Thảo luận:Hệ thống X Window/Lưu 1

Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Hai Dang Quang trong đề tài look and feel

Từ vựng khó dùng/ tối nghĩa sửa

transparency :từ điển Tin học Anh việt dịch là trong suốt nhưng từ điển anh ngữ (en:Transparency (computing)) viết là:

In human-computer interaction, computer transparency is an aspect of user friendliness which relieves the user of the need to worry about technical details (like installation, updating, downloading or device drivers). For instance, a program that automatically detects the monitor resolution is more transparent compared to one that requests the user to enter it manually.
Trong sự giao tiếp người - máy tính, máy tính có tính xuyên dụng là một khía cạnh của sự tiện dụng cho người dùng mà nó giải phóng người dùng khỏi các sự cần thiết để lo lắng về các chi tiết kĩ thuật (như là cài đặt, cập nhật, tải về hay các bộ điều vận). Thí dụ, một chương trình tự động tìm thấy độ phân giải của màn hình thì (được xem) là có tính xuyên dụng nhiều hơn so với chương trình đòi hỏi người dùng phải chỉnh vào đó bằng tay.

Do đó LĐ không tin là chữ trong suốt nên được xài chổ này!

Làng Đậu 22:52, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Em ủng hộ chữ xuyên dụng, chữ trong suốt quả là không thể hiểu được. Các từ điển Tin học Anh việt của VN dẫn đễn kết quả là: khi đọc báo, PC World VN chẳng hạn, phải vừa đọc vừa ...dịch ngược lại tiếng Anh thì mới hiểu được. ;) (Tmct 02:14, ngày 09 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
Đã đọc được PC World thì nên đọc thêm EE Times và electronics design các báo này có nhiều thông tin mới rất hay về tiến bộ công nghệ và thiết bị mới về máy tính LĐ

Nhưng có lẽ network transparency nên là xuyên dụng mạng chứ không phải mạng xuyên dụng. Nghe mạng xuyên dụng như là một mạng có tính xuyên dụng. Ý bác thế nào ạ? (Tmct 11:07, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Ai chà, diễn ý hệ cấp hai, ba, tư của ngoại ngữ rồi chuyển ý sang tiếng Việt, có lẽ bị "tam sao thất bản". Transparency = tính "thông thấu", tính "thấu minh". Từ xuyên dụng (âm đúng hơn là xuyến dụng, và nó có nghĩa là "thông dụng", muốn ý này?) đi quá xa với Transparency (trong mọi ý nghĩa, không chỉ hạn chế ở CNTT). Anh LĐ cẩn thận, diễn ý quá tôi sẽ nhào vô quậy anh đó nhé. Nghiêm túc lại đây: Bí chữ thì nên để nguyên, suy nghĩ quá nhiều mà không để ý đến khía cạnh đối chiếu ngôn ngữ thật sát từ nguyên thì sau sẽ bị người khác lật đổ, sẽ uổng công đó... trừ khi xem đây là chỗ luyện tập. --Baodo 11:28, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Hi hi, em đoán chữ xuyên của bác LD là xuyên trong xuyên qua chứ không phải xuyên trong thường xuyên. Xin các bác bàn tiếp, em dốt tiếng Việt nên không dám tạo từ mới đâu, chỉ đợi xem bác nào nghĩ ra từ nào nghe xuôi xuôi thì em gật thôi. (Tmct 15:06, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
Đúng vậy, chữ "xuyên" ý là "xuyên suốt" chứ không phải xuyến. Còn việc dùng chữ tôi dùng định nghĩa từ nguyên gốc Anh ngữ, cố gắng tìm chữ Việt ngữ tương đương cho đến khi "bí hoàn toàn" thì mới mượn tiếng Hán trong chừng mực thôi vì tiếng Hán có nhiều chữ người Việt không còn dùng nữa! (thí dụ chữ desktop --thì vì ban đầu thấy dịch ra "mặt bàn" nó hơi kì cục nên tôi "mò" đến chữ Hán việt; nhưng tới khi đọc giải thích của Microsoft và xem lại các nghĩa dùng trong tiếng Pháp, Đức, Tàu họ đều để nguyên "mặt bàn" nên tôi mới dùng chữ này! Chúc may mắn

Dịch client-server sửa

Bác LD ơi, em nghĩ không nên dịch servermáy chủ.

Thứ nhất, nghĩa của server-client là "nơi cung cấp dịch vụ"-"khách hàng mà yêu cầu dịch vụ", không phải "chủ nhà"-"khách", nếu gọi là "máy chủ", server rất dễ bị hiểu nhầm theo nghĩa "chủ nhà" (em đảm bảo đa số mọi người đang hiểu theo kiểu này, cũng tại cái từ điển Tin học lạc việt).

Thứ hai, server và client không nhất thiết là một cái máy. Định nghĩa server tại FOLDOC:

1. A program which provides some service to other (client) programs.

Vậy em đề nghị tạm thời để nguyên client và server, đợi đến khi nào tìm được cách dịnh chính xác thì sẽ sửa lại sau. (Tmct 01:59, ngày 09 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Máy chủ, máy khách là LĐ dùng chữ người nào đó trước đây bảo rằng "trong nước dùng chử này" nên LĐ chỉ dùng lại, chứ chữ này LĐ cũng hổng ưa vì nó hơi kì kì
Trong thuật ngữ về giao dịch/luật pháp ở Mỹ thì:
"client" là thân chủ còn serverdịch vụ hai chữ này hợp hơn nhưng lại sợ làm "người trong nước hiểu lầm". Chữ thân chủ khác với chữ khách hàng khá xa: Khách hàng muốn bay đi đâu thì đi lựa chổ nào đáp vào thì đáp (Anh ngữ là customer) mà chưa cần phải có giao kèo. Nhưng Client thì không được như vậy thường nó phải có kết nối và có "giao kèo" (tức là đã tương hợp về protocol và đã được cơ quan phục vụ đồng ý cung ứng dịch vụ cho thân chủ.)
Nếu MC và các bạn không phản đối LĐ sẽ chỉnh hai chữ này lại liên hệ client-server thành liên hệ thân chủ - dịch vụ cho rõ nghĩa
Hay là nếu phản bác đề nghị cho chữ nào rõ nghĩa hơn nưã
Chúc MC & các bạn vui vẻ --Tạnm thời LĐ cũng để nguyên "chủ khách" nhưng chắc sẽ đổi thôi

Tạm thời

  • server : (bộ máy) dịch vụ
  • client : (máy,chương trình) thân chủ

Thí dụ: sửa

X uses a client-server model: an X server communicates with various client programs. The server accepts requests for graphical output (windows) and sends back user input (from keyboard, mouse, or touchscreen).

Dịch thành: X dùng mô hình thân chủ - dịch vụ: một bộ máy dịch vụ X liên lạc với nhiều chương trình thân chủ. Máy dịch vụ chấp thuận các yêu cầu về việc xuất các cửa sổ đồ họa và và việc nhập các thông tin từ người dùng (qua bàn phím, chuột, hay màn hình tiếp xúc).

70.253.98.122 15:24, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

KHông nên dịch thành "dịch vụ" mà nên dùng "phục vụ". "Dịch vụ" = "service"; "phục vụ" = to "serve". Xem và thảo luận ở Wikt:server. 193.52.24.125 08:00, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chữ "phục vu" và "dịch vu" nghĩa khá gần nhau; OK tôi sẽ đổi lại:
  • server ': (bộ máy) phục vụ

User interface - giao diện người dùng? sửa

Em thay giao diện dùng bằng giao diện người dùng được không bác? Từ này được dùng nhiều lắm [1] (Tmct 02:09, ngày 09 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Chữ này của MC có trong từ điển ! Viết ... hơi dài
Hì hì, thế thì bác cứ viết ngắn thôi, rồi em chắp thêm sau cũng được. (Tmct 15:44, ngày 09 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
LĐ thích cách làm việc của MC: không có chữ nào hợp thì dùng nguyên gốc Anh ngữ. Cách này bảo toàn được sự trong sáng của tiếng Việt hơn là dịch ép . Thường 1 chữ Anh có thể có rất nhiều nghĩa hoàn toàn khác nhau . Có nhiều chữ nghĩa thông dụng là A và nghĩa chuyên môn là B nhưng tới khi dịch ra tiếng Việt, nhiều người cứ cắm mũi dùng nghĩa A của Anh ngữ "dịch chết" thành nghĩa B trong Việt ngữ . (Hãy tưởng tượng vụ việc lấy "râu ông Marx" cắm cằm bà "Thatcher") Cái này cũng OK thôi vì ... chữ xài lâu thành quen. Chỉ có điều đôi khi trong Việt ngữ có chữ hoàn toàn tương đương và hợp lý hơn thì lại bị phế bỏ!
Mời thảo luận thêm ở Wikt:user interface193.52.24.125 16:00, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
OK chữu này tôi chỉ lười thêm chữ "người " LĐ

Widget & control sửa

Đây là chữ khó: Widget: under X Windows, "widgets" is the collective name for buttons, sliders, menu bars, title bars, and all the other paraphernalia that windows can have or contain - awidget set is a collection of all the necessary widgets of a particular style - think "Toolbox"...

