Thảo luận:Hải Phòng
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Hải Phòng. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Hành chính Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Lượt xem trang hàng ngày của Hải Phòng | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Ảnh vệ tinh
sửaẢnh chụp Thành phố Hải phòng từ vệ tinh của chương trình Google Earth là ảnh cũ, không nét và có nhiều mây che lấp. Hải phòng là một thành phố đẹp và xinh xắn. Có một dải vườn hoa chạy ngang thành phố. Đi du lịch Cát bà thì thật tuyệt vời vào mùa hè. Big C Hải phòng là siêu thị bán lẻ lớn nhất Hải phòng, nằm trên đường Lê Hồng Phong, con đường lớn nhất thành phố.
Lịch sử thành lập
sửaThành phố Hải Phòng do người Pháp xây dựng trong khoảng thời gian 1885-1888. Ai biết chi tiết hơn xin viết thêm. Rotceh 01:19, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Hải Phòng quê tôi qua các thời kỳ
sửaHải Phòng trong lịch sử
sửaVùng đất ven biển phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ cách nay khoảng từ 1 vạn đến 6-7 nghìn năm đã từng là vùng ngập nước, có rừng xen kẽ những dải đất cao, được hình thành tương đối ổn định cách đây khoảng 70 triệu năm do phù sa bồi đắp mà thành. Ngay từ thời kỳ đó đã có sự tồn tại của nhiều nhóm người cổ sinh sống. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã cho thấy cách ngày nay khoảng 10.000 - 30.000 năm trước vùng này đã có cuộc sống của con người và họ đã biết sử dụng công cụ thô sơ bằng đá cuội, nhiều lớp văn hoá nối tiếp nhau, hình thành một chuỗi dây lịch sử liên tục từ đầu Thời đại đồng đến đầu Thời đại sắt trên chặng đường 20 thế kỷ trước công nguyên, minh chứng cho một thời kỳ phát triển của văn hóa Đông Sơn ở núi Voi - Xuân Sơn. Những nhóm cư dân đầu tiên của vùng châu thổ sông Hồng là từ các vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng và từ đời này sang đời khác đã khai hoá đất để trồng trọt. Họ đã tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự dòng sông Hồng. Nhiều cụm dân cư hình thành ngày càng lấn ra biển, các thế hệ nối tiếp nhau quai đê lấn biển, thau chua, rửa mặn tạo thành đồng ruộng, lập nên xóm làng. Quá trình lao động không ngừng để chế ngự nước - chống lũ, lụt, bão, hạn hán, xây dựng đê điều, đào kênh phục vụ cho việc trồng lúa - đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hoá làng xã.
Vùng đất cổ này thời Hùng Vương là lộ Dương Tuyền 陽泉 hay Thang Tuyền. Trong thời Bắc thuộc thì vào đời Tần thuộc Tượng Quận; Hán là địa phận huyện Chu Diên, Câu Lậu quận Giao Chỉ, bộ Giao Châu, nổi tiếng trong lịch sử khi nữ tướng Lê Chân khai phá lập nên trang An Biên ở đây và được gắn với các cái tên Hải tần phòng thủ 海嬪防守. Đến thời độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam, vùng này lại nổi tiếng với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn; thời Trần là Hồng Lạc, lại là lộ Hải Đông 海冬路 gắn với trận Bạch đằng của Trần Hưng Đạo (1288), sau chia làm các phủ lộ Hồng Châu và Nam Sách; đời thuộc Minh là đất 2 phủ Lạng Giang và Tân An. Năm Thuận Thiên đời Lê (1010 -1028) gọi là Đông đạo; năm Diên Ninh (1454-1459) chia làm Nam Sách Thượng lộ, Nam Sách Hạ lộ; đời Quang Thuận (1460-1469) đặt làm Nam Sách thừa tuyên; năm thứ 10 (1469) định bản đồ, gọi là Hải Dương thừa tuyên 海陽, lĩnh 4 phủ, 14 huyện; năm Hồng Đức thứ 21 (1490) định bản đồ, đổi xứ Hải Dương làm trấn. Nhà Mạc 莫朝, vì Nghi Dương là quê hương nên vùng này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh 阳京 và cho phủ Thuận An của Kinh Bắc, Khoái Châu của Sơn Nam và các phủ Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình lệ vào. Thời Lê Quang Hưng (1578-1599) lại đổi theo trấn cũ; năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Đông Triều và An Lão; đời Tây Sơn lấy phủ Kinh Môn đổi lệ vào Quảng Yên.
