thủ công mỹ nghệ.

Hà Nội trở thành thủ đô của Việt Nam từ thế kỷ thứ 7. Tên Hán Việt, Đông Kinh, được viết thành Tonkin và được người châu Âu dùng phổ biến. Hà Nội bị người Pháp đánh chiếm năm 1873 và vào tay họ 10 năm sau. Hà Nội trở thành thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp sau năm 1887.

Thành phố bị người Nhật chiếm năm 1940, và được giải phóng năm 1945, khi trở thành nơi đóng đô của Chính phủ Việt Nam. Từ 1946 đến 1954, Hà Nội là chiến địa ác liệt giữa Việt Minh và quân đội Pháp. Từ sau 1954, Hà Nội trở thành thủ đô của Bắc Việt Nam độc lập.

Trong chiến tranh Việt Nam, các công trình giao thông của Hà Nội như cầu và đường tàu bị bom đạn phá hủy, tuy nhiên ngay lập tức được sửa chữa. Sau chiến tranh, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Việt Nam, sau ngày Bắc Nam thống nhất 2 tháng 7 năm 1976.

Hanoi opera houseIn the city are the National University of Vietnam (formerly Hanoi University), Ho Chi Minh mausoleum, the National History Museum, the Revolution Museum, and several historic monuments. The National Museum of Fine Art is also located in Hanoi.

Retrieved from "http://en.wikipedia.org/wiki/Hanoi"

Đã thêmTttrung 06:31, 20 tháng 4 2005 (UTC)

Làng nghề - Vi phạm bản quyền

Tôi đã xóa các thông tin về các làng nghề vì chúng là copy từ đây. Mekong Bluesman 01:12, ngày 20 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Phần vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm

Phần này có danh sách sau đây:

  • CLB Khiêu vũ cổ điển và hiện đại
  • Công viên vui chơi
  • Rạp chiếu phim
  • Siêu thị mua sắm

Có thành phố cấp quốc tế nào như Hà Nội mà không có các chỗ kể trên không? Độc giả muốn biết những chỗ tiêu biểu và có giá trị lịch sử của Hà Nội hơn là những chỗ thông thường kể trên, tôi nghĩ. Những rạp chiếu phim, siêu thị... chỉ nên nói đến nếu chúng thật đặc biệt.

Mekong Bluesman 02:48, ngày 22 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Phần hình ảnh

Tôi nghĩ các hình ảnh nên được đặt khắp nơi trong bài hơn là tại một chỗ. Mekong Bluesman 11:42, ngày 23 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Phần qui hoạch phát triển tương lai

Phần này nên bỏ đi vì Wikipedia là không phải là chỗ viết về chủ ý, đề nghị hay ý kiến của một người. Nếu các plan cho phát triển này thật sự có trên tài liệu thì mới nên viết ra. Mekong Bluesman 11:42, ngày 23 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hoàn toàn đồng ý. Nếu có kế hoạch đi nữa thì cũng nên viết cụ thể rõ ràng trong từng mục (giao thông, chính trị, bảo vệ mội trường...), không nên nói chung chung như vậy, không mang lại cho người đọc một thông tin hay số liệu gì mới. Phan Ba 17:01, ngày 23 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi chưa hiểu ý của phần này:
  1. Phần đầu: Về mặt Đối ngoại: độc lập tự chủ,... như vậy thì Hà Nội trước nay không có độc lập tự chủ hay sao mà phải qui hoạch phát triển?
  2. Phần cuối của tiểu mục này không thành câu.
Phan Ba 05:58, ngày 24 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đã xóa bỏ phần này vì nó không thuộc về Hà Nội. Mekong Bluesman 12:41, ngày 24 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Không phải do ý chủ quan của tôi mà là của Tp.Hà Nội và của chính phủ Viêt Nam (theo nguồn Thông tấn xã Việt Nam và nhiều tài liệu khác, trong đó có quyết định của thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải Về quy hoạch Hà Nội đến năm 2020). Mình không bao giờ viết bất cứ một cái gì mang tính chủ quan và sai lệch cả.Duongdttt 15:18, ngày 24 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mình có số liệu và và kế hoạch phát triển đến năm 2020 của thủ tướng chính phủ mình gửi cho bạn để bạn tổng hợp đựoc không? chứ nếu không mình viết ra bạn toàn xóa đi trong khi mình đang hoàn thiện dần.

Tại sao lại không tổng hợp bên ngoài trước rồi viết lên. Làm như vậy thì các người khác, sau khi đọc, có thể hiểu và giúp được. Còn viết từng mảnh, từng mảnh chỉ nên dùng khi viết một bài mới (và nên dùng tiêu bản stub để mọi người biết là đang viết).
Sau khi viết một thì các người khác có thể thảo luận xem là có thích hợp với bài hay không.
Mekong Bluesman 08:01, ngày 25 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Số dân

Trong mục Số dân của Hà Nội ghi là 4.100.000 (2004). Không biết số liệu này lấy ở đâu khi tháng 11 năm 2004 mới có gần 3 triệu (xem [1]). Đầu tháng 10 năm 2005, Hà Nội lại tổng kiểm tra hộ khẩu, con số này cũng không cao đến như vậy.--An Apple of Newton 02:57, ngày 22 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi đang để ý về bài này vì nó có nhiều "thông tin" rất nghi ngờ. Tôi nghĩ là đến lúc người viết bài phải nêu ra nguồn trước khi viết. Mekong Bluesman 13:28, ngày 23 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi thấy nguồn bài này có ở bài tiếng Anh wikiDuongdttt 02:08, ngày 25 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bây giờ thì Duongdttt đã viết vào trang thảo luận này và điều đó làm cuộc nói chuyện giữa chúng ta dễ hơn rất nhiều. Hơn nữa, nó để lại các record để những độc giả sau này hiểu tại sao bài viết lại được viết như thế này. Nó cũng giúp cho những thành viên mới hiểu cách làm việc để đạt được đồng thuận (consensus) mà các cộng đồng Wikipeadia đều muốn. Tôi, do đó, muốn trả lời Duongdttt các điểm sau đây:
  • Tôi không có câu hỏi về con số trên. Đó là câu hỏi của An Apple of Newton. Cám ơn Duongdttt đã trả lời. Tôi mong là An Apple of Newton hài lòng về câu trả lời của Duongdttt. Tôi sẽ làm khác: tôi sẽ sang bên Wikipedia English và hỏi họ cách nào họ tìm được con số đó. Vì nếu English Wikipedia đúng thì cái website của www.vnn.vn (viết bên trên bởi An Apple of Newton) sai, hay nếu English Wikipedia sai thì cái website đó đúng hơn.
  • Tôi có câu hỏi khi Duongdttt viết về các planning cho tương lai cho Hà Nội mà trong đó có nói về vấn đề đối ngoại. Chúng ta đều biết đối ngoại là việc của chính phủ toàn quốc gia, không phải là việc của chính phủ một thành phố. Đó là lý do tại sao tôi viết là nó (đối ngoại) không thuộc về bài này.
  • Những planning khác, Duongdttt cũng viết rất tổng quát (ví dụ, thành phố lớn cỡ Hà Nội trên toàn thế giới đều có việc làm giảm nghèo đói). Khi viết về Hà Nội thì nên viết về điểm đặc biệt của planning đó của Hà Nội (ví dụ, Hà Nội khai triển các công nghệ như đồ gốm, đồ thủ công và dùng một phần tiền lợi nhuận cho công việc xã hội...).
  • Tôi không chống đối Duongdttt, tôi chống đối cách viết mơ hồ (được viết bởi bất cứ ai). Hai vấn đề đó khác nhau và tôi mong Duongdttt nhìn thấy sự khác biệt giữa chúng.
Tôi mong là chúng ta sẽ có các cuộc thảo luận tích cực như đây trong các trường hợp khác. Tôi cũng đề nghị Duongdttt dùng chút thời giờ đọc các mã nguồn của các bài viết của những người tại đây lâu để biết các lối viết. Như Duongdttt có thể đã nhìn thấy, rất, rất có nhiều người tại đây muốn giúp; tôi đã được họ giúp trước đây.
Mekong Bluesman 05:54, ngày 25 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Lối viết

Bài này có câu "Hà Nội có nhiều tên gọi không chính thức khác của Hà Nội..."! Dĩ nhiên là của Hà Nội vì Hà Nội không thể nào có tên (chính thức hay không chính thức) của Huế hay của Paris được.

Đã sửa thành "Hà Nội còn có nhiều tên gọi không chính thức khác...".

Mekong Bluesman 06:05, ngày 25 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chữ Nho

Đề tài này không cũ: nó đã được bàn luận bên en.wiki, đó là việc chua các chữ Nho ngay sau phần dẫn nhập của bài. Ích lợi của chữ Nho là làm rõ nghĩa, nhất là khi có nhiều từ đồng âm. Nhưng thiết nghĩ đưa chữ Nho vào phần lịch sử của tên gọi thì tốt hơn. Các bác nghĩ sao ? (Bác theo kiểu Bắc Hà hiểu là anh cũng được, không phải uncle đâu ;-).Seforadev 18:51, ngày 26 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Kinh tế Hà Nội

Bổ sung số liệu kinh tế Hà Nội 1991-2000 theo nguồn dưới đây: [2] --Duongdttt 17:22, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ý nghĩa tên gọi

Hà Nội (Chữ Hán: 河内) có ý nghĩa gì? Hà là sông, Nội là bên trong, Hà Nội nghĩa là thành phố bên trong sông? Newone 03:04, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, vua Minh Mạng đặt tên thành Hà Nội với ý nghĩa "ở giữa các con sông". Avia (thảo luận)

Tên trường

Bài này có câu "Trường phổ thông nổi tiếng ở Hà Nội từ xưa đến nay là trường Chu Văn An và trường Amstedam". Tôi nghĩ là trường Amsterdam, đúng hay sai? Mekong Bluesman 18:46, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi được biết thì đó là trường Chu Văn An thì đúng hơn. (có từ xưa mà). Casablanca1911 01:57, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trường Chu Văn An thì tôi biết là có (trường Bảo Hộ, trường Bưởi). Nhưng trường Amstedam có không? Nếu có thì có phải nó tên là Amsterdam không? Mekong Bluesman 04:24, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có, tên chính xác là trường Hà Nội - Amsterdam. Thông thường thì mọi người hay gọi tắt là trường Am. Mà trường này thì cũng mới thành lập vào giữa những năm 80, nên không phải là trường nổi tiếng từ xưa đến nay. Casablanca1911 04:29, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Số trường đại học

Bài này có câu "...Hà Nội có ít nhất 30 trường đại học và trường cao đẳng". Tôi biết là định nghĩa của "trường đại học" thay đổi tùy theo lối nhìn của từng người nhưng khi đọc thấy vơí dân số 3 triệu mà có hơn 30 đại học khác nhau thì ... có vẻ phóng đại quá.

Đa số các "trường đại học" trong bài này là một khoa (faculty) của Đại học Hà Nội, đúng không?

Mekong Bluesman 17:31, ngày 28 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

"... ít nhất 30 trường ĐH và CĐ"" không sai (ít nhất) nhưng không chính xác, tôi vừa tính riêng số trường ĐH ở HN là 44 trường. Còn CĐ thì chưa tính.
Đại học Hà Nội, đúng hơn là Đại học Quốc gia Hà Nội, thành lập từ việc gộp một số trường lại với nhau (ĐH Tổng hợp, ĐH Sư phạm HN 1, ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ). Nay ĐH Sư phạm HN 1 đã tách ra, còn ĐH Tổng hợp được chia thành ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ đổi tên thành ĐH Ngoại Ngữ. Các trường này không thể tương đương với một khoa được vì trong mỗi trường có rất nhiều khoa và chúng được tổ chức tương đương với một trường ĐH.
An Apple of Newton thảo luận 04:26, ngày 29 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Giáo dục và văn hóa

Hy vọng có người bỏ chút thời gian làm lại phần này, một thành phố ngàn năm văn hiến mà phần này thông tin quá ít. Tôi nghĩ nên tách riêng giáo dục và văn hóa.

Tôi sẽ sửa lại phần thư viện và bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất Hà Nội là bảo tàng Hồ Chí Minh thì lại không có tên, còn thư viện Tạ Quang Bửu chỉ là thư viện tham khảo của trường Đại học Bách Khoa chứ không phải cơ sở thư viện riêng, vì vậy tôi sẽ bỏ đi.

Tôi sẽ sửa tên nhà bảo tàng thành viện bảo tàng, vì đây không chỉ là trung tâm trưng bày, còn là trung tâm nghiên cứu, vì vậy từ viện thích hợp hơn.

Rungbachduong 17:33, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)RungbachduongRungbachduong 17:33, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

thông tin thêm về Hà Nội

Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước. Hà Nội là một mảnh đất cổ nên văn học Hà Nội cũng rất phong phú, từ văn học truyền miệng, văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm đến chữ Quốc Ngữ. Từ truyền thuyết, chuyện kể dân gian đến ca dao, tục ngữ đều mang những nét rất Hà Nội, thanh lịch và tinh túy. Văn học viết có chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ với nhiều tác phẩm lớn, với những áng văn chương bất hủ. Hà Nội còn lưu giữ nhiều di tích, di sản lịch sử, văn hóa, các kiến trúc nổi tiếng, có đến 600 ngôi đền, chùa, nhiều phố cổ và các phố buôn bán sầm uất.

Chèo, Tuồng: Trước đây, Hà Nội có những gánh chèo, tuồng đi biểu diễn lưu động ở các đường phố, làng xóm, các sân đình, bến sông. Thời Pháp thuộc có nhiều rạp hát được xây dựng. Ban đầu được biểu diễn tuồng, chèo cổ, sau được cách tân dần. Có rạp dành biểu diễn tuồng cổ.

Cải Lương: Có nguồn gốc ở Nam Bộ, xuất hiện ở Hà Nội vào khoảng năm 1920 và rất được hâm mộ ở Hà Nội. Khoảng 1935 thì xuất hiện rạp chuyên biểu diễn cải lương.

Kịch Nói: Đây là ngành sân khấu hiện đại, xuất hiện ở Hà Nội vào giữa năm 1920.

Xiếc: Xiếc đã có ở Hà Nội từ trước năm 1945. Các đoàn xiếc hồi đó có tên Tạ Duy Hiển, Long Tiên. Đến thập niên 60, xiếc được thành phố đầu tư và phát triển.

Múa Rối Nước: Là một hoạt động nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Múa rối nước đã xuất hiện từ lâu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, ở trong các ngày hội làng, ngày lễ... Sau một thời gian lãng quên loại hình nghệ thuật này đã được khôi phục và trở thành một nét riêng của văn hóa Việt Nam.

Dân Ca: Có các loại hát ru, hát hò lao đôïng, hát giao duyên (hát ví, hát đình, hát trống quân, hát xẩm), ca nhạc thính phòng có hát ca trù.

Nhạc Nghi Lễ: Nơi triều đình có đại nhạc, tiểu nhạc, đồng văn, nhã nhạc. Nơi thôn làng có phường hát âm và giàn trống thường biểu diễn trong các buổi hành lễ (cúng tế, tang lễ).

Nhạc Tôn Giáo: Có hát Chầu Văn, hát Cửa Đình ở các đền phủ, các, tụng niệm trong chùa, ca nhạc trong nhà thờ Thiên Chúa giáo. Thời Pháp thuộc, âm nhạc Tây phương du nhập với các nhạc cụ mới và điệu thức mới.

Hội đền Cổ Loa: Xã Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội Cổ Loa hàng năm diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng 1 âm lịch để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi. An Dương Vương đã đặt tên nước là Âu Lạc và đóng đô ở Cổ Loa. Lễ hội gắn liền với sự tích truyền thuyết nỏ thần và câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy. Lễ hội Cổ Loa có đám rước thần của 12 xóm. Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều trò chơi khác nhau: chơi đu, thổi cơm thi, hát ca trù, hát chèo... Lễ hội Phù Đổng: Nhiều địa phương tổ chức hội để tưởng nhớ vị Thánh Gióng: hội Gióng ở Phù Đổng, Xuân Đỉnh, đền Sóc (Hà Nội)và hội Gióng ở Chi Nam. Trong số bốn hội trên thì hội Gióng ở Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) có quy mô và tổ chức công phu nhất. Hội mở từ ngày 9 đến 12/4 âm lịch hàng năm. Trước đó, ngày 6/4 là lễ rước nước từ giếng trước đền thờ Mẫu. Lễ tế có phường Ái Lao múa hát thờ thần; diễn trận nhắc lại sự tích Ông Gióng đánh giặc Ân với hai cuộc múa cờ "Ba Ván Thuận" và "Ba Ván Nghịch" được cách điệu, người xem có thể liên tưởng đến sự tích Ông Gióng. Những ngày tiếp theo có nhiều trò vui như lễ cắm cờ, mừng thắng trận, cáo trời đất và nhiều trò vui khác...

