Thảo luận:Hứa Thế Hữu

Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Lê Thy trong đề tài Untitled
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.

== Báo Người lao động==

Untitled sửa

Hứa Thế Hữu, từ võ tăng thiếu lâm lên tướng Hồng quân Cuối thời kỳ cách mạng văn hóa Trung Quốc, Giang Thanh trở thành “hồng đô nữ hoàng”, quyền sinh sát trong tay, ai dám không sợ? Thế mà có một người dám đập bàn trước mặt Giang Thanh, quát lớn: “mụ là cái quái gì chứ? nếu còn nói bậy nữa ta sẽ tát cho bây giờ”. người đầu tiên ở Trung Quốc dám đòi đánh Giang Thanh ấy chính là Thượng tướng Hứa Thế Hữu

Sáng 9-9-1976, trên thảm cỏ xanh mượt của Bộ Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, một bóng người chắc khỏe đang luyện võ. Từng chiêu từng thức phát lực vận kình đều dũng mãnh lạ thường. Người am tường võ công nhìn qua là biết ngay chiêu thức của chính tông Thiếu Lâm quyền. Nhưng ít ai biết người luyện võ đã 70 tuổi kia là thượng tướng Hứa Thế Hữu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh quân khu Quảng Châu, từng lập nhiều chiến công mang tính truyền kỳ. Xuất thân từ võ tăng Thiếu Lâm tự, bao nhiêu năm như một ngày, sáng nào tướng quân cũng luyện công.

Lúc ấy, thư ký của tướng quân vội vàng chạy ra sân cỏ, nói: “Thưa thủ trưởng, điện từ Bắc Kinh đến cho biết, Mao Chủ tịch đã qua đời vào lúc 0 giờ 10 phút sáng nay rồi”.

Hứa tướng quân vốn rất kính trọng Mao Chủ tịch, ông từng nói cả đời chỉ quỳ trước 2 người, đó là mẹ và Mao Chủ tịch. Người thư ký tưởng tướng quân không nghe thấy bèn lặp lại nội dung điện báo lần nữa. Tướng quân như bừng tỉnh, vung tay: “Mau ra sân bay, ta phải đi Bắc Kinh ngay...”.

Lần đầu gặp Mao Chủ tịch

Mấy giờ sau trên sân bay Quảng Châu, một chiếc máy bay hiệu Hùng Ưng màu bạc cất cánh. Khi máy bay xuyên qua những lớp mây, trong lòng Hứa tướng quân trào dâng bao ký ức...

Đó là nơi nào nhỉ? Là ở Lưỡng Hà Khẩu hay Mao Nhi Cái? Phải rồi, đó là nơi gần Mao Nhi Cái, một thị trấn nhỏ, nhưng chính tại hội nghị quân sự ấy, lần đầu tiên tướng quân được gặp Mao Chủ tịch. Lúc ấy tướng quân mới 30 tuổi.

Lúc hội nghị nghỉ giải lao, Mao Chủ tịch đi thẳng đến chỗ Hứa Thế Hữu, Hứa tướng quân vội đứng lên thi lễ nhưng Mao Chủ tịch chận vai anh xuống nói: “Ngồi đi, ngồi đi” rồi ngồi xuống ghế đối diện, thân tình hỏi tướng quân: "Nghe nói anh đã từng làm hòa thượng ở Thiếu Lâm tự?".

Hứa tướng quân có chút ngượng ngập, đỏ mặt nói: “Chưa phải hòa thượng, chỉ là tạp dịch thôi. Tôi thuộc giai cấp vô sản... ở trong chùa phục vụ cho các lão hòa thượng, hằng ngày gánh nước, bửa củi, nấu cơm...”.

Mao Chủ tịch cười: “Tốt lắm, tôi thừa nhận anh thuộc giai cấp vô sản... Vậy anh luyện được mấy năm công phu Thiếu Lâm?”. “Không tính học ở nhà, riêng học ở Thiếu Lâm tự là 8 năm”- Hứa tướng quân sảng khoái trả lời.

"Ồ, đúng là Võ Tòng đả hổ rồi, hèn chi tay trại chủ ấy không đánh nổi anh" - Mao chủ tịch khen.

Đả lôi đài

Hứa tướng quân nghe Mao Chủ tịch nhắc lại, bất giác giật mình. Chuyện đả lôi đài với tay trại chủ ấy chỉ là một trong vô vàn câu chuyện mang sắc thái truyền kỳ của tướng quân, nhưng không hiểu sao Mao Chủ tịch lại biết.