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua vào năm Nhâm Tuất 1802, lần đầu tiên quản lý một đất nước thống nhất, Gia Long chia cả nước thành 23 trấn, 4 doanh. Khu vực Bắc Bộ được gọi là Bắc thành gồm 11 trấn. Khi đó xứ Hải Đông vẫn giữ tên gọi thời Lê là trấn Hải Dương 海陽鎭 với 5 Phủ, 19 huyện; lị sở là Kinh Môn 荊門府. Năm Gia Long thứ 9 (1810) lại lấy phủ Kinh Môn lệ vào trấn như cũ, lĩnh 4 đạo, 18 huyện. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi phủ Thượng Hồng làm phủ Bình Giang, Hạ Hồng làm Ninh Giang. Như vậy giai đoạn này trấn Hải Dương gồm 4 phủ, 18 huyện Vùng đất nay là Hải Phòng khi đó thuộc một phần Phủ Hạ Hồng (huyện Vĩnh Lại sau đổi Vính Bảo), một phần Phủ Nam Sách (là Tiên Minh, sau đổi Tiên Lãng), phần lớn Phủ Kinh Môn (7 huyện, nay có các huyện thuộc Hải Phòng là An Dương, An Lão, Nghi Dương, Thủy Đường).
Năm thứ 12 (1831) chia tỉnh hạt, trấn đổi là tỉnh Hải Dương 海陽省, có tên khác là tỉnh Đông, gồm 5 phủ, 19 huyện. Năm thứ 13 (1832) đặt thêm 2 phân phủ Ninh Giang, Nam Sách; năm thứ 14 (1833) đặt phân phủ Kinh Môn, đặt phủ Kiến Thụy và phân phủ Kiến Thụy. Năm thứ 19 (1838) đặt thêm huyện Vĩnh Bảo và phân phủ Bình Giang. Năm Tự Đức thứ 5 (1852) bỏ hết phân phủ; lấy phủ Bình Giang kiêm gộp huyện Thanh Miện; phủ Ninh Giang kiêm gộp huyện Vĩnh Bảo; phủ Nam Sách kiêm gộp huyện Thanh Lâm; huyện Thanh Hà kiêm gộp huyện Tiên Minh, phủ Kinh Môn kiêm gộp huyện Đông Triều, phủ Kiến Thụy kiêm gộp huyện An Dương, huyện Kim Thành kiêm gộp huyện An Lão. Như vậy đến thời Tự Đức, trước khi lập tỉnh Hải Phòng, đất Hải Phòng nay nằm trong các Phủ 府: Ninh Giang 寧江 (huyện Vĩnh Bảo 永保), Nam Sách (huyện Tiên Minh 先明(朗), Kinh Môn 荊門 (huyện Thuỷ Đường 水溏(源) và Kiến Thuỵ 建瑞 (Nghi Dương, Kim Thành, An Dương, An Lão:宜陽,金城,安陽,安老) của tỉnh Hải Dương.
Năm 1870 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ. Công việc đang tiến hành thì ngày 23/10/1873 Pháp nổ súng đánh chiếm Ninh Hải và tỉnh Hải Dương, sau đó chiếm vùng nông thôn Kiến An. Năm 1875 Pháp độc chiếm cửa khẩu, 1886 xây dựng thành cảng kiên cố. Khi nhà Nguyễn phải ký hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải 寧海港 thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng.
