Thảo luận:Công nhận các cặp cùng giới ở Việt Nam

(Đổi hướng từ Thảo luận:Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam)
Bình luận mới nhất: 4 tháng trước bởi 42.117.255.156 trong đề tài Câu của Uông Chu Lưu
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.
Dự án LGBT
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án LGBT, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về LGBT. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Untitled sửa

Bài này được dịch lại từ bản tiếng Anh.

Đề nghị không sử dụng khảo sát online trong bài. Dạng khảo sát này bất cứ ai cũng có thể spam để bỏ nhiều phiếu thì tính chính xác ở đâu?Thanhphongbang (thảo luận) 14:27, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Khảo sát trực tuyến trên các báo điện tử lớn hoàn toàn đủ điều kiện để đưa vào bài. Hiện nay báo điện tử là hình thức truyền kênh thông tin chính thức và phổ biến nhất với người dân, chứ không phải là báo giấy.Phucuongdt (thảo luận) 14:29, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bất cứ khảo sát nào cũng phải theo nguyên tắc: 1 người - 1 phiếu. Khảo sát mà ai cũng có thể bỏ hàng trăm phiếu thì có ý nghĩa gì, thử hỏi có nước nào trưng cầu dân ý qua internet không hay đều bỏ phiếu trực tiếp hết?Thanhphongbang (thảo luận) 14:32, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thông thường, các báo điện tử có chế độ chặn, khi bạn dùng một IP thì chỉ được bỏ phiếu một lần chứ không thể bỏ nhiều lần. Ngoài ra, nó công bằng cho tất cả mọi người, gồm cả người ủng hộ lẫn người phản đối. Thứ ba, dù một người có thể bỏ một, hai, ba...phiếu, thì nó vẫn là nguồn thông tin có thật và có thể dùng để tham khảo.Phucuongdt (thảo luận) 14:34, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hay thật, bạn không biết là có những phần mềm nhảy IP tự động cho phép người ta cứ 10 giây có thể bỏ 1 phiếu à? 1 người bỏ hàng ngàn phiếu theo kiểu đó thì khảo sát có ý nghĩa gì hay chỉ giống như trò câu like ảo trên facebook. Wiki không phải nơi đăng những khảo sát kiểu này, mời tìm khảo sát từ nơi nào uy tín chútThanhphongbang (thảo luận) 14:37, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đó là suy nghĩ của bạn, còn đây là thông tin có thật. Bạn không thể phủ nhận nó. . Khảo sát trên các báo điện tử uy tín còn được dùng làm nguồn cho các nghiên cứu và phục vụ cho nghiên cứu, báo cáo của các tổ chức xã hội học hoặc tổ chức chuyên ngành.Phucuongdt (thảo luận) 14:44, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bất kỳ cuộc khảo sát nào mà người tham gia là ảo và có thể spam phiếu thì nó sẽ không có giá trị khoa học, thế thôi. Khảo sát trực tiếp không thiếu, sao cứ phải đưa vào vào những khảo sát ảo làm gì?Thanhphongbang (thảo luận) 14:48, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ở đây thông tin đã nói rõ là khảo sát trực tuyến thì tự người đọc sẽ có đánh giá cho riêng mình, nhưng bạn không được phép phủ nhận cuộc khảo sát có thật này.

Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu xã hội học mang tính trực tiếp, nên các cuộc khảo sát qua các trang truyền thông lớn là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá thái độ xã hội.