Trong kiến trúc MS Windows thì chữ tương đương mà Microsoft dùng là các control (bao gồm các toolbar, nút, bảng, menu,...)

Đây là các thành tố (có khả nang nhận và gửi thông báo tùy theo dạng -- do đó co tên là control) để tạo thành 1 chương trình trong Window.

Như vậy theo ý nghiã: nó là thành tố (hay bộ phận đơn vi) điều khiển tạo nên một giao diên đồ họa của windows

Như vậy có thể tạm dùng là khiển tố hay thành tố điều khiển của window cho đến khi nào có ai muốn thay đổi cách dịch này bằng chữ chính xác hơn LĐ

Mời thảo luận ở Wikt:widget193.52.24.125 15:49, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhiều người dịch Widgetnút diều khiển như điều này sẽ gây rắc rối cho người hoc và hiểu thí dụ câu sau đây:

The following widget buttons will take control all the messages boxes and the buttons in the 1st frame.
dịch theo kiểu "nút điều khiển" có thể là:
Các nút điều khiển dạng nút sau đây sẽ chỉ huy tất cả các hộp thông báo và các nút trong khung thứ nhất  !
Câu đó trở nên khá khó hiểu trong khi cách dịch đúng hơn sẽ là:
Các khiển tố nút sẽ chỉ huy tất cả các hộp thông báo và các nút trong khung đầu tiên
Wikt:widget có người bảo là "ô điều khiển" hay hơn "thành tố điều khiển".- Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:51, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vấn đề là nghĩa của chữ "ô": Liệu nó có đủ ý nghĩa chung cho mọi loại widget hay không ? Trong đó có: toolbar (thanh công cụ) , titlebar (thanh tên) , header control (bộ điều khiển phần đầu), list view (danh mục), tab(bản dừng, định bản) đạc biệt là các widget "vô hình" (invisible) như tooltip (cộ cụ giúp/gợi ý), hot-key control (bộ điều khiển phím nóng), time control (bộ điều khiển thời gia) (nghĩa trong ngoặc đơn chỉ là tạm viết ra không cần bàn thảo về nó- chờ bài Widget ra đời sẽ bàn sau). Tất cả các widget đó không hề mang yếu tố "ô" như nghĩa của chữ này thoát ra.

Tôi cho rằng chữ ô không đủ bao hàm các loại "widget" này: chữ "khiển tố", hay "thành tố điều khiển" lại có khả năng bao hàm tất cả các loại widget trên về ý nghĩa! Nhưng đây chỉ là ý kiến về sử dụng chữ vì dầu sao chữ này cũng còn mới. Tôi không cố chắp chữ nào hết chỉ muốn tìm ra chữ chính xác để giữ phần nào sự trong sáng trong ngôn ngữ chuyên môn. Dĩ nhiên cách hay hơn là hãy để cho nhiều người biết nhiều về ngôn ngữ học cho thêm ý kiến và nhiều người có biết về các loại phương pháp lập trình đồ họa trong chuyện này cho thêm ý. (xin mời anh Hường, Arisa, Baodo, casblanca, BM,... lên tiếng để chúng ta thống nhất hơn về từ ngữ

Fork sửa

Theo từ điển tin hoc thì hoc dich forkrẽ nhanh đây chỉ là nghĩa thứ nhất dùng trong software engineer:

In software engineering, a project fork or branch happens when a developer (or a group of them) takes code from a project and starts to develop independently of the rest. The term is also used more loosely to represent a similar branching of any work (for example, there are several forks of the English language Wikipedia). en.wikipedia.org/wiki/Fork_(software)

Còn nghĩa thứ hai thường dùng trong programming (multitasking, multithreading) là: (rất tiếc nghĩa này lại không thấy (invisible!) trong từ điển tin học, vô hình chung có thể làm cho người học/dịch bị... "Trớt Quớt"!)

A fork, when applied to computing is when a process creates a copy of itself, which then acts as a "child" of the original process, now called the "parent". More generally, a fork in a multithreading environment means that a thread of execution is duplicated. en.wikipedia.org/wiki/Fork_(computing)

dịch: khái niệm xử lý sao chép (hay xử lý con), áp dụng cho khoa máy tính là, một quá trình tạo ra một bản sao của chính nó, mà sau đó, nó hành xử như là "dứa con" của xử lí ban đầu, mà xử lý này đã được gọi là "cha mẹ". Một cách tổng quát hơn, một xử lý sao chép trong môi trường đa luồng có nghĩa là một luồng của việc thực thi được sao y lại.

Như vậy nếu không ai phản đối LĐ dùng chữ xử lý sao chép hay xử lý con cho chữ fork này. Trong nhiều sach LĐ thấy họ còn gọi thẳng là xử lý con!

Ở đây process ~ xử lý (1 danh từ -- không phải 1 quá trình) trong khoa kiến trúc máy tính

LĐ 22:41, ngày 10 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Bác ơi, em thấy mấy bác trong ngành hệ điều hành gọi processtiến trình, em nghe thấy rất ổn. Nghe từ xử lý không thấy ý nghĩa về thời gian của process. Tương tự child processtiến trình con. Bác yên tâm, từ này được dùng ở nhà từ lâu lắm rồi.
Thread được dịch là luồng. Multi-threadingđa luồng.
Multi-tasking: đa nhiệm.
fork thì em chịu. chưa biết mọi người dịch ntn. Để em nghĩ mấy hôm nữa xem rẽ nhánh có nghe được không.
(Tmct 17:18, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
Chữ này tốt hơn, LĐ nghĩ chưa ra nên dùng là xử lý .Vậy nên thống nhất

Fork (kiến trúc máy tính) : tiến trinh con, hay tiến trình sao chép

Thế còn động từ to fork thì dịch thế nào bây giờ ạ?
Thế sách nào "dám" dùng động từ "to fork" vậy chỉ giúp với ? Tôi chỉ đọc thấy nó dùng như 1 danh từ còn động từ thừờng họ dùng động từ chỉ cái gì họ muốn tương tác với "fork"
tuy nhiên fork là một UNIX kernel function có thể dùng để kiến tạo (hay đẻ ra) một tiến trình con (xem), Như vậy nếu người ta kêu nó dạng "động từ" như kiểu MC cho ra thì chắc cần gọi nó là "thực thi/gọi hàm fork" vì thự tế đây là tên của một hàm trong hạt nhân không phải là một khái niệm nưã!
Fork có thể dùng như tính từ thí dụ "fork system call"
"Thế sách nào "dám" dùng động từ "to fork" vậy ...?" Sách thì tôi chưa thấy, nhưng có một loại programmer, IT worker đã, đứng trước mặt tôi, nói: "I will fork a new thread to response to that call." (Hãy giữ trong đầu hình ảnh của tôi lắc đầu trong im lặng vì phải công nhận sự "thua trận" trong cách dùng ngôn ngữ kiểu này!!!) Mekong Bluesman 09:13, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Hihi, tôi tưởng tiếng Anh vẫn phát triển theo kiểu này? tôi thấy câu trên rất quen tai. Chẳng hạn, tôi thấy khá nhiều người nói câu kiểu như "You can G/google that stuff." Hoặc "you can find that by G/googling." Mekong Bluesman chắc mỏi cổ lắm. ;)
(Tmct 10:17, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
Ấy nhầm, hình như không fork được thread. Xấu hổ quá!!! :"> (Tmct 10:20, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
Tmct know that the "proper" way to say it is "a new fork will be created to response to that call" since that programmer cannot be "forked" (into a thread or not) without harming him bodily or mentally. Mekong Bluesman 11:21, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thực ră anh BM nói đúng, khi nói nhiều người hay tự ý bỏ danh từ thành động từ cho lẹ và dể hiểu nhưng chưa thấy ai dám viết nó ra như thí dụ "Script A call function X to fork a subprocess ..." (tôi đã thử kiểm trong 2 cuốn sách giáo khoa ĐH về UNIX 1 là cuốn dùng cho Unix Administration, cuốn kia là cuốn "advanced programming in the UNIX ..." câ hai đèu chỉ viết fork đưới dạng danh từ chứ không hề có chuyện động từ! LĐ

host vs server sửa

Trong bài có nhắc đến hai chữ trên. Nghĩa hay dùng của host là "server"; tuy nhiên, có trường hợp tổng quát là "host sẽ cung cấp 1 object nào đó cho client và không nhất thiết phải làm thành 1 mạng"

Định nghĩa khá rõ của University of Neworlean host :A computer from a network that can receive information from other computers.

hay một ĐN khác trên Google: (1) A computer system that is accessed by a user working at a remote location.

