Thảo luận:Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Nguyễn Thanh Quang trong đề tài Dịch thuật

Untitled sửa

Bài này tôi dịch từ People's Liberation Army Navy, nguyên bản không có ghi nguồn tài liệu, nên các thông tin cần được kiểm chứng lại --Huỳnh Tường Minh 20:02, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn không nên liên kết đến Wikipedia tiếng Anh suốt, tại vì đã có một liên kết liên wiki đến bài tiếng Anh, thì những người đọc được tiếng Anh sẽ thăm phiên bản đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:10, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi hiểu ý anh. Lý do tôi để nguyên các chữ tiếng Anh là để xài như marker, để tôi sau này tìm thêm tài liệu bổ sung cho bài, rồi đổi nó qua tiếng Việt, nhanh hơn là phải tra lại cái list tôi có. Thí dụ như muốn tìm hiểu về "Cáp Nhĩ Tân", tôi bấm vô Harbin thay vì phải dò trong cái file của tôi coi đó là thành phố nào. --Huỳnh Tường Minh 22:07, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin hỏi sửa

"một số hành quân hải hành dài ngày trên biển Nam Hải năm 1984 và 1985" không rõ họ đi bao nhiêu chiếc và đi làm gì? họ có tới vịnh Thái Lan hay không? việc này có ảnh hưởng gì đến quan hệ các nước Đông Nam Á hay không? Không rõ một nước đưa bao nhiêu tàu chiến vào lãnh hải một nước thì bị xem là tuyên chiến? Có phải là 3 chiếc hay không?

Như tôi có nêu trên, bài nầy do tôi dịch từ bản Anh-Ngữ bên English Wikipedia, do đó tất cả các thông tin trong bài cần được kiểm chứng lại. Hiện tôi đang làm công việc này, và nó đòi hỏi nhiều thời gian, nên người đọc nên tạm xem như đây là cái sườn chung, từ từ ta bổ sung thêm. Riêng các cuộc hành quân của HQTQ thì có tài liệu từ nhiều nguồn, nhưng hiện tôi đang kiểm chứng, khi xong sẽ cung cấp thêm chi tiết--Huỳnh Tường Minh 12:38, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phi đạn chứ không phải hỏa tiễn sửa

Trong bài thấy anh Vietlong bôi xóa các từ "phi đạn" và "hỏa tiễn" và dùng từ "tên lửa" thay thế cho cả hai từ. Tôi thấy đây là cách dùng không chính xác, vì phi đạn = missile, và hỏa tiễn = rocket. Hai thứ nầy là hai loại vũ khí hoàn toàn khác nhau, có công dụng, tầm bắn, cách điều khiển, độ chính xác và tính sát thương rất khác biệt, ta không nên lẫn lộn. --Huỳnh Tường Minh 15:41, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chà, sách báo trong nước đều dùng như thế cả, missile hay rocket đều dịch như nhau, thường dịch là tên lửa (đôi khi lại dịch là hỏa tiễn). Avia (thảo luận) 16:10, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ tránh dùng từ Hán Việt trong khi có từ thuần Việt. missile thì sách báo trong nước đều dùng là "tên lửa", còn rocket thì đôi khi phiên là "rốc-két". Vả lại hỏa = lửa, tiễn = tên, nên cũng là tên lửa. Hơn nữa cruise missile đâu có là "đạn", nó bay không theo đường đạn, ở VN dịch là "tên lửa có cánh" (theo tiếng Nga), "tên lửa hành trình" hoặc "tên lửa cru-dơ".--Nguyễn Việt Long 16:22, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi hiểu gốc chữ tên lửa, và tôi cũng đoán là trong nước dùng không phân biệt được cái khác nhau của missile và rocket, nên anh VietLong mới đổi như vậy. Tuy nhiên, nếu người khác không phân biệt được, ở đây chúng ta cũng vẫn có thể phân biệt được và dùng cho chính xác, nhất là khi ta biết có sự khác biệt. Riêng danh từ "phi đạn", đó là cách dùng tôi đã thấy trong sách vở miền Nam, để phân biệt giữa hai loại ballistic missilecruise missile --Huỳnh Tường Minh 17:04, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • missile - a weapon that is sent through the air and that explodes when it hits the thing that it is aimed at
  • rocket - a MISSILE (= a weapon that travels through the air) that carries a bomb and is driven by a stream of burning gases
→ cả hai đều có thể dịch là tên lửa.--An Apple of Newton 17:21, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
en:missile en:rocket, giống và khác.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:24, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Định nghĩa của anh Apple dùng trên hơi quá tổng quát, nếu đinh nghĩa missile như vậy (vũ khí bay qua không khí và phát nổ khi chạm mục tiêu) thì các thứ như rocket-propelled grenades (súng phóng lựu), water balloons (bong bóng có nước ở trong), paintballs (đạn chơi bắn sơn), đều có thể dịch là tên lửa, vì nó cũng có thể được định nghĩa tương tự như chữ missile mà anh đinh nghĩa ở trên như vậy. Ở đây chúng ta đang nói về vũ khí chứ không phải rocket loại phóng lên mặt trăng. Tôi xin nói lại hai thứ nầy là hai loại vũ khí hoàn toàn khác nhau, có công dụng, tầm bắn, cách điều khiển, độ chính xác và tính sát thương rất khác biệt.

