Thảo luận:Kênh Thoại Hà

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Thuydaonguyen trong đề tài Tâm sự linh tinh

Untitled sửa

Ở trang chính có bạn ghi thêm tên gọi: kênh Thụy Hà. Nhưng đây không phải là tên phổ biến. Sở dĩ vậy, vì có một vài sách cho rằng Nguyễn Văn Thoại tức Thoại Ngọc Hầu còn được gọi là Nguyễn Văn Thụy (thí dụ trong quyển Sử Cao Miên của Lê Hương, Khai Trí xb, 1970). Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:09, ngày 24 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chữ Thoại (瑞) là âm Nam, âm Bắc đọc là "Thụy". Hiện tượng này không hiếm trong tiếng Việt, Vũ-Võ, Đương-Đang, Phúc-Phước. Bài cho biết bia còn khắc "Thoại Sơn" (瑞山), Thoại Hà (瑞河), nếu có người Bắc vào họ sẽ đọc bia lên thế nào? Việt Hà (thảo luận) 21:24, ngày 24 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Đúng như bạn nói, nhưng đây không phải là tên phổ biến. Trong văn bản của nhà nước chỉ ghi mỗi cái tên Thoại Hà. Đến An Giang, mà hỏi Thụy Hà thì không ai biết...Thân.Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận)
Cái tên Thụy này tôi thấy ở Việt Nam Sử lược và cuốn 54 vị hoàng đế Việt Nam mới xuất bản đây. Khi tôi sửa bài Gia Long tôi ghi Kênh Thụy Hà thì nó hiện lên liên kết đỏ. may nhờ bác Ngokhong làm liên kết tới Kênh Thoại Hà, nên tôi nghĩ sẽ có nhiều người lầm lẫn hay không biết giống tôi, cứ nêu ra để họ rõ (Wikipedia là nơi tham khảo để biết tất cả mọi thứ mà). Thân MagMag 00:21, ngày 25 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Nhờ bạn dẫn link mà có ai đó đã nhắc đến chữ kênh Thụy Hà. Mình gõ "Kênh Thụy Hà" thì google chẳng hiện lên kết quả nào. Mình nhắc lại là tất cả những gì các bạn trao đổi đều đúng. Rất có thể tên Nguyễn Văn Thụy vào Nam được đọc là Nguyễn Văn Thoại. Nhưng không ai dùng Thụy Hà hoặc Thụy Sơn để gọi. Ngay cả Từ điển bách khoa [1] và Địa chí An Giang do UBND tỉnh ấn hành cũng chỉ ghi tên Thoại Hà. Theo mình tên này bạn nên để ở phần chú thích là Thoại Hà (瑞河), theo âm Bắc đọc là Thụy Hà, nhưng do thói quen của người miền Nam đọc mãi là Thoại Hà, nên cái tên sau này trở thành tên duy nhất được sử dụng. ThânBùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 02:43, ngày 25 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúng ta vẫn có thể ghi như bài hiện nay ghi ("có khi còn đọc là Thụy Hà") và không cần thảo luận quá nhiều về vấn đề chữ nghĩa, vì Wikipedia chấp nhận mọi tên đúng. À, mà tôi tra "Sông Thụy Hà", Google vẫn hiện ra một số kết quả [2] Nguyên ạ. Một trong những kết quả đó, tại đây [3] ghi rõ: Thụy đổi thành Thoại: đọc lệch chính âm. Sau khi mất, Thụy Dương Vương Nguyễn Phúc Nguyên được suy tôn tên thụy là: Đại đô thống trấn nam phương tổng quốc chính dực thiện tuy du Thụy Dương Vương (11-1635). Thí dụ: Nguyễn Văn Thoại hoàn thành việc khai sông Thụy Hà, nhà vua rất hài lòng, nên "cho gọi tên sông là Thụy Hà để biểu dương công lao" (Đại Nam Nhất Thống Chí). Về sau , đọc lệch ra là Thoại Ngọc Hầu, Thoại Hà, Thoại Sơn.. Việt Hà (thảo luận) 04:13, ngày 25 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Magg 07:20, ngày 25 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tâm sự linh tinh sửa

Trang chính có câu: Kênh khởi công vào đầu năm 1818, nối rạch Đông Xuyên (nay là sông Long Xuyên) ở Tam Khê, với với ngọn Giá Khê, Rạch Giá (Kiên Giang), huy động khoảng 1.500 nhân công. Nhờ đào theo lạch nước cũ nên công việc khá thuận lợi, một tháng đã hoàn thành với bề rộng khoảng 5 mét, chạy dài hơn 30 cây số...

Tôi đã nhiều lần đến Núi Sập, lần nào tôi cũng ngồi vừa uống nước đá mía vừa ngắm dòng kênh Thoại Hà đang lững lờ phía trước mặt. Lần nào tôi cũng thầm ao ước, nếu mình được làm Bộ trưởng Bộ GTVT, dù chỉ một sát na (viết đại không biết có trúng hôn), việc làm đầu tiên của mình là ký ngay cái quyết định công nhận Thoại Ngọc Hầu là ông Tổ của ngành GTVT Việt Nam và lệnh cho tất cả các cán bộ của ngành phải học tập việc làm của Tổ....

Viết linh tinh, chờ xóa Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:56, ngày 28 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Kênh Thoại Hà”.