Thảo luận:Jimmy Carter

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi 2607:FEA8:20E0:6C3:509C:B220:FA82:FF98 trong đề tài Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 21 tháng 1 năm 2017
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 21 tháng 1 năm 2017 sửa

Tuyên dương sửa

Chân dung chính thức tại tòa Bạch Ốc Carter được trao bằng danh dự tại nhiều trường đại học ở Mỹ như Harvard, Bates và Đại học Pennylvania. Ngày 22 tháng 11 năm 2004, Thống đốc thuộc Đảng Cộng hòa của Tiểu bang New York, George Pataki bổ nhiệm Carter và các cựu tổng thống khác hiện còn sống, Gerald Ford, George H. W. Bush, và Bill Clinton, là những thành viên danh dự của ban tái thiết tòa nhà World Trade Center. Do đã phục vụ trong một tiềm thuỷ đỉnh (tổng thống duy nhất từng làm điều này), một tiềm thuỷ đỉnh được chọn để đặt theo tên của Carter. Tiềm thuỷ đỉnh USS Jimmy Carter (SSN-23) được đặt tên vào ngày 27 tháng 4 năm 1998 khiến nó trở nên một trong số rất ít phương tiện của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo một nhân vật còn sống. Carter nhận dạy một lớp học Trường Chúa Nhật tại nhà thờ Baptist Maranatha ở thị trấn Plain, tiểu bang Georgia. Thông thạo nghề mộc, thỉnh thoảng Carter xuất hiện trên những trang báo của tạp chí Fine Wood Working của nhà xuất bản Taunton Press, ông cũng sử dụng kỹ năng này khi tham gia xây dựng nhà ở cho người nghèo trong các đề án của Tổ chức Hỗ trợ Gia cư Habitat. Carter là khách mời tại những buổi lễ như lễ khánh thành thư viện của các tổng thống Ronald Reagan, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush. Ông cũng tham dự nhiều diễn đàn, buổi diễn thuyết, uỷ ban, tang lễ và các sự kiện khác. Gần đây nhất, ông đọc điếu văn tại tang lễ của Coretta Scott King, vợ của nhà lãnh đạo Phong trào Dân quyền Mỹ Martin Luther King, Jr.. Ông là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid. Năm 1997, ông được trao Giải Indira Gandhi. Năm 1998, ông được trao Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. 2607:FEA8:20E0:6C3:509C:B220:FA82:FF98 (thảo luận) 22:39, ngày 21 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Jimmy Carter”.