Rocket một khi bắn ra là xong, không thể điều chỉnh được, khi hết nhiên liệu thì rơi xuống đất, khó bắn chính xác khi mục tiêu đang di động, và đã từng được xài từ Đệ nhị Thế chiến và trong chiến tranh Việt Nam. Còn missile là loại vũ khí tân tiến hơn, sau khi bắn ra có hệ thống hướng dẫn (guidance system), có khả năng tầm nhiệt (heat-seeking), có khả năng bay theo địa hình (terrain-hugging), có khả năng tìm diệt ra-đa (radar-seeking), có khả năng đổi hướng khi đang bay (programmable flight-path), đặc biệt loại cruise missle khi hết nhiên liệu vẫn tiếp tục bay rất xa, và có thể bắn chính xác vào các mục tiêu đang di động. Nếu hải quân Việt Nam cho rằng mấy thứ nầy cũng chỉ là tên lửa, thì vô phúc thay cho chúng ta khi gặp phải hải quân TQ. --Huỳnh Tường Minh 19:30, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thế thì nên dịch theo cách hiểu của anh, một từ là tên lửa không điều khiển và một từ là tên lửa có điều khiển. Các định nghĩa trên tôi lấy từ từ điển Oxford và tôi không phải là chuyên gia quân sự. Nếu có điều kiện, tôi sẽ hỏi một phi công chiến đấu mà tôi biết.--An Apple of Newton 00:39, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi chưa hiểu câu "Riêng danh từ "phi đạn",... để phân biệt giữa hai loại ballistic missilecruise missile" của anh Huỳnh Tường Minh. Nếu trong trường hợp này tiếng Anh dùng missile cho cả 2 loại thì sao lại phải dùng 2 từ Việt khác nhau. ballistic missile được dịch là tên lửa đạn đạo, nay đổi là tên lửa đường đạn, cả trong "Từ điển bách khoa quân sự VN". Theo lý lẽ của anh Huỳnh Tường Minh thì hình như phải gọi ngược lại mới đúng: Rocket= phi đạn (giống đạn ở chỗ bay theo đường đạn và không điều khiển được sau khi phóng), còn missile= tên lửa (= hỏa tiễn) vì có điều khiển và bay lượn được. Ngoài ra anh cũng nhắc tới từ rocket dùng trong vũ trụ để phóng các tàu vũ trụ (phi thuyền), vậy trường hợp này dịch là gì, là phi đạn chăng?--Nguyễn Việt Long 11:45, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài này viết về lĩnh vực quân sự, nên từ rocket/phi đạn/hỏa tiễn... sẽ được dùng theo nghĩa quân sự. Trong công nghệ vũ trụ, dịch rocket có thể theo từ tiếng Việt khác, không cần phải cùng từ trong quân sự. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:49, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trường hợp ballistic missilecruise missile không phải là hai loại khác nhau, mà là hai đường bay khác nhau. Ballistic missile phóng thẳng lên, sau đó sẽ có đường bay hình vòng cung rớt xuống trở lại(parabolic ballistic trajectory) giống như đạn pháo binh, tốc độ và cao độ lúc nào cũng thay đổi. Dịch ballistic là đạn đạo không đúng lắm vì có nhiều loại đạn bắn thẳng. Cruise missile hoặc phóng ngang ra (từ máy bay) hoặc phóng thẳng lên (từ chiến hạm, tàu ngầm, hay đất liền), nhưng sau đó sẽ bay bình phi (cruise trajectory) với vận tốc và cao độ không thay đổi cho đến khi gần mục tiêu. Danh từ "cruise" nếu dịch ra là "hành trình", hay "có cánh", hay là "cru-dơ" là vì chưa hiểu rõ về nghĩa của nó. Tôi thấy đề nghị của anh Apple có thể dùng để phân biệt được hai loại missilerocket, còn giữa ballisticcruise thì tôi thấy "đạn đạo" và "bình phi" có thể dùng được. --Huỳnh Tường Minh 12:59, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