Phucuongdt (thảo luận) 14:51, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Khảo sát có thật nhưng kết quả không thực chất thì sao phải công nhận? Giờ báo nào đó cũng lập khảo sát, có 2000 người tham gia, tôi dùng phần mềm spam để bỏ 8000 phiếu ảo nữa, thế là quan điểm của tôi chiếm ít nhất 80%, thử hỏi khảo sát đó có chính xác không? Ít khảo sát thực tế thì hãy làm thêm nhiều điều tra nữa, sinh ra cơ chế bầu cử, trưng cầu dân ý phức tạp để làm gì nếu chỉ cần ngồi 1 chỗ lập khảo sát qua mạngThanhphongbang (thảo luận) 14:56, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời
Khảo sát có thật nhưng kết quả không thực chất thì sao phải công nhận? Giờ báo nào đó cũng lập khảo sát, có 2000 người tham gia, tôi dùng phần mềm spam để bỏ 8000 phiếu ảo nữa, thế là quan điểm của tôi chiếm ít nhất 80%, thử hỏi khảo sát đó có chính xác không? Ít khảo sát thực tế thì hãy làm thêm nhiều điều tra nữa, sinh ra cơ chế bầu cử, trưng cầu dân ý phức tạp để làm gì nếu chỉ cần ngồi 1 chỗ lập khảo sát qua mạngThanhphongbang (thảo luận) 14:56, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ủa, có ai bắt buộc bạn phải công nhận đâu. Mỗi người đọc sẽ tự có đánh giá cho riêng mình, nhưng cuộc khảo sát là thật, nguồn uy tín, hoàn toàn đủ điều kiện là một thông tin tham khảo.Phucuongdt (thảo luận) 14:58, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tự đánh giá dựa trên thông tin lỗi là hành vi gây hại cho người đọc chứ không phải giúp ích cho họ. Và hãy nhớ rằng theo quy định wiki với thông tin mang tính hàn lầm (ví dụ như khảo sát xã hội học) thì báo mạng không đủ tiêu chuẩn để tự đưa ra kết quả nghiên cứuThanhphongbang (thảo luận) 14:59, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đây là "Cuộc khảo sát, thăm dò" chứ không phải nghiên cứu. Tôi không tranh luận theo kiểu bạn nghĩ gì, đây hoàn toàn là thông tin có giá trị tham khảo, thậm chí có giá trị tham khảo cao nên các nhà chuyên môn, các tổ chức vẫn sử dụng để trích dẫn cho các báo cáo của mình. Ví dụ:

http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6033 Phucuongdt (thảo luận) 15:02, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Từ khi khi nào chuyên viên của 1 bộ (vị trí cấp thấp nhất trong cơ cấu chức vụ nhà nước, chỉ cao hơn viên chức hợp đồng và văn thư) lại thành "nhà nghiên cứu khoa học" vậy?Thanhphongbang (thảo luận) 15:05, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi đã đưa vấn đề ra tin nhắn bảo quản viên để tránh việc bạn lợi dụng bút chiến để khóa bài. Bạn có thể ra đó nêu ý kiến.Phucuongdt (thảo luận) 15:11, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xin mời đọc lại quy định của Wikipedia:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%C3%B4ng_tin_ki%E1%BB%83m_ch%E1%BB%A9ng_%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c


Bất cứ ai cũng có thể tạo một website hoặc bỏ tiền để xuất bản một cuốn sách, và rồi tự nhận là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Vì vậy, các cuốn sách tự xuất bản, newsletter, website cá nhân, các dự án wiki mở, blog, các bài đăng trên diễn đàn (forum), và các nguồn tương tự hầu như không phải là các nguồn chấp nhận được.[5]

"Hầu như" chứ không phải tất cả. Và Diễn đàn bị hạn chế ở đây là forum, Diễn ngôn không phải là diễn đàn dạng forum.

Ngoài ra, click vào số 5 sẽ thấy đoạn mô tả cụ thể:

"Blog" ở đây nói đến blog của cá nhân và nhóm. Một số tờ báo mở các chuyên mục tương tác mà họ gọi là blog, các bài này có thể được chấp nhận làm nguồn nếu tác giả là những người chuyên nghiệp và việc biên tập blog thuộc toàn quyền của tòa báo. Khi một cơ quan thông tấn báo chí đăng quan điểm của một chuyên gia nhưng phủ nhận trách nhiệm đối với quan điểm đó, tác giả của nội dung được trích dẫn cần được ghi rõ khi dẫn (ví dụ. "Jane Smith đã cho rằng..."). Các bài viết của độc giả không bao giờ được dùng làm nguồn

Như vậy, Diễn ngôn hoàn toàn có thể sử dụng làm nguồn.Phucuongdt (thảo luận) 10:07, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xong.42.117.255.156 (thảo luận) 05:29, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Bút chiến, cảnh báo 3RR và khóa hẳn trang tranh chấp sửa