Sau khi Pháp bình định xong Việt Nam, phong trào kháng chiến ở hầu khắp các nơi đều giảm đi rất nhiều nên từ năm 1887, Pháp lập hệ thống chính quyền dân sự 6 cấp: Trung ương, Kỳ, Tỉnh, Huyện, Tổng, Xã: 中央,圻,省,縣,总,社 (bỏ trấn 鎭, phủ 府 còn cấp làng 廊, thôn 村 không nằm trong hệ thống chính quyền). Khi đó Pháp cắt các huyện : An Dương, Nghi Dương, An Lão (thuộc phủ Kiến Thuỵ) và một phần huyện Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên) của Hải Dương lập Nha Hải Phòng 海防衙, ngày 11/9/1887 đổi là tỉnh Hải Phòng. Đến 19/7/1888 Pháp ép Đồng Khánh nhượng Hải Phòng để xây dựng thành phố. Nếu trước kia thời Minh Mạng, Bắc Kỳ có 13 tỉnh, thì kể từ 1890 trở đi ở Bắc Kỳ đã có thêm 16 tỉnh mới và 1 tỉnh được thành lập lại là tỉnh Tuyên Quang. Trong đó, ngày 31/01/1898, toàn quyền Đông Dương tách Tf Hải Phòng ra khỏi tỉnh Hải Phòng, chuyển tỉnh lị về Phủ Liễn. Ngày 05/8/1902 tỉnh Hải Phòng đổi thành tỉnh Phù Liễn cho đến 1906 đổi thành tỉnh Kiến An 建安. Từ đó, Hải Phòng là thành phố thuộc địa do người Pháp trực tiếp cai trị (Tòa Đốc lý), Kiến An là tỉnh Bảo hộ vẫn duy trì bộ máy vua quan phong kiến cai trị bên cạnh Tòa Công sứ do người Pháp nắm quyền. Tháng 8 năm 1902 tỉnh đổi tên thành tỉnh Phù Liễn, ngày 17/ 2/1906 thành tỉnh Kiến An.
Trong kháng chiến 9 năm, tháng 11 năm 1946, chính quyền VNDCCH hợp nhất Kiến An với Hải Phòng thành liên tỉnh Hải-Kiến để đối phó âm mưu mở rộng xâm lược của Pháp và tiện thống nhất lãnh đạo, chỉ huy. Đến 12/1948, do yêu cầu tình hình nhiệm vụ kháng chiến mỗi địa phương ta lại tách riêng theo địa danh cũ thành 2 đơn vị hành chính. Trong các năm 1952-1953, sau trận càn “Con sứa” ( Méduse), tháng 4/1951, Pháp lập tỉnh Vĩnh Ninh (gồm Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thuỵ Anh) nhằm tạo vành đai cố thủ cho Tf Hải Phòng. Nhưng chính quyền kháng chiến của ta vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính cũ. Kiến An khi đó thuộc Liên khu 3 và có 5 huyện (89 xã): Tiên Lãng, Hải An, An Lão, An Dương, Kiến Thụy. Trong đó chỉ còn vùng Tiên Lãng là địch không lấn chiếm được trọn vẹn, các làng xã khác hầu như thuộc vùng tề, chịu nhiều càn quét. Ngày 4/3/1950, Kiến An được sáp nhập thêm huyện Thủy Nguyên từ tỉnh Quảng Yên. Sau hoà bình, ngày 26/9/1955, huyện Hải An của Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng. Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, ngày 27/10/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II đã có Nghị quyết về việc hợp nhất Hải Phòng- Kiến An thành thành phố Hải Phòng. Địa danh Kiến An có thời chỉ thị xã (từ 1962), cấp huyện (1980), thị xã (1988) sau dùng chỉ quận (1997).
Hải Phòng nay
sửaHải Phòng là đô thị loại 1 - thành phố trực thuộc trung ương, một thành phố cảng và công nghiệp, là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Hải Phòng có tổng diện tích 152.318,49 ha (2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước: phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông. Bao gồm 5 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An, Kiến An), 1 Thị xã (Đồ Sơn) và 8 huyện (Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Cát Hải, Bạch Long Vĩ). Ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ có Nghị định 145/2007/NĐ-CP thành lập quận Kinh Dương (trên cơ sở tách 6 xã của Kiến Thụy) và quận Đồ Sơn (trên cơ sở huyện Đồ Sơn) nên Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành (Đồ Sơn, Dương Kinh, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An) và 8 huyện ngoại thành (Thủy Nguyên, An Dương, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, Cát Hải, Bạch Long Vỹ).