Hội Đống Đa: Hội Đống Đa (thuộc quận Đống Đa, Hà Nội) hàng năm diễn ra vào mùng 5 Tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch). Đây là lễ hội chiến thắng, mừng chiến tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo. Cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang. Sau đám rước "Rồng Lửa Thăng Long" là lễ dâng hương, lễ đọc văn. Hội còn nhiều trò chơi vui khỏe đua tài, đua trí trên bãi rộng trước gò Đống Đa lịch sử.

Hội Đền Đồng Nhân: Đền Đồng Nhân thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đền thờ Hai Bà Trưng là những vị nữ anh hùng đã có công đánh giặc ngoại xâm đánh giặc giành độc lập cho đất nước, làm rạng ngời trang sử vẻ vang của dân tộc. Tại đây hàng năm thường mở lễ hội từ ngày 3 tới ngày 6 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà. Cuộc tế được tiến hành rất trang nghiêm, phần hội có nhiều tiết mục đặc sắc vui tươi, nhiều trò chơi.

Hội làng Lệ Mật: Làng Lệ Mật thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Hàng năm tại đây mở hội vào ngày 23/3 âm lịch, tưởng nhớ chàng trai họ Hoàng (Thành Hoàng làng Lệ Mật) là người đã có công khai hoang lập ấp. Điều nổi bật của lễ hội là trò múa rắn độc đáo trên sân đình vì dân làng Lệ Mật có biệt tài bắt rắn. Hội làng Lệ Mật là cơ hội để hàng trăm con cháu ở trong làng và những người đi xa có dịp gặp gỡ nhau ôn lại những trang sử đầy gian nan thử thách từ xa xưa, cùng chung niềm vui và lòng biết ơn đối với tổ tiên.

Hội Làng Triều Khúc: Làng Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, xưa kia nổi tiếng về nghề làm nón quai thao, nghề thêu, may, đồ thờ tự và nhiều nghề thủ công khác. Hội làng Triều Khúc diễn ra hàng năm từ ngày 10 đến 12 tháng giêng âm lịch tại đình sắc và đình lớn nhằm ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc Phùng Hưng và tôn vinh nghề dệt. Trong thời gian tế lễ có múa Bồng - một điệu múa cổ rất đặc sắc. Sau tế lễ có các trò múa lân, đấu vật, hát chèo... Kết thúc hội bằng trò múa cờ (còn gọi là chạy cờ). Ngoài những lễ hội tiêu biểu Hà Nội còn có hàng trăm lễ hội khác nữa.

thảo luận quên ký tên này là của 222.252.85.183 (thảo luận • đóng góp).

Đề nghị

Thời kỳ đô hộ Phương Bắc nhà Tuỳ (581-618), Đường (618-907), trị sở ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay), tới đời Tuỳ chúng mới chuyển đến Tống Bình, tức Hà Nội.

Có cần cho thêm một đoạn về những thủ đô trước Hà Nội: Vua HùngPhú Thọ, An Dương VươngCổ Loa. Thời đầu Bắc thuộc có Luy Lâu (Thuận Thành-Văn Lâm). Sau đó có Hoa Lư đều chưa thấy nói đến.

thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.48 (thảo luận • đóng góp).

Bài này nói về Hà Nội, các địa danh trên nên mang vào một bài về các thành phố thủ đô trong lich sử của Việt Nam. Mekong Bluesman 20:21, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị sửa tên ảnh

Tôi có tự ý sửa tên bức ảnh ban đầu có tên là Đại học Y dược, nhưng thực chất là ảnh Đại học Tổng hợp Hà Nội ở 19 Lê Thánh Tông Deshi 09:45, ngày 24 tháng 5 năm 2007

Tôi thấy tên đó là đúng, sao Bạn lại sửa . Ở đó chỉ có khoa Hóa của Đại học tổng hợp thôi chứ . Bên trong công trình này có 1 bộ xương voi rất to. Casablanca1911 10:00, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trường Đai học Dược ở cơ sở 17 lê thánh tông, còn bức ảnh chụp là bên campus của đại học tổng hợp 19 Lê Thánh Tông, toàn bộ các hội trường và bảo tàng trong đó đều sở hữu của đại học tổng hợp (bộ xương voi là của Bảo tàng sinh học), đại học dược ở số 17, vị trí cách đó hơn 100 m.Deshi

Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956. Còn bức ảnh trên chụp vào đầu thế kỷ 20, có lẽ khi đó vẫn là đại học Y dược. Casablanca1911 06:43, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn nói không sai, nhưngn chưa đúng. Bức ảnh đó là bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Nguyễn An Ninh, chụp năm 1930, lúc đó cơ sở đó là Đại học Đông Dương (Đại học Y ơ khu vực khác, còn đại học Dược thì mãi sau 1956 mới thành lập). Khu đó trở thành Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1956. Deshi

Truyền thuyết Thành Đại La

Mọi người kiểm tra lại thông tin, vì đã có Thành cổ Hà Nộihay Thành Đại La và có thể viết bổ xung vào đó

Đời Đường, Cao Biền sang đóng ở An Nam, chiếm phủ, xưng vương, đắp thêm La Thành. Vừa đắp xong, một buổi sáng sớm, Biền dạo xem phía ngoài cửa đông thành, bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, thấy mây ngũ sắc từ dưới đất dâng lên, ánh sáng lóe mắt. Một dị nhân mặc áo màu sặc sỡ, trang sức trông kỳ vĩ, cưỡi con rồng đỏ, tay cầm giản vàng, lơ lửng trong mây khói, khí thế ngùn ngụt, bay lên lượn xuống hồi lâu mới tan. Biền kinh ngạc, cho là ma quỷ, muốn thiết đàn để cúng. Đêm ấy, mộng thấy có thần nhân đến nói rằng: "Xin ông đừng có bụng nghi ngờ, ta không phải là yêu khí đâu. Ta chính là Long Đỗ Vương chính khí thần, vì muốn xem kỹ thành mới mà hiện ra đó thôi!" Biền tỉnh dậy. Sáng hôm sau họp quần thần, than rằng: "Ta không khuất phục được người phương xa chăng? Đến nỗi để cho loài ngoại quỷ dòm ngó điều không hay của mình ru!". Có người khuyên lập đàn, và dùng nghìn cân sắt đúc tượng theo hình dạng thần nhân để làm bùa yểm. Biền y theo kế đó. Vừa đọc thần chú bỗng trời đất mù mịt ngày đêm, mưa gió giật đùng đùng, tượng sắt nát vụn ra mà bay lên không. Biền sợ hãi, có ý muốn về phương Bắc. Người đời lấy làm lạ, bèn lập chùa ở mạn phía đông kinh thành.

Về sau, Lý Thái Tổ dời đô ra đây, xây dựng phủ thành, lại mộng thấy thần nhân tới chúc mừng. Vua nói: "Người chắc được hương lửa trăm năm chăng?" Đáp: "Mong thánh thượng được trường thọ ức vạn năm, thần đâu há chỉ được hưởng trăm năm hương lửa!". Vua tỉnh dậy, sai giết súc vật để tế, lại phong làm Thăng Long thành hoàng đại vương. Thời ấy, ở cửa đông có mở chợ buôn bán, đền thần kéo liền một dãy phố dài. Phố thường bị hỏa hoạn, gió dữ thổi cháy rất nhiều, duá có đền là vẫn y nguyên không bị lửa bén tới. Vua lại gia phong cho hưởng lộc, các buổi lễ nghênh xuân đều cử hành tại đây. Ba lần hỏa tai mà vẫn không bị cháy. Đời Trần phong làm Thuận Dụ tự ứng đại vương. Chùa ở phường Hà Khẩu huyện Thọ Xương nay gọi là đền Bạch Mã.

--125.235.72.253 01:33, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nóng!

Bài này có câu "...năm nóng gay gắt nhất với nhiệt độ ngoài trời lên tới 42,8°C". Mon Dieu! Mekong Bluesman 15:22, ngày 15 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đó là cách đây mấy chục năm, còn gần đây nhất là năm 2005 thì Nghệ An nóng đến 42,5 độ C [3] . Casablanca1911 10:24, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hơn 42°C!!! Đã có cụm từ "luộc người" được tạo ra chưa? Mekong Bluesman 16:04, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bác MB lại có bản quyền với cụm từ này rồi. An Apple of Newton thảo luận 16:09, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Môn thể thao

Theo tôi nghĩ xem bóng đá không phải là môn thể thao. Do vậy,ở chỗ:Môn thể thao được ưa thích ở Hà Nội là cầu lông, quần vợt và xem bóng đá. thì nên sửa là bóng đá chứ không phải là xem bóng đá. Phạm quang hải 15:42, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa lại, thêm từ xem vào là hơi máy móc, khi nói môn thể thao ưa thích đã bao gồm cả việc xemchơi rồi. Lập luận là có phải ai cũng biết chơi bóng đá đâu thì đến Brazil cũng không dám coi bóng đá là môn thể thao quốc gia của họ mất.Rungbachduong 14:19, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bản đồ

Tấm bản đồ các quận trung tâm thành phố có nên bỏ đi không vì nó đã cũ rồi, địa giới hành chính các quận không chính xác nữa. NAD 0108 13:09, ngày 1 tháng 7 năm 2007 (UTC)NAD 0108Trả lời

Vũ lượng

Bài viết ghi vũ lượng không thống nhất. Mong các bạn xét lại vì thật là vô-lý nếu vũ lượng trung bình của 12 tháng lại ít hơn vũ lượng trong 5 tháng mùa mưa.

"Lượng mưa trung bình hàng năm là 1245 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa (lượng mưa 1.682 mm/năm). Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo."

Duyệt-phố 23:09, ngày 18 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

{{UCVCL}}

Phần Lịch sử và tên gọi

Phần này cần được viết lại vì nhiếu thông tin được lặp lại, nhiều chi tiết không liên quan... Mekong Bluesman 08:41, ngày 23 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng hồ đếm ngược

Giá như có thành viên nào sinh sống và làm việc gần hồ Hoàn Kiếm có thể chụp được đồng hồ đếm ngược tới "Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội" nhỉ. NAD thảo luận 06:16, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)NADTrả lời

Mai kia rảnh anh có thể ra chụp, nhưng mà không được đúng 1000 ngày (giờ còn đâu 96x ngày) xem ra không có nhiều ý nghĩa lắm. conbo 07:56, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hà Nội giáp Bắc Giang

Trên bản đồ hành chính VN hiện tại xuất bản 2008 và cả các bản đồ cũ hơn đều thể hiện Hà Nội giáp Bắc Giang. Ở huyện Sóc Sơn. Không hiểu sao ai đã ghi là Hà Nội giáp 5 tỉnh?Kien1980v (thảo luận) 07:49, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đề án mở rộng Hà Nội

Có ai có thông tin chuyên ngành có thể viết thêm vào bài hoặc viết riêng một bài về đề án mở rộng Hà Nội không? Newone 02:38, ngày 20 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thêm nguồn từ chinhphu.vn:

Newone 02:44, ngày 20 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vấn đề này đã có quyết định chính thức đâu. 203.160.1.56 (thảo luận) 08:10, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)-------> hình như hôm nay 1/8/2008 chính thức mở rộng Hà NộiTrả lời

Đề nghị bổ sung thông tin Hà Nội mới vào tiêu bản tóm tắt thông tin: diện tích, dân số, viễn thông, giáo dục, kinh tế... Newone 03:41, ngày 1 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Anh sửa đi, còn đề nghị ai nữa? Tân (trả lời) 06:08, ngày 1 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hà Nội mới và Hà Nội cũ

Tôi nghĩ rằng Hà Nội cũ cứ giữ nguyên, nếu có viết thêm thì lấy tên là Hà nội mới là phần mới mở rộng như Hà Tây, một ít đất Hòa bình và Vĩnh phúc.--Bd (thảo luận) 15:56, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có thể chia thành Hà Nội nội thành và ngoại thành. Hay khu vực Hà Nội cổ (khu vực Hoàng thành, 36 phố phường + 13 làng nghề) hay nôm na là Thăng Long cổ viết riêng ra, so với "Hà Nội tỉnh" bây giờ. Dung005 (thảo luận) 16:03, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đổi tên bài

Tôi đề xuất đổi tên bài thành "Venice của Việt Nam", hoặc là thêm đề mục này rồi viết một phần của bài Trận mưa kỷ lục ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam 2008, các bác thấy thế nào?.58.186.55.61 (thảo luận) 11:16, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chắc bạn ấn tượng với cảnh đi thuyền giữa lòng thành phố? 118.71.183.133 (thảo luận) 01:20, ngày 6 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi hy vọng là bạn đang đùa với đề xuất này. NHD (thảo luận) 01:24, ngày 6 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Năm sau Hà Nội bị trận hạn hán thì lại có thêm đề mục? Đừng ảnh hưởng vì những sự kiện thời sự như vậy, nếu có thì chỉ 1 câu trong tiểu mục Tình trạng thoát nước hay ngập lụt... thôi. conbo trả lời 02:18, ngày 6 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hà Nội còn là thành phố?

Hà Nội có còn được gọi là một thành phố Việt Nam nữa hay không, khi mà đã được mở rộng, bao hàm trong nó cả hai thành phố khác nữa? 118.71.183.133 (thảo luận) 01:35, ngày 6 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thành phố lớn (Siêu đô thị) trên thế giới có thể có nhiều thành phố vệ tinh. conbo trả lời 02:13, ngày 6 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Nguyễn Y Vân"

Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn được gọi là thành phố. Hai thành phố bạn nêu đã thành thị xã [[4]] và quận [[5]] rồi.

Hơn nữa nào có quy định "không có thành phố thuộc thành phố" đâu ?

