Thảo luận:Kinh tế dân doanh ở Việt Nam

Dự án Kinh tế
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Kinh tế, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Kinh tế. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

KINH TẾ DÂN DOANH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Untitled sửa

Chương trình xoá đói giảm nghèo ở nước ta đã thu được những kết quả tích cực, Chính phủ ban hành “chương trình xoá đói giảm nghèo phát triển bền vững” khẳng định việc xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ của nhà nước (chính quyền các cấp), nhiệm vụ của doanh nghiệp, các tổ chức, và cộng đồng với tinh thần giúp đỡ, chỉ dẫn, tạo kiện để số người nghèo, hộ nghèo, vùng khó khăn phát huy các nguồn lực hiện có, nguồn lực được hỗ trợ, các ưu đãi của nhà nước, vươn lên bằng hoạt động sản xuất, kinh doanh, tham gia thị trường rộng mở.

Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố nghèo, nhiều chính sách, biện pháp của nhà nước, các đoàn thể đã nỗ lực hướng tới việc xoá vùng nghèo trên bản đồ đất nước. Việc xây dựng cơ chế lồng ghép các chương trình hướng vào mục tiêu xoá đói, giảm nghèo đã được nêu ra nhưng chưa đạt được mục tiêu hiệu ích cao của việc sử dụng vốn của nhà nước và các nguồn lực. Lượng hoá kết quả chung, và các hiệu ứng chuyên biệt của những chính sách tác động gián tiếp và trực tiếp đến việc xoá đói, giảm nghèo vẫn ở những nghiên cứu, điều tra chuyên đề và kiến nghị từ một góc độ nhất định.

Doanh nghiệp dân doanh có vốn trong nước, hợp tác xã và tổ hợp tác, nhóm cá nhân kinh doanh chiếm tỷ lệ cao trong trong tổng số các cơ sở kinh doanh ở nông thôn và các vùng khó khăn thuộc danh sách xã 135, tỷ lệ này không thay đổi do xu hướng tập trung hoá sản xuất vào các vùng lãnh thổ khu công nghiệp. Cũng trong khu vực đó hiện nay kinh tế hộ (gồm cả kinh tế trang trại) vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất, nhiều hộ thực sự tham gia sản xuất hàng hoá nhưng nhiều hộ ở tình trạng đói nghèo. Theo chuẩn nghèo mới thì số lượng hộ nghèo trong cả nước sẽ tăng, khu vực nông thôn, vùng miền núi, xã 135 sẽ tăng hơn nhiều.

Chúng tôi cho rằng việc xoá đói giảm nghèo là một quá trình cần có sự kết hợp chặt chẽ thường xuyên, liên tục, có sự phân giao nhiệm vụ, cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực vật chất và tinh thần giữa các chủ thể kinh doanh và các hộ gia đình dưới tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo. Sự kết hợp cần thiết: (1) Nhà nước cụ thể là các chính sách và nguồn lực ngân sách, tài sản của Trung ương và địa phương (2) Doanh nghiệp trên địa bàn nói chung và các doanh nghiệp dân doanh, hợp tác xã nói riêng (3) Các tổ hợp sản xuất, nhóm kinh doanh, các hộ và mỗi công dân (4) Các đoàn thể.

Về lâu dài, chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh thật sự mới mang lại việc làm và thu nhập tăng lên cho người dân trong đó có người nghèo. Đối tượng nghèo cần được chia sẻ của nhà nước và cộng đồng bằng cơ chế ưu đãi, hướng dẫn, kiểm soát, giám sát của nhà nước và cộng đồng để họ có được những điều kiện sống, điều kiện sản xuất kinh doanh, việc làm và thu nhập vượt qua ngưỡng nghèo, phát triển bền vững.