Dân cư và văn hóa
sửaDân số Hải Phòng: 1.803,4 nghìn người (năm 2006) chủ yếu là người Kinh, có một ít người Hoa đến làm ăn qua các biến cố lịch sử, nhất là thời kì hậu “Thái bình Thiên quốc”太平天國 và thời thuộc Pháp. Dân chúng đa số không theo tôn giáo nào, một số theo Đạo Phật, một ít khác theo Đạo Thiên Chúa, Đạo Tin Lành.
Hải Phòng có nhiều làng cổ với nhiều ngành nghề cổ truyền và phong trào yêu nước sâu rộng. Trong tiến trình lịch sử đã xuất hiện nhiều nhân sĩ nổi tiếng ở mọi thời kì, từ thời dựng nước qua thời kì Bắc thuộc đến thời phong kiến tự chủ và trong thời cận, hiện đại. Trong đó có những nhân vật mà cuộc đời, sự nghiệp ngoài việc để lại tên tuổi với lịch sử dân tộc còn liên quan đến sự hưng vong, phiêu tán, tụ lập của Lương tộc Cao Mật. Đó là: Mạc Đăng Dung (1527), người Cổ Trai, Kiến Thụy-sáng lập ra triều Mạc ; Nguyễn Hữu Cầu ở Đồ Sơn (1741), Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Cổ Am, Vĩnh Bảo; Phan Bá Vành … Trong những năm đầu Thế kỉ XX Hải Phòng là cái nôi của phong trào Công nhân Việt Nam. Nhiều lãnh tụ Đảng đã “vô sản hoá” về đây hoạt động. Trong kháng chiến 1945-1954, Hải Phòng là địa bàn ác liệt và góp phần đáng kể vào công cuộc chung. Năm 1954, miền Bắc được giải phóng nhưng theo quy định tại Hội nghị Trung Giã, Hải Phòng là khu vực tập kết 300 ngày nên vẫn còn quân Pháp. Tháng 8/1954 Ngô Đình Diệm còn ra tận đây kiểm tra việc thực thi Kế hoạch phá hoại của chính quyền miền Nam. Người di cư vào Nam theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do, 8.1954) từ các nơi tập trung về Hải Phòng xuống “tầu há mồm” hay lên máy bay tại Cát Bi để vào Nam. Đồng thời đây cũng là địa bàn đón tiếp cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc.
Ngày 10/5/1955 ta tiếp quản An Lão, Tx Kiến An; 13/5/1955 tiếp quản thành phố Hải Phòng. Sau đó ngày 13/5 được lấy là ngày Kỷ niệm giải phóng Hải Phòng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, những năm 1960, Kiến An là tỉnh trước tiên tổ chức khảo sát và đưa dân đi khai hoang tại Lào Cai. Khi Kiến An nhập vào Hải Phòng, thành phố tiếp tục thực hiện đường lối đó.
Những năm 1965-1980, với vị trí là một trung tâm kinh tế-văn hoá, cửa khẩu giao lưu Quốc tế lớn nhất miền Bắc, Hải Phòng có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN.Với những điển hình phá rào thay đổi cung cách quản lí ở Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, đặc biệt là “khoán chui” ở Đoàn Xá (thuộc huyện An Thuỵ, thực hiện việc chia đất, nộp sản từ 1977), trong thời kì 1980-1985 “Hải Phòng nổi lên như một điểm sáng của cả nước trong tháo gỡ khó khăn, thực hiện cơ chế quản lí mới”.
