Thảo luận:Không–thời gian

(Đổi hướng từ Thảo luận:Không thời gian)
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Hoangquocviet1981 trong đề tài Không gian va thời gian

Untitled sửa

Theo tôi định nghĩa:

Không-thời gian là một khung hình học có chứa 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian.

Từ khung hình học có lẽ không được rõ cho lắm. Theo tôi nên đổi cho hợp hơn thí dụ: "hệ quy chiếu vật lý" hay những từ khác.

Từ khác có thể hay hơn. Nhưng "hệ quy chiếu" thì không dùng thay được. Ngay trong một không gian ba chiều cổ điển cũng có vô số các hệ quy chiếu nằm trong nó (hệ quy chiếu gắn với Trái Đất, hệ quy chiếu gẵn với Mặt Trời ...)193.52.24.125 16:15, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Hệ vật lý" ? bởi vì từ "hình học" xưa nay trong toán học thường có nghĩa không gian (1-2-3-4...n chiều) nhưng tôi chưa nghe nói rằng hình học có chứa chiều thời gian. Hay "khung hình học mở rộng" ?

Câu hỏi sửa

Có ai giải thích cho tôi tại sao có Tập hợpÁnh xạ trong phần "Xem thêm" của bài này không? Mekong Bluesman 03:27, 16 tháng 8 2006 (UTC)

Tập hợp là những vùng không gian được tạo bởi nhiều nghiệmDOMINO CANTHO 06:29, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hai liên kết đến Tập hợpÁnh xạ đã được xóa bỏ (vì không liên quan đến chủ đề này) sau câu hỏi của tôi. Mekong Bluesman 14:30, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Continuum không-thời gian, sao không dịch nốt chữ continuum thành "không-thời gian liên tục"?--Tranletuhan (thảo luận) 05:29, ngày 30 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không-thời gian và không gian 4 chiều. sửa

Lý thuyết về không-thời gian là rất rộng, bài viết này chỉ bàn về một mặt nhỏ của nó. Thuyết tương đối rộng cho rằng, một ngôi sao lớn với lực hấp dẫn lớn có thể làm bẻ cong không gian xung quanh. Điều đó làm cho các vệ tinh của nó (nếu có) chuyển động theo quỹ đạo xung quanh nó. Thực chất, các vệ tinh này hay bất kỳ vật thể nào khác có thể đang chuyển động theo quỹ đạo thẳng (hay quỹ đạo ngắn nhất có thể) trong không-thời gian. Tuy nhiên, chúng ta lại nhìn chúng chỉ dưới không gian 3 chiều, do đó, quỹ đạo của chúng lại có dạng cong. Trong cuốn "Lược sử thời gian", Hawking có đưa ra một ví dụ về vấn đề này: Một máy bay chuyển động thẳng trong không gian 3 chiều, nhưng nếu mặt đất không bằng phẳng, cái bóng của máy bay in lên nó lại có dạng cong. Đây là một phép chiếu từ không gian 3 chiều lên không gian 2 chiều. Ta có thể hình dung tương tự với không-thời gian. Một điểm đáng chú ý là không-thời gian có thể bị bẻ cong, nghĩa là với chúng ta, xung quanh vùng hấp dẫn mạnh đó, không gian co ngắn lại và thời gian cũng vậy, nó sẽ trôi qua chậm hơn. Tuy nhiên sự biến thiên này vẫn đảm bảo rằng vận tốc ánh sáng truyền qua vẫn là c = 300000000 m/s. Do đó, thuyết tương đối tổng quát có nói rằng trong mọi hệ quy chiếu, c luôn không đổi. Một hố đen là một vùng mà độ cong của không-thời gian là rất lớn. Từ đó, người ta mới nghĩ đến việc chế tạo các máy có thể lật ngược được thời gian! Thực tế ta thấy nếu chuyển động với vận tốc v = c, hoặc trong một vùng mà độ cong của không gian (với chúng ta) là vô hạn (như một "điểm kỳ dị", nơi khởi nguồn của vũ trụ cách đây khoảng 13 tỷ năm chẳng hạn), thời gian sẽ đứng lại, hay cũng có thể nói là thời gian bị biến mất. Còn rất nhiều vấn đề thú vị khác xung quanh chủ đề này. Windfeast (thảo luận) 10:14, ngày 15 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

TỌA ĐỘ CỦA VẬT TRONG KHÔNG - THỜI GIAN sửa

Trong không gian 3 chiều, ta có hệ trục tọa độ gồm 3 đường thẳng vuông góc với nhau tại gốc O. Với hệ trục này, để xác định vị trí một điểm, ta cần 3 tọa độ theo 3 trục Ox, Oy và Oz. Trong hệ trục tọa độ không - thời gian, ta sẽ có thêm một trục (tạm gọi là Ot) vuông góc với cả 3 trục kia. Có thể chúng ta thấy điều này hơi khó khăn, nhưng điều đó cũng giống như việc một thực thể 2 chiều có trí tuệ thường chẳng mấy khi nghĩ đến một trục Oz vuông góc với cả 2 trục trong hệ tọa độ 2 chiều của chúng. Thực ra, hệ gồm 3 trục vuông góc với nhau không thể được thể hiện đúng trên mặt 2 chiều. Bạn không thể vẽ đúng 3 đường thẳng vuông góc với nhau từng đôi một trên một tờ giấy. Hệ trục tọa độ không - thời gian cho phép ta xác định một cách chính xác không chỉ vị trí của vật trong không gian mà cả trong thời gian. Giả sử ở đó, tọa độ điểm M là (x, y, z, t) thì ta có thể hiểu rằng vào thời điểm t (hay tọa độ theo trục Ot là t, với một thời điểm nào đó được lấy làm gốc tọa độ), vật đang ở vị trí được xác định bởi tọa độ (x, y, z) trong không gian 3 chiều. Một điểm đáng lưu ý là trong hệ tọa độ không - thời gian, một điểm được cho là đứng yên trong 3 chiều không gian thì chúng vẫn liên tục chuyển động trong thời gian. Có nghĩa là điểm này sẽ có quỹ đạo chuyển động là một đường thẳng song song với trục Ot. Windfeast (thảo luận) 01:46, ngày 20 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