--Luongducmen (thảo luận) 11:20, ngày 27 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bản đồ Hà Nội

Có ai bỏ thời gian, công sức qua nhà nhà bản đồ Hà Nội học Trịnh Việt Hùng này ở ngõ 117 Thái Hà để xin ông được mấy tấm hình bản đồ Hà Nội năm 1831, 1873 và thậm chí, năm 1470 này được thì tốt quá? 118.71.182.98 (thảo luận) 00:20, ngày 31 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hình ảnh

Các hình ảnh về Hà Nội trên Commons không được phong phú lắm. Nhờ những thành viên đang sống tại Hà Nội chụp thêm. Ví dụ mục Lễ hội truyền thống cần ảnh một lễ hội hoặc đường phố vào dịp tết. Xin cám ơn trước.--Paris (thảo luận) 09:37, ngày 31 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn nào ở Hà Nội chịu khó chụp lại tấm ảnh về phở Hà Nội cái. Ảnh hiện giờ trông không đẹp mà cũng không giống phở Hà Nội. Thậm chí cả phở sinh viên ở Hà Nội trông cũng còn khá hơn bát phở trong ảnh. Nhậm Ngã Hành (thảo luận) 17:07, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Bát phở mới" trông ra phở hơn nhưng mà vẫn chưa đẹp. Hay là các thành viên Wikipedia sợ phở có hoóc-môn nên không dám đi ăn và chụp ảnh mới:) Nhậm Ngã Hành (thảo luận) 16:39, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi thấy viết về ẩm thực không nhất thiết phải sử dụng hình món ăn. Có thể dùng hình ảnh những hàng quán hay những người bán đồ ăn đó. Hình minh họa cho món ăn đã có ở những bài nhỏ rồi.--Paris (thảo luận) 23:57, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng đó. Chụp hàng ăn trông sẽ sinh động và thấy đặc điểm sinh hoạt rõ hơn.--58.187.31.220 (thảo luận) 02:42, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Văn hóa Hà Nội

Hiện phần này mới chỉ tập chung chủ yếu nói về Hà Nội cũ, phần Hà Nội mới nhập, đặc biệt là tỉnh Hà Tây cũ chưa được đưa vào mấy. Mục Lễ hội truyền thống cần thêm: Lễ hội chùa Hương,... Mục Làng nghề cần kể thêm các làng nghề thuộc tỉnh Hà Đông cũ.--Ngokhong (thảo luận) 04:07, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vì tôi chỉ viết dựa theo nguồn tham khảo nên tài liệu không nhắc tới tôi cũng không biết. Nhưng làng nghề hiện nay đã nói về Vạn Phúc khá dài, chắc chỉ liệt kê những làng nghề khác thêm một chút thôi.--Paris (thảo luận) 04:18, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ngokhong có thể nói thêm tỉnh Hà Tây có những gì nổi bật để tôi thêm vào bài viết. Nếu có thể liệt kê giúp các liên kết tham khảo. Cám ơn bạn!--Paris (thảo luận) 04:24, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phần làng nghề, theo tôi không chỉ kể đến các làng nghề, phố nghề nổi tiếng ở Hà Nội cũ và Hà Tây, mà cần phải nêu thêm sự liên hệ giữa làng nghề Hà Tây với phố nghề Hà Nội.--Ngokhong (thảo luận) 13:07, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ đọc và bổ xung tiếp. Nhưng hiện bài đã khá dài. Những bài nhỏ sẽ viết chi tiết hơn.--Paris (thảo luận) 16:17, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Infobox

Tôi thử thay các hình trong infobox. Nhờ mọi người xem thử. Hình nhà thờ có thể không mang tính đại diện cao, nhưng về Hà Nội trên Commons cũng không có nhiều để lựa chọn. Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ có những hình tốt hơn.--Paris (thảo luận) 16:20, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ ở Hà Nội có 4 năm hồi học đại học nên dĩ nhiên không biết nhiều nhưng trong những chỗ mà hội ở tỉnh lên thủ đô như tôi thấy thì có mỗi khu vực Hồ Gươm của Hà Nội là vừa đẹp vừa nên thơ. Nhà thờ không thấy đẹp mà chỉ thấy lạ chắc tại quê tôi không có nhà thờ mà.--Nhậm Ngã Hành (thảo luận) 16:35, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cám ơn ý kiến của bạn. Tôi nghĩ nên thay bằng hình một công trình mới bởi hai hình kia, Khuê Văn Các và con phố, đã đại diện cho những thứ cũ rồi. Chúng ta thử đợi tiếp các ý kiến khác xem.--Paris (thảo luận) 17:06, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ không nói tuổi của tôi nhưng khi tôi sống tại Hà Nội thì có 3 hình ảnh rất tiêu biểu của thành phố đối với tôi: Chùa Một Cột, Tháp Rùa tại hồ Hoàn Kiếm và Cầu Doumer. Mekong Bluesman (thảo luận) 19:54, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nhà thờ Lớn không phải là hình ảnh tiêu biểu, tôi thấy nên chọn Tháp Rùa+Hồ Gươm, chùa Một Cột. Ngoài ra bài sử dụng hơi nhiều hình trắng đen, liệu có cần thiết không, cái quan trọng là thông tin và chất lượng ảnh, chứ không phải hiệu ứng thị giác nào đó (tạo vẻ cổ xưa...). Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 04:18, ngày 3 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hình con phố trong hộp không phải phố Hàng Đào (nhìn lạ hoắc) mà là phố Hàng Dầu.  NAD   thảo luận  14:38, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cám ơn NAD 0108! Nếu NAD 0108 biết rõ con phố này đến thế, nhờ viết luôn bài đó để bớt một link đỏ ở tiêu bản. Xin cám ơn trước!--Paris (thảo luận) 15:08, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
OK  NAD   thảo luận  15:26, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)NADTrả lời

Khu phố Pháp

Bài này hiện đã dài mà phần văn hóa tôi vẫn đang viết tiếp. Vì vậy có lẽ phần khu phố Pháp mà Grenouille vert vừa bổ sung nên tách riêng cho bài nhỏ khác (Kiến trúc Hà Nội). Hiện phần nói về kiến trúc Pháp quá dài, bằng tổng cộng của Khu phố cổ, Khu thành cổ và Kiến trúc hiện đại. Mong mọi người cho ý kiến!--Paris (thảo luận) 13:29, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không phản đối việc tách nhưng tôi nghĩ nên giữ lại phần tôi vừa thêm vì nó mang tính tổng quát hơn. Bài hiện có dung lượng khá lớn nhưng tôi vẫn cảm giác nó ngắn ngắn thế nào đó. GV (thảo luận) 14:24, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nội dung bạn cho vào mang nặng tính lịch sử, trong khi phần đó nói về kiến trúc của thành phố. Bài hiện nay đã nằm trong số những bài dài nhất của Wiki tiếng Việt. Thành phố vừa được mở rộng khiến nhiều nội dung cần được đưa vào. Đối với những người nhiều quan tâm có lẽ bài dài gấp đôi cũng không đủ. Nên dành những thông tin đó cho các bài nhỏ. Tôi thấy hiện nay lịch sử, giáo dục, kinh tế của thành phố này đều chưa được viết. Các bài giao thông, du lịch, văn hóa cũng không nhiều thông tin. Với cuốn Hanoi: Biography of a City (mà Nguyễn Hữu Dụng đã chỉ) cùng một số bài trên mạng có lẽ đủ để viết Lịch sử Hà Nội thành bài viết chọn lọc. Như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều.--Paris (thảo luận) 15:06, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vậy thì tùy Paris, rất tiếc là tôi đang bận nên không thể ngồi soạn bài yêu thích này được. GV (thảo luận) 15:19, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi tạm đưa nội dung đó sang Thảo luận:Hà Nội/Lưu 1#Phần nội dung tách từ bài Hà Nội vì ở đây sợ quá dài. Hy vọng Grenouille vert hoặc một thành viên khác sớm viết bài lịch sử Hà Nội để sử dụng nội dung đó. Phần Văn hóa hiện nay đang cần người giúp. Nếu có thể, nhờ Grenouille vert bổ sung thêm. Xin cám ơn nhiều!--Paris (thảo luận) 15:41, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dẫu không thanh lịch....

Câu này có trong bài, nội dung "thanh lịch" cũng có trong bài. Mọi người xem có thể nhét vài thông tin về mấy vụ phá hoa anh đào và phá phố hoa của người Hà Nội vào bài cho đỡ một chiều. Tmct (thảo luận) 15:44, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khi nãy viết phần văn hóa tôi cũng tìm thấy bài báo nói về việc này nhưng không đưa vào bài vì muốn sử dụng những thông tin tổng quát hơn. Phần Văn hóa hiện chưa tốt, nhưng cả bài thì không thể nói là một chiều hay thiên vị. Trong bài, những thông tin về mặt tiêu cực có lẽ còn nhiều hơn một chút so với mặt tích cực. --Paris (thảo luận) 16:20, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không rõ tổng quát như thế này đã đủ chưa?

  • [6] Phải gọi đó là "vô văn hóa"... phân vân với câu hỏi, tại sao mà tại đất thanh lịch "Tràng An" lại thế? ....Rất nhiều báo chí, rất nhiều diễn đàn trên mạng… đã lên tiếng về sự kiện này (vặt hoa anh đào)…
  • Đâu rồi cái nết Tràng An! Hà Nội mất dần những nét đẹp xưa, thậm chí phản lại cả thuần phong mỹ tục

Tôi thấy những câu hỏi và vấn đề trên khá là tổng quát.

Nhìn cả bài thì có tốt có xấu, nhưng riêng mục "Văn hóa Thăng Long - Hà Nội" (ý tôi khi viết "1 chiều" chỉ định nói đến mục này) thì chỉ toàn nói về những điểm hay ho từ thời xưa mà bây giờ chỉ còn...trong sách báo hoặc ở một vài cụ ông cụ bà. Chưa phản ánh được hiện thực. Thêm độ 1 câu về các vấn đề đặt ra sau mấy vụ phá hoa thì sẽ phản ánh thêm được phần nào cái hiện thực đó. Tmct (thảo luận) 21:08, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, tôi còn thấy câu cuối có vấn đề. "Những thập niên gần đây, một lần nữa, Hà Nội cùng Việt Nam lại tiếp nhận các làn sóng văn hóa từ châu Âu và Mỹ, ảnh hưởng mạnh mẽ lên giới trẻ với không ít hệ lụy." Câu này lập lờ (hệ lụy gì?) và không có nguồn (đây là đánh giá rằng văn hóa Âu Mỹ đã gây ảnh hưởng xấu). Có khi khi liệt kê cụ thể những điểm xấu được cho là "do ảnh hưởng Âu Mỹ" thì không ít người sẽ phản đối vì không gặp các đặc điểm xấu đó ở Âu-Mỹ. Tmct (thảo luận) 21:19, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi còn muốn đặt vấn đề xóa câu về vụ giữ thói quen "tao nhã" nuôi chim, trồng cây cảnh...
Tôi không thấy câu này điển hình : tỷ lệ người Hà Nội nuôi trồng mấy món này so với các nơi khác thì như thế nào để coi đây là một điểm đặc biệt cần giữ trong bài? Mà nếu không điển hình mà lại dùng văn vẻ hay ho như vậy ở trong bài thì xem chừng không được bách khoa cho lắm.
Tmct (thảo luận) 21:58, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thông tin đó tôi lấy ở trang chính thức của thành phố chứ tôi không biết người dân ở đây có thú vui gì. Nếu không phải nhờ bạn xóa bỏ. Những câu có nội dung Trong ứng xử hàng ngày, phong cách của người Hà Nội trong lịch sử vẫn được xem là chuẩn mực của sự lịch lãm tôi gặp rất nhiều, có nguồn uy tín, nhưng không đưa vào bài vì thấy nó thể hiện tầm nhìn hẹp. Có lẽ chỉ nói câu này trong ngữ cảnh ở Việt Nam thôi, chứ trên thế giới Hà Nội chắc không phải chuẩn mực. Phần cuối cũng đang cần viết thêm vì hiện nay đúng là chưa đủ thông tin. --Paris (thảo luận) 23:02, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Về thú nuôi trồng, quả là có nhiều người trồng và một số người nuôi, nhưng tôi không thấy có gì đặc biệt so với các thành phố khác. Các trang tự giới thiệu về tỉnh/huyện/thị nhà thường cố bốc những chuyện bình thường lên cho hay.
Về câu "chuẩn mực", đúng là tầm nhìn chỉ giới hạn trong phạm vi VN, ngoài ra tôi cũng không rõ người Huế có phản đối không. Thực ra ý đó lặp với phần đầu đoạn, tôi đưa câu đó vào chỉ cốt để chuyển ý từ nửa đoạn trên xuống cho xuôi. Có thể xóa nó đi (vì lặp) hoặc thêm ý phạm vi VN (để đỡ tầm nhìn hẹp).
Tmct (thảo luận) 23:12, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ việc nói về những chuyện thời sự như vụ phá hoa sẽ làm bài này thiên về những sự kiện gần đây (en:WP:Recentism). Đây là những chuyện vặt (anecdote), không có giá trị lâu dài - ví dụ nếu báo chí viết về nhiều vụ cướp của giết người tại Hà Nội năm 2008, ta không thể nói là tội phạm ở Hà Nội đăng tăng vọt - trái lại, nếu có thống kê cho thấy số vụ này đang tăng trong vòng vài năm nay, ta có thể nói việc đó đang xảy ra. NHD (thảo luận) 23:37, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Là vì tôi chưa tìm được nguồn thôi, sự suy thoái của văn hóa Hà Nội là thực tế và thực sự là một trong các đặc điểm của thời kỳ hàng chục năm trở lại đây. Hai vụ này là chỉ là hai thể hiện nổi bật nhất của nó mà thôi. Tôi và nhiều người khác ở HN không ngạc nhiên tí gì về hai vụ này, những người viết ý kiến lên báo bảo là "bị sốc" chủ yếu là những người không hề hoặc đã lâu không sống ở HN.
Tmct (thảo luận) 00:25, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dạo qua một loạt diễn đàn, thấy buồn về chuyện phố hoa Hà Nội 2009 quá! Có một số nơi thì họ đổ tại dân Hà Nội mở rộng, một số nơi đổ tại nền giáo dục thời mở cửa, nơi thì đổ tại văn hóa du nhập ngoại... thật "chả biết đằng nào mà lần"![1]118.71.182.190 (thảo luận) 00:47, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

  1. ^ (trích vở "Nói nhiều")
Xưa kia ít có xáo trộn và tăng dân số cơ học như bây giờ nên cái "nếp", cái "vẻ" riêng mới duy trì được trong một thời gian dài ít bị pha tạp hay xáo trộn. Còn bây giờ, trong xu hướng đô thị hoá và di chuyển dân cư mạnh mẽ, nhiều người thực chất là đang "ở Hà Nội", còn chưa hẳn đã là người Hà Nội. Cái vụ phố hoa, bắt tận tay mà làm điều tra đích xác từng người thì không tưởng. Mong muốn tất cả những ai Hà Nội bây giờ thể hiện được cái "nếp", cái "vẻ" thanh lịch Tràng An ở mọi nơi, mọi chỗ thì quả là khó thay!--Trungda (thảo luận) 01:37, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Lại cái bài ca đổ cho những người nhập cư, cho kinh tế thị trường, cho văn hóa du nhập. Người Hà Nội trước đến giờ vẫn thế, chưa bao giờ thanh lịch như tự mình huyễn hoặc. Thời phong kiến thì lạc hậu. Thời Pháp thì đua đòi theo tây. Thời bao cấp thì ấu trĩ, chỉ nghĩ cách hại nhau. Dân Hà Nội thời điểm hiện nay là đỡ nhất rồi. Nên biết mở tầm mắt, đừng nghe theo mấy chú nhà báo, trí thức vớ vẩn nói. --123.17.177.159 (thảo luận) 01:58, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ý tôi không định đổ lỗi cho bất kỳ ai, chỉ đề cập tới việc đô thị hoá khiến sư pha trộn làm cho HN không có 1 sự thuần nhất lâu dài (tương đối). Mà sự thuần nhất đó tôi đâu khẳng định rằng mẫu mực hay hơn ở đâu đó?
phong kiến thì... đâu ở VN chả lạc hậu? Có ở nơi đâu thời PK mà tân tiến hơn Thăng Long không? Thời Pháp thì đua đòi theo tây: nguồn đâu nói? Thời bao cấp thì ấu trĩ, chỉ nghĩ cách hại nhau: nguồn nào nói, mà có riêng ở HN không? Dân Hà Nội thời điểm hiện nay là đỡ nhất rồi: nguồn nào so sánh với những thời khác? đừng nghe theo mấy chú nhà báo, trí thức vớ vẩn: nguồn nào nói họ vớ vẩn?--Trungda (thảo luận) 02:16, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Có ở nơi đâu thời PK mà tân tiến hơn Thăng Long không? Có thể Huế, thủ đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở VN, tân tiến hơn. Bún riêu (thảo luận) 04:22, ngày 22 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Để có một đánh giá như trong bài theo tôi cần có vài nguồn nổi bật, đặc biệt là đánh giá của người ở vùng khác, thậm chí người nước ngoài, từ những tác phẩm của các nhà nghiên cứu văn hóa, không thể người ở Hà Nội tự cho mình là thanh lịch thì thanh lịch. Phía trên nói thanh lịch phía dưới lại đưa mấy vụ phá hoại rõ ràng mâu thuẫn. Bún riêu (thảo luận) 17:54, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tràng An là một nơi khác, câu thơ dẫn trong bài vậy đâu có đúng. Bún riêu (thảo luận) 17:59, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sao trong bài không có nhiều nhận xét về văn hóa Hà Nội ngày nay, nó có thể kém thanh lịch ở văn hóa ở vùng khác nhiều như không giúp đỡ người hỏi đường nhiệt tình, chống đối người thi hành công vụ, tông xe vô công an, phục vụ khách hàng cực kỳ kém, không chịu nhận tiền xu, va chạm giao thông tí là đã gầm gừ, hay bóp còi, không vui vẻ, cởi mở ... như là trong Sài Gòn. Bún riêu (thảo luận) 04:22, ngày 22 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Và cũng xin đừng đổ thừa cho người nhập cư, Sài Gòn còn nhiều nhập cư hơn mà đường hoa Nguyễn Huệ còn nguyên. Châu Âu, bao nhiều người nhập cư từ bao nước kém phát triển mà họ có vì thế mà "loạn lạc"? Bún riêu (thảo luận) 04:27, ngày 22 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhà ở