Như vậy nên dịch hostmáy (tính) nguồn hay máy (tính) chủ (nguồn /chủ ở đây không nhất thiết là nguồn/chủ nhà mà là...nguồn chủ của các đối tượng mà nó cung cấp

rootless sửa

Dựa trên định nghĩa trong bài tôi sẽ dịch là "không nguồn" (thay vì "không gốc" rất khó hiểu)

thin client sửa

Đinh nghã A thin client is a computer (client) in client-server architecture networks which has little or no application logic, so it has to depend primarily on the central server for processing activities. The word "thin" refers to the small boot image which such clients typically require - perhaps no more than required to connect to a network and start up a dedicated web browser or "Remote Desktop" connection such as X11, Citrix ICA or Microsoft RDP.

Tạm Dịch: Một thân chủ nhỏ là một m'ay tính (thân chủ) trong các mạng kiến trúc thân chủ - dịch vụ mà có ít hay hoàn toàn không có ứng dụng luận lý, do đó nó một cách căn bản phải phụ thuộc vào bộ máy dịch vụ trung tâm cho các vận hành xử lý. Từ "nhỏ" để chỉ đến ảnh khởi động nhỏ mà các chương trình thân chủ thường yêu cầu -- có lẽ không hiều hơn yêu câu để nối mạng và bắt đầu chạy trình duyệt web hay bắt đầu chạy một mối liên lạc "mặt bàn từ xa" như là X11, Citrix ICA hay MS RDP. Tạm thời:

  • Thin client : thân chủ nhỏ

Nếu bạn nào có ý kiến/điều chỉnh xin lên tiếng

70.253.98.122 15:55, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

desktop sửa

Ái chà, bác có gan dịch "desktop" là "mặt bàn". Bái phục! Bái phục! (Tmct 15:13, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
Hà hà hà kì này có người lọt bẩy phục kích! Cho xin chữ "ái" nhưng trả lễ chữ "chà" lại cho MC và chà tới chà lui nó ... trầy trụa hết! Cái từ điển tin học Anh Việt 2003 nó dịch sao tui dịch vậy thôi chứ có gì gan với không ? Từ điển nó dám in ra như là 1 giáo điều thì tui dám xài nó như là một con chiên ngoan đạo (Ê! mua hết mấy chục USD cuốn từ điển giờ bắt tui để lên trang đốt à ! Đâu có dại vậy đem chia sẻ cho mỗi người 1 ít mới đáng chớ )... Đó chỉ là mối liên hệ nhân quả thôi . Vả lại, ngồi mà nghĩ xem nên dịch chữ gì cũng lâu lắc dể tạm vào cho người khác nghĩ giúp cũng "tiết kiệm" thời gian lắm chứ. Treo giải thưởng 1 ly trà sâm cho ai tìm ra chữ gì "rõ hơn" hơn chữ "mặt bàn": này nhé "desk= cái bàn"; "top" là cái phần trên cùng của nó đích thị là cái bản mặt. Vậy dịch thành mặt bàn là đúng quá sao còn chê ? Thôi đùa tí xem ai có bản ... ngã cãi ngang xem!
I Look into the Dictionary, it is not my "translation" LĐ
Dịch theo cách của Thành viên:70.253.98.122 thì thin client phải là "khách hàng gầy"! ;-{)> Mekong Bluesman 23:18, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Để mai vào văn phòng tôi sẽ dùng từ điển tin học của MS xêm họ ghi định nghĩa chính thức của họ là gì ? Rồi hạ hồi phân giải. Sau đây là vài nơi cho định nghĩa :
  • When an Operating System that uses a Graphical User Interface (GUI) is finished loading, the screen that is initially displayed is called the Desktop. When you run a program or open a folder it appears in a window on the Desktop.

www.pccomputernotes.com/pcterms/glossaryd.htm

  • The term for the screen background in most graphical user interfaces (GUIs) on which windows, icons, and dialog boxes appear.

www.cals.ncsu.edu/agexed/aee226/terms.html

  • The Macintosh working environment consisting of the menu bar and background on the screen. You may have seven files or programs open at the same time here. Can also be used as a storage area in the same way a folder can.

www.trincoll.edu/depts/cc/consult/documentation/manual/glossary.html

Giờ "fair" rồi nhé. tui sẽ đề nghị thay chữ "mặt bàn" bằng chữ.... sau này nhưng bạn nào biết thì làm ơn viết vào đi chứ tui viết "bậy" thành "đỉnh bàn viết" thì còn khổ hơn. LĐ

Không biết BM và TMC đi đâu mất tiêu rồi ?

Thôi để cho dể "cãi nhau", LĐ xin trưng ra vài phản biện lấy từ từ điển của MS (Computer Dictionary -- Microsoft Press ISBN 1556155972. Page 117, term desktop)

desktop: An on-screen work area that use icons and menus to simulate the top of a desk. A desktop is characteristic of the Apple Macintosh and of Windowing programs such as Microsoft Windows. Its intent is to make a computer easier to use by enabling users to move pictures of objects and to start and stop tasks in much the same way as they would if they were working on a physical đesktop. See also GUI.

Rồi nè, tại sao LĐ gan cóc tím dịch desktop thành mặt bàn. Nhưng nếu có chữ hay thì thay vào cùng tốt lắm!

Đã có wikt:desktop. Mời cãi nhau ở đó. Nhân đây nói luôn tôi cũng suýt dịch KDE thành mặt bàn đó, may mà nhờ đọc wikt:desktop có góp ý của nhóm dịch VnOSS. 193.52.24.125 16:22, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không thích lắm chữ "mặt bàn" này, nhưng chữ màn hình nền trong wikt:desktop có lẽ chỉ dể coi hơn thôi nhưng không đủ nghiã. Vì chữ background screen dịch thành màn hình nền đúng nghĩa hơn chữ desktop . Vấn đề là ở chổ cái xuất xứ mà từ điển của Microsoft giải thích đã là một sự phản biện cho chữ mặt bàn!!
Tiếng Hán Việt (và bên Trung Hoa họ cũng dùng chữ này) là trác diện. Tuy nhiên, tùy các bạn thấy muốn dùng mặt bàn hay trác diện (桌面) tôi đều OK hết! LĐ
Tiếng Pháp họ cũng dùng chữ: bureau
Tiếng Đức (Komputer) họ cũng dùng: Schreibtisch

state-of-the-art sửa

Trong nhiều từ điển kể ca Wiki thì chữ này có nghĩa là:

the highest level of development at a particular time (especially the present time); "state-of-the-art technology" wordnet.princeton.edu/perl/webwn

The state of the art is the highest level of development, as of a device, technique, or scientific field, achieved at a particular time. en.wikipedia.org/wiki/State-of-the-art

Từ điển Tin Học cho nghĩa là hiện đại, mới nhất, tiên tiến Theo LĐ thì chưa đủ rõ

Đề nghị dùng có thể tùy nghĩa nhưng nên là: đỉnh cao (của sự) phát triển, hay phát triển (ở mức) hoàn thiện Nếu các bạn có chữ đã rất thông dụng xin cho vào để LĐ sửa lại. Còn nếu muốn dùng theo ý "bóng gió" thì có lẽ là "(đạt đến) trạng thái của nghệ thuật " LĐ 19:43, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)