Từ sau 1986 Hải Phòng là thành phố năng động, chủ động tháo gỡ khó khăn vươn lên, thu được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới. Bước sang thế kỉ XXI, Hải Phòng xứng đáng là địa bàn trọng điểm trong tam giác tăng trưởng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Đồng thời đây còn là cửa ngõ thông ra biển trên trục Vân Nam-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng trong chiến dịch Đại khai phá miền Tây của Trung Quốc và chủ trương thiết lập “hai hành lang kinh tế” là Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng, cùng một “Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ” của 2 nước. Đây cũng là nơi sản sinh ra những “đại gia” nổi tiếng một thời trong thế giới “xã hội đen”: Cu Nên, Lâm Già, Dung Hà…vụ “ăn đất” ở Tx Đồ Sơn…
Ghi chú
sửaLiên kết ngoài
sửa--Luongducmen (thảo luận) 10:06, ngày 27 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Thông tin cần và đề nghị bổ sung
sửaHệ thống giao thông của Hải Phòng khá phong phú và Cầu Bính đâu phải là biểu tương riêng, đặc trưng của nó. Hơn nữa đã có mục [[1]] nói về nó do vậy không nên đặt mục riêng và canà bổ sung đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy (sông và biển).
Dân cư Hải Phòng cũng có đặc điểm riêng đặc trưng khác với một số tỉnh trong vùng nên canà có mục riên về đề tài này. --Lương Đức Mến Thương (thảo luận) 13:43, ngày 31 tháng 1 năm 2009 (UTC)
VPBQ
sửaBài này có nhiều phần có thể VPBQ như Ẩm thực và du lịch, và sử dụng quá nhiều hình không tự do.--Tranletuhan (thảo luận) 09:04, ngày 15 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Chất lượng
sửaBài viết quá dài và quá lan man. Quá nhiều liệt kê chi tiết không cần thiết ở bài này, cần đưa vào bài nhỏ hơn. Có đến mấy chục mục mà vẫn còn những thông tin không xếp vào đâu, làm cho xuất hiện thêm mục Tản mạn.--Người bầu cử (thảo luận) 17:00, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý. Nhưng phải sửa dần bạn ạ, lượng thông tin cần phân loại quá nhiều --Hoàng Linh (thảo luận) 06:57, ngày 4 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Phân loại
sửaBể bơi và công viên xếp vào kiến trúc đô thị e là chưa ổn.--Cheers! (thảo luận) 11:25, ngày 4 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Hình ảnh
sửaBài viết này đang dùng quá nhiều hình ảnh to nhỏ sắp xếp thiếu hợp lý làm hỏng bố cục trang, chưa kể hình cũng được dùng khá bừa bãi, không rõ là minh họa cho thông tin gì hay đoạn gì trong bài, hãy chỉ đang có ý định tạo một thư viện ảnh về các địa danh và đường phố ở Hải Phòng. Mong các thành viên phát triển bài biên tập lại. --minhhuy (thảo luận) 15:14, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)
- Toàn bộ hình ảnh của Minhvnhp (thảo luận · đóng góp) đã bị gắn thẻ xóa tại Commons do vi phạm bản quyền. Tôi cũng mong các bảo quản viên và tuần tra viên khi phát hiện thành viên thêm hình ảnh sai phạm như vậy, dù là tải lên Wikipedia hay tải lên Commons, cũng hãy tiến hành những biện pháp cần thiết để ngăn chặn và phải thật mạnh tay. Wikimedia Foundation và Wikipedia nghiêm cấm sử dụng các nội dung vi phạm bản quyền và nội dung không tự do không được sử dụng hợp lý, và mọi hành vi đi ngược lại chính sách liên quan đến yếu tố pháp luật này của tổ chức/dự án sẽ không được dung thứ, đây là một sai phạm rất nặng. --minhhuy (thảo luận) 15:38, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Đổi tên
sửaHải Phòng sắp đổi tên là Thành phố Vũ Đức Đam sau khi Việt Nam chiến thắng dịch COVID-19 (Virus Corona). Lethanhphong1992 (thảo luận) 10:15, ngày 1 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Hồi sửa
sửa@Ryder1992 nhờ bạn hồi sửa về sửa đổi cuối cùng của MrMisterer và bán khóa trang này do có nhiều sửa đổi phá hoại. – Do Tri ✓ 11:52, ngày 1 tháng 5 năm 2023 (UTC)