ballistic dịch là đạn đạo là hợp lý. Cái viên đạn mà Huỳnh Tường Minh nói là bắn thẳng, nếu nó không có phản lực kiểu rocket, hay không được guided, thì nó cũng đi theo đường parabol/ellipse (quỹ đạo gần với quỹ đạo Kepler, nhưng có lực cản không khí làm méo); nó hiện ra có vẻ thẳng, nhưng nó là một đoạn của hình parabol.

- Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:47, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

ballistic tôi thấy xưa nay sách báo VN (kể cả sách báo quân sự) đều dịch là đạn đạo, TQ cũng dịch như vậy. Còn "bình phi" nghe không ổn vì chưa ai dùng mà người ta dùng từ khác, đọc lên không hiểu. Chúng ta chỉ đặt từ mới khi chưa có trong tiếng Việt hoặc chưa phổ biến+sai rõ ràng. Hơn nữa những vũ khí này đã biết ở VN, ta nên theo đa số. Một tên gọi không thể thỏa mãn hết nội dung mà phải định nghĩa. Trong tay tôi có Từ điển kỹ thuật quân sự của Học viện kỹ thuật quân sự, Cục khoa học quân sự, Bộ QP, 1990 (sau này "Từ điển bách khoa quân sự VN", 1996, tái bản bổ sung 2004 dựa vào đây) thì tên lửa tự dẫn (có điều khiển) chính là missile vì nó định nghĩa: là "tên lửa có trang bị hệ thống tự dẫn,... có thể là loại phòng không, loại trên máy bay, loại trên tàu và loại chống tăng". Có một số thuật ngữ khác như: tên lửa chống tăng có điều khiển (=tự dẫn), tên lửa chống tên lửa, tên lửa chống rađa, tên lửa chiến lược, tên lửa ngư lôi, tên lửa phòng không..., nhưng không có từ "phi đạn". Theo tôi, VN hiện nay chỉ dùng thuật ngữ "tên lửa" vì vũ khí nhận của Liên Xô, do đó thuật ngữ ta theo Liên Xô (cả rocket và missile tiếng Nga là raketa), trong đó có "tên lửa có cánh".--Nguyễn Việt Long 15:10, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tên chính thức sửa

Theo en.wiki, tên chính thức là Trung Quốc Nhân dân Giải phóng quân Hải quân. Nguyễn Hữu Dng 18:54, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng, và bài này nên đổi tên thành Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Nguyễn Thanh Quang 18:58, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đồng ý. Nguyễn Hữu Dng 19:18, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xấu hổ sửa