State-of-the-art, khi mới ra vào đầu thập niên 1980, cũng đã bị chỉ trích bởi rất nhiều người và đã trở thành đề tài cho nhiều truyện khôi hài. Nếu chúng ta dịch state-of-the-art thành "đỉnh cao (của sự) phát triển" thì beyond state-of-the-art, được phát minh trong khoảng thập niên 1990, sẽ trở thành gì? (I've been with computer science since the late 1950s, I've never seen a field with so much in terms of jargons!) Mekong Bluesman 08:51, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Hôm nay tui lý sự đầy mình: beyond state-of-the-art = "Siêu việt sự phát triển", hay "vượt quá đỉnh cao" . Anh chưa đọc câ "cao nhân tắc hữu cao nhân trị" à! (nôm na là "người cao thì có người cao (hơn) trị -- Ha ha ha). Sự phân lớp rõ ràng cao -> đỉnh cao -> siêu việt trên tất cả  :^)
Tôi chưa bao giờ tra từ điển từ này, nhưng lần nào đọc thấy nó thì cũng chỉ có cảm giác nó có ý là "rất hay - theo ý chủ quan của tác giả", chứ chưa lần nào có cảm giác nó là cái gì "nhất". Thôi bác LD cứ dịch thoát nghĩa thôi, không cần phải chính xác từng từ làm gì. Đằng nào thì một ý ca ngợi kiểu này là "rất hay" hay "hay nhất" cũng không quan trọng với một bài có nội dung kỹ thuật. (Tmct 10:09, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

render OR rendering sửa

In computer graphics, rendering is the process of generating the pixels of an image from a high-level description of the image's components. Rendering is important in both 2D and 3D computer graphics. - en.wikipedia.org/wiki/Rendering_(computer_graphics)

The process of computing, pixel by pixel, one or more 2D images from 3D scene data, from the viewpoint of a simulated camera. - www.mentalimages.com/1_5_glossary/

The process of calculating image details and drawing them on a screen. - www.hitl.washington.edu/scivw/EVE/IV.Definitions.html

Đề nghị của LĐ: xử lý ảnh hay xử lý (quá trình) tạo ảnh điểm --các bạn nào làm việc trong khoa xử lý ảnh chắc có chữ đúng hơn!

Từ điển Tin hoc dịch là: (sự) thể hiện ảnh màu

My god! tui chả thấy có nghĩa nào trong này là như trong từ điển cho cả... má ơi kiểu này chắc con đốt "sách thánh hiền" làm Trương Ba hay làm "ông hàng thịt" cho khoẻ

Hề hề, ai bảo bác cả tin. Đến Kinh Thánh (nghĩa là lời Chúa) mà người ta vẫn còn phải nghi ngờ nữa là cái "Tin học chân kinh" do mấy ông đâu đâu viết. Chỉ tin khi nào biết một cách "rõ ràng và xác thực" thôi, :-)))))))))))))
Theo em, từ render chỉ đơn giản là vẽ, hoặc tính toán ra hình vẽ hoặc tạo hình vẽ... tùy theo ngữ cảnh. Còn từ xử lý quá chung chung, không nói lên được chuyện "generating". Hơn nữaxử lý ảnh đã là dịch của image processing rồi.
(Tmct 01:39, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời
Nếu như vậy thì phải dùng chữ "vẽ điểm" hay "quá trình vẽ các điểm hình" OK!
To render có nghĩa là "mang ra, làm ra, diễn ra ... sao cho người khác hiểu"; thí dụ, "a good writer should be able to render a complicate idea on paper", "a good actor should be able to render the role more believable"... Từ render trong computer graphics, do đó, có thể hiểu đơn giản là "vẽ ra" -- tuy nhiên, phải có các tính toán để biến đổi từ 3D sang 2D, để làm clipping ... trước khi có thể vẽ ra trên màn hình. Do đó, dịch render thành "thể hiện ảnh" không quá sai, tuy có vẻ quá quan trọng hóa một việc mà ngày nay đã trở thành đơn giản. Mekong Bluesman 09:03, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
anh Bm giải thích đúng cụm "thể hiện ảnh" nhưng còn thiếu chữ "màu". trong định nghĩa không hề nói là redering color image hay rendering monotone image!

Tôi có dùng phần mềm 3DMAX, sau khi đã đặt điểm nhìn, ánh sáng và gán vật liệu cho đối tượng, thao tác tiếp theo là render thì mọi người thường gọi là "chạy ảnh". Từ "chạy" ở đây có nghĩa tương tự như từ "chạy phần mềm" có trong chính bài viết này. Từ "chạy ảnh" là từ rất phổ biến.Casablanca1911 02:37, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chữ chạy ảnh nghĩa hơi xa nhưng nếu chuyên môn đã dùng lâu ngày thì vẩn có thể dùng lại, tôi chỉ sợ đây là ngôn ngữ địa phương (có nhiều chữ trong Nam dùng thì ngoài Bắc không!) Vậy mình cần thêm vài người nữa hay dùng các Graphic programm lên tiếng để dùng lại cho thống nhất

Theo ý kiến của em thì Rendering nghĩa là Dịch ra: Là quá trình sinh ra hình ảnh từ một mô hình bằng một chương trình phần mềm. (Rendering is the process of generating an image from a model, by means of a software program.) - QS

render gọi là (phát) sinh ảnh? rendering: quá trình/sự sinh ảnh Nguyễn Thanh Quang 22:56, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Overhead sửa

In computer science, and moreso in computer programming, overhead is generally considered any combination of excess or indirect computation time, memory, bandwidth, or other resources that are required to be utilized or expended to enable a particular goal. For example, an algorithm which caches frequent results for quick retrieval has the overhead of mantaining the memory to store the cached results. - en.wikipedia.org/wiki/Overhead

Trong khoa học máy tính, và cũng như trong lập trình máy tính, "thời gian quá dụng" một cách tổng quát là tổng hợp của các thời gian dùng trong tính toán, trong bộ nhớ, trong băng thông, hay trong các nguồn tài nguyên các (của máy tính) mà có tính cách thừa thãi hay gián tiếp nhưng chúng cần có để tiện lợi hóa hay để chi dùng cho các mục tiêu riêng biệt. Thí dụ, một thuật toán mà nó thường xuyên dùng kĩ thuật bộ đệm nhanh (cache) để đạt kết quả nhanh chóng sẽ có thời gian quá dụng của việc lưu giữ bộ nhớ để trữ các kết quả của bộ đệm này.

Tạm dịch: thời gian tiêu tốn thêm -- Hay thời gian quá dụng Hy vọng Baodo và các bạn cho ý kiến về chữ này.

Hay là "thời gian vượt trội" ? Casablanca1911 02:19, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Socket sửa

Từ diên tin học ghi là ổ cắm . Thực ra có hai nghĩa tách biệt:

1. Nghĩa ổ cắm vật lý:

A receptacle usually on a motherboard, that processors or chips can be inserted into. - www.ontrack.com/glossary/

A connecting place or junction for electric wires, plugs and light bulbs. -www.dairynet.com/kids/gloss.html

2. nghĩa khác hơn:

A software structure that represents one endpoint in a two-way communications link. Created by socket(2). - biology.ncsa.uiuc.edu/library/SGI_bookshelves/SGI_Developer/books/DevDriver_PG/sgi_html/go01.html

This is a communication mechanism originally implemented on the BSD version of the UNIX operating system. Sockets are used as endpoints for sending and receiving data between computers. - www-personal.umich.edu/~zoe/Glossary.html

Tức là: "đầu giao liên", hay "phần mềm giao liên".... Nếu hiểu "nghĩa bóng" thì xem như nó là "đầu cắm" hay "đầu nối" hay "giao đầu"; tôi không biết chữ nào nên dùng ?

bitmap sửa

bản đồ bit . Trong nhiều trường hợp để nguyên dạng (nếu nó là tên riêng -- thí dụ như tên của loại tập tin bitmap để phân biệt với TIFF, GIF, JPG,....)

patch sửa

Các Định nghĩa patch trong computing:

  • patch is a Unix computer program that applies textual difference between two programs and, more often, computer file or files containing such a difference, or diff files. The patch is typically an update meant to fix technical glitches like bugs or to improve the usability or the performance of the previous version of an application. - en.wikipedia.org/wiki/Patch_(Unix)
  • In computing, a patch is a software update meant to fix problems with a computer program. This can range from fixing bugs, to replacing graphics, to improving the usability or performance of a previous version. The term probably originates from the Unix patch command written by Larry Wall. Though meant to fix problems, patches can sometimes introduce new problems. - en.wikipedia.org/wiki/Patch_(computing)
  • A fix to a program or data set involving a sequence of data that are to be overwritten onto an older version. -

atlas.library.arizona.edu/glossaryk_p.htm

Tạm thời bản vá , bản điều chỉnh .