CẤU TRÚC KHÔNG - THỜI GIAN TRONG VŨ TRỤ sửa

Mỗi vùng trong vụ trụ mang một cấu trúc không - thời gian khác nhau. Xung quanh một ngôi sao lớn, nơi không - thời gian bị bẻ cong, các chiều không gian bị co ngắn lại, và cả thời gian cũng trôi qua chậm hơn. Xung quanh một ngôi sao khác, mức độ cong của không - thời gian lại khác. Nhưng theo thuyết tương đối của Einstein thì người quan sát trong khu vực của mình vẫn luôn đo được vận tốc ánh sáng là c. Điều này mang một ý nghĩa khá kỳ quặc thường được gọi là nghịch lý sinh đôi. Chúng ta biết rằng hiệu ứng thời gian trôi chậm lại còn xảy ra với các vật chuyển động với vận tốc lớn. Giả sử có 2 người sinh đôi. Một người du hành trên một tàu vũ trụ với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng so với trái đất, người còn lại ở lại trên trái đất. Theo lý thuyết trên thì khi trở về, người du hành có thể trẻ hơn nhiều so với người ở lại. Thực ra nếu đưa một người lên sống ở đỉnh núi, người còn lại sống ở gần mực nước biển thì hiệu ứng này vẫn xảy ra. Dù sự chênh lệch đó là rất nhỏ, nhưng người ta đã đo được. Một người sống trong vùng có cấu trúc không - thời gian với độ cong lớn thực ra cũng sẽ không thấy gì khác lạ so với người sống ở vùng khác. Tất cả mọi thứ trong vùng đó đều chịu ảnh hưởng của sự cong không - thời gian. Windfeast (thảo luận) 02:11, ngày 20 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

CÂU ĐỐ CỦA VŨ TRỤ sửa

Đối với newton cho rằng không-thời gian là độc lập và ông ấy cũng nhận đó là giả thuyết không thể giải thích được,vì ông ta không giải thích được cái gì tạo ra lực hấp,lẫn thứ gì ta tác động vào các hành tinh để tạo ra lực hấp.Do đó ALBERT EINSTEIN đã thay đổi chúng lại,quan niệm không-thời gian là khung hình học không gian 4 chiều và ngài nói thời gian chỉ có đối<cài tất cả điều biết> còn cấu tạo của không gian ngài ví như ta để quả bi lên 1 màng lười lập tức chúng sẽ tạo ra 1 cái hố hút tất cả các vật khi tác động vào nó và ngài cũng nói vật chất sẽ tạo ra một đường cong và lập ra các quy luật bắt các vật tác động vào chúng sẽ chịu những quy luật của chúng là quay quanh chúng với vận tốc không đổi theo các đường chí tuyết không chòng sếp.Theo tôi thấy tất chúng cũng là 1 giả thuyết.VÀ nếu có ai chứng minh được các đường cong,quy luật của chúng được tạo ra như thế nào thì tôi sẽ không cho chúng là giả thuyết.NẾU MUỐN BIẾT TÔI TẠI SAO LẠI QUAN NIỆM CHÚNG LÀ GIẢ THUYẾT THÌ XIN LIÊN HỆ Asasin.7h thứ 7 hay 3h chủ nhật.heee.--Asasin (thảo luận) 09:10, ngày 18 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không gian va thời gian sửa

Theo tôi nghĩ không gian va thời gian không thể gộp chung lai được.Không gian la nơi vật chất,phản vật chất.. tồn tại và thể hiện tính chất của mình,còn thời gian nó bao hàm và chứa đựng không gian ở trong nó,từ lúc không gian xuất hiện để là nơi cho vật chất tồn tại thì thới gian đã có. Thời gian mà các nhà khoa học tạo ra dựa trên các thiết bị đo thời gian theo chu kỳ của mặt trời,do đó thời gian mà chúng ta biết đều làm bàng vật chất nên tại các hố đen chúng bị hút nên chúng chạy chậm là điều tất nhiên.còn thời gian của vũ trụ vẫn trôi theo nhịp.Các nhà khoa học dùng 2 đồng hồ nguyên tử,1 cái đặt trên máy bay di chuyển và 1 cái đặt ở mặt đất.Đồng hồ trên máy bay chạy chậm hơn so với cái còn lai.Đơn giản vì đồng hồ nguyên tử di chuyển thì các hạt điển tử cũng di chuyển theo mà các hạt chuyển động thì có khối lượng lớn hơn nên chúng cần năng lượng lớn hơn để di chuyển (năng lượng của hạt là hữu hạn)do đó chúng phải di chuyển chậm hơn=> đồng hồ chuyển động chạy chậm hơn cái kia.Hoangquocviet1981 (thảo luận) 17:50, ngày 11 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Không–thời gian”.