Có lẽ nên bổ sung thêm thông tin về việc phát triển các khu đô thị mới của Hà Nội nữa. Thỉnh thoảng xuống Hà Nội công tác tôi thấy mỗi lần Hà Nội lại có thêm nhiều nhà chung cư đẹp đẽ đấy chứ. Khu tập thể Kim Liên gần trường tôi học ngày xưa bây giờ đang được thay thế bằng các tòa nhà mới.Nhậm Ngã Hành (thảo luận) 16:28, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thông tin này đã có ở phần Kiến trúc hiện đại.--Paris (thảo luận) 16:41, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế thì nên chinh chỉnh thế nào chứ nếu không nhảy bụp vào đọc mục này là tưởng dân Hà Nội chỉ có nhà xâu xấu chân chật để ở thôi. Nhậm Ngã Hành (thảo luận) 16:42, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Giao thông

Có lẽ nên bổ sung thông tin về cầu vì trong các địa phương thì Hà Nội có nhiều cầu lớn nhất. Rồi còn hệ thống đường vành đai. Ga Hà Nội có đường sắt tỏa đi khắp nơi. Sân bay Nội Bài nghe nói từ đó có thể bay ra nước ngoài. Rồi kế hoạch làm đường tàu điện ngầm, tàu điện trên cao. Bài Giao thông Hà Nội mới sơ sài làm sao. Và mục giao thông của bài Hà Nội có vẻ nói về "nạn" nhiều hơn. Nhậm Ngã Hành (thảo luận) 16:33, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về nhà ga và sân bay đã nói đến (sân bay quốc tế thì phải có đường bay đi các quốc gia khác). Có lẽ thiếu những thông tin tốt, chứ thông tin xấu hiện tôi thấy không nhiều. Nhờ bạn tiếp tục bổ sung. Dù sao cũng nên kỳ vọng ở bài Giao thông Hà Nội hơn là bài này.--Paris (thảo luận) 16:44, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình không sống ở Hà Nội nên chẳng bổ sung gì được đâu. Bao giờ Wikipedia cho viết về quê mình thì mình sẽ có nhiều thứ bổ sung lắm. Chỉ sợ lại bị bảo là đăng nghiên cứu chưa công bố vì quê mình kém phát triển nên sách báo không có mà chỉ dựa vào hơn 40 năm gắn bó với quê hương để có thông tin thôi.Nhậm Ngã Hành (thảo luận) 16:48, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có nên bổ sung thông tin về các loại phương tiện giao thông ngày xưa không: Xe điện (tàu điện) và sau này là xe điện bánh hơi, xe kéo tay... Newone (thảo luận) 06:34, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thạch Thất

Thông tin về dân số và diện tích của Thạch Thất vẫn chưa được cập nhật. NHD (thảo luận) 00:11, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vì mới thay đổi nên chưa có thông tin. Phải đợi khi nào trang chính thức của thành phố cập nhật.--Paris (thảo luận) 00:19, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ ta có thể dùng thông tin cũ và nói rõ là đây là thông tin cũ, chứ để chữ "??" thấy buồn cười quá. NHD (thảo luận) 00:20, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cũng không có thông tin cũ vì huyện này đã thay đổi về cả diện tích và dân số.--Paris (thảo luận) 00:31, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Truyền thông

Bài "Thành phố Hồ Chí Minh" và những bài viết khác về các thành phố lớn có mục nói về hệ thống truyền thông đại chúng, nhưng bài này chỉ nói sơ qua về một vài tờ báo ở Hà Nội, không có mục riêng cho truyền thông. Đây là thủ đô của một nước, hẳn tất cả các cơ quan truyền thông cấp quốc gia sẽ có trụ sở ở đây, cũng như các hãng thông tất quốc tế. NHD (thảo luận) 00:58, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Điều này tôi cũng đã nói ở trang đề cử của bài. Hy vọng Bình Giang sớm cung cấp các thông tin để viết thêm mục Truyền thông.--Paris (thảo luận) 01:04, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chùa Một Cột

Xin hỏi Chùa Một Cột nằm trong khu phố nào? Khu phố cổ, khu thành cổ hay khu phố Pháp? Tôi muốn sắp xếp lại hình ảnh một chút.--Paris (thảo luận) 01:40, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chùa Một Cột nguyên nằm ở khu thành cổ. Từ thời Pháp càng ngày càng nhiều kiến trúc châu Âu len vào khu vực thành cổ. Quanh Chùa Một Cột có cả các tòa nhà kiến trúc Pháp hiện là các sứ quán và nhà riêng sứ quán, có cả lăng và bảo tàng Hồ Chí Minh. Vì thế xếp chùa Một Cột vào khu thành cổ hay khu phố Pháp đều được.--Kẹo dừa (thảo luận) 06:37, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Một câu hỏi nữa, những thứ trong hình này là gì vậy? Xin cám ơn trước!--Paris (thảo luận) 01:45, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đấy là những lò đốt than để mấy bà đẻ xông. Chúng được làm bằng kim loại gì đó và bán nhiều ở phố Hàng Thiếc.--Kẹo dừa (thảo luận) 06:37, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cám ơn Kẹo dừa! Tôi đã sửa lại trong bài.--Paris (thảo luận) 08:20, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi lại thấy cái này là lò hóa vàng.  NAD   thảo luận  17:02, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đúng là một dụng cụ để hoá vàng. Đồng chí Kẹo dừa vui tính thật :D Gia Nạp nhân (thảo luận) 18:16, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sách

Bạn Newone có biết thêm cuốn sách nào về thành phố này không? Có thể lập riêng mục Đọc thêm.--Paris (thảo luận) 08:19, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khách sạn

Trang của VTC nói giá 126 USD là khá đắt.--Paris (thảo luận) 10:23, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ừm, vậy phải thêm "đối với VN" để khỏi tầm nhìn hẹp. :) Tmct (thảo luận) 10:47, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thành phố kết nghĩa

Tôi thử tìm trên trang chính thức không thấy thông tin nào về thành phố kết nghĩa của Hà Nội: [7], [8]. Ai tìm được thông tin, xin bổ sung giúp. Hiện mục này tạm bị che không cho hiển thị.--Paris (thảo luận) 03:51, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi mới xem qua thì xin có một số ý kiến sau:
  • Phần quy hoạch đô thị cần có thêm vài nét tổng quan về quy hoạch đô thị Hà Nội xưa và nay, phần hiện nay quá chi tiết, thiếu tính khái quát.
  • Phần kinh tế cần bổ sung đặc điểm kinh doanh "buôn có bạn, bán có phường" với các "phố Hàng" thời xưa và các phố kinh doanh chuyên dụng hiện tại.
  • Phần nhà ở cần thêm khu vực ngoài đê sông Hồng (Phúc Tân - Phúc Xá) thường xuyên ngập vào mùa lũ, thêm một câu về khu bãi giữa sông Hồng.
  • Ẩm thực cần nêu bật vai trò của phở Hà Nội (dùng trích dẫn từ Thạch Lam, Vũ Bằng và Nguyễn Tuân). Thêm các loại ẩm thực hiện đại như kem Tràng Tiền, nem rán,...
  • Phần văn hóa cần đề cập đến âm nhạc, văn học nói về Hà Nội cũng như các nhà văn, nhạc sĩ chuyên viết về Hà Nội. Dùng các dẫn chứng từ sách Pháp để nói về phong cách tương đối thủ cựu và bảo tồn truyền thống của dân Hà Nội (và miền Bắc nói chung).
  • Ảnh đại diện cần có đặc trưng của 3 thời kỳ phong kiến - Pháp thuộc - hiện đại, tốt nhất dùng Văn Miếu - Tháp Rùa và Quảng trường Ba Đình

GV (thảo luận) 11:38, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời Grenouille vert tiếp tục hoàn thiện bài! Nhưng chú ý đừng nên viết dài quá. Bài hiện đã hơn 130k, mạc dù không có bảng nào. Còn hình đại diện, hình như ba công trình Grenouille vert nêu không có thứ nào thuộc thời thuộc địa cả. Tôi thấy nên giữ lại hình con phố bởi thành phố được tạo nên bởi những con phố, không chỉ những công trình kiến trúc. Mà phố cổ Hà Nội cũng nổi tiếng.--Paris (thảo luận) 13:13, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tháp Rùa thuộc thời thuộc địa mà? Xin lỗi đoạn trên tôi viết không được tốt là vì take note ở trang cá nhân xong chuyển luôn qua đây nên hành văn không được "lịch sự" lắm. Mà tôi càng nghĩ càng thấy khó vì nếu viết theo hướng hiện nay thì coi như "bỏ quên" luôn phần Hà Tây và Mê Linh hiện tại, quả thực không biết viết thế nào cho hợp lý. GV (thảo luận) 10:29, ngày 12 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Công trình xây vào thời kỳ Pháp thuộc, nhưng không mang kiến trúc đó thì không giá trị lắm. Nhưng tôi thấy hiện nay các hình đại diện đã tốt rồi. Nếu dùng tất cả bằng các công trình kiến trúc, hình nọ chồng hình kia có thể sẽ rối mắt.--Paris (thảo luận) 11:42, ngày 12 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hình ảnh

Tôi thấy không cần thiết mục này vì bài đã có nhiều hình ảnh minh họa. Bài viết hiện cũng rất dài, thêm nữa sợ quá nặng.--Paris (thảo luận) 12:12, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đồng ý là mục này không thật cần thiết. Dung005 (thảo luận) 12:15, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài chọn lọc hoàn toàn thất bại

Rất tiếc rằng bài này đã lần thứ hai đề cử chọn lọc thất bại. Hình như theo một tiền lệ nào đó thì bài này sẽ không bao giờ được đề cử làm bài chọn lọc nữa. Rất tiếc! 118.71.170.109 (thảo luận) 12:40, ngày 24 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hiện vẫn chưa hết thời hạn 1 tháng và tôi không thấy có tiền lệ nào như bạn nói. Nếu có, chúng ta cũng không nên tuân theo. Một bài viết tốt không có lý do gì không trở thành bài chọn lọc.--Paris (thảo luận) 14:34, ngày 24 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mặc dù bài này chưa được làm bài chọn lọc, nhưng nội dung và hình thức sang năm 2009 đã thay đổi rất nhiều. Xin cảm ơn những người đóng góp. Newone (thảo luận) 02:55, ngày 2 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ảnh minh họa trong phần ẩm thực

Quẩy đâu phải là món ăn truyền thống và đặc trưng của Hà Nội. Tôi sẽ thay nó bằng hình của phở.  Nad   9X  11:03, ngày 3 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thành phố lớn thứ nhất

"Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là thành phố lớn thứ nhất Việt Nam với dân số 6,233 triệu người"

Đề nghị mọi người xem lại câu này! Lớn nhất ở đây là thế nào. Hà Nội ít dân hơn Sài Gòn, diện tích đã được đô thị hóa cũng nhỏ hơn. Vậy câu này ổn không?-- Người đến từ Triều Tiên  03:40, ngày 7 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đã lùi lại sửa đổi của thành viên vô danh. NHD (thảo luận) 03:47, ngày 7 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vào thời điểm Người đến từ Triều Tiên đặt câu hỏi, đúng sự thực "Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là thành phố lớn thứ nhất Việt Nam với dân số 6,233 triệu người". Lý do: từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, Hà Tây (cũ) được sáp nhập với Hà Nội (cũ) trở thành Hà Nội mới theo một nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XII. --Sam-2MT 06:03, ngày 7 tháng 7 năm 2009 (UTC)-- thảo luận

Không cần phải cố gò ép theo số liệu hành chính, ở Việt Nam cũng như nước ngoài người ta đều biết TP.HCM là thành phố lớn nhất Việt Nam về kinh tế, dân số (tính số lượng người đang sống trên địa bàn > 10,000,000, nguồn nhắc đến số liệu này thì đầy nguồn chính thống), 58.187.80.1 (thảo luận) 05:10, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dự án Hà Nội

Tại sao các anh em ở Hà Nội không lập một dự án để viết bài nhỉ. Các bài về Hà Nội cũng nhiều khá khá rồi, nhưng toàn ba câu sáu điều. Giờ cùng ngồi lại, ai mạnh lịch sử (như Trungda) thì viết về lịch sử, ai mạnh về văn hóa (như Việt Hà) thì viết về văn hóa... Mọi người hỗ trợ lẫn nhau, chắc chẳng mấy được cả tá bài tốt.

Hà Nội sắp kỷ niêm 1000 tuổi, Wiki cũng nên làm gì đó chứ hả.--203.160.1.56 (thảo luận) 12:27, ngày 6 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thông tin tự mâu thuẩn

Trong phần "Hành chính" hiện nay có câu: "Hội đồng nhân dân Hà Nội hiện nay, nhiệm kỳ 2004–2009, gồm 95 đại biểu, trong đó có 37,76% nữ giới, 23,07% không thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam và 0.6% là người dân tộc thiểu số." Tính vậy thì trong 95 đại biểu đó có 35,87 phụ nữ, 21,92 người không thuộc ĐCS, và 0,57 người thiểu số??? Mấy đại biểu này có phép thuật phân thân? NHD (thảo luận) 21:29, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu mà con số ít như vậy thì kể rỏ bao nhiêu người thì thích hợp hơn. Đâu phải như 1 đại công ty có đến chục ngàn người thì nên tính phần trăm.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 21:42, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thông tin này hoàn toàn theo nguồn tham khảo. Khi viết quả thực tôi cũng không để ý. Ở đây họ chỉ ghi tỷ lệ phần trăm chứ không có số liệu nào khác. Việc nhân ngược lại ra số lẻ cũng là chuyện bình thường. Con số cuối cùng hơi lạ, có lẽ họ nhầm lẫn.--Paris (thảo luận) 21:53, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nếu các số lẻ gần số nguyên (như trong vòng ±0,01) thì tôi còn có thể cho là do rounding error, nhưng xa số nguyên như thế này thì khó có thể xem là do rounding error được. NHD (thảo luận) 21:58, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ây dà! Mấy đưa nhân viên tác trách ấy mà. Mà đã có hội đồng nhân dân mới chưa nhỉ. Nếu có thì dùng luôn số liệu mới.--203.160.1.56 (thảo luận) 04:07, ngày 8 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chi tiết vừa thêm

Tôi nghĩ chi tiết DHN vừa thêm không cần thiết vì đây là bài về Hà Nội. Dù sao chi tiết đó cũng đã có ở bài Seymour Papert.--Paris (thảo luận) 09:46, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ông Papert không phải là một chuyên gia về giao thông. Tôi nghĩ nhận định của ông về giao thông Hà Nội được nhắc đến chỉ vì ông đã gặp tai nạn tại Hà Nội. Nếu có muốn đưa vào nhận định của ai đó, tôi nghĩ ta nên tìm một người nghiên cứu về giao thông thì hay hơn. Còn nếu có nhắc đến ông trong bài này thì phải nhắc đến tai nạn ông đã gặp. NHD (thảo luận) 09:49, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đồng ý với NHD, nhưng nguồn tham khảo đôi khi không tìm thấy. Nếu muốn có được bài viết về Hà Nội thực sự tốt, chúng ta cần viết trước các bài nhỏ và sau đó chọn những chi tiết chung nhất cho bài chính. Trừ một vài mục như Lịch sử, Địa lý, các phần còn lại tôi đều tìm kiếm những thông tin rả rác trên mạng rồi nối lại. Vì vậy nó không được tổng quát.
Còn về Seymour Papert, cũng không hẳn nhận định của ông chỉ được nhắc đến vì ông bị tai nạn đâu. Tôi nhớ khi viết có thấy những bài báo không nhắc gì đến vụ tai nạn.--Paris (thảo luận) 10:00, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Về giao thông Hà Nội, Paris có thể tham khảo nguồn này (tr. 374-378). NHD (thảo luận) 10:47, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cám ơn DHN, nhưng thông tin đó hơi cũ. Trong thời gian tới, khi có những thống kê đầy đủ về Hà Nội sau mở rộng, bài viết nên được bổ sung lại một lần nữa. Như vậy tốt hơn.--Paris (thảo luận) 11:00, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thư viện

Thư viện Quốc gia Việt Nam hình như không tính vào mục này: "Năm 2007, tại Hà Nội có 15 thư viện do địa phương quản lý với lượng sách 445 nghìn bản" vì theo số liệu của riêng thư viện này năm 2008 đã có 1.300.968 bản sách rồi. Không lẽ năm 2007 thư viện này chỉ có 2-3 trăm nghìn bản sách, còn đến năm sau đã tăng hơn 1 triệu bản? 118.71.84.171 (thảo luận) 01:34, ngày 12 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thư viện này đâu phải "do địa phương quản lý". NHD (thảo luận) 03:06, ngày 12 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Có lẽ phải xem xét lại vấn đề "thuộc Hà Nội" là về mặt địa lý hay chỉ hành chính thôi. Newone (thảo luận) 05:05, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Giáo dục