Cathedral & Bazaar sửa

Trong Computer Science:

  • The Cathedral model, in which source code is available with each software release, but code developed between releases is restricted to an exclusive group of developers. GNU Emacs and GCC are presented as examples. en:The Cathedral and the Bazaar

Tạm dịch: (mô hình lập trình) Nghiêm đường (hay giáo đường hay giới đường ?) Cần một chữ hay hơn xin đề nghị giúp

Tôi nghĩ nên để nguyên là "mô hình Cathedral". Casablanca1911 02:16, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • The Bazaar model, in which the code is developed over the Internet in view of the public. Raymond credits Linus Torvalds, leader of the Linux kernel project, as the inventor of this process. He also provides anecdotal accounts of his implementation of this model for the fetchmail project.

Tạm dịch: (Mô hình phát triển) công khai

Rất mong các bạn cho ý kiến thêm về chữ nào hợp nghĩa hơn.

LĐ 17:14, ngày 20 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Tôi nghĩ là nên để nguyên là "mô hình Bazaar".Casablanca1911 02:16, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi xin đổi "The Bazaar model" thành "mô hình thị trường Bazaar" vì chữ "Bazaar" nguyên lấy từ của Ba-tư en.wikipedia.org - Bazaar và nghĩa là "chợ"/"thị trường". Sở dĩ nhắc lại chữ "Bazaar" trong đó để giữ được cái nguyên thủy của từ, hòng dành cho những người đọc, và hiểu từ đó, biết là mình nói cái gì. Thế có được không?--Hai Dang Quang 15:53, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

thumbnailer sửa

Chữ này LĐ không tìm được trong bất kì từ điển Anh ngữ nào

Tuy nhiên chữ tương đồng thi có đó là thumbnail -> thumbnailer (các máy tạo thumbnail ?)

Def of thumbnail A small version of a photo. Image browsers commonly display thumbnails of photos several or even dozens at a time. In Windows XP's My Pictures, you can view thumbnails of photos in both the Thumbnails and Filmstrip view modes. - www.microsoft.com/windowsxp/using/digitalphotography/glossary/default.mspx

A small representation of a picture on a Web page, usually containing a hyperlink to a full-size version of the graphic. Thumbnails are used to load pages that have lots of graphics or pictures more quickly in a Web browser. - www.west.asu.edu/achristie/545/webgloss.htm

Như vậy nghĩa của thumbnail rõ ràng là:

Ảnh thu nhỏ hay hình đại diện thu nhỏ . Đề nghị ghi ra đây nếu có chữ nào thông dụng và đúng nghĩa hơn

15.235.153.101 20:20, ngày 20 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin đổi là "phần mềm dùng để tạo hình đại biểu thu nhỏ", được không?--Hai Dang Quang 16:42, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Đại biểu" thường dùng cho người, nên trwofng hợp này bạn nên dùng là "ảnh đại diện thu nhỏ" hoặc ngắn gọn hơn là "ảnh thu nhỏ". Casablanca1911 02:07, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC).Trả lời

Tiêu bản sửa

Bài hơi dài...

  • Trong bài nguyên thủy có một vài tiêu bản chưa có bên Việt ngữ anh chị nào rảnh làm giúp
  • LĐ có thêm vào hai phần nhỏ có thể có ích cho người muốn học lập trình trên X. Hy vọng bạn nào có hiểu biết chuyện này viết thêm vào (Đó là phần về các bộ quản lý X và phần về các bộ công cụ cho X)

Chúc may mắn

Đề nghị sửa

Hai Dang Quang trước khi xóa các thông tin làm ơn cho lý do chính đánh tai sao ?

Nếu bạn cứ sử càng hay cứ áp theo bản Anh ngữ mà ịch tôi tin rằng ở đây sẽ trở thành 1 con mot sách chỉ biết sao chép đấy!

thảo luận quên ký tên này là của 15.235.153.106 (thảo luận • đóng góp).

Xem Wikipedia:Thảo luận#X Window - xóa một phần bài- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:58, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hai Dang Quang đã báo trước sẽ xóa một phần trong Wikipedia:Thảo luận#X Window - xóa một phần bài. Tuy nhiên lần sau Hai Dang Quang nên viết vào phần thảo luận của bài này thì mọi người sẽ chú ý hơn, viết vào Wikipedia:Thảo luận sẽ làm dài trang này và có thể khiến mọi người không chú ý. Có lẽ Tmct đã từng nhắc bạn chuyện này. Lưu ý trang Wikipedia:Thảo luận chỉ để thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt nói chung. Nguyễn Thanh Quang 16:00, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Anh ta chỉ viết thông báo có 1 ngày thì làm sao người khác đọc kịp? Điều này có phải là "sợ người ta đọc kịp hay sợ cọp cắn" ?

Chúc vui vẻ

Sợ "cọp" cắn lắm. Ở đây toàn cọp cả. Để mấy hôm rồi, hôm nay mới xoá. Nói một ngày để cho mọi người trả lời nhanh lên một chút. Coi tôi như người ngoài vậy hả?. Tôi chỉ muốn nó đồng nhất thôi, cùng một bộ wiki, bài cũng nguyên lấy từ bản tiếng Anh của nó và trong khi đã có bài riêng về KDE/GNOME, để làm gì cho thừa và dài thêm?--Hai Dang Quang 17:25, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Anh bảo đồng nhất với cái gì? Nhiều bài chỉ mượn ý từ Anh ngữ chứ không cần chép nguyên con. Tôi không muốn tranh luận với anh nữa! Một điều tôi khuyên anh trước khi dịch các thuật ngữ chuyên môn nên tham khảo cho cho kĩ nghĩa Anh ngữ và từ vựng trong nước trước khi xài ! Những chữ như chủ-khách; hay thân chủ- phục vụ đều có thể đem ra bàn chứ làm bừa như vậy sao ? Anh đã từng dịch nhiều danh từ chuyên môn không đúng hay không hợp nhưng ở đây thích thì cứ làm.
Tôi không còn rảnh để can anh nữa chỉ xin trích lại nguyên văn mà anh viết:
Tôi không ở Việt Nam nên không có điều kiện được tiếp xúc với các từ điển tin học đã xuất bản, song tôi rất mong một sự hỗ trợ (lớn) về các thuật ngữ tin học, hầu cho việc phiên dịch được thống nhất và cho dù ai phiên dịch một bài nào đó đi chăng nữa, các từ dùng cũng tương tự, đặc biệt việc này có tác động đến các liên kết URL trong nội dung của bài. Nếu không làm ngay, mà đợi đến khi số bài trở nên quá lớn, nó sẽ gây cho việc sửa đổi trở nên khó khăn vô cùng, và rất tốn công sức. Rất mong được sự góp ý của các bạn, đặc biệt là những người có trách nhiệm.
Tôi thấy anh không làm đúng những gì anh ghi đâu.
Thì tôi đang học từ những bài các bạn đã viết đấy thôi. Rất mong là tôi không làm phật ý một ai cả. Tôi vẫn phải lùng tìm từ trên mạng, tra từ điển Anh/Việt/Trung nhưng chắc bạn không trông thấy đó thôi. Chúc bạn vui vẻ giúp đỡ tiếp tục.--Hai Dang Quang 02:11, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Việc áp đặt dịch theo Anh ngữ thường bạn sẽ gặp một khó khăn sau đây: bài viết bên Anh ngữ sau một thời gian thường sẽ bị đổi mới về nội dung (rất nhiều bài trong ngành này và các ngành khác đều bị tình trạng như vậy). Đo đó, mỗi ngôn ngữ sẽ tự phát triển theo hướng hợp lý của nó; không thể chạy theo hay áp đặt, Vả lại làm sao bạn biết được sự chính xác của bài Anh ngữ hay sự hiểu biết của người trình bày trang Việt ngữ/Anh ngữ tới đâu ? Chưa kể nên tham khảo thêm nhiều nguồn ở ngoài để hiểu rõ đề tài trước khi đặt bút viết. Các lí do khác tôi đã giải thích ở thảo luận chung không muốn chép lại.

look and feel sửa

--Hai Dang Quang 17:09, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)--Hai Dang Quang 17:09, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC) Đề nghị Ban cho ý kiến về việc dịch chữ look and feel ra Việt ngữ. Đây là một số định nghĩa Anh ngữ của nó:Trả lời

The appearance and behavior of a system facility as perceived by the end user. This includes the data, the layout, and the user interaction through menus, buttons, text editing, and other devices. - www.georgetown.edu/uis/ia/dw/GLOSSARY0816.html

The degree to which design, layout and functionality is appealing to prospects and fits the "image" the business is trying to portray. - www.the-cma.org/council/emglossary.cfm

Look and feel refers to design aspects of a graphical user interface – in terms of both colours, shapes, layout, typefaces, etc (the "look"), and the behaviour of dynamic elements such as buttons, boxes, and menus (the "feel"). It is used in reference to both software and websites. - enwikipedia.org/wiki/Look_and_feel

Nếu dịch ngắn: nó là "nhìn và nhận" (tức là những thứ nhìn thấy và cảm nhận được từ giao diện hay từ nguồn). Tuy nhiên, nếu bạn nào có ý khác hơn thì xin cho ý kiến và lý do dịch khác.