Theo quy định tại WP:3RR, tôi phục hồi lại phiên bản 22836227 trước khi có đoạn nội dung tranh chấp được thêm vào, đồng thời cấm 3RR 24 tiếng đối với Thanhphongbang (thảo luận · đóng góp) và Phucuongdt (thảo luận · đóng góp). Trang này bị khóa hoàn toàn đến ngày 7 tháng 2 năm 2015, nên khi hết hạn cấm, các bạn được khuyến khích thảo luận tìm đồng thuận hoặc yêu cầu sự can thiệp của các bảo quản viên nếu cần thiết, chứ xin đừng liên tục lùi sửa vì bất đồng ý kiến khi biên tập. Xin cảm ơn. --minhhuy (thảo luận) 10:17, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Kiểm tra lại, tôi thấy vấn đề mâu thuẫn bắt đầu từ phiên bản 22826003, nên đã lùi lại phiên bản đó. --minhhuy (thảo luận) 10:21, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đề nghị ban 14.182.82.244 vì tội phá hoại wiki sửa

Thành viên này cùng với các clone khác của mig29 luôn tìm cách xóa bài của các thành viên khác, post bài thiếu trung lập, thiếu uy tín để bôi nhọ người đồng tính, mạo nguồn, che bài của người khác đủ kiểu. Không hiểu sao bảo quản viên lại không ngăn chặn những kẻ như thế này.\

Xong.42.117.255.156 (thảo luận) 05:28, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Đoạn mới thêm sửa

Tôi thấy gần đây có một thành viên IP thêm vào một mục dài có nguồn và phù hợp với chủ đề. Tuy nhiên, có một IP 14.182.82.244 vào ngăn chặn với lý do yêu cầu thảo luận trước khi thêm vào. Tôi thấy đoạn mới post hoàn toàn phù hợp về mặt nội dung để đưa vào bài, nhưng không hiểu lý do gì bạn này tìm cách lùi xóa của thành viên khác. Tôi cũng không thấy bạn thảo luận trong này. Xin mời bạn IP 14.182.82.244 vào thảo luận lý do bạn lùi xóa. Nếu không, bạn không có quyền ngăn chặn IP kia hoàn thiện bài viết với nội dung không phá hoại.

Mời cả bạn IP ban đầu đã đưa đoạn này vào bài cùng thảo luận. Tôi đã rà soát và thấy đoạn mới thêm này không hề coppy nguyên văn ở bài liên quan nào khác như IP 14.182.82.244 lấy lý do lùi xóa. Nếu không có lý do chính đáng, tôi xin phép thay mặt bạn IP kia sẽ đưa đoạn mới vào bài. Phucuongdt (thảo luận) 15:43, ngày 13 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi lại thấy ngoài việc chỉnh sửa một ít dấu chẩm dấu phảy hoặc mấy từ nhỏ ra, còn lại thì đoạn của IP vẫn y nguyên như nguồn, điển hình nhất là đoạn chép từ tinmoi đã bị BQV lùi sửa. Do đó, tôi không đồng ý thêm đoạn này vào bài (mà chẳng biết IP chép nguồn kia có phải chính là Phucuongdt hay không nữa).Thanhphongbang (thảo luận) 16:41, ngày 13 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ra là bạn phản đối đóng góp của bạn kia vì chép y nguyên nguồn. Nhưng tôi nghĩ đáng lẽ ra bạn phải nêu ý kiến mình vào thảo luận hoặc giúp thành viên mới biên soạn lại, chứ không phải dùng IP để bút chiến với bạn kia (vì rõ ràng người ta không phá hoại chút nào), người ngoài sẽ nhìn vào nghĩ rằng bạn đang cố tình cản trở thành viên đóng góp xây dựng bài. Có thời gian tôi sẽ giúp bạn kia biên soạn lại đoạn. Những đoạn trích dẫn thì buộc phải để nguyên văn phải không bạn? Những đoạn phát biểu đó có khác gì những đoạn bạn đã đưa vào bên trên đâu phải không?Phucuongdt (thảo luận) 17:04, ngày 13 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Sau khi xem kỹ lại thì thấy không chỉ chép nguồn mà còn mạo nguồn nữa, có những đoạn chẳng hề là phát biểu nguyên văn mà cũng để trong ngoặc kép (để hợp thức hóa việc copy nguồn), có những đoạn chả liên quan như tuyên ngôn độc lập mà cũng nêu vào (đây là một dạng tự gán ghép "quyền bình đẳng" với "quyền đồng tính"). Tóm lại là tôi sẽ không chấp nhận kiểu viết lách nàyThanhphongbang (thảo luận) 17:25, ngày 13 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi đã biên soạn lại đoạn của bạn IP. Hiện tại đoạn viết đã đáp ứng đầy đủ quy định của Wikipedia về biên soạn và nguồn dẫn. Đề nghị bạn không hài lòng với đoạn nào thì nêu cụ thể đoạn đó ra đây chứ đừng nói chung chung.