Tôi thấy mục này liệt kê có lẽ quá nhiều tên các trường học, phổ thông và đại học, mà lại thiếu sự nhất quán (dòng về các trường đại học có tên trường có chữ "đại học", có tên trường không). Tôi không biết việc liệt kê như vậy liệu có cần thiết ko?Tran Quoc123 (thảo luận) 08:54, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Liệt kê thế là còn ít đấy. Sang en wiki xem bài Washington, D.C.New York nó liệt kê thế nào.--123.17.180.130 (thảo luận) 09:13, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhà hát Chèo Việt Nam

Nhà hát chèo Việt Nam tại trang bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nói là ở khu Văn công Mai Dịch, huyện Từ Liêm, Hà Nội, còn ở trang cổng giao tiếp điện tử Hà Nội chỉ nói địa chỉ phố Giang Văn Minh là phòng Thính giả của Nhà hát Chèo Việt Nam thôi. Vậy, nên sửa lại thông tin mục Hà Nội#Các địa điểm văn hóa, giải trí cho chính xác? Newone (thảo luận) 10:01, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cám ơn Newone, tôi đã sửa lại.--Paris (thảo luận) 17:46, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nhưng, theo trang của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam thì lại nói là nhà hát chéo Việt Nam chính là ở khu Kim Mã, Giang Văn Minh này mà? 222.252.8.34 (thảo luận) 07:58, ngày 17 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ơ, cái nhà to to gần khách sạn Horison là nhà hát chèo còn gì.--203.160.1.56 (thảo luận) 01:05, ngày 21 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn

Ui, cảm ơn mọi người nhiều lắm vì đã đưa nó làm bài chọn lọc. Hôn cái nào. 113.22.88.52 (thảo luận) 03:51, ngày 17 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

  /  ? 222.252.8.34 (thảo luận) 07:59, ngày 17 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việc sử dụng hình

Hiện bài viết hoàn toàn mất cân đối trong việc sử dụng hình minh họa. Trong tổng số 26 hình được sử dụng (ko tính biểu trưng, bản đồ hành chính và bát phở) thì chỉ có đúng 1 hình có nội dung về tỉnh Hà Tây còn tất cả hình còn lại đều là của Hà Nội cũ. Do vậy tôi như "tưởng chừng" rằng bài viết này là về Hà Nội cũ và hầu như ko có bóng dáng Hà Tây (tôi ko đề cập đến nội dung bài). Ngay cả phần infobox, cả 3 tấm hình đều đặc Hà Nội cũ. Theo tôi có thể thay tấm hình phố Hàng Dầu bằng một cái gì đó biểu trưng cho Hà Tây. Hình Hàng Dầu vốn dĩ đã ko đẹp, con phố này cũng ko thực sự đặc trưng cho 36 phố phường. Chùa Hương hay Động Hương Tích có lẽ thích hợp.  Nad   9x  08:21, ngày 17 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiếc là tôi ko để ý đến điều này sớm hơn để bỏ phiếu   Chưa đồng ý. Một phần cũng do thành viên Paris tiếp tục đóng đề cử sớm hơn quy định.  Nad   9x  14:07, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nad 9x định làm gì? Phản đối rồi ngồi đợi đề cử thất bại lần nữa? Hay tìm ảnh rồi thêm vào bài. Nếu vậy thì giờ làm cũng được, có ai cấm đâu. Luyến tiếc gì ở đây nhỉ?--203.160.1.56 (thảo luận) 00:59, ngày 21 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vậy à, chắc IP cho rằng người đi bỏ phiếu phải có nghĩa vụ chỉnh sửa những gì mà họ nhận xét? Luyến tiếc vì để lọt lỗi, được không?  Nad   9x  09:00, ngày 21 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi chẳng cho rằng thế. Tôi hỏi Nad 9x sẽ làm gì nếu vẫn có thể bỏ phiếu. Phản đối rồi đợi Com hop (hay Miketh1) bổ sung cho bài viết à?--203.160.1.56 (thảo luận) 09:08, ngày 21 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hà Tây

Có thể viết chút gì đó về lịch sử riêng của Hà Tây không-phần lịch sử trong bài Hà Tây quá sơ sài? Mục kiến trúc của Hà Tây cũng đóng góp một phần nào đó vào nét kiến trúc của Hà Nội. Newone (thảo luận) 08:34, ngày 17 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trang Chính hôm nay

Trang Chính hôm nay đẹp thế. Chúc mừng Hà Nội nhé. Sau bao gian nan, cuối cùng cũng tiếp bước Sài Gòn lên Trang Chính.--123.17.185.116 (thảo luận) 00:25, ngày 24 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mở rộng Hà Nội

Lý do mở rộng

Hà Nội cũ thời Pháp chỉ chứa chưa đến 20 vạn dân và đơn thuần là một khu đô thị hành chính, nơi đóng trụ sở của các công sở chính quyền. Phần quy hoạch cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh chỉ chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu làm việc của một số khu vực cấp thiết. Đến những năm 1968 - 1970 của thế kỷ trước, Hà Nội vẫn chưa đến 1 triệu dân và dự kiến sẽ không vượt quá 1,2 triệu. Nhưng thực tế hiện nay dân số Thủ đô đã lên tới 3.400.000 người, tức là đã gấp 3 lần sức chứa của hệ thống hạ tầng vốn có.

Việc phát triển đô thị một cách tự phát vào những năm vừa qua đã phá vỡ dần cấu trúc đô thị của thủ đô. Những ngôi nhà siêu mỏng, những hẻm siêu hẹp, những ngõ nhếch nhác, những khu dân cư tự phát đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường và các di sản văn hoá. Hàng trăm di tích lịch sử bị xâm lấn để làm nhà ở, thậm chí nhiều di tích còn bị xoá sổ bởi chính nhu cầu đô thị trong quá trình phát triển. Văn hoá kinh doanh sôi động của kinh tế thị trường tràn ra mặt tiền các khu phố một chụp giật, làm hỗn loạn cấu trúc văn hoá truyền thống của không gian đô thị. Bản thân các khu phố cổ được quan tâm bảo tồn nguyên trạng cũng ngày càng lộn xộn và chen chúc với mật độ dân số dày đặc. Bên cạnh đó, việc chỉ chăm chăm vào lo gìn giữ các ngôi nhà, phố cổ mà ít quan tâm đến chiều sâu văn hoá tiềm ẩn bên trong từng không gian phố cổ như Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, các nhà in đầu tiên của Hà Nội, phố Hàng Đàn - nơi làm ra những đàn tranh, đàn đáy... đang từng ngày từng giờ làm cho hồn vía của Hà Nội cổ kính trong ký ức ngàn năm bị phai nhạt đi nhiều, thậm chí có nguy cơ bị biến chất, tiêu vong.[1]

Đó là hệ lụy tất yếu của một cơ cấu đô thị "xen cấy" đến mức tối đa. Nội thành thì không còn chỗ thở, phình to ra xung quanh thì không khác gì đeo thêm đá lên vai một cơ thể gầy yếu cho đến mức cơ thể đó phải gục ngã.

Việc mở rộng Hà Nội là thực sự cần thiết. Mở rộng mới là tiết kiệm đất. Sơ đồ Thủ đô mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây có các trục xuyên tâm và dải xanh đan xen cho thấy các khu mới phải mở ra xa khu trung tâm, có những vùng đệm mầu xanh ở giữa khu mới và thành phố cũ. Các dải xanh đó là các hành lang dẫn gió, đóng góp việc bảo vệ môi trường, sản sinh ra khí oxy. Nếu các dải xanh đó chật hẹp, thì đơn thuần chỉ là giải cách ly, chống ồn, chống bụi. Nếu dải xanh lớn hơn, có thể là một trang trại trồng cây ăn quả, hoặc là khu sản xuất rau sạch, hoa tươi cho thành phố, lớn hơn nữa, có thể tạo thành khu du lịch sinh thái hoặc thành phố vệ tinh như đang hình thành ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Ngày nay, cả thế giới, nhất là các nước phát triển, đang mong muốn được trở về thời kỳ hoang sơ, để được làm lại từ đầu như chúng ta đang đi.[2]

Các giai đoạn mở rộng Hà Nội

Ngày 4/11/1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận. Khi đó Hà Nội có 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã. Diện tích toàn thành phố khoảng 130km2, dân số khoảng 380.000 người.

Ngày 13/12/1954, sát nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm có phố Gia Lâm, khu nhà ga xe lửa Gia lâm, sân bay Gia Lâm và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) vào thành phố Hà Nội.[3] Sau đó ngày 4/1/1955, quận Văn Điển <--mà đối phương--> đã được lập ra trong thời gian Hà Nội bị tạm chiếm gồm 23 thôn trong quận Văn Điển thuộc ngoại thành Hà Nội bị giải tán.[4]

  • Mở rộng lần thứ nhất

Ngày 20/4/1961, sát nhập vào Hà Nội một số khu vực thuộc các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên.

Ngày 31/5/1961, gồm 4 khu phố và 4 huyện ngoại thành. Diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 586,13km2, dân số là 913.428 người.[5] Nội thành gồm khu phố Hoàn Kiếm có 46 tiểu khu, khu phố Ba Đình có 34 tiểu khu, khu phố Đống Đa có 48 tiểu khu, khu phố Hai Bà Trưng có 51 tiểu khu. Bốn huyện ngoại thành là huyện Thanh Trì gồm 1 thị trấn và 21 xã, huyện Từ Liêm gồm 26 xã, huyện Gia Lâm gồm 2 thị trấn và 31 xã, huyện Đông Anh gồm 23 xã.

Ngày 20/4/1978, hợp nhất xã Phú Diễn và xã Minh Khai thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội thành một xã lấy tên là xã Phú Minh.[6]

  • Mở rộng lần thứ hai

Ngày 17/2/1979, điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội. Năm 1980, tổ chức hành chính của Hà Nội gồm 4 khu phố nội thành;1 thị xã Sơn Tây gồm 3 phường và 2 xã; 11 huyện ngoại thành gồm: Ba Vì, Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm, Từ Liêm.

Ngày 12/8/1991, chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú; Chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây.

Đến năm 2005, thành phố Hà Nội có 14 đơn vị hành chính, gồm 9 quận, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, và 5 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì.

  • Mở rộng lần thứ ba

Ngày 29/5/2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008. Theo đó thành phố Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02ha (3.344,7002km2) và dân số là 6.232.940 người.[7]

Đây là lần mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích, dân số hiện tại của thành phố Hà Nội (cũ) và toàn bộ diện tích 219.341,11ha (2.193,4111km2) và dân số 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây (sau khi đã tách xã Tân Đức huyện Ba Vì về tỉnh Phú Thọ), diện tích và dân số huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc), diện tích và dân số của 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). [8]

Sau khi mở rộng, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và 577 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn.[9][10] (xem Các đơn vị hành chính)

---

  1. ^ Cơ hội để giữ được bản sắc Hà Nội Báo Lao động. Truy cập 27 tháng 10 năm 2009
  2. ^ Mở rộng Hà Nội để được gì? Vietnamnet. Truy cập 27 tháng 10 năm 2009
  3. ^ Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 420-TTg
  4. ^ Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 436-TTg
  5. ^ Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 78-CP
  6. ^ Phủ Thủ tướng có Quyết định số 70-BT
  7. ^ Địa lý thanglong.vietnamplus. Truy cập 30 tháng 10 năm 2009
  8. ^ Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai, thành phố Hà nội, các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội, thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc, chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội.
  9. ^ Thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ ba thanglong.vietnamplus. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2009
  10. ^ Nghị quyết số 15/2008/QH 12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ.
Tôi tạm thời dời đoạn này ra đây, sau khi ai đó hoàn chỉnh phần văn phong, nó sẽ được đưa trở vào bài Hà Nội.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 02:22, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị chuyển toàn bộ phần sáp nhập thêm tỉnh Hà Tây như trên vào bài Hà Tây và đưa các nội dung còn lại vào bài Hà Nội (có thể tạo một mục lớn hoặc trong phần địa lý Hà Nội). Mong các thành viên cho ý kiến.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 01:35, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu nói về quận Văn Điển bị giải thể thì cũng nên cho thêm thông tin quận ấy được thành lập khi nào, nói "trong thời gian" quá mơ hồ, vì tám năm là giai đoạn khá dài. Hơn nữa, dùng từ ngữ "đối phương", "tạm chiếm" là không trung lập.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 12:57, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thêm đề mục TP Kết nghĩa

Tôi bổ sung đề mục này như ở bài TPHCM ấy, đừng ai xóa nó đi nha. Và cả đề mục thư viện hình nữa Banhtrung1 (thảo luận) 05:29, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn lấy nguồn ở đâu thế?--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 05:37, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ở bản tiếng Anh của bài Hà Nội chứ còn ở đâu nữa. Ở đây này. Phần Sister Cities ở cuối bài ấy. Banhtrung1 (thảo luận) 14:30, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hình như ở bài này có nói đến 1 TP kết nghĩa với HN. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:39, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ở đây nữa: [9] Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:44, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cái liên kết đầu là HN kết nghĩa với tỉnh Fukuoka của Nhật đã được gần 2 năm.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 14:53, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nói chung là các bác nào có khả năng thì cố gắng chua nguồn vào cho thông tin này, đó là thông tin hữu ích mà không có nguồn thì buồn quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:56, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chú thích rút gọn

À, ở cuối bài tôi có cho thêm chú thích dạng rút gọn. Đừng ai xóa nó đi nhé vì kiểu chú thích rút gọn này không còn lỗi như ở mấy kiểu chú thích trước nữa. Xem ở bài Hồ Chí Minh là biết ngay. Banhtrung1 (thảo luận) 14:36, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sửa đề mục

Đề mục "Dân cư" nên đặt là đề mục độ 2 (đề mục lớn và riêng) vì phần dân cư chẳng liên quan gì đến địa lý cả, nếu đặt là đề mục con của đề mục địa lý thì không phù hợp lắm. Banhtrung1 (thảo luận) 14:36, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận

(Thêm hoặc sửa, các tên gọi lịch sử của Hà Nội vào phần danh mục Lịch sử)

Lịch sử và các tên gọi thời kỳ tiền Thăng Long

Năm 454-456 có tên: Huyện Tống Bình

Năm Trường Khánh thứ 4 (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành. Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Đại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La.

Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua (tức Lý Thái Tổ - TM) từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long.[1] "Thăng long" có ý nghĩa là Rồng bay lên

Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương - TM) coi phủ đô hộ là Đông Đô".[2]

Năm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan.

Mùa hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi - TM) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh HoáTây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh"[3]

Bắc Thành: Đời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung 1787 - 1802 - TM).

Năm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế - TM), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh thành đã chuyến làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ "Long" là Rồng thành chữ "Long" là Thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "rồng".[4]

Năm 1831 vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội: tỉnh nằm trong (Nội) hai con sông (Hà) là sông Hồng và sông Đáy. "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội".[5].

Hà Nội trở thành tên gọi chính thức của thủ đô cho đến nay.