Xưa nay chỉ nghe ngư dân Việt Nam bị hải tặc Campuchia - những kẻ nghèo và thiếu văn minh - cướp bóc đòi tiền chuộc, không ngờ đến nay lại bị một lực lượng hải quân lớn, hiện đại, luôn miệng rêu rao là Giải phóng quân vô sản anh em mà lại nổ súng vào tàu cá, làm bị thương bị chết nhiều người rồi còn đòi tiền chuộc, đã thế còn ăn cướp hải sản của người dân Việt. Thì ra người dân Trung Quốc đóng thuế cho chính quyền Trung Quốc mua sắm tàu chiến để đi ăn cướp. Tài sản ăn cướp được bọn chúng nộp vào ngân sách để xây dựng Chủ nghĩa xã hội hài hòa của Trung Quốc hay cho vào túi riêng uống rượu. Nghilevuong 02:41, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi hôm nay lang thang trên mạng tìm hiểu về việc Trung Quốc tấn công tàu việt nam. Thật bất ngờ tôi tìm được một đoạn videoclip về việc tàu hải quân TQ tấn công tàu Việt Nam. Thật đau lòng các bạn ạ. Người Việt sẽ không bao giờ chịu khuất phục. Cố lên Việt Nam.

Tải video tại: http://www.mediafire.com/?wgymw4zmeyo

Cần dẫn chứng sửa

Thành viên Vinhtantran yêu cầu dẫn chứng vì sao lại biết cấp trên Trung Quốc cho phép nổ súng, bắt cóc, tống tiền ngư dân Việt Nam.