Thật tiếc, tôi không còn đủ thì giờ rà lại các thuật ngữ mà bạn Hải vừa thêm vào hy vong những bạn khác xem thêm (tmct, BM, tttrung, Quang...) --

Thế không phải là "diện mạo và cử chỉ" của nó thì là cái gì? Như câu nói cửa miệng của người Việt Nam vậy. "Cử chỉ" là phong cách của người ta, những cái mà nó đã được bẩm sinh vây. Khi người lập trình viên tạo nên nên những công cụ trong giao diện đồ họa, người ta đầu tiên là tạo nên "diện mạo" của nó, về màu sắc, hình thái v.v. sau đó người ta đặt những cử chi cho nó, để khi người khác hoặc hoàn cảnh tác động vào nó, hoặc tự nó hoạt động, những cử chỉ riêng của nó được thể hiện. Cái gì gần bên nhà thì lại không thích --Hai Dang Quang 17:16, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Máy tính nó có "diện mạo" đã là một sự gượng ép, thêm vào đó nó còn có "cử chỉ" tôi nghĩ "cử chỉ" này là của user Hai Dang Quang. Tôi đã trích anh ngữ cho anh đọc lại và dịch. Tùy thôi cái đó cho tôi thấy được anh hiểu thế nào về các thuật ngữ chuyên môn.
Tôi có nói máy tính không? Mong anh đọc kỹ trước. Nếu tôi chuyển sang "hình dáng" thì nó không diễn tả đủ nghĩa, vì "hình dáng" không nói đến bố trí về màu sắc. "Diện mạo" nói được hết cả hai. Chính từ định nghĩa anh chép đây: "colours, shapes, layout, typefaces, etc (the "look")" --Hai Dang Quang 02:04, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ở đây chữ "look and feel" theo các định nghĩa Anh ngữ thì nó hoàn toàn mang nghĩa của người dùng: tức "nhìn thấy và cảm thụ". Nó bao gồm các chi tiết về sắc màu, về cách trình bài, về dáng vẻ, về cả các phản ứng trao đổi (interaction) cho nên chỉ có thể dùng chữ nào đúng với nghĩa này tức là những gì người dùng thấy được và cảm thụ được từ kiểu thiết kế của chương trình. Do đó lần trước tôi dể dạng ngắn là "nhìn và nhận". Còn nếu muốn dùng từ Hán việt thì nó là "sắc và thọ". Khi lựa chữ cần bảo đảm các nghĩa không bị thu hẹp hay quá rộng. Hay cùng lắm "thấy được và cảm nhận". LĐ
Cả hai chữ "look" và "feel" ở đây đều là danh từ "the look" and "the feel", tức là "diện mạo" và "phản ứng khi bị chạm vào" (behaviour), hay nói một cách Việt Nam hóa là "diện mạo và cử chỉ", tuy cử chỉ chưa hoàn toàn lột tả được "phản ứng khi bị chạm vào" - vì cái này, nếu là người thì còn "thái độ", nhưng vì cái này là nói về một "vật biết cử động", và ưu thế của từ dịch về ngôn ngữ và hình ảnh mang lại trong đầu người đọc (quen thuộc và dễ nhớ) làm cho tôi cân nhắc nó nhiều hơn.--Hai Dang Quang 23:48, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thấy "cử chỉ" nghe rất kỳ, chưa bao giờ thấy ai nói về "cử chỉ của máy tính". Người bình thường khi nghe từ này chắc chắn không hiểu.

Tôi đang phân vân giữa "cảm nhận" và "cảm thụ". Vì nghĩa của "feel" ở đây là "người dùng nhìn bố trí giao diện mà cảm nhận/đoán về chức năng và hoạt động của những thứ trên màn hình giao diện". Tmct 19:07, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Cảm nhận" dể hiểu hơn (vì nó đã Việt hoá) nhưng nếu muốn chữ Hán thì chữ "thụ" lại cũng có nghĩa là nhận nên tùy cách lựa chọn nào nào cho dể nghe!
Ok, "cảm nhận" đúng là đễ nghe hơn. Vậy còn "look", liệu có từ nào nghe "máy tính" hơn "diện mạo" không nhỉ? Tmct 20:02, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ai đó trên vi-VN group đề nghị là "sắc thái". Nhưng có thể là "thiết trí"
Hình như không ai chịu đọc định nghĩa
  • ".. the behaviour of dynamic elements such as buttons, boxes, and menus (the "feel").
behaviour = Cách đối xử, cách cư xử, cách ăn ở, tư cách đạo đức, cách hành động hoặc hoạt động (Lạc Việt từ điển). Vì đây là một "animated object", không phải là máy tính, mà là một phần mềm được thêm những "event handlers" / ứng xử, hoạt động khi có những điều kiện ảnh hưởng bên ngoài tác động vào. "the feel".--Hai Dang Quang 17:09, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vậy còn cái này thì sao đây?

design aspects of a graphical user interface – in terms of both colours, shapes, layout, typefaces, etc (the "look"),

Chẳng lẽ "diện mạo" là từ "interface design aspects" mà ra. Theo tôi hiểu thì trong cả hai trường hợp này, người ta dùng cách giải thích gián tiếp chứ không giải thích trực tiếp. Hơn nữa, cả hai cách giải thích này đều là nhìn từ phía lập trình viên hay người thiết kế (design aspects, behaviour....) nghĩa là đều là nhìn từ trong ra. Trong khi đó, "look and feel" là từ perspective của người sử dụng, nghĩa là nhìn từ ngoài vào. Theo tôi hiểu, "feel" ở đây là "user's feel of the behaviour of the interface", không phải chỉ "behaviour..."

Dẫn chứng thuyết phục hơn: Chắc bạn đã đọc định nghĩa sau đây do chính bạn trích: The appearance and behavior of a system facility as perceived by the end user. This includes the data, the layout, and the user interaction through menus, buttons, text editing, and other devices. - www.georgetown.edu/uis/ia/dw/GLOSSARY0816.html

Về LVTD, lại một lần nữa, từ điển chỉ cho ta các từ thông dụng, ít khi cho thuật ngữ. Lấy ngay ví dụ behaviour, trong ngành AI, hay khi nói về động vật, người ta dịch behaviour là "hành vi". Tôi chưa bao giờ thấy ai dùng một cách dịch nào trong tất cả các từ trên của LVDT trong ngữ cảnh Tin học.