Hà Nội còn có nhiều các tên gọi không chính thức khác, chủ yếu xuất hiện trong văn thơ và dân gian: Trường An hay Tràng An (lấy theo tên gọi của kinh đô của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán và nhà Đường); Phượng Thành hay Phụng Thành (trong bài phú của Nguyễn Giản Thanh); Long Thành, Long Biên, Kẻ Chợ (trong dân gian); Thượng Kinh, Kinh Kỳ, Hà Thành, Hoàng Diệu, ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.[6]

  1. ^ [Đại Việt sử ký toàn thư , Tập I, H, tr 241]
  2. ^ [Đại Việt sử ký toàn thư Sđd - tr 192]
  3. ^ [Đại Việt sử ký toàn thư- Sđd. Tập 2, tr 293]
  4. ^ [Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81]
  5. ^ [Lịch sử thủ đô Hà Nội]. H. 1960, tr 82]
  6. ^ Lịch sử và tên gọi Hanoivanhien. Truy cập 1tháng 11 năm2009

Namhong66 02:32, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Thêm Tập tin:Bắc Môn.JPG

Tôi bổ song thêm bài này vào phần "Thời kỳ tiền Thăng Long" để mọi người biết đến hoàng thành Thăng Long. Nhớ đừng ai xóa nó đi nhé, ảnh này nhẹ mà. Banhtrung1 (thảo luận) 09:58, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Link hình ảnh Hà Nội xưa

Newone (thảo luận) 10:23, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bản mẫu:Tham khảo

Không hiểu sao mục tham khảo lại cứ bị kéo dài chữ a, b xuống phía dưới mãi vậy? Newone (thảo luận) 10:30, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bản mẫu chỉnh trang

Xin hỏi bao nhiêu ảnh thì có thể được coi là quá nhiều? Tôi thấy một số ảnh không đặc trưng cho Hà Nội có thể lượt bớt. Abcvn123 (thảo luận) 13:19, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC) Một số hình ảnh không hoàn toàn là tiêu biểu cho Hà Nội nên lượt bớt:Trả lời

Abcvn123 (thảo luận) 13:38, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC) Không có ai có ý kiến tôi đưa các hình trên ra khỏi bài nhé? Abcvn123 (thảo luận) 09:34, ngày 20 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hình ảnh phải bám sát với nội dung nữa chứ. Tôi thấy mấy hình đó hợp lý rồi.--123.24.234.146 (thảo luận) 06:05, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi khôi biết, vì có người treo bảng đó nên hỏi, chẳng thấy người đó trả lời. Tuy nhiên một số hình không phải là tiêu biểu của Hà Nội, ví dụ như phở, phở là đặc sản của cả miền Bắc chứ có riêng Hà Nội đâu, tương tự như xe máy, áo dài, ...Đâu phải thảy một đống hình vô bài là hay đâu, mình nên chọn những hình nào tiêu biểu nhất thôi. Abcvn123 (thảo luận) 15:04, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Xin hỏi nguồn uy tín nào nói là "phở không phải đặc sản của Hà Nội" hay "phở là đặc sản của cả miền Bắc"? GV (thảo luận) 15:16, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ít ra theo tôi được biết, phở có nguồn gốc từ Nam Định. Abcvn123 (thảo luận) 15:54, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ngay trong bài Phở cũng có ghi nhận sau, tôi xin trích:
Một số giả thuyết cho rằng phở có lẽ xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay; một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỷ 20.

--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:56, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Suy luận kiểu "nguồn ở đâu thì chỉ được là đặc sản ở đấy" như Abcvn123 thì chắc không người Hải Phòng nào dám tự hào vì món bánh mỳ cay của họ. GV (thảo luận) 16:00, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nhưng họ cũng tự hào về phở đấy. Nhiều người bán phở là gốc ở Nam Định. Vậy chắc xe máy và áo dài là đặc sản của Hà Nội hả :D Abcvn123 (thảo luận) 16:28, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Abcvn nặng về truy cứu nguồn gốc quá, trong nhiều trường hợp sẽ không đúng đâu và người ta cũng không truy gốc như thế để xét đó có phải là đặc sản hay không đâu. Tôi cũng được biết cây vải tổ ở Thanh Hà, Hải Dương lại được lấy giống từ Trung quốc đó. Mọi người nhìn chung đều hiểu như điều Dan2010 đã trích dẫn. Chớ máy móc như máy tính thế. Cách suy diễn này khiến những quốc gia hay vùng "sinh sau đẻ muộn" một cách tương đối so với nơi khác, ví dụ 3000 năm là ít hơn so với 3500 năm, thì vùng 3000 năm tuổi kia cũng là "vô bản sắc" vì đi vay mượn của vùng 3500 năm.--Ngô Tấn (thảo luận) 20:25, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Anyway, cho quá nhiều không tiêu biểu vào bài sẽ làm cho bài mất giá trị. Giống như một forum khoe hình. Abcvn123 (thảo luận) 20:55, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dân số

Dân số HN đến giờ có vài triệu Dân có gì mà tăng quá nhanh, chẳng qua do đô thị hóa chậm.123.24.195.231 (thảo luận) 14:59, ngày 3 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Gấp

Cần biên tập gấp phần "Hành chính".Quangbao (thảo luận) 06:33, ngày 15 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tạm lưu nội dung phần mở rộng Hà Nội

Mở rộng Hà Nội

Lý do mở rộng

Hà Nội cũ thời Pháp chỉ chứa chưa đến 20 vạn dân và đơn thuần là một khu đô thị hành chính, nơi đóng trụ sở của các công sở chính quyền. Phần quy hoạch cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh chỉ chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu làm việc của một số khu vực cấp thiết. Đến những năm 1968 - 1970 của thế kỷ trước, Hà Nội vẫn chưa đến 1 triệu dân và dự kiến sẽ không vượt quá 1,2 triệu. Nhưng thực tế hiện nay dân số Thủ đô đã lên tới 3.400.000 người, tức là đã gấp 3 lần sức chứa của hệ thống hạ tầng vốn có.

Việc phát triển đô thị một cách tự phát vào những năm vừa qua đã phá vỡ dần cấu trúc đô thị của thủ đô. Những ngôi nhà siêu mỏng, những hẻm siêu hẹp, những ngõ nhếch nhác, những khu dân cư tự phát đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường và các di sản văn hoá. Hàng trăm di tích lịch sử bị xâm lấn để làm nhà ở, thậm chí nhiều di tích còn bị xoá sổ bởi chính nhu cầu đô thị trong quá trình phát triển. Văn hoá kinh doanh sôi động của kinh tế thị trường tràn ra mặt tiền các khu phố một chụp giật, làm hỗn loạn cấu trúc văn hoá truyền thống của không gian đô thị. Bản thân các khu phố cổ được quan tâm bảo tồn nguyên trạng cũng ngày càng lộn xộn và chen chúc với mật độ dân số dày đặc. Bên cạnh đó, việc chỉ chăm chăm vào lo gìn giữ các ngôi nhà, phố cổ mà ít quan tâm đến chiều sâu văn hoá tiềm ẩn bên trong từng không gian phố cổ như Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, các nhà in đầu tiên của Hà Nội, phố Hàng Đàn - nơi làm ra những đàn tranh, đàn đáy... đang từng ngày từng giờ làm cho hồn vía của Hà Nội cổ kính trong ký ức ngàn năm bị phai nhạt đi nhiều, thậm chí có nguy cơ bị biến chất, tiêu vong.[1]

Việc mở rộng Hà Nội là thực sự cần thiết. Mở rộng mới là tiết kiệm đất. Sơ đồ Thủ đô mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây có các trục xuyên tâm và dải xanh đan xen cho thấy các khu mới phải mở ra xa khu trung tâm, có những vùng đệm mầu xanh ở giữa khu mới và thành phố cũ. Các dải xanh đó là các hành lang dẫn gió, đóng góp việc bảo vệ môi trường, sản sinh ra khí oxy. Nếu các dải xanh đó chật hẹp, thì đơn thuần chỉ là giải cách ly, chống ồn, chống bụi. Nếu dải xanh lớn hơn, có thể là một trang trại trồng cây ăn quả, hoặc là khu sản xuất rau sạch, hoa tươi cho thành phố, lớn hơn nữa, có thể tạo thành khu du lịch sinh thái hoặc thành phố vệ tinh như đang hình thành ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Các giai đoạn mở rộng Hà Nội

Ngày 4/11/1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận. Khi đó Hà Nội có 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã. Diện tích toàn thành phố khoảng 130km2, dân số khoảng 380.000 người.

Ngày 13/12/1954, sát nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm có phố Gia Lâm, khu nhà ga xe lửa Gia lâm, sân bay Gia Lâm và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) vào thành phố Hà Nội.[2] Sau đó ngày 4/1/1955, quận Văn Điển, được lập ra trong thời gian Hà Nội bị tạm chiếm gồm 23 thôn trong quận Văn Điển thuộc ngoại thành Hà Nội, bị giải thể.[3]

  • Mở rộng lần thứ nhất

Ngày 20/4/1961, sát nhập vào Hà Nội một số khu vực thuộc các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên.

Ngày 31/5/1961, gồm 4 khu phố và 4 huyện ngoại thành. Diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 586,13km2, dân số là 913.428 người.[4] Nội thành gồm khu phố Hoàn Kiếm có 46 tiểu khu, khu phố Ba Đình có 34 tiểu khu, khu phố Đống Đa có 48 tiểu khu, khu phố Hai Bà Trưng có 51 tiểu khu. Bốn huyện ngoại thành là huyện Thanh Trì gồm 1 thị trấn và 21 xã, huyện Từ Liêm gồm 26 xã, huyện Gia Lâm gồm 2 thị trấn và 31 xã, huyện Đông Anh gồm 23 xã.

Ngày 20/4/1978, hợp nhất xã Phú Diễn và xã Minh Khai thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội thành một xã lấy tên là xã Phú Minh.[5]

  • Mở rộng lần thứ hai

Ngày 17/2/1979, điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội. Năm 1980, tổ chức hành chính của Hà Nội gồm 4 khu phố nội thành;1 thị xã Sơn Tây gồm 3 phường và 2 xã; 11 huyện ngoại thành gồm: Ba Vì, Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm, Từ Liêm.

Ngày 12/8/1991, chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú; Chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây.

Đến 1/2008, thành phố Hà Nội có 14 đơn vị hành chính, gồm 9 quận, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, và 5 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì.

  • Mở rộng lần thứ ba

Ngày 29/5/2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008. Theo đó thành phố Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02ha (3.344,7002km2) và dân số là 6.232.940 người.[6]

Đây là lần mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích, dân số hiện tại của thành phố Hà Nội (cũ) và toàn bộ diện tích 219.341,11ha (2.193,4111km2) và dân số 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây (sau khi đã tách xã Tân Đức huyện Ba Vì về tỉnh Phú Thọ), diện tích và dân số huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc), diện tích và dân số của 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). [7]

Sau khi mở rộng, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và 577 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn.[8][9]

---

  1. ^ Cơ hội để giữ được bản sắc Hà Nội Báo Lao động. Truy cập 27 tháng 10 năm 2009
  2. ^ Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 420-TTg
  3. ^ Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 436-TTg
  4. ^ Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 78-CP
  5. ^ Phủ Thủ tướng có Quyết định số 70-BT
  6. ^ Địa lý thanglong.vietnamplus. Truy cập 30 tháng 10 năm 2009
  7. ^ Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai, thành phố Hà nội, các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội, thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc, chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội.
  8. ^ (sau khi đã tách xã Tân Đức huyện Ba Vì về tỉnh Phú Thọ và nhập 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình)), Thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ ba thanglong.vietnamplus. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2009
  9. ^ Nghị quyết số 15/2008/QH 12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ.

Chất lượng bài viết hiện nay

Bài này sắp lên Trang Chính một lần nữa , nhưng xem ra có nhiều điểm cần phải xem lại. Nói thật lòng tôi thấy chất lượng của nó bây giờ kém khi mới được gắn sao.

  • Nhìn mục lục giò mới chán làm sao. Chỉ có vài tiêu đề bằng chằn chặn. Mục dân cư sao phải nằm riêng mà không cho chung vào mục địa lý?
  • Bài chưa đủ hình hay sao mà còn thêm thư viện hình?
  • Mục hành chính rất khổ sở khi phải cõng thêm cái mở rộng Hà Nội. Hành chính là để nói đến Hành chính Hà Nội hiện nay, sao lại phái lý do mở rộng hà nội... Nội dung mục Các giai đoạn mở rộng Hà Nội toàn ngày, ngày và ngày, không khác gì bài Biên niên sử Hà Nội.
  • Du lịch nằm trong văn hóa, sao không để nó nằm trong kinh tế? Nó là 1 ngành kinh tế cơ mà.
  • Hà Nội trong nghệ thuật, xem thêm toàn dí thể loại vào? Sao phần kinh tế, địa lý không xem thêm thể loại kinh tế, địa lý Hà Nội đi?
  • Mục Xem thêm thì dí một linh kết ngoài, một bài về trận mưa chẳng ra đâu vào đâu.
  • Liên kết ngoài dính ngay máy quả spam mà chẳng thấy ai ý kiến gì.

1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chán quá đi.--118.71.247.198 (thảo luận) 07:01, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Còn có vài ngày nữa, không hiểu bài có kịp đại tu không. Vừa gửi SMS cho Paris và GV. Nhưng Paris lâu rồi không tham gia, hy vọng GV và các thành viên hiện nay chung tay sửa sang bài viết. Ra đường thấy vẫn ngổn ngang, vào Wiki cũng vậy, chán đại lễ 1000 năm quá đi.--118.71.247.198 (thảo luận) 07:24, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lý do gì để khẳng định bài này sắp lên trang chính trong vài ngày nữa ở Wikipedia. Không có lý do gì để ưu tiên trong trường hợp này cả. Muốn đưa bài này lên trang chính trong tuần tới phải tuân theo quy định biểu quyết Wikipedia:Bài chọn lọc. ASM (thảo luận) 15:47, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
@118.71.247.198: giỏi cứ vào sửa đi ông bạn, ngồi đó mà chê. Ông bạn ở Hải Phòng mà cũng kêu "ra đường thấy ngổn ngang" à?123.16.255.160 (thảo luận) 15:58, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
@ASM: đã biểu quyết cả năm rùi sao còn đòi biểu quyết lại? vì đăng lại mà phải biểu quyết lại á? Nghe hỏi đây: Bây giờ bạn là thành viên lâu năm, tại bạn nghỉ vài tháng mà bắt bạn phải chịu cảnh "không sửa được trang khóa bán trong 7 ngày" bạn có chịu được không? Bạn có kêu toáng lên là oan uổng không?123.16.255.160 (thảo luận) 16:01, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tớ nhờ hai người ASM và 118 viết gấp cho 1 bài để thứ 6 tuần này đề cử lun làm bài chọn lọc cho tuần sau, mọi người sẽ biểu quyết gấp trong thứ 7 và chủ nhật. Làm được không làm đi!123.16.255.160 (thảo luận) 16:05, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
@IP:123.16....Tôi không nói tới chuyện tôi sẽ viết bài mới, tôi đang hỏi anh: 1) Quy định nào của Wikipedia dùng lại các bài chọn lọc cũ đưa lên trang chính, 2) Giả sử có quy định này thì tại sao Wikipedia phải đưa bài Hà Nội mà không phải là bài khác lên trang chính trong tuần tới. ASM (thảo luận) 16:12, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vậy có phải ông bạn định đòi gỡ lun bài Thuyết vô thần cũng là bài chọn lọc cũ khỏi trang chính tuần này phải không?123.16.255.160 (thảo luận) 16:16, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
IP này có kiểu thảo luận lan man hay thật, tôi đang đặt câu hỏi 1 và 2. Nếu 1 đúng thì ở câu hỏi 2 là vì lý do nào để đưa bài Hà Nội một lần nữa làm bài chọn lọc trong tuần tới mà không phải là bài chọn lọc khác. ASM (thảo luận) 16:43, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hiện nay ở mục bầu chọn vẫn chưa có bài mới nên theo thường lệ tôi thấy có thể đưa nó lên trang chính. Cá nhân tôi ủng hộ việc này, nên để các bài thuộc dạng hot lên trang chính nếu có thể như 1 số thành viên hay đề xuất (xem bài Obama là ví dụ).--113.22.43.49 (thảo luận) 16:03, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu người ta nói đúng thì công nhận. ở Wiki làm gì có kiểu ông ngon ông vào viết bài đi, ông không viết thì đừng có ý kiến. Không sửa được thì quay lại cái bản khi nó vừa được chọn lọc.--125.235.49.53 (thảo luận) 16:34, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thật buồn cười, bao nhiều bài khác đăng lần 2 thì không ai nói gì. Đến bài Hà Nội và đúng dịp đại lễ lại có người kêu.--125.235.49.53 (thảo luận) 16:44, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đó là những người rỗi hơi, ngứa mồm hỏi để quậy chứ không vì mục đích tốt cho wikipedia.123.16.255.160 (thảo luận) 17:08, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi rất ít khi thảo luận với các người dùng IP, đặc biệt là với những trường hợp thảo luận không có lý luận và theo quy định nào ở Wikipedia, tuy nhiên để cho các người dùng IP (123.16.255.160 và 125.235.49.53) hiểu thêm một chút về Wikipedia thì tôi dành chút thời gian giải thích với các bạn: Thứ nhất: Nguyên tắc từ trước đến nay, khi tuần kế tiếp chưa chọn được bài chọn lọc thì trên trang chính tuần tới vẫn tạm dùng bài cũ của tuần trước. Thứ 2: Không phải vì lý do chúng ta là người Việt, là vì Hà Nội nên ưu tiên đặc cách cho bài Hà Nội này vào, mọi việc đều phải theo hệ thống quy định của Wikipedia, Wikipedia này tồn tại và phát triển là nhờ những quy định này, còn làm theo ý mình không theo quy định mới chính là phá hoại đó IP 123.16.255.160. Còn nếu thực sự có một số thành viên bao gồm cả người dùng IP trên muốn Hà Nội lên trang chính trong tuần tới không theo quy định thì nên đăng nhập để bỏ phiếu ủng hộ và kêu gọi sự ủng hộ đồng thuận từ các thành viên khác nữa. Một lần nữa tôi nhắc lại, cái gì cũng phải tuân theo quy định của Wikipedia thì Wikipedia mới phát triển tốt được. ASM (thảo luận) 09:09, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Luật lệ cũng nên có linh hoạt, tôi ủng hộ việc để bài Hà Nội lên trang chính trong ít nhất là tuần sau, thứ nhất vì bài đã được chọn lọc, thứ hai là vì chắc chắn lượng truy cập bài này sẽ tăng trong đợt này góp phần quảng bá tốt cho Wikipedia tiếng Việt và thứ ba là việc đó cũng có ý nghĩa. GV (thảo luận) 03:08, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vừa giải quyết xong vụ các link tham khảo hỏng/dead. Mọi người thử xài công cụ dò link hỏng xem lại hộ với. Newone (thảo luận) 05:27, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phát hiện 4 link hỏng -- ClanKeytalk-butions 05:34, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ai đó đã sửa và thay link khác rồi. TNMH thử dò lại xem? Newone (thảo luận) 06:04, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quan điểm của ai?