  1. Họ có đưa ngư dân không tất sắt ra tòa Trung Quốc, toà xử ra sao: có phạt những kẻ sát nhân hay không, không hề có! Tòa TQ bảo tàu gỗ không có súng của VN mà lại uy hiếp quân hạm tối tân của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa nên chiến sỹ giải phóng TQ phải nổ súng tự vệ bắn tan tàu cá (ý quên tàu cướp) của Việt Nam. Tòa giấu đầu lòi đuôi, vì nếu là tàu cướp mà lại xử huề không phạt gì ráo trọi (chắc nể anh em nên không thèm phạt ăn cướp, nhưng ai ăn cướp của ai?) rồi trả cái xác cho người ta là xong? Có toà nào hiền đến thế chưa? Nếu không có lệnh của trên mà bắn vào dân nước khác thì sẽ ra tòa án binh ở tù rục xương, lính TQ có ở tù không hay là được khen hảo hảo, với khen có lập trường? Nếu lính TQ không có ở tù, tức có lệnh của trên rồi còn yêu cầu dẫn chứng cái gì nữa?
  2. Quan lính TQ phần đông là nhân dân lao động mà ra, Đảng viên Cộng sản TQ phần lớn cũng xuất thân từ giai cấp vô sản. Nếu không có lệnh của trên bắt ép, nỡ nào họ bắn vào các ngư dân nghèo khổ kiếm ăn bằng mồ hôi nước mắt chân chính, những người luôn phải đối chọi với thiên tai bão tố biển Đông. Bọn họ cũng là con người, có cha, có mẹ, có ăn học, được Đảng Cộng sản Trung quốc thường xuyên giáo dục và rèn luyện tinh thần quốc tế vô sản, lẽ nào bọn họ lại thâm thù, oán hận người dân lao động Việt Nam đến thế?
  3. Không có lệnh của trên thì làm sao đưa hàng chục người ngoại quốc (Việt Nam) không có hộ chiếu và visa vào bờ Hải Nam được? Làm sao nhập viện với vết thương do súng bắn, làm sao nhận tiền gởi từ Việt Nam sang, hàng trăm nghìn USD tiền chuộc chứ ít ỏi gì?
  4. Không có lệnh của trên mà năm nay bắn chết một mớ ngư dân Việt Nam, năm sau bắn thêm một mớ khác. Bạn Vinhtantran tưởng cấp trên Trung Quốc cũng gà mờ không biết lính mình bắn chết dân Việt, ăn cướp hải sản, ngư cụ và bắt chẹt tiền chuộc chăng? Hay bạn cho rằng Việt Nam không có kháng nghị gì nên cấp trên TQ không hề biết và đây chỉ là nhầm lẫn của cấp dưới chứ cấp trên TQ thì luôn luôn hữu nghị anh em 4 tốt trong đó có " láng giềng tốt"?
  5. Nếu bạn cho rằng bắt buộc phải có dẫn chứng cho một điều khá rõ ràng thì xin bạn Vinhtantran hoặc các thành viên khác thử tìm các nguồn nước ngoài sẽ biết thái độ của lãnh đạo Trung Quốc trong các vụ bắt nạt, giết người, ăn cướp, tống tiền này. Bọn họ chẳng nể nang gì đâu. Nguồn báo chí trong nước không thấy có nói gì về việc dân ta bị bắn, bị giết, bị vòi tiền chuộc này nên thái độ của các vị lãnh đạo Đảng hai bên thế nào cũng khó mà biết (theo đài BBC đưa tin thì Các ngư phủ thường bị bắt ở khu vực tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa. Các thuyền bị phía Trung Quốc hoặc Malaysia bắt, ngư dân phải tự trả tiền chuộc. Chính quyền Việt Nam không hỗ trợ về mặt tài chính mà chỉ giúp họ ổn định cuộc sống khi trở về quê hương). Nhưng tôi dám chắc họ có biết sự việc và họ chủ động tạo ra sự việc, điều đó nằm trong thẩm quyền của bọn họ. Nghilevuong 04:04, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tóm lại bạn Vinhtantran nghi ngờ điều gì khi yêu cầu chú thích, bạn cho rằng đó không phải là chủ trương của Quân uỷ Đảng Cộng sản Trung Quốc hay bạn muốn có tư liệu xác thực về cái chủ trương xâm lược trên biển Đông của Trung Quốc? Nghilevuong 04:04, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu theo quan điểm của tôi thì tôi không phản đối suy nghĩ của Nghilevuong, nhưng đúng như "nói có sách, mách có chứng", nhất là ở những luận điểm mang tính khẳng định, buộc tội, cần phải có ít nhất một bằng chứng nào đó có nói đến điều đó. Anh đưa dẫn chứng là một tập hình ảnh của BBC, tôi không thấy nó chứng minh được cho chuyện được phép của cấp trên. Anh cần phải nêu rõ, cấp trên là ai (nếu là sĩ quan trên tàu thì hiển nhiên quá, ai cũng hiểu, không cần nói), còn nếu cấp trên là chính quyền Trung Quốc, không thể chỉ có sự suy luận, anh có nghĩ 10 người xem bài thì 10 người qua trang thảo luận để xem suy luận của anh không? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 05:04, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thành viên Trần Vĩnh Tân nói đúng, theo nguyên tắc việc đối ngoại là trách nhiệm của Chủ tịch Quân uỷ trung ương Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Không có chủ trương của Hồ và lệnh của y thì không thể có chuyện nổ súng, phạt vi cảnh, giam người, đưa vào bệnh viện, ra toà, cho gọi điện thoại về đòi tiền chuộc ... một loạt việc liên quan đòi hỏi phối hợp đủ các ngành cả quân đội, cảnh sát biển, y tế, ngoại giao, tài chính, xuất nhập cảnh. Nhưng nói có sách, mách có chứng, đây không phải là kết tội Hồ Cẩm Đào mà cần tìm ra nguồn để hiểu rõ hơn bản chất sự việc. Tôi nghĩ việc này các thành viên rành tiếng Anh, tiếng Trung thì dễ tìm ra nguồn như thành viên Tmct, Rungbachduong chẳng hạn, trong tài liệu của CIA làm gì chẳng có Nghị quyết xâm lược biển Đông của Quân uỷ Trung Quốc kia chứ. Có điều không biết thành viên Tmct, Rungbachduong có thích tìm các nguồn dẫn chứng như thế này hay không, sao Vinhtantran chẳng thử tìm giúp? Nghilevuong 07:04, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Việc suy ra kết luận trước rồi tìm bằng chứng để hỗ trợ cho kết luận của mình sau không phải là một cách làm việc đứng đắng tại Wikipedia. Nguyễn Hữu Dng 07:09, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nguyễn Hữu Dng cho rằng tôi đã suy ra kết luận trước rồi tìm cách hỗ trợ cho kết luận của mình như vậy là chưa phân biệt được kết luận và nhận thức sư kiện. Việc suy đoán một sư kiện khác với việc nhận thức một sự kiện. Ranh giới giữa nhận thức và suy đoán là khác nhau. Bạn nên nhớ chúng ta đang bàn nhau vấn đề Hải quân Trung Quốc có được "sự cho phép của cấp trên hay không": có hai khả năng có và không có. Khoảng cách giữa có hay không có sự cho phép của cấp trên không làm thay đổi bản chất của việc bắt cóc và tống tiền ngư dân Việt Nam vì vậy không có vấn đề đúng đắn hay không đúng đắn ở đây vì nội dung bắt cóc tống tiền đã có nguồn dẫn. Nếu bạn đọc kỹ nguồn dẫn đã nêu bạn sẽ thấy một gia đình ngư dân sau khi nộp 120 triệu vẫn chưa thấy người dân về đã gởi thư cho Thủ Tướng Việt Nam xin can thiệp và bạn cũng sẽ đọc thấy rằng Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết phía Trung Quốc đã báo sẽ thả người và tàu vào hôm 1/10Đợi chờ ngư phủ trở về nhà của Nguyễn Trung vào ngày 23/10/2007 . Nếu đã có sự can thiệp của Chính phủ Việt Nam và công an tỉnh Quảng Ngãi đã có thông tin về việc bị bắt, ngày hẹn thả người và tàu thì tôi và nhiều người sẽ hoàn toàn có quyền cho rằng Chính phủ Trung Quốc đã biết việc lính họ bắt, bắn, tống tiền ngư dân Việt(nếu không thì Công An tỉnh QN đã làm việc với ai, hay bạn nghĩ rằng CA VN đã làm việc với bọn xã hội đen bắt cóc tống tiền TQ?). Và vì không có sự xin lỗi, bồi thường của Chính phủ TQ với ngư dân Việt Nam thì tôi và nhiều người sẽ kết luận là chính phủ Trung quốc đồng tình với việc làm của lính họ. Và vì việc này lập đi lập lại mãi nhiều năm rồi nên tôi và nhiều người kết luận luôn rằng cấp trên của Trung Quốc đã cho phép lính của họ bắt cóc, tống tiền, ăn cướp tài sản của ngư dân Việt Nam.
Nếu thành viên Nguyễn Hữu Dng và Vinhtantran thấy rằng việc cấp trên của Trung Quốc biết hay không biết một loạt việc làm có hệ thống của quân línhh và chính quyền tỉnh Hải Nam là cần phải có dẫn chứng trực tiếp thì tôi đã khôi phục lại bảng "cần chú thích rồi". Ngoài ra nếu bạn cho rằng khi chưa có chú thích thì phải xóa đi cụm từ “được sự cho phép của cấp trên” thì các bạn có thể xóa. Không sao, tôi có thể viết dài hơn về sự hiểu biết và can thiệp của Chính Phủ VN. Mọi người rồi cũng sẽ hiểu là Chính phủ TQ có hay không có đứng đằng sau các phát đạn của các chiến hạm, cũng như số tiền hàng trăm nghìn USD bắt chuộc đó đi đâu và về đâu. Nhưng khi đó đừng có trách rằng bài này sẽ bị loãng đi đó nhé.
Việc đọc tài liệu, hiểu và viết vào bài còn tuỳ thuộc vào cách hiểu của từng người, quan điểm của từng người, cái việc thêm câu “được sự cho phép của cấp trên” có thể có tranh cãi giữa các thành viên, chúng ta dễ dàng tìm ra phương cách sửa đổi để đạt được hiệu quả mong muốn đúng theo quy tắc Wikipedia:Thông tin có nguồn kiểm chứng, nhưng Nguyễn Hữu Dng đừng cho đó là một cách làm việc "không đứng đắn", kết luận đó là một quy kết hơi vội vàng. Nghilevuong 07:58, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cần chú thích sửa