Tmct 16:40, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời


Thứ nhất câu trên của bạn diện mạo phải là đoạn colours, shapes, layout, typefaces, etc (the "look"). Tôi là người dùng. Tôi nhìn thấy "diện mạo" (appearance) của trình ứng dụng hoặc đồ họa mà tôi đang dùng, cả về hình dáng (không chỉ hình vuông, chữ nhật như bạn thường nghĩ) lẫn màu sắc, đồng thời khi tôi sử dụng nó (bấm chuột, bấm phím, dùng menu.. user interaction through menus, buttons, text editing, and other devices tôi thấy được phản ứng của nó qua các hành động và cử chỉ của nó (behavior). Có thể "diện mạo và cử chỉ" trong đầu bạn chỉ có hình ảnh của người, hoặc những vật sống động, nhưng khi tôi đi xem múa rối, làm phim hoạt hình, "diện mạo và cửa chỉ" của các con rối, các nhân vật hoạt hình, cũng là những cái tôi có thể cân nhắc đến. Phàm những vật gì tôi có thể quan sát thể trạng bên ngoài cùng những hành vi của nó tôi có thể dùng "diện mạo và cửa chỉ". Có đúng không? --Hai Dang Quang 00:03, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời


platform-independent sửa

Tôi tìm trên mạng thấy có mấy cách dịch sau

  1. độc lập nền (dễ bị hiểu lầm là "nền độc lập")
  2. độc lập hệ nền
  3. có tính tương thích cao (giải thích nghĩa hơn là dịch)
  4. không phụ thuộc nền (Lạc Việt từ điển) (không bao được chữ "independent")

"Platform" = vừa ám chỉ hệ điều hành / phần mềm, vừa ám chỉ cấu trúc máy / phần cứng

Definitions of Computing Platform on the Web:

  • The type of computer hardware and software (the operating system and applications) being used, eg, DOS/Windows, Macintosh, UNIX. [2]
  • In computing, a platform describes some sort of framework, either in hardware or software, which allows software to run. Typical platforms include a computer's architecture, operating system, or programming languages and their runtime libraries. [3]

Dịch nó là "nền" như "nền nhà" thấy khó nghe quá. Mọi người biết phải dịch sao không? --Hai Dang Quang 04:10, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

platform-independent tôi hay dịch là "đa nền", nền có nhiều nghĩa nên có thể mở ngoặc là nền (tin học) cho rõ ràng như khái niệm en:platform bên tiếng Anh. Nguyễn Thanh Quang 04:15, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chữ "platform" = từ điển Việt Nam dịch: "nền, bục, bệ, sân ga, bục giảng diễn thuyết, diễn đàn, thuật nói, thuật biểu diễn", xem bên Trung Anh thấy có từ "đáy, mặt bằng, bình diện, đài chủ tịch ..". Tôi thấy chữ "bình diện độc lập" hình như bao hàm được "platform-independent". Các bạn thấy thế nào?--Hai Dang Quang 12:16, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chữ platform, theo nghĩa tôi hiểu nên là "bản nền"; riêng chữ nền ở đây không phải là nền nhà mà là "nền tảng". Thật ra tôi đã biết chữ "nền" đứng mình ênh là không ổn; khi dùng "bản nền" thì vài hôm có người trong nước sửa lại, tôi không muốn tranh luận phí thì giờ nên để đó nay có người "nhìn" thấy tình hình thì cũng tùy thôi -- có thể thử dùng "bản nền" (do đó viết là bản nền độc lập hay sự độc lập của một bản nền sẽ không gây bất kì ngộ nhận nào nhưng người hay dùng trong nước vẩn hiểu được -- Rất tiếc, tôi không thể dùng nghĩa Nôm vì trường hợp này tiếng Nôm khó nghe lắm:
  • In computing, a platform describes some sort of framework, either in hardware or software, which allows software to run. Typical platforms include a computer's architecture, operating system, or programming languages and their runtime libraries. -- en.wikipedia.org/wiki/Platform_(computing)
  • A set of technology, which acts as a foundation for real-world applications, or higher-level platforms. Symbian OS includes C++ APIs, a leading Java implementation, an application suite and integration with wireless and other communications protocols. - webdeveloper.pl/glossary,mobile.html

Chữ bình diện không đúng nghĩa vì nó nhấn mạnh nghĩa "mặt bằng" chứ không nói được cái gốc dựa vào đó các thứ khác phát triển. (Trong chữ "bản" ghép có chứa nội hàm của gốc hay nền tảng))

Tôi thì thấy chữ "nền" hoặc "nền tảng" không có vấn đề gì cả để chỉ các kiểu "phần cứng", các kiểu "hệ điều hành", các nhóm API, máy ảo... Và lựa chọn của tôi theo thứ tự sẽ là "đa nền", "độc lập nền", "đa nền tảng", "độc lập nền tảng" để dịch cross-platform/ platform-independent. Các ngôn ngữ châu Âu đa số gọi là "multi-platform". Nguyễn Thanh Quang 14:08, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi thấy "đa nền" của Quang khá hay, nhưng nó đã dành cho "multi-platform". Chữ "độc lập nền tảng" thì sát với nghĩa của platform-independent, tuy nghe hơi xương xẩu, mang âm hưởng của các từ trong chính trị nhiều, thành nghiêm trọng. Thôi có lẽ dùng "độc lập hệ nền", hoặc "không phụ thuộc" cho nó bớt đi tính nghiêm trọng của từ. Các bạn nghĩ sao, được không? --Hai Dang Quang 15:31, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo nghĩa thì platform-independent = multi-platform đúng không? Vậy dùng chung là "đa nền" cũng được. Còn muốn sát hơn thì tôi thấy "không phụ thuộc hệ điều hành" - "không phụ thuộc phần cứng" là dễ hiểu đổi với bản thân tôi. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:33, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi xin nhấn mạnh lại: tương đương với cross-platform hay platform-independent trong tiếng Anh ở các tiếng phương Tây khác là "multi-platform": multiplataforma (Tây Ban Nha), multi-plateforme (Pháp), multipiattaforma (Ý), multiplatform (Hà Lan), multiplattform (Thụy Điển)... Vậy tiếng Việt gọi là "đa nền" hay "đa hệ" là ngắn gọn. Ví dụ sử dụng "nền" trong ngành tin học mà tôi thấy ổn: "...chạy được trên nền Windows, chạy được trên nền SPARC...". Nguyễn Thanh Quang 15:47, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhấn nhẹ là "đa hệ" có thể nhầm với tivi đa hệ (bắt được sóng của các hệ NTSC, PAL, SECAM, ...)- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:49, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Suýt nữa thì đã dùng "đa hệ". Cũng may là Trung nhắc cho. Thôi nhất quyết nhé, dùng "đa nền", gộp "platform-independent, multi-platform" vào làm một, được không? Có một tí tẹo thắc mắc: multi-platform - thì có thể chạy trên vài cái platforms, platform-independent thì hoàn toàn không có giới hạn. Có đúng không? --Hai Dang Quang 16:08, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chỉ nhắc nhở bạn rằng chữ cross-platform không hề tương đương với multi-platform. Trong trường hợp trình dịch chẳng hạn: một trình dịch chéo nền (hay chéo bản) (cross-platform compiler) có thể (và thường là như vậy) chỉ hỗ trợ "single platform". Thí dụ trình dịch Embeded Linux cho các con chip Motorolla RISC thì nó chỉ hỗ trợ cho đúng 1 platform nào tương thích với họ chip đó vận hành với hệ điều hành Linux (tôi biết chắc chắn 100% vì tôi có làm trong lãnh vực này). Và khi dịch thì tôi chỉ mượn máy hệ mã tương thích với 80x86 của INTEL mà dịch mã nguồn ra mã máy nhưng mã sau khi dịch ra sẽ không bao giờ chạy được trên máy mà tôi đã install cái Embeded software đó. Cross-platform software này chỉ "mượn gió bẻ măng" thôi nhé!
Ngược lại một khi anh đã dùng chữ "multi"-platform thì nó sẽ hỗ trợ ít nhất 2 hệ thống (có thể là 2 hệ điều hành hay 2 loại chip AMD, INTEL chẳng hạn) Nghĩa là tôi có thể dịch một chương trình chạy được trên cả Linux lẫn Windows (như là trường hợp của Perl, PHP, Java multiplatform compiler ) hay ngay cả trên RISC lẫn 80x86 như là Java. Hy vọng bạn nên cẩn thận tối đa các thuật ngữ Anh ngữ khác nhau. Tôi có đủ các từ điển chuyên môn về Computer Science trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Khi cần tôi có thể giúp xác định sự khác nhau của hai từ gốc.
Chúc may mắn LĐ
Cả hai anh đều có lý, tuy nhiên cẩn thận thì nói chạy được trên nhiều nền vẫn chắc ăn hơn là nói không phụ thuộc vào nền nào (vì lý thuyết thì không phụ thuộc nền nhưng có thể trên thực tế không chạy được trên một số nền nào đó thì sao). Chữ "đa hệ" có thể dùng thay cho "đa nền" trong một văn cảnh rõ ràng, không có gì dính dáng đến tivi. Nguyễn Thanh Quang 16:19, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo ý tôi, có thể trên thực tế, a complete platform independency, - hoàn toàn không phụ thuộc - thì không phải dễ gì mà đạt được, nhưng nên dùng từ riêng để phản ảnh sự khác nhau, dù nhỏ, giữa hai cụm từ. Chắc ăn là "không phụ thuộc" hoặc hơi khó nghe một chút "độc lập hệ nền".--Hai Dang Quang 00:02, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Để ý khi dịch - porting code to a specific platform sửa

Tôi nêu lên đây để mọi người cùng hiểu thuật ngữ trong nghề và cùng rút kinh nghiệm. Tôi không có ý "vạch khuyết điểm".