Nhớ lại những ngày Hồng quân Trung Quốc thực hiện cuộc vạn lý trường chinh với biết bao khó khăn, vất vả. Đã thế, khi đi qua các vùng dân tộc thiểu số, các trại chủ, đầu mục lại gây khó dễ bằng cách làm mãi lộ là mở lôi đài tỉ võ với Hồng quân, có đánh thắng mới được nhường đường cho qua.

Có lần đến một vùng nọ, vị trại chủ ở đấy vốn võ công cao cường, trong vòng trăm dặm không có đối thủ, lập lôi đài tỉ võ, dõng dạc tuyên bố: “Nếu Hồng quân phá được lôi đài này thì ta chịu phục, sẽ nhường đường cho”. Hồng quân tuy là đội quân có kỷ luật, nhưng gặp tình huống này đành phải chấp thuận khiêu chiến.

Đánh lôi đài tỉ võ với chiến đấu thực tế ngoài chiến trường là hai việc khác nhau. Đả lôi đài là tỉ võ công, võ lực, thân pháp... Hàng chục võ quan, chiến sĩ Hồng quân biết võ công nhảy lên lôi đài thi đấu đều bị vị trại chủ kia hạ gục ngay. Trại chủ lại càng hung hăng, tự xưng vô địch, xem Hồng quân không ra gì.

Việc đến tai sư trưởng Hứa Thế Hữu, lúc này trong nội bộ Hồng quân có người yêu cầu sử dụng súng giải quyết cho xong, vì thời gian tiến quân gấp rút. Nhưng để không gây mâu thuẫn gay gắt, làm cho trại chủ tâm phục khẩu phục, Hứa tướng quân thân chinh nhận lời giao đấu.

Đấu rượu

Hôm đả lôi đài có rất đông đồng bào dân tộc thiểu số các vùng và chiến sĩ Hồng quân. Các chiến sĩ Hồng quân tuy nghe Hứa tướng quân giỏi công phu nhưng vẫn sợ rủi có gì sơ sẩy thì hỏng bét... Thực ra nỗi sợ ấy là thừa. Tiếng cồng giao trận vừa dứt, chỉ xuất 2 chiêu Hứa tướng quân đã cho vị trại chủ kia bay xuống võ đài, sẵn đà tướng quân tung người biểu diễn tuyệt kỹ Thập bát La Hán quyền, khí thế cuồn cuộn như sấm sét.

Tiếng vỗ tay reo hò tán thưởng vang dội. Vị trại chủ kia đành cúi đầu chịu thua, làm tiệc thết đãi, mời Hứa tướng quân ngồi trên. Trong bữa tiệc, trại chủ lại gây chuyện, đòi đấu uống rượu, không ngờ Hứa tướng quân là cao thủ về tửu lượng, uống liên tiếp 3 vò lớn mà mặt không biến sắc. Trại chủ và các đầu mục vô cùng kinh ngạc, nghi rằng Hứa tướng quân là thiên tinh hạ phàm, lại xin được gả con gái cho... Tất cả mâu thuẫn được giải quyết êm đẹp, các trại chủ khác nghe tiếng đều tránh đường cho Hồng quân qua, lại còn ủng hộ lương thực...

Thiên Tường (Theo Đằng sau bức tường đỏ của Quan Đông)

Không biết kỳ tiếp theo ca ngợi vị tướng hồng quân từng đánh Việt Nam này như thế nào? Nghilevuong 07:54, ngày 27 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cũng như từng ca ngợi Ðặng Tiểu Bình, người từng tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học" thôi. Lê Thy 03:05, ngày 28 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời


vũ khí hạng nặng Việt Nam sửa

Trời đất, Việt Nam dùng vũ khí hạng nặng nào đấy. Toàn bộ chiến tranh thực tế chỉ diễn ra trong nửa tháng, Quân Việt không kịp điều động, và thực ra là không cần điều động, đó là cách quân Việt dùng đối phó với đội quân đông người nhất thế giới, trang bị mạnh hơn gấp bội quân Việt. Chỉ có 1-2 sư đoàn chính quy kịp tham chiến vì đứng trên đúng đất đó, còn lại, các quân đoàn chủ lực đang kết thúc chiến dịch Campuchia. Không xe tăng, hầu như không có trọng pháo và máy bay, không có các vũ khí hiện đại như AT-3 ( B72), SAM-7 (A72).... Pháo tối đa của quân Việt là pháo của cấp sư đoàn bộ binh địa phương. Đến cả các vũ khi cá nhân cũng lởm, ví dụ, quân Trung dùng súng chống tăng tiểu đội là các phiên bản B41 (nhái RPG-7), quân Việt là B40 (RPG-2), AK quân Việt là K56 ( type 1956 Trung Quốc sản xuất và viện trợ kỹ thuật cho Việt Nam sản xuất, còn gọi là "AK Thanh Hoá"), nặng trên 4kg, trong khi đó quân Trung là các phiên bản cải tiến nặng 3kg.