Nếu bạn tiếp tục lùi sửa phá hoại, tôi sẽ đưa ra tin nhắn bảo quản viên vì tài khoản của bạn lập ra chỉ dùng với mục đích bút chiến. Phucuongdt (thảo luận) 02:02, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

"Thêm đoạn lớn cần đồng thuận trước" - bạn không tôn trọng nguyên tắc này. Thứ 2, có những đoạn chẳng hề là phát biểu mà cũng để trong ngoặc kép, đó là mạo nguồnThanhphongbang (thảo luận) 03:01, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Cụ thể là đoạn nào. Bạn đưa ra đây đi.Phucuongdt (thảo luận) 03:07, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

OK, tôi sẽ sửa lại tiếp đoạn về Tổ chức theo dõi nhân quyền. Rõ ràng nguồn ghi rõ tổ chức phát biểu rằng... Tôi sẽ bỏ đi dấu ngoặc kép để tránh hiểu rằng trích nguyên văn. Rõ ràng nguồn đã biên tập phát biểu của họ. Còn các đoạn khác rõ ràng đều là phát biểu nguyên văn.Phucuongdt (thảo luận) 03:16, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nguồn: https://www.hrw.org/node/251859 Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Quốc Hội Việt Nam cần sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình để bảo đảm cho các cặp đồng tính cũng được hưởng đầy đủ tất cả các quyền như mọi cặp vợ chồng khác, trong đó có quyền kết hôn, thủ tục đăng ký và được pháp luật bảo hộ đầy đủ về tài sản và con cái.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam cần được soạn thảo lại để loại trừ những quy định mơ hồ hay rõ ràng.... Phucuongdt (thảo luận) 03:19, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xong.42.117.255.156 (thảo luận) 05:28, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Các quan điểm sửa

Theo tôi thì mục các quan điểm nên chia ra các đề mục vd:ủng hộ/ ko ủng hộ, ctrị/ tôn giáo/ xã hội, .... --Thuận Đức Hoàng đế 03:52, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đồng ý với bạn. Trước đó đoạn này đã được chia thành 2 mục nhưng bị thành viên Thanhphongbang bút chiến nên bị lùi lại.

@Thanhphongbang: Tôi đã tìm được nguồn từ website chính thức của tổ chức Theo dõi nhân quyền (hrw.org) từ New York. Như vậy tôi sẽ đánh dấu ngoặc kép cho bài viết của họ. Bạn còn ý kiến gì nữa không?

https://www.hrw.org/news/2013/11/20/vietnam-give-marriage-rights-same-sex-couples

Ngoài ra, bạn cũng đừng lấy cớ xóa luôn các đoạn khác vì nó là trích dẫn của các lãnh đạo tổ chức lớn. Phucuongdt (thảo luận) 04:00, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thế thì cũng có khác gì chép, tại sao ý kiến của 1 tổ chức phi chính phủ nước ngoài lại được "ưu ái" trích dài đến thế, trong khi các ý kiến từ VN quan trọng hơn lại chỉ được 2-3 câu?Thanhphongbang (thảo luận) 09:53, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi đã kiến nghị lên Bảo quản viên, nhưng BQV chậm giải quyết để cấm tài khoản rối Thanhphongbang lập ra chỉ để bút chiến. Thành viên này liên tục lùi xóa các đoạn viết nhưng không hề nêu cụ thể vào thảo luận.Phucuongdt (thảo luận) 15:11, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đã nêu ra việc chép nguồn+mạo nguồn ở trênThanhphongbang (thảo luận) 15:13, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đoạn nào chép nguồn, mạo nguồn, ghi rõ ra đây. Tài khoản rối Thanhphongbang tỏ rõ mưu đồ phá hoại.Phucuongdt (thảo luận) 15:15, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xong.42.117.255.156 (thảo luận) 05:27, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Đề nghị Bảo quản viên, thành viên cảnh giác với kiểu phá hoại tinh vi, chèn đoạn mã "<--","-->" xóa nội dung sửa