Khi xem lại bản dịch và đối chiếu với bản tiếng Anh, tôi thấy có một câu:

"In mid-1983 an initial port of W to Unix ran at one-fifth of its speed under V; "

được dịch là:

"Giữa năm 1983, một cổng khởi động của W trên Unix chỉ chạy ở 1/5 vận tốc của nó khi chạy trên V."
  1. V là một hệ điều hành, nếu để không mà không có chữ nói thêm thì người đọc cảm thấy khó hiểu, nhất là lại không có tham chiếm kèm theo. V (operating_system)
  2. Chữ "port" ở đây nói về "porting code", có nghĩa là mang phần mềm, thường là mã nguồn, ở một hệ này, sang một hệ khác. Thường ám chỉ đến một quá trình dung hòa sự khác biệt giữa phần mềm và hệ điều hành cụ thể nào đấy mà phần mềm sẽ chạy ở trên, hoặc trên nền của một cấu trúc máy khác, dùng một chương trình biên dịch khác để biến mã nguồn thành mã nhị phân (có thể mang vào bộ nhớ và chạy ứng dụng). Chẳng hạn
  • "Porting Issues Between WIN16 and WIN32" Những nan đề khi chuyển mã nguồn từ hệ windows dùng 16 bit sang dùng 32 bit.
  • "Porting Code from Another Machine/Platform" Mang mã nguồn từ một máy/hệ này sang máy/hệ kia
  • "Porting Code to a Different Compiler" Mang mã nguồn sang dùng với một chương trình biên dịch khác
    Không nên nhầm nó với "cổng" (communication port).

Như vậy câu trên có thể dịch là:

Đến giữa năm 1983, khi W được mang sang và chạy trên nền của hệ điều hành Unix lần đầu tiên, vận tốc của nó chỉ bằng 1/5 vận tốc chạy trên hệ điều hành V.

Chữ "mang sang" chắc cũng chưa lột tả hết được nghĩa của chữ "port" trong tiếng Anh, nhưng bạn nào hành nghề thì chắc biết. --Hai Dang Quang 15:00, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

chữ "porting" thường dùng là "xuất" (từ nghĩa của động từ port mà ra)
port ([pawrt] vt) - convert for different computer system
to convert software to run on different computer operating systems (Microsoft® Encarta® Premium Suite 2004)--Hai Dang Quang 23:37, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

I know only one meaning of "port" and it's "porto";-{)>. Mekong Bluesman 00:21, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lại được cái ông "rượu chè be bét" này vào đây quậy nữa.--Hai Dang Quang 00:57, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
The best piece of code I've ported, so far, was a Fortran parser from a 60-bit CDC 7000 series to a 16-bit PDP 11 (did I somehow reveal my age?); and ... not making this up ... I did it with a friend in less than 48 hours and a bottle of port (plus potato chips, or crisps if you prefer English English).
I got to lighten this discussion up because everyone is loosing sight of what we're doing: we write for the readers, not for us. Particularly with high-tech jargons, a new one pops out every other second, finding a "best" translation in Vietnamese is a next-to-impossible task. We have to either 1. follow the (uneducated?) mass if there already is a precedent and popular term, despite the fact that it may be wrong (I never did like the translation of "brown drawf" into sao lùn nâu but, according to what I've been told, that is what they use in Vietnam); or 2. come up with a word, or better still a phrase, that is best to convey the meanings of the English word and put the original English word next to it so that readers can look it up if they want to.
We can sit here and split hairs at the differences between "to port" and "mang qua", "chuyển qua", "dịch qua"... until the Sun stops shining and still get nowhere.
Listen to me, seriously, translate the "meanings", don't translate the "words".
Mekong Bluesman 04:10, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Well that means that you're doing this during 70s/80s right?. Sound's like you're 10 years older than I'm, so say you're 55 now? I agree with you, look for the meaning and not the literal word/word translation, because when you do, it doesn't always conveying the same message. Reader needs to feel right with the sentence, and most of all, do not have to lookup for every word (ie. abbreviation) every now and then. If it was me, when I have to read an article with lots of abbreviations, or words that doesn't sound right, I will stop and ignore the article altogether. The ability of stand back and switch your mind to the user's/reader's mind is something we should always keep. People out there, who use this stuff to enhance their knowledge, are more important to us. However, it's good sometimes to talk about it, to know other ways of expressing the same concept. Unfortunate for us, we are not living in Việt Nam and that limits our scope of the language (tiếng bản địa) a fair bit. Of course, though, you must undertand the term in its context. This word (port), however, there are 7 definitions in English (listed in the Encarta). The ability to pick out the meaning for each case sometimes takes a person in the field, and working in the language of the original article. There's nothing to brag about it, it just a reality. I'm not sitting here to judge the people in Vietnam, for the environment is different. But if you're fluent with the language, and don't understand the concept, at least, take a look, search around to find the correct definitions.--Hai Dang Quang 04:53, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hôm trước tôi ghi là "xuât" vì tôi đứng "phía trong" tôi biết có thể dùng là "nhập" bạn hãy dùng tùy theo context đi. Vì Anh ngữ không bao giờ 100% khế hợp nghĩa mà nên tùy theo tình trạng bài dịch cho đúng ý!

display lists - a list of clients / screens sửa

Trong bài có nói đến X Windows còn chứa một danh sách của các clients

Scheifler replaced the synchronous protocol of W with an asynchronous protocol and the display lists with immediate mode graphics to make X version 1. X became the first windowing system environment to offer true hardware-independence and vendor-independence.

Theo tôi hiểu thì "display lists" = danh sách các đầu hiển thị. "immediate mode graphics" thì chưa hiểu lắm. Có tìm mấy cái:

  1. "The immediate mode API makes it possible for applications to directly create and manipulate 3D elements. Layered on top of this is a scene graph API, also called retained mode, that makes it possible to load and display entire 3D scenes that have been designed ahead of time." Working With Mobile 3D Graphics
  2. The immediate-mode imaging model enables you to manipulate and display pixel-mapped images whose data is stored in memory. You can access image data in a variety of formats and use several types of filtering operations to manipulate the data.Immediate-Mode Imaging with BufferedImage

Như vậy, "immediate mode" có thể dịch là "chế độ hiển thị đồ họa trực tiếp" thay vì "chế độ tức thời" vì nó không phản ảnh được thực chất của vấn đề. Các bạn nghĩ thế nào?--Hai Dang Quang 01:31, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Digging around một hồi, tìm được cái này nói về "list of hosts" X display_manager, en.wikipedia.org
  • An administrator can configure an X server running on the computer or terminal of the user either to connect to a specific display manager, or to display a list of suitable hosts running potential X display managers. An XDMCP Chooser program allows the user to select a host from among those the terminal can connect to:
  1. a predefined list of hosts and their respective network addresses;
  2. a list of hosts (on the local TCP/IP subnet) that the XDMCP server in turn obtains by a network broadcast --Hai Dang Quang 02:34, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Và thêm đây nữa:

Xlsclients is a utility for listing information about the client applications running on a display. It may be used to generate scripts representing a snapshot of the user's current session. xlsclients - www.xfree86.org

Có một điều hơi phân vân. Hai thuật ngữ nói về kỹ thuật trong đồ họa thì phải chứ không nói về bố trí. Có một trang nói về số hình tam giác phải vẽ (3d). Như trong openGL,

  • At a first glance a display list can be seen just as a function in a computer program. You define it once and can use it as many times as you want. A display list stores a group of OpenGL commands so that they can be used repeatedly just by calling the display list. Display List - www.lighthouse3d.com

Như vậy có thể mình sai.

Repeated sections sửa

LĐ làm ơn xóa phần 4 đi vì phần 6 đã có rồi.--Hai Dang Quang 03:55, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

--done!

Đề nghị thảo luận đi đến đồng thuận trước khi sửa thuật ngữ sửa

Mong bạn Hai Dang Quang thảo luận đến đồng thuận về thuật ngữ trước khi sửa nhiều đến vậy. Bài này đã từng gây bàn phím chiến vì thuật ngữ rồi. Không nên để tái diễn, vì sửa đi sửa lại rất tốn công, bài thì dài. Tmct 19:01, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Hệ thống X Window/Lưu 1”.