Thành viên Nguyễn Hữu Dng có thêm bài cụm từ mà tôi đã gạch dưới như sau:

Hải quân Trung Quốc với các trang thiết bị cực kỳ hiện đại, vũ lực hùng hậu[1] đã được cho phép của cấp trên[cần chú thích] đã tiến hành các hoạt động vũ lực trên Biển Đông trong các khu vực chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc[cần chú thích] như bắn vào ngư dân Việt Nam làm vỡ tàu, chết người hoặc bắn và bắt cóc các tàu cá của ngư dân gặp nạn hoặc tránh bão trên vùng biển mà ngư dân Việt Nam cho là còn thuộc chủ quyền Việt Nam làm chết người và bắt giam đòi tiền chuộc một cách có hệ thống[2], đồng thời cướp đoạt toàn bộ phương tiện đánh bắt cá và sản phẩm đánh bắt của ngư dân Việt Nam, rồi đưa ra tòa phạt vi cảnh[3].

Tôi đã thêm vào bảng yêu cầu chú thích vì bạn đã đọc tài liệu nào nói như vậy? Nếu bạn tưởng bạn cho vào đoạn trên để có thêm nhiều chiều thì người ta có thể hiểu các ngư dân Việt Nam đã cố ý đi vào hải phận của TQ? Trong khi tài liệu mà tôi đã dẫn[1], một ngư dân đã nói: "Nếu trên hải đồ của mình, vùng tôi bị bắt thuộc về Việt Nam. Tôi có đưa hải đồ ra chỉ cho những người bắt mình, bảo đó là vùng biển của Việt Nam nhưng người ta không chịu" và Đại tá Lê Phúc Nguyên, phó Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, từng nói với tờ The Straits Times: "Ngư dân rất khó mà biết được đâu là lằn ranh chính xác giữa hai bên". Trung Quốc đã bắn chết ngư dân Việt Nam ở Quần đảo Trường Sa lẫn Quần đảo Hoàng Sa tàu cảnh sát biển Việt Nam khi ra đến nơi đành đưa mắt nhìn vì không thể chống trả tàu lớn của Trung Quốc và vì họ đã kéo tàu cá Việt Nam và vùng họ kiểm soát nên rất khó biết được vị trí khi họ bắn tàu cá Việt Nam có còn ở hải phận Việt Nam hay không.

Không có quân đội nước nào lại đi tranh chấp vị trí tàu cá trên biển chỉ bằng một cách thô bạo là nổ súng bắn giết và kéo đi nơi khác đòi nộp tiền chuộc.

Ngoài ra, không có cái lệ tàu chiến thấy tàu cá cho dù là tàu cá vi phạm hải phận là bắn, bắt cóc và tống tiền. Nhân cơ người ta tránh bão để bắn, bắt cóc, cướp tàu cho dù ở trong hải phận thật sự của mình đi nữa cũng là tệ hại và không khác gì loài trâu bò mấy tý.

Tóm lại bạn hãy chỉ ra nguồn mà Trung Quốc bào chữa cho hành động cướp bóc, giết người của quân đội mình với ngư dân lương thiện vô tội. Hy vọng rằng lúc đó mọi người sẽ biết ai là cấp trên có chủ trương tàn ác với ngư dân Việt Nam hoặc sẽ biết việc làm dã man của Quân Uỷ Trung Quốc đứng đầu là Hồ Cẩm Đào là được phép hay không được phép và phù hợp hay không phù hợp với thông lệ quốc tế, mong bạn sớm tìm ra nguồn dẫn chứng.