Các IP rối của Mig29VN, thành viên chuyên viết bài theo hướng dẫn lái thiếu trung lập, từng lập 20 tài khoản rối để phục vụ cho mục đích phá hoại nội dung các bài viết thuộc các chủ đề: - Chính trị, Đảng cộng sản, Nga... - Chủ đề đồng tính, LGBT: Tư tưởng cực đoan với LGBT Thành viên này có một "chiêu phá hoại" rất tinh vi như sau: Dùng IP rối để hồi sửa hàng loạt, trong một hồi sửa nào đó chèn đoạn mã "<--" .... "-->" vào đoạn hắn muốn ẩn đi. Khi đó, đoạn nội dung nằm giữa 2 đoạn mã này sẽ bị ẩn không còn hiển thị. Bằng thủ đoạn này hắn có thể xóa đi một nửa bài viết mà các Bảo quản viên, thành viên khác không hề hay biết. Ngay trong bài này, phiên bản trước khi tôi lùi lại đã được các IP rối hồi sửa gần đây chèn vào để nghiễm nhiên xóa bỏ đoạn dài bằng 1/3 bài viết.

Thủ đoạn này được các tài khoản và IP rối của Mig29VN sử dụng ở rất nhiều bài viết trên Wikipedia. Đề nghị các BQV tăng cường rà soát các bài viết, đặc biệt là các bài viết về chủ đề chính trị và LGBT xem có tồn tại đoạn mã trên hay không. Nếu phát hiện cần có biện pháp cấm ngay lập tức tài khoản hoặc IP rối có thủ đoạn phá hoại tinh vi này. Phucuongdt (thảo luận) 19:57, ngày 22 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xong.42.117.255.156 (thảo luận) 05:26, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Nguồn sửa

Trong nguồn [1] đã dẫn k hề ghi "Năm 2014, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tuyên bố: “Mục đích chính của kết hôn là sự kết hợp giữa nam và nữ nhằm giải quyết nhu cầu sinh lý và duy trì nòi giống, đó phải là hôn nhân dị tính. Việc cho phép hôn nhân đồng tính sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến 22 triệu hộ gia đình Việt Nam”", nên tôi xin xóa khỏi bài.27.65.250.27 (thảo luận) 11:15, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Xong.42.117.255.156 (thảo luận) 05:26, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài sửa

Bài này chép nguyên văn trích dẫn từ bên ngoài vào khá nhiều, cần biên tập lại.118.70.92.118 (thảo luận) 04:28, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Xong.42.117.255.156 (thảo luận) 05:25, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Edit của 183.80.51.151 sửa

Edit của 183.80.51.151 ở [2] bao gồm: xóa nguồn, làm giảm tính trung lập của bài, đặt mã "<--" .... "-->" làm mất nội dung hiển thị của bài, đã được nhắc ở trên (#Đề nghị Bảo quản viên, thành viên cảnh giác với kiểu phá hoại tinh vi, chèn đoạn mã "<--","-->" xóa nội dung). Tôi xin phục hồi lại.1.54.107.152 (thảo luận) 05:53, ngày 19 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Xong.42.117.255.156 (thảo luận) 05:25, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Mục "Các quan điểm" sửa

Các quan điểm trong mục này đều từ xung quanh năm 2014, khá lâu rồi, không cập nhật nhiều với tình hình hiện tại. Cũng khó có bài viết nào mà trích dẫn trực tiếp nhiều như thế này. Tôi đề xuất tinh giản hoặc bỏ bớt mục này.1.54.107.152 (thảo luận) 18:32, ngày 19 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Xong.42.117.255.156 (thảo luận) 05:24, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Nguồn sửa