Trong mục Lý do mở rộng có câu: Việc mở rộng Hà Nội là thực sự cần thiết. Mở rộng mới là tiết kiệm đất....mà không ghi nguồn từ đâu, xin hỏi câu này là của tổ chức cơ quan nào nhận định vậy hay đây là nhận định của Wikipedia tiếng Việt 113.22.46.47 (thảo luận) 07:20, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC) Việc mở rộng Hà Nội là thực sự cần thiết. Mở rộng mới là tiết kiệm đấtTrả lời

  • "Việc mở rộng Hà Nội là thực sự cần thiết", điều này đã được phổ biến đến mọi tầng lớp dân chúng cùng các ban ngành... hơn nữa, việc mở rộng đã chính thức thực hiện được mấy năm nay rồi(!). Và, gồm các trường đại học, bệnh viện, công sở, xí nghiệp sản xuất, khu tập thể công nhân, ký túc xá sinh viên... được chuyển đến hoặc xây mới trên những vùng đất đang bị bỏ hoang phế giáp với vùng đất Hà Nội (khi chưa mở rộng), ý nghĩa của sự chuyển đổi đó chính là "Mở rộng mới là tiết kiệm đất". Thế nên không nhất thiết phải ai đó (có danh, vị hay tổ chức cơ quan nào) mới được khẳng định những điều mang tính phổ cập và khách quan nêu trên đây. Bất cứ người nào, kể cả bạn (có địa chỉ IP: 113.22.46.47) nếu là thành viên của Wikipedia đều có thể nêu ra những chính kiến riêng, hay nhận định, miễn là được số đông tán đồng, chấp nhận. PhocoKK (thảo luận) 11:53, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Linh tinh quá. Đưa ra nhận định thì thoải mái, nhưng không được cho vào bài. Cho vào bài là phải có nguồn.--125.235.49.61 (thảo luận) 13:46, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài Hà Nội và đại lễ 1000 năm

Tôi có mấy đề nghị thế này, mời các bác vào cho ý kiến:

  1. Đưa bài Hà Nội lên Trang chính đúng vào ngày 1 tháng 10 và nằm đó cả tuần sau. Đưa bài chọn lọc cũ lên trang chính thì đầy tiền lệ rồi. Bài thuyết vô thần cũng là cũ, tội gì không đưa bài Hà Nội lên dịp này để quảng bá cho Wiki.
  2. Chất lượng bài giờ đúng là có một số vấn đề. Vậy thì quay lại nội dụng khi nó vừa được bầu chọn lọc. Sau dịp này tất nhiên sẽ tiếp tục thao luận sửa sang tiếp.
  3. Bán khóa bài để cho những thành viên IP như tôi không sửa được (cũng chỉ trong dịp này thôi).

Nghĩ lại thì thấy bán khóa có thể không cần thiết vì bài hot girl thế này nhiều người quan tâm, phá là lùi lại ngay. --125.235.49.53 (thảo luận) 16:55, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đồng ý với bạn.--Ngố (thảo luận) 17:13, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Các IP có công lớn nhất [cần dẫn nguồn] trong phát triển wikipedia tiếng Việt. Cho nên nếu khóa bài thì hãy nằm mơ về việc cải thiện bài nhé. --222.252.103.42 (thảo luận) 17:14, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý kiến cũng khá hay, tuy nhiên cũng như thành viên ASM tôi thấy việc đặt HN làm bài chọn lọc là hơi cảm tính, có lẽ cần thêm sự ủng hộ của các thành viên khác nữa thì mới cho vào bài chọn lọc từ 1/10 đến 10/10 như đề nghị của bạn, tốt nhất là ý kiến ủng hộ của các thành viên đăng nhập chứ đừng là ý kiến ủng hộ như tụi IP chúng ta --113.22.46.47 (thảo luận) 17:16, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đề nghị 222.252.103.42 cho nguồn về "công lớn nhất".--Ngố (thảo luận) 17:17, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ông đúng là ngố thật. --222.252.103.42 (thảo luận) 17:25, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Không dẫn được nguồn chỉ nói lung tung. Không chắc có nguồn không phát ngôn thế thì còn... hơn tôi.--Ngố (thảo luận) 17:52, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Những ai thắc mắc mời trả lời câu hỏi đã được đặt ra ở trên: sao Thuyết vô thần hay các bài chọn lọc khác được dùng lại thì không ai thắc mắc? thắc mắc theo "đơn đặt hàng" phải không?113.190.131.17 (thảo luận) 17:20, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

TÔI ĐỀ NGHỊ TRONG VÒNG 24 GIỜ TỚI NẾU NHỮNG AI THUỘC PHÁI "THẮC MẮC BÀI HÀ NỘI" KHÔNG TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU HỎI TRÊN THÌ DẸP VÀ CHẤM DỨT NHỮNG CÂU HỎI QUẤY RỐI LÀM MẤT THỜI GIỜ CỦA MỌI NGƯỜI ĐI CHO! Thích quậy thì thảo luận đòi gỡ Thuyết vô thần hiện tại trước đi!113.190.131.17 (thảo luận) 18:01, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thuyết vô thần đưa lên trang chính là vì trong tuần qua không có bài nào được chọn lọc. Hà Nội đưa lên trang chính vì đúng tuần đúng dịp (quảng bá thêm cho Wiki). Nhưng khi hết tuần thì bài khác sẽ lên trang chính chứ không tiếp tục là Hà Nội! Một lý do chính là đây không phải là Wiki Việt Nam! -- ClanKeytalk-butions 05:27, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hà Nội cũng lên trang chính tuần sau vì không có bài chọn lọc mới, nếu ai không đồng ý cho nó lên trang chính tuần sau thì mời đem 1 bài khác cũng là chọn lọc cũ ra để ứng cử với nó. Như thế cho nó chấm dứt cái trò anti vớ vẩn đi, ngán mấy cái trò bảo vệ Wp việt với không việt quá. Cứ thấy có Việt là anti, bó tay luôn.--113.22.43.49 (thảo luận) 06:19, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Người dùng IP trên hay thật, cứ yêu cầu bài HN đặt vào tuần tới mà không hề dựa theo một quy định hay sự đồng thuận của các thành viên đăng nhập (dùng IP nặc danh không có giá trị). Còn thắc mắc về bài Thuyết Vô Thần thì Minh Huy đã giải thích đầy đủ rồi đó. Đưa lên trang chính được sắp theo bài gần nhất, nếu tuần tới không có bài chọn lọc thì lại phải dùng lại bài của tuần trước đó. Hãy dùng lý luận để thuyết phục người khác đi IP, chứ không không nên cứ nói lấy được như vậy. ASM (thảo luận) 06:29, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
IP đã xem qua trang ứng cử chưa mà phát ngôn thế? -- ClanKeytalk-butions 06:37, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thì ra bạn muốn nói là 2 tuần nó cùng lên trang chính phỏng ? Tuần 40 thì như Thuyết vô thần không ý kiến, ý cò gì nhé ? Tuần 41 (giờ mới biết) mọi người đang gấp rút sửa chữa, các bạn không giúp được gì thì cũng nên động viên hoặc thì ngồi im mà nhìn mọi người khác làm thế nào chứ đừng đứng chỉ tay 5 ngón thế chứ. Mọi người muốn đưa nó lên trang chính cũng chả phải là để quảng cáo cho cái Hà Nội như các bạn nghĩ đâu, Hà Nội có biết tôi là ai đâu mà cảm ơn phỏng. Nghĩ thiển như tôi và có thể thêm như nhiều bạn khác nữa đưa Hà Nội trong dịp được nhiều người quan tâm cũng chỉ để cái Wipkipedia Tiếng Việt thế giới này được nhiều người ở Việt Nam biết nhiều hơn, có tí tẹo thế thôi đấy.thảo luận quên ký tên này là của 113.22.43.49 (thảo luận • đóng góp).

Mà khỏi tranh cãi:
  1. Bài Thuyết vô thần sẽ lên Trang Chính đến hết tuần
  2. Hà Nội lên Trang Chính từ 4 - 10 (hết Lễ)
  3. Đã có bài chọn lọc sau Hà Nội
OK? -- ClanKeytalk-butions 06:52, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
  1.   Đồng ý, đã có bài Kanon cho tuần 41 và tương lai tuần 42 trở đi có thể lại trở về với các bài chọn lọc cũ--113.22.43.49 (thảo luận) 07:03, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý, đồng ý vì Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm tuổi.--113.22.70.74 (thảo luận) 12:38, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
  3.   Đồng ý, ủng hộ --113.22.46.47 (thảo luận) 16:34, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
  4.   Đồng ý Đáng lý thì không cần cuộc bỏ phiếu này, nhưng vì có ý kiến ý cò thì bỏ cho đủ hình thức.--Ngố (thảo luận) 12:35, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
  5.   Đồng ý Bài viết cần ổn định trước khi lên Trang chính, cần thiết thì tạm khóa.pq (thảo luận) 10:23, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đưa lên trang chính ngày 1/10

Tôi thấy ý kiến đưa bài lên ngay từ ngày 1 cũng rất hay. Bài Thuyết vô thần cũng chỉ là một bài cũ. Chúng ta có thể tạm sửa để từ 1 tháng 10 bài chọn lọc trên Trang Chính sẽ là bài Hà Nội. Sau khi hết tuần, sẽ sửa lại như cũ, tức tuần 39 là Thuyết vô thần, 40 là Hà Nội và 41 là Kanon.--Paris (thảo luận) 07:19, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trường hợp đưa bài Hà Nội vào có thể là ngoại lệ nếu các thành viên cùng đồng thuận, tuy nhiên thời điểm đưa vô trang chính vẫn phải tuân theo quy định ở Wikipedia từ đầu tuần tới (tức ngày 4/10/2010). Quy định của Wikipedia đã có, đừng có làm cho tính "pháp lý" của nó bị giảm giá trị đi. ASM (thảo luận) 07:31, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cho "pháp lý" vào ngoặc kép là biết ASM coi trọng nó đến đâu rồi. Suốt từ hôm qua chỉ quấy rầy mọi người.123.16.249.81 (thảo luận) 13:03, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
IP này lười tìm hiểu các quy định về bài chọn lọc quá, dẫn hộ cho bạn, "pháp lý" của Bài chọn lọc là đây Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc. Còn cái gọi là từ hôm qua tới giờ chỉ quấy rầy mọi người thì tôi xin miễn bình luận với bạn. ASM (thảo luận) 16:26, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ý kiến của Paris hay đó chứ, chúng ta cũng nên linh hoạt trong các qui định, tôi cảm thấy chúng ta áp dụng các qui định hơi máy móc thì phải ?--men béo (thảo luận) 13:18, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nếu tôi không nhầm thì chúng ta chưa từng xây dựng các quy định về việc đưa bài chọn lọc cũ lên Trang Chính. Đây chỉ là điều bắt buộc khi mà Wikipedia tiếng Việt không có đủ bài để giới thiệu trên Trang Chính mỗi tuần. Chúng ta có một số tiền lệ trong việc này. Trong số những bài đưa lên Trang Chính lần thứ 2 (Bóng đá, Viện Viễn Đông Bác cổ, Cách mạng tháng Bảy, Đá phiến dầu...) thì Bóng đá được chọn vì dịp đó đang diễn ra giải vô địch bóng đá thế giới.
Ngày mai 1 tháng 10 là ngày khai mạc lễ kỷ niệm 1 ngàn năm thành phố Hà Nội. Tôi đề nghị chúng ta bỏ qua các quy định và đưa bài lên Trang Chính sớm. Bài xuất hiện vào dịp khai mạc lễ sẽ thú vị và ý nghĩa hơn so với ngày 4. Mong mọi người cho ý kiến.--Paris (thảo luận) 17:07, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi ủng hộ việc này, nhưng wiki của chúng ta cơ bản vẫn phải là đồng thuận. Vì vậy nên tôi nghĩ cần 1 hoặc vài thành viên đủ uy tín nữa ý kiến thêm việc này--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 17:37, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ là không cần thiết phải đưa vào đúng ngày 1. Những ngày được chọn tổ chức lễ đâu dựa vào lịch sử đâu? NHD (thảo luận) 21:16, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có thể họ không dựa vào lịch sử, nhưng chúng ta vẫn có thể dựa và ngày họ chọn khai mạc đại lễ để đưa bài lên Tranh Chính. Mục đích là giới thiệu một bài viết đang được quan tâm thôi, đâu cần liên quan gì đến lịch sử.--Paris (thảo luận) 21:23, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cùng ý kiến với NHD, đồng ý đưa bài Hà Nội vào dịp này, nhưng nên theo quy định từ trước đến nay: bài chọn lọc lên trang chính vào ngày đầu các tuần (thứ 2, ngày 4/10/2010). ASM (thảo luận) 03:56, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Như các IP đã nói việc lên trang chính sớm là không vì mục đích cá nhân, các thành viên mong đưa lên sớm cũng chỉ muốn tốt cho dự án này vì lượng truy cập vào trang chính bao giờ cũng cao hơn hẳn các trang khác do đó sẽ giúp thu hút độc giả cho wp tv. Đó là cái lợi nói đi nói lại mấy hôm nay. Về cái hại sẽ có, nếu thế nó sẽ không tuân theo nguyên tắc 1 tuần 1 bài, nhưng tôi nghĩ cái hại này chắc sẽ không bằng cái lợi đã chỉ ra kia.--adj (thảo luận) 04:19, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Link chết

Bài này hiện có quá nhiều thông tin không thể kiểm chứng được do các nguồn không có hoặc không truy nhập được: 33. Newone (thảo luận) 06:11, ngày 5 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Số liệu

Tôi thấy các số liệu ở trang chínhphu.vn và của tổng cục thống kê về dân số Hà Nội là khác nhau, vậy nên làm thế nào?--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 17:37, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phần hành chính tôi thấy vẫn còn cái lỗi nên xóa đi: hội đồng nhân dân thành phố chỉ có 95 người mà 0,6% lại thuộc dân tộc thiểu số, suy ra có 0,57 người thuộc dân tộc thiểu số. Vậy có nghĩa là người này là một nửa Kinh một nửa thiểu số hay sao??? NHD (thảo luận) 18:52, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi đang sửa bài, khi tới phần đó tôi sẽ xem lại liên kết ngoài. Nếu vẫn lỗi như vậy thì đành xóa đi. Phần mở rộng Hà Nội cũng nên bỏ vì không ăn nhập và làm loãng nội dung bài.--Paris (thảo luận) 18:55, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Và vì những hạt sạn thế này nên coi như khỏi lên Trang Chính hôm nay nhé:), dù gì cũng mất ý nghĩa nên mùng 2 hay mùng 4 cũng như nhau -- ClanKeytalk-butions 02:39, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Các cái này hôm qua chúng tôi đã sửa lại theo nguồn mới nhất của tổng cục thống kê rồi.--adj (thảo luận) 03:52, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi vẫn thấy bài dùng bản mẫu chinh nguyễn? -- ClanKeytalk-butions 04:02, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Link nào dead. Chỉ ra đi để người ta biết còn thay.--125.235.49.59 (thảo luận) 04:08, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi đã thay link rồi.--adj (thảo luận) 04:11, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Diện tích Hà Nội là bao nhiêu: 3.324,92 hay 3.344,60 km²? 117.5.61.240 (thảo luận) 17:16, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chép