Năm 1979, bọn Bành trướng Bắc Kinh chặt đầu mổ bụng đàn bà có thai Việt nam thả trôi sông, nay bọn chúng bắn ngư dân, thật là thói xấu khó sửa, dã man quá Nghilevuong 08:58, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Câu bạn viết Tôi có đưa hải đồ ra chỉ cho những người bắt mình, bảo đó là vùng biển của Việt Nam nhưng người ta không chịu đã cho thấy rõ ràng TQ cho rằng đó là vùng của họ. Việc TQ tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ TS và HS là một việc rõ ràng, chắc không cần chú thích. Nhưng bạn có thể xem đây về các lãnh thổ TQ cho là của mình. Nguyễn Hữu Dng 15:42, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ở giữa biển cả mênh mông, kẻ có súng lớn không chịu xem bản đồ, không thể kết luận rằng "vị trí cụ thể đó" là vùng biển của ai hết. Có thể bọn đó cho rằng "nơi đó" là vùng biển của bọn nó như Nguyễn Hữu Dng suy đoán. Nhưng cũng có thể bọn đó ỷ mạnh bắn giết và ăn cướp, dù biết rằng đó không chắc là vùng biển của ai hết mà là vùng biển quốc tế, hoặc thậm chí là vùng biển của nước Việt Nam (đúng như bản đồ của ngư dân chỉ ra). Vì vậy bạn vẫn cần phải chú thích để mọi người hiểu: Có thật quân Trung Quốc có nghĩ hoặc có giả vờ nghĩ rằng những ngư dân Việt Nam bị họ bắn giết và bắt cóc tống tiền vì đang ở hải phận của Trung Quốc. Và người ta cũng hiểu luôn rằng Khi có bão là lúc thuận lợi để hải quân Trung Quốc ăn cướp. với lý do tàu nước ngoài vào hải phận nước mình?
Nguyễn Hữu Dng cho rằng "Việc TQ tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ TS và HS là một việc rõ ràng, chắc không cần chú thích." là không đúng. Đoạn sau của câu được trích dẫn là việc quân Trung Quốc bắn giết ngư dân Việt Nam và bắt cóc, tống tiền một cách có hệ thống và đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành quốc gia Trung Hoa như hải quân TQ, cảnh sát TQ , hải quan TQ , xuất nhập cảnh TQ , y tế TQ , tài chính TQ , ngân hàng TQ , quân đội TQ và cả ngoại giao TQ. Điều này cũng có nghĩa là bạn đã chọn phương án đây là một chiến dịch có sự chủ động của lãnh đạo Quân uỷ TQ trong các vùng biển mà TQ tuyên bố có chủ quyền? --> Hồ Cẩm Đào có biết và cho phép, hoặc thậm chí Hồ Cẩm Đào ra lệnh cho lính Giải phóng Trung Quốc bắn giết thoải mái dân Việt trong vùng biển mà TQ cho rằng họ có chủ quyền như Biển Đông.
Một câu hỏi khác, tại sao hải quân Trung Hoa không bắt cóc và tống tiền ngư dân Nhật ở vùng biển đảo mà họ gọi là Điếu Ngư Đài? Họ cũng tuyên bố đó là đảo của họ kia mà. Hồ Cẩm Đào biết thương ngư dân Nhật và biết "láng giềng tốt" với Nhật Bản. Nghilevuong 02:46, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dịch thuật sửa

Trong bài nầy có người chuyển ngữ từ "Class" thành "Lớp". Theo tôi thì không đúng vì từ "Class" ở đầy không có nghĩa là lớp học, mà dùng chỉ thứ hạng. Thí dụ như "heavy-weight class" thì nên dịch là "hạng nặng" chứ không dịch "lớp nặng". "Destroyer Class X Type Y" nên dịch là "Tuần dương hạm Hạng X Loại Y" chư không nên dịch là "Tuần dương hạm Lớp X Loại Y". Huỳnh Tường Minh (thảo luận) 17:22, ngày 10 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Class đâu nhất thiết cứ phải là lớp học. Tiếng Anh cũng dùng class để chỉ lớp (sinh học) cũng như trong các ngành khác như toán học, vật lý, tin học, sân khấu, xã hội học, triết học. Rất tiếc các tài liệu quân sự tiếng Việt đều gọi ship class là lớp (tàu). Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 00:56, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.