Thảo luận:Khuất Nguyên

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Doanvanvung trong đề tài Nhận xét của Thái sử công
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Sao tôi không thể chèn hình của Khuất Nguyên từ trang tiếng Anh vào bài trang tiếng Việt nhỉ, một số bài tôi dịch từ trang tiếng Anh sang cũng không chèn được hình tương tự như bài này. Bác nào biết xin chỉ dùm với. Xin cám ơn! Doanvanvung 15:56, ngày 29 tháng 5 năm 2007 (UTC)DoanvanvungTrả lời

Chỉ những hình trên Commons mới có thể dùng thẳng mà không cần truyền lên Wikipedia tiếng Việt. Hình này không có trên Commons nên bạn không chèn được. An Apple of Newton thảo luận 16:31, ngày 29 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhận xét của Tư Mã Thiên về Khuất Nguyên và Ly Tao sửa

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên viết: “ Ly Tao ” cũng như là buồn trong chia ly. Trời là khởi thủy của loài người. Cha, mẹ là gốc của con người. Người ta gặp lúc khốn cùng thì quay về gốc. Cho nên hễ khó khóc mỏi mệt, ốm đau, không ai không kêu trời ! Khi đau xót, thương cảm, không ai không kêu cha mẹ. Khuất Bình theo đạo ngay đi đường thẳng, dốc hết lòng trung, đưa hết trí khôn ra thờ vua,nhưng lại bị kẻ gièm pha ly gián, có thể gọi là ở vào cảnh khốn cùng vậy ! Mình tín mà bị ngờ vực, mình trung mà bị chỉ trích, làm sao khỏi oán thán ! Khuất Bình viết Ly Tao là do oán thán mà ra vậy ! Thơ Quốc Phong mê sắc mà không dâm, thơ Tiểu Nhã oán trách mà không loạn. Như Ly Tao thực là gồm được cả hai. Trên kể từ Đế Cốc, dưới nói đến Tề Hoàn, giữa thuật truyện vua Thang và Vũ, chỉ trích việc đời. Nó nêu rõ tầm quan trọng của đạo đức, nguyên nhân làm nước nhà trị hay loạn, không có chuyện gì là không nói đến. Văn ông ngắn gọn, kín đáo, chí ông trong sạch, nết ông thanh cao; tuy nói những điều vụn vặt, nhưng ý nghĩa rất rộng; việc nhắc đến tuy gần, nhưng nghĩa thì xa. Chí ông trong sạch nên hay nói đến cái hoa thơm. Nết ông cao cho nên dù chết cũng không được dung nạp. ông thoát khỏi cái thế giới bùn lầy như con ve bỏ lốt ở nơi dơ đục, để cất mình ra khỏi đám bụi trần chẳng để cho đời làm dơ bẩn. Thật là ở bùn mà trong trắng chẳng lây đen. Suy cái chí ấy thì ông có thể thi sáng với mặt trăng, mặt trời vậy! (3).

Doanvanvung 15:58, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)DoanvanvungTrả lời

Nhận xét của Thái sử công sửa

Thái sử công nói: Tôi đọc Ly Tao, Thiên Vấn, Chiêu Hồn, Ai Sinh thương chí ông. Tôi sang Trường Sa xem quãng sông Khuất Nguyên trẫm mình, không lần nào không khóc. Khi thấy Giả Sinh viếng ông, tôi lấy làm lạ về chỗ tài giỏi như Khuất Nguyên nếu đi sang chư hầu thì nước nào mà chẳng dùng, tại sao lại làm khổ mình như thế ? Đến khi đọc bài phú “ Phục Điểu ” thấy nói đến việc coi sống chết như nhau, coi thường việc đi hay ở, bấy giờ lòng luống bâng khuâng tự biết là lầm !

Doanvanvung 15:58, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)DoanvanvungTrả lời

Quay lại trang “Khuất Nguyên”.