Đoạn dân số bài này và trên trang UBND giống hệt nhau. Ai chép của ai đây?--125.235.49.54 (thảo luận) 07:19, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là ủy ban nhân dân vì đoạn này trên wiki có rất nhiều nguồn--adj (thảo luận) 08:18, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Xem ngày thì thấy Wiki có trước. Trên trang của UBND có sau (10:49 14/12/2009)--125.235.49.56 (thảo luận) 13:21, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phố ẩm thực

Nhìn ảnh bát phở chán quá. Bác nào buổi tối qua phố ẩm thực Tống Duy Tân chụp cái ảnh thì ngon hơn nhiều. Nhìn hàng quán mới thích, chứ nhìn bát phở to uỳnh chỉ thêm chán cơm.--123.24.254.157 (thảo luận) 10:51, ngày 3 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn có thể vào trang diễn đàn hanoistory để yêu cầu giúp, ở đó có nhiều thành viên là nhiếp ảnh gia chụp ảnh về hà nội--adj (thảo luận) 08:22, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Phố Tống Duy Tân lèo tèo mấy mống mà, có đẹp lắm đâu, bạn IP thử mô tả xem bạn yêu cầu bức ảnh thế nào tôi chụp cho. GV (thảo luận) 09:39, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Phố đấy đông và nhiều hàng quán đấy chứ. Sao lại nói lèo tèo vài mống. Chụp thế nào để không xấu mà lại thể hiện rõ kiểu ăn hàng ngoài đường của Hà Nội là được.--125.235.49.56 (thảo luận) 13:19, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Rút gọn

Bài này dài quá, nên lược bỏ bớt các thông tin rườm rà sang các bài chi tiết. Tôi vào bằng mobile luôn bị báo lỗi không đọc được.thảo luận quên ký tên này là của 117.5.82.121 (thảo luận • đóng góp).

Tôi nghĩ trang thảo luận này đã 30kb, nên nếu bạn vào đây được thì cũng vào bài chính được chứ nhỉ?--adj (thảo luận) 08:15, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Khu thành cổ

"Trải qua nhiều lần phá hủy, xây dựng lại rồi tiếp tục bị tàn phá, hoàng thành Thăng Long hiện chỉ lưu lại ở một vài dấu vết"(?) Tham khảo di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Bài chọn lọc

Đã là bài chọn lọc nằm trên Trang Chính tất phải có chất lượng. Ai dè! mới đọc có một đoạn ngắn chút xíu mà thấy sợ, không hiểu gì trơn. Nhờ các bác dân Hà Nội gốc giải thích giùm nhé:

  1. "Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.": miền Bắc có một thủ đô? miền Trung có thủ đô không, thành phố nào vậy?
    Là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lúc đó có lãnh thổ là Miền Bắc Việt Nam. Newone (thảo luận) 04:10, ngày 8 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
  2. "Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc.": Hà Nội bây giờ là thành phố to nhất nước mà còn chật chội à? Lý do, lý trấu "dân số tăng, xe máy tăng" cần có chú thích kèm theo, chuyên kiếm cớ đổ thừa không hà.
    Là nói nội ô Hà Nội trở nên chật chội. Newone (thảo luận) 04:10, ngày 8 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
  3. "Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú...." và sau đó là "... Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng": khi thì nằm giữa khi thì ở tây bắc?
    Xem bản đồ thì thấy Hà Nội nằm hơi chếch về phía tây bắc so với trọng tâm hình học của đồng bằng sông Hồng. Newone (thảo luận) 04:10, ngày 8 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
  4. "Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn." và "... nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác". Tóm lại Hà Nội nằm ở đâu? Hà Nội chủ yếu nằm ở phía Bắc sông Hồng à?
    Sông Hồng chảy từ tây bắc xuống đông nam, do đó hữu ngạn là nằm về phía đông nam sông Hồng. Bản đồ cho thấy có đến 75-80% là nằm bên hữu ngạn tức phía đông nam của sông.
  5. "Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội.": trung tâm lịch sử của thành phố Hà Nội là cái khu vực cụ thể nào ở Hà Nội có phải là quận Hoàn Kiếm không? luôn giữ vị trí đặc biệt với Hà Nội là đặc biệt gì?
    Đúng rồi, trung tâm lịch sử, văn hóa, hành chính và kinh tế của Hà Nội từ trước cho đến năm 2011 là tập trung ở quận Hoàn Kiếm. Trung tâm hành chính của Hà Nội là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố nằm ở quận này. Newone (thảo luận) 04:10, ngày 8 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
  6. "Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng": là sao? ô nhiễm là hệ quả tất yếu của đô thị hóa? có xử lý nước trước khi đổ vào sông không? có ăn tiền rồi lơ cho các công ty không vận hành nhà máy xử lý nước thải không? nguồn dẫn chứng cho cái nguyên nhân ô nhiễm sông hồ Hà Nội này ở đâu?
    Ô nhiễm là hệ quả tất yếu của đô thị hóa một cách không khoa học, tự phát. Newone (thảo luận) 04:10, ngày 8 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
  7. "Cũng có những trường hợp, một gia đình có người đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan tỉnh khác và đem theo gia quyến, đôi khi cả họ hàng" Cái trang [14] http://www.hanoi.gov.vn/web/guest/home?ssw258e825c có giải thích gì về nguồn gốc dân cư Hà Nội đâu? Làm quan tỉnh khác liên quan gì đến Hà Nội?
    Có chứ, vì họ thay đổi chỗ ở, tự vùng này của Hà Nội sang vùng khác của Hà Nội hoặc ra ngoài Hà Nội nên gây ra xáo trộn dân cư

Thôi không thèm đọc tiếp nữa, đọc thêm chút nữa chắc lên tăng xông hết ngủ được.Xuxi (thảo luận) 14:28, ngày 7 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bác thật tinh ý, đúng là bài còn củ chuối thế này mà hùa nhau làm bài chọn lọc được thì đúng là dỡ hơi. --113.22.70.145 (thảo luận) 14:39, ngày 7 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mời bạn Xuxi đọc tiếp để phát hiện ra nhiều lỗi hơn nữa để mọi người cùng sửa. Nếu có lên tăng xông thì tôi sẽ điều đội đến giúp. Dù gì đi nữa thì không phải cứ bài chọn lọc là hoàn hảo đâu bạn, tôi thấy nhiều bài chọn lọc cũng có rất nhiều lỗi mà. Tôi thấy vài ý bạn nếu ra hợp lý còn lại tôi phải kiểm lại mới biết. Tuy nhiên, không phải cứ đất rộng là không chật chội, rộng mà không qui hoạch hợp lý thì cũng chật chội thôi. Abcvn123 (thảo luận) 15:01, ngày 7 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chật chội và đông vui đều... giống nhau. Khi khách ở quê lên Hà Nội và muốn ở lại vài bữa thì cũng trong cùng một không gian mà chủ nhà phát biểu ra 2 cảm nhận không giống nhau. Ngoại thành Hà Nội mới không chật chội. Qui hoạch hợp lý hay không không quan trọng bằng qui hoạch treo. Mà không bàn chuyện chật chội hay không chật chội, cái câu phát biểu cảm tính không có dẫn chứng thì dễ bị xóa lắm nghe.Xuxi (thảo luận) 11:10, ngày 9 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Quen ghê, cái tinh ý của 113.22 nói cứ như là meomeo, Bánh Ướt ấy nhỉ. Chỉ giỏi thảo luận bới bọ cho mọi người cãi lộn chứ chả viết được gì mà nêu ý kiến xong cũng không bao giờ sửa được cái gì.113.190.139.173 (thảo luận) 17:43, ngày 7 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ở Wiki không ai bắt được ai viết bài, không ai cấm được ai thảo luận, nhưng mà kiểu chẳng bao giờ viết được chữ nào mà thảo luận cứ như cán bộ lãnh đạo thì bị người khác ghét ráng chịu. Xuxi cứ thử đọc kỹ lại chính ý kiến của mình xem viết được mấy chữ trên đã logic chưa nhé. Hà Nội không chật thì chắc Hà Nam, Hưng Yên mới đủ chật chội nhỉ.--125.235.49.49 (thảo luận) 18:21, ngày 7 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nếu Xuxi làm lãnh đạo thì Xuxi sẽ nói là Hà Nội còn chật lắm, chỉ mới là một trong 17 thủ đô lớn trên thế giới thôi, nhiều nơi mật độ dân số lên tới gần cả nghìn người trên một km vuông. Xuxi sẽ quy hoạch vài con đường trục to to và mở rộng Hà Nội thêm một lần nữa về phía... (tạm thời chưa lộ ra) Chờ Xuxi làm lãnh đạo rồi sẽ biết Hà Nội có chật chội hay không.Xuxi (thảo luận) 11:10, ngày 9 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Pó tay với mấy ông IP trên, người ta góp ý tìm ra những điểm bất cập sai sót trong bài này lại không biết cảm ơn lại còn nhảy vô công kích thành viên Xuxi, lại còn ám chỉ người này người nọ, cứ nhìn tư cách và tư duy của mấy IP này: 113.190.139.173, 125.235.49.49 thì biết ngay chất lượng bài ở cái Wikipedia này nói riêng và bản chất người Việt nói chung biết khi nào mới khá hơn được, Ôi thằng người - bắt chước bác Mekong cái (xin lỗi tôi hồi này hơi gay gắt, nhưng vì thấy tinh thần cầu thị cho chất lượng bài viết ở cộng đồng Wikipedia ngày càng giảm). ASM (thảo luận) 03:59, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tin là những vấn đề chưa hợp lý trong bài sẽ được nhiều thành viên góp sức để hoàn thiện PhocoKK (thảo luận) 01:59, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thử đọc thêm vài câu nữa nhé:
  1. ''Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.[2]": câu vụng, đem sự phát triển của các quận nội thành của Hà Nội cũ so với các huyện ngoại thành Hà Nội mới là... nhận xét khập khiểng. "Nhiều" là bao nhiêu: nhiều người dân ở các thành phố lớn trên khắp thế giới vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu chứ không riêng ở Hà Nội. Nguồn dẫn chứng [2] không ăn nhập với câu trích dẫn.
  2. ""Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.[5]": hình như độ cao trung bình này là của Hà Nội cũ, cộng Ba Vì vào thử coi.
  3. "Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ.": thành phố đặc biệt... so với các thành phố nào?
  4. "So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch... Mặc dù vậy, các thống kê cho thấy du lịch Hà Nội không phải là một thành phố du lịch hấp dẫn": câu vụng, không chứa thông tin, không dẫn chứng.
  5. "Mặc dù là thủ đô của một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giầu có.[76] Điều này đã khiến những cư dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi.": lại đặc biệt? đương nhiên ở Việt Nam và nhiều nước khác nữa tầng lớp thu nhập thấp thì phải sống trong điều kiện chật chội và thiếu tiện nghi rồi. Trích dẫn không đúng ý của nguồn: ý người ta là... lãnh lương xong là gửi tiết kiệm, không ăn, không uống, vài chục năm sau thì mới có cơ may mua được căn nhà.
  6. "Theo con số năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 mét vuông một người.[36] Ở những khu phố trung tâm, tình trạng còn bi đát hơn rất nhiều. Nhà nước cũng không đủ khả năng để hỗ trợ cho người dân. Chỉ khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở.[77]": hiện tại vẫn còn chế độ phân phối nhà ở à?
  7. "Trong hội họa, có lẽ người thành công và gắn bó nhất với Hà Nội là họa sĩ Bùi Xuân Phái. Quê ở xã Vân Canh, Hà Đông, Bùi Xuân Phái theo học tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và hầu như cả cuộc đời sống tại Hà Nội. Trong tranh của Bùi Xuân Phái, Hà Nội mang đầy vẻ xưa cũ với những ngôi nhà mái nâu, những con phố nhỏ. Những bức vẽ về phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái ngày nay đã trở nên nổi tiếng, thường được biết đến với tên gọi Phố Phái. Ngoài ra, còn có một số họa phẩm của các họa sĩ khác vẽ về người Hà Nội đã đi vào lịch sử: Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân, Em Thúy của Trần Văn Cẩn, Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi của Nguyễn Đỗ Cung...": không có dẫn chứng. Xem bài Bùi Xuân Phái không có thông tin nào nói ông là người thành công và gắn bó với Hà Nội chứ chưa nói đến xếp "hạng nhất". Cô Thuý là cháu của hoạ sỹ Trần Văn Cẩn quê ở Hải Phòng đâu phải là người Hà Nội? Cô Sáu có chắc là người Hà Nội? Thợ dệt ở Nhà máy 8/3 là người Hà Nội? Nếu không có nguồn thì xếp vô NCCCB.
  8. "Giá trị cốt lõi trong suốt 1.000 năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội là văn hiến, anh hùng, hòa bình - hữu nghị": giá trị này đã được nhiều nhà nghiên cứu phát biểu trong một cuộc hội thảo nghiêm túc có nguồn dẫn đáng tin cậy Giải bài toán di dân vào Hà Nội 08/10/2010 23:31:có nên đưa thông tin này vào bài không?Xuxi (thảo luận) 10:00, ngày 9 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Câu "đồng thời là thành phố đứng bét Việt Nam về diện tích tự nhiên"

Vì sao lại nói như thế này. Tôi tra kỹ rùi, HN lớn nhất cơ mà, sao lại bảo là đứng thứ bét về diện tích tự nhiên? Banhtrung1 (thảo luận) 13:07, ngày 15 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Lâu lâu có phá hoại tinh vi, bạn thấy thì lùi sửa giúp. Nếu không thì có khi không chỉ 4 ngày như thế này mà đến 40 ngày nó vẫn còn nguyên. ~ Violet (talk) ~ 13:27, ngày 15 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phân cấp hành chính

Tôi thấy bản phân cấp hành chính Hà Nội ở các huyện Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín bị lệch, đề nghị sửa lại! Cuong H. Nguyen (thảo luận) 15:21, ngày 11 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sai sót này là lỗi của tôi đã không sửa lại khi nâng cấp bản mẫu Danh sách đơn vị hành chính. Vì thiếu các tham số mật độ dân số nên bị như vậy. Hiện tại tôi không có thời gian để tìm số liệu mới nên sẽ chỉ sửa tạm. Nếu bạn biết nguồn thông tin, có thể xem lại bản mẫu và ví dụ ở bài Đà Lạt để chữa lại cho bài này. Cảm ơn bạn đã nhắc!--Paris (thảo luận) 18:08, ngày 5 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ tham số mật độ không có gì khó, bạn chỉ việc lấy số dân (người) chia cho diện tích (km²). Không phải tôi không muốn điền các giá trị này vào nhưng tôi không biết làm sao cho đúng vì mỗi lần tôi điền vào thì các ô bị lệch đi hơn! Cuong H. Nguyen (thảo luận) 15:21, ngày 11 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Các số liệu đó đã cũ và nguồn lại không tốt lắm. Chúng ta nên dùng nguồn niên giám thông kê gần nhất, số liệu chính thức và dễ cập nhật. Rất nhiều tỉnh khác tôi thấy họ đưa niên giám lên trang chính thức, Hà Nội tôi chưa tìm kỹ nên không biết. Còn để điền thông tin, cứ "diện tích 2" "dân số 2" sẽ đi cùng "mật độ 2", bạn chỉ cần thêm | mật độ n = vào là được.--Paris (thảo luận) 17:38, ngày 11 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ngập lụt

Vấn đề ngập lụt tại HN cũng nên có bài riêng chăng? Đến nỗi mà nay có cả nhạc chế đăng trên báo chính thống nữa. Nguồn thì gom bao năm lại cũng rất nhiều, chưa kể các bài nghiên cứu, báo cáo nữa. ~ Violet (talk) ~ 12:01, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Hà Nội/Lưu 1”.