Trung Quốc mất nhiều chục năm chuẩn bị đánh Việt Nam, từ khi Lâm Bưu phát biểu "đông nam á là bàn đạp chiến lược, chúng ta phải chiếm lấy", nên cuộc chiến tranh này với Việt Nam không bất ngờ. Bằng chiến lược từ nhiều chục năm, Trung Quốc chia quân Việt ra, đối phó với hai mặt trận lớn cùng lúc. Cái điều bất ngờ với người Tầu là họ không lường được trình độ tác chiến quá chênh, hay nói cách khác, người Tầu không biết rằng họ quá tồi trong cách chiến đấu, từ kỹ năng mỗi lính , đến cấp tổng chỉ huy mặt trận họ Hứa.

Đại Tướng Việt đã phát biểu tại trường Nông Nghiệp Gia Lâm, đánh dấu bước chuẩn bị chiến tranh năm 1978: "không thể tránh khỏi" (một hình thức hiệu triệu thanh niên), nên cuộc chiến này hoàn toàn không bất ngờ với người Việt. Cái bất ngờ là người Tầu không ngờ người Việt khinh rẻ họ đến mức đó, làm ngơ như là không chuẩn bị chiến tranh, làm như mắc mưu người Tầu, dồn cả 4 quân đoàn cơ động chủ lực vào mặt trận Tây Nam. Dền dứ 4 năm cưa đi kéo lại, người Tầu tưởng rằng Việt sợ Tây Nam, thậm chí có lần quân Cam tiến gần đến Sài Gòn. Cái người Tầu bất ngờ là, khi cần, quân Việt giải quyết mặt trận này trong có 7 ngày. Điều này tuy không thể cho đủ thời giờ, kịp hành quân ra Bắc đối phó với Tầu, nhưng đủ để Tầu nguội lạnh các nỗ lực lớn hơn, quyết định việc mặt trận phía Bắc chỉ keó dài nửa tháng. Hài nước là, khi Tầu kịp khai chiến hôm 17-2-1979, thì Ph-nông-pênh đã bị chiếm 10 ngày, 7-1-1979. Tuy vậy, Quân đoàn II dù có bỏ trang bị đi máy bay ra Bắc, dùng dự trữ chiến lược, thì cũng chỉ tập kết được ở Vĩnh Phúc khi sự thể đã kết thúc. Chiến tranh vẫn tiếp diễn, nhưng đây là nửa tháng sau, theo một thoả ước bí mật, quân Tầu đang rút về, thoả ước bí mật này tránh quân Tầu khỏi một trận thảm sát Chi Lăng lần nữa, khi các tướng Tầu đã chớm hiểu biết thế nào là quân sự. Về nguyên tắc, quân đoàn II Việt không mất nhiều công sức và thời gian để tổ chức gọng kìm Đình Lập hoặc Phong Thổ, để làm thịt một trong hai cánh quân chính của quân Tầu, làm thịt với nghĩa không sót một mống trong một tuần. Và cũng về nguyên tắc, quân Tầu không mạnh bằng quân Cam đã huy động hầu hết đàn ông trong nước vào trận tử chiến, nhưng toàn bộ quân Cam dễ dàng bị bắt gọn ở Tây Ninh, bỏ trống đất nước. Đấy là đại nghĩa của kẻ mạnh. Còn kẻ hèn ? quân Trung hành quân qua Bằng Tường trong một lễ hội tưng bừng "mừng chiến thắng", tất cả các sỹ quan đều thưởng vọt tiến 2 cấp, kiểu tự sướng mà dân mạng hay gọi bằng từ lái "thẩm du", tự sướng là nguyên tắc chính trị ngàn năm bên Tầu và hiện đang thống trị quân sự nước Tầu, là động lực chính của các rắc rối Hoàng Sa Trường Sa, và về nguyên tắc, không cần nhiều sức, nhưng cần rất nhiều trí lực để đối phó với thứ bệnh hoạn kiểu đó. Cũng về nguyên tắc, tự sướng là hoạt động tham nhũng, ăn cắp, lừa đảo chính trị, không ai nói tham những ăn cắp sẽ làm quốc gia cường thịnh cả. Đó là đại nghĩa "mưu phạt tâm công" rất khó thực hiện của quân Việt, khó hơn nhiều với việc bố trí quân đoàn I hay II ở Ninh Bình-Thanh Hoá, phản công chớp nhoáng như tính chất vốn có của nó.