Trong bài có một số đoạn dùng nguồn tinmoi.vn, tôi thử google thì hóa ra trang đó chỉ là 1 web tổng hợp thông tin của 1 công ty "Tinmoi.vn là trang thông tin điện tử của Công ty CP Truyền thông trực tuyến Netlink". Như vậy nó không phải là 1 cơ quan báo chí như tôi vẫn tưởng mà nó chỉ là web công ty chuyên copy từ các tờ báo rồi đăng lại trên web của mình thôi. Như vậy là nó không đâp ứng tiêu chí về nguồn phải là cơ quan báo chí, nếu không ai phản đối thì tôi sẽ bỏ đi mấy đoạn từ nguồn này116.96.169.132 (thảo luận) 03:49, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đồng ý xóa nguồn này, mà xóa hết ý nha, k có lựa này bỏ kia.1.54.107.152 (thảo luận) 04:11, ngày 20 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời
Đã xóa.1.54.73.6 (thảo luận) 16:16, ngày 25 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Lỗi thời sửa

Mục "Các quan điểm" đã lỗi thời do các thông tin từ năm 2012-2015, có thể cân nhắc về sự bách khoa của mục này. Nếu giữ mục này có thể cân nhắc bổ sung cập nhật các quan điểm gần đây (2020 đến nay), do đối tượng của bài viết thay đổi rất nhanh.1.54.161.23 (thảo luận) 17:27, ngày 9 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời

Xong.42.117.255.156 (thảo luận) 05:23, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Về cụm từ "một vợ một chồng" sửa

Để tránh bút chiến nhiều lần, xin đưa thông tin tham khảo thêm về một góc nhìn đa chiều với cụm từ "một vợ một chồng", có thể quan sát thêm thảo luận của những người chuyên môn luật trước khi kết luận. Xem Công nhận hôn nhân đồng giới ở Hà Lan và một số gợi mở cho Việt Nam: “Trước hết, dưới góc độ của quyền con người nói chung, quyền nhân thân của cá nhân nói riêng, quyền kết hôn là quyền tự nhiên, cơ bản của con người. Điều 36, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau", khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: "Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn", việc kết hôn giữa những người cùng giới thì Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam cũng không cấm, những người cùng giới tính họ kết hôn với nhau thì cũng không thuộc một trong các trường hợp bị cấm như theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Chính tại Điều này cũng đã nói đến việc kết hôn là quyền của mỗi cá nhân, họ xác lập quan hệ hôn nhân dựa trên ý chí tự nguyện giữa các bên. Mỗi bên không chịu tác động của bên kia hay bất kì người nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của mình. Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí. Tức họ có thể tự do, thoải mái kết hôn trong khuôn khổ pháp luật cho phép mà ngay tại Hiến pháp năm 2013 cũng không có quy định về việc kết hôn chỉ là việc giữa nam-nữ, Hiến pháp cũng không cấm các cặp đôi nam-nam hay nữ-nữ thì không được kết hôn; việc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định kết hôn là việc chỉ giữa nam-nữ là chưa phù hợp với Hiến pháp, trái nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn.”42.117.255.156 (thảo luận) 13:14, ngày 11 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Câu của Uông Chu Lưu sửa

Đoạn trong bài “Tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này năm 2014, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng Hiến pháp vừa sửa đã nêu nguyên tắc "nam, nữ có quyền kết hôn" tức là chưa thừa nhận hôn nhân cùng giới. Ông cho rằng luật không thể "vượt" Hiến pháp.” Có phù hợp giữ lại?

  • ”Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”: Trong rất nhiều phiên họp lớn nhỏ khác nhau, lại chọn phiên họp này? Rất nhiều phiên họp, có rất nhiều ý kiến khác nhau lại chọn phiên họp này và chọn ý kiến của ông. Nếu ai đã từng làm nghiên cứu khoa học, sẽ thấy “ý kiến chuyên gia” (experts’ opinions) là yếu.
  • Bản thân ý này là một lập luận chưa chặt. "Nam, nữ có quyền kết hôn" không phải là “chỉ cho phép nam kết hôn với nữ”. Nếu nhìn ở góc độ khác, người đồng tính cũng là nam/nữ nên cũng có quyền kết hôn?

Mong được thảo luận thêm.42.117.255.156 (thảo luận) 13:43, ngày 12 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Công nhận các cặp cùng giới ở Việt Nam”.