(quân Việt có trung đoàn xe tăng của Quân Khu I và Quân Khu II, nhưng thực tế chúng không trang bị và không tham chiến, Quân Việt chỉ có một sư đoàn chính quy là sư đoàn 3, còn các sư 304, 325, 306... là các sư đoàn của Quân Đoàn II hành quân khẩn cấp từ Campuchia về, bỏ lại rang bị nặng, ra Bắc dùng dự trữ chiến lược và dừng trên một tuyến xa mặt trận kéo từ Vĩnh Phúc sang Bắc Giang , không như các bài viết lảm nhảm tượng tự như thế này http://uttroi.blogspot.com/2008/05/30-ngy-chin-tranh-bin-gii-pha-bc.html ).

Đó là "phận trời" của Hứa Thế Hữu, một kẻ ngu đần thiểu năng có khuôn mặt rất giống con lợn. Hắn có nhiệm vụ tổ chức một chiến dịch nhục nhã, huy động 5 đại quân khu, toàn bộ sức mạnh chủ lực, không vượt qua được đến 50km các lực lượng bán vũ trang, không chính quy, trang bị nhẹ. Sau nửa tháng hò hét điên rồ, thì Hữu được thay thế, viên tư lệnh chiến trường mới lên thay có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch rút quân, đổi lấy việc Quân đoàn II dừng tại Vĩnh Phúc, ở vị trí đó, với xe cộ mới trang bị, quân đoàn này chỉ mất 1 hôm để triển khai trên 1 trong 4 mặt trận Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, những kẻ bị nó tấn công có lẽ không còn có cơ hội nhìn thấy quê mẹ, có lẽ, lịch sử nước Tầu chưa từng có những trận như trung đoàn 66 cuả Quân Đoàn II đi bộ dọc vài lần Trường Sơn chỉ để đánh một trận Iad-răng, và đánh cũng chỉ để Mỹ sợ, khi Mỹ huy động toàn bộ hoả lực trên nửa quả đất mà không cứu nổi binh chửng chưa từng có là kỵ binh bay. Bài học cao nhất mà tướng Tầu học được quá thấp, là đối phó với các lực lượng bán vũ trang, và ở mức đó họ cũng chưa có chữ "thắng".

Lúc bắt bè lũ 4 tên cũng vậy. Hứa Thế Hữu đâu có cam đảm như thế. Hắn ta không kịp tham gia phe đảo của Hoa Quốc Phong-Diệp Kiếm Anh, trong khi thời "bốn tên" thì hưởng tước lộc không nhỏ. Sau đảo chính, nguyên soái Diệp Kiếm Anh bắt đầy cách ly "bốn tên" và tiến hành xử lý chân rết ở các địa phương. Đến lúc đó. Hứa mới được triệu đến (tin bắt bốn tên vẫn được giữ kín), may cho Hứa, là hắn đã biết được sự việc từ nguồn nào đến nay chưa rõ, ra rả nịnh bợ Diệp Soái, với nguyên văn như đoạn trên mô tả "tôi luôn mang theo súng....". Hứa Thế Hữu là hàng độc vì là tuổi trẻ chức cao bậc nhất trong số các khai quốc công thần đi "vạn lý", nên Diệp Soái (đã 79), tiếc của giữ lại. (Hứa có biệt danh là Tiểu Hữu, na ná như "chú bé liên lạc").

Với vai trò là đại diện cho lớp "khai quốc công thần", Hứa đã được Đặng đặc cách giao cho nhiệm vụ tẩy sạch lớp đó, trừ mỗi Đặng và lớp mới. Hắn làm điều đó quá xuất sắc, kể ra vai trò này không nhỏ.

thảo luận quên ký tên này là của 123.24.76.222 (thảo luận • đóng góp).

Quay lại trang “Hứa Thế Hữu”.