I. Kinh tế dân doanh trước cơ hội phát triển

Kinh tế dân doanh là một hệ thống có cấu trúc mềm ngoài kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn nước ngoài, bao gồm:

Khối doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003;

Khối phi doanh nghiệp: Hộ kinh doanh cá thể đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; các tổ hợp tác chứng thực tại UBND cấp xã theo bộ Luật Dân sự; kinh tế hộ trong nông nghiệp được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài theo Nghị định 64 ngày 27/9/1993; hộ làm kinh tế trang trại theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02-02-2000, trang trại được UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận trang trại theo Thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/06/2000 của Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê về tiêu chí trang trại, Thông tư 74/2003/TT-BNN ngày 04/07/2003 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại; các hộ gia đình sản xuất phi nông nghiệp và, các đoàn thể (tổ chức phi chính phủ ở Trung ương và địa phương) mỗi cá nhân tự do tham gia kinh doanh.

Kinh tế dân doanh là một sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta về giải phóng lực lượng sản xuất và thiết chế các hình thức phát triển theo hướng tự do kinh doanh những ngành, nghề công việc mà luật pháp không cấm.

1) Số lượng lớn, quy mô nhỏ: Khối doanh nghiệp dân doanh hiện nay có tới 160000 doanh nghiệp và 18500 ngàn hợp tác xã, đến 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy có lợi thế về tổ chức bộ máy gọn nhẹ dễ thích ứng với biến động thị trường nhưng không có thương hiệu và chiến lược kinh doanh bền vững. Cùng với khối doanh nghiệp còn có khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể, và 300000 tổ hợp tác.

Sự phân bố dân doanh vẫn đổ về thành thị. Nghiên cứu của dự án VIE/01/025 và số liệu điều tra: Nông thôn chiếm 75 % dân số của nước (60 triệu người), chiếm 76% lao động (32 triệu lao động) nhưng số doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 12 % trong đó doanh nghiệp dân doanh chiếm 11%, nhưng số hộ kinh doanh cá thể chiếm 50% (triệu hộ), và tổ hợp tác chiếm đến 90% (270000 tổ). Các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp có số doanh nghiệp nông thôn đăng ký theo Luật Doanh nghiệp chiếm tỷ lệ đến 25% như Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ doanh nghiệp nông thôn thấp cho thấy việc triển khai Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã không tương xứng với nguồn nhân lực, đất đai, cũng có thể nói môi trường kinh doanh ở đó không thuận, ví dụ tỷ lệ doanh nghiệp nông thôn đăng ký thưo Luật Doanh nghiệp ở Cao Bằng, Lào Cai, Kon Tum lần lượt là 5%, 4% và 7 % so với số doanh nghiệp ở trong tỉnh.

Tình trạng mỗi năm nhà nước chuyển đổi 20 vạn ha đất nông nghiệp sang mục đích khác, nông dân không chuyển được nghề, không việc làm nguy cơ tái nghèo đói. Do chênh lệch về doanh nghiệp trên địa bàn cùng với sự di dân từ nông thôn ra thành thị gây nhiều bất lợi cho nông thôn hơn là thành thị. Số việc làm mới ở thành thị cũng theo đó tăng hơn so với nông thôn. Đây là những dấu hiệu phát triển không bền vững, tạo sức ép về đô thị hoá. Tài nguyên ở nông thôn không được toàn dụng thích đáng.

2) Mức độ “tự do” kinh doanh cao hơn các doanh nghiệp khác, cơ quan thuế thường áp thuế khoán, dân doanh sử dụng nhiều lao động đơn giản mang tính thoả thuận công việc, thoả thuận miệng với việc làm và thu nhập, các phúc lợi khác không rõ ràng. Chính đặc điểm này đã chỉ ra số lao động được tạo việc làm mới chiếm 90% tổng số lao động có việc làm của cả nước thời kỳ 2000-2005. Đây có thể coi là con đường trực tiếp góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo đến từng hộ mà nhà nước chưa có đầu tư trực tiếp. Với tốc độ và tỷ trọng tạo việc như vậy nếu được nhà nước đầu tư đầu vào, đầu ra, môi trường kinh doanh thuận lợi, có nhiều mối liên kết thì tốc độ xoá đói giảm nghèo sẽ khả quan hơn.

Bảng dưới đây cho thấy số hộ nghèo tỷ lệ nghịch với số lượng doanh nghiệp trên địa bàn.

Hộ nghèo so với vùngNăm 2002 * Tỷ trọng số cơ sở sản xuất kinh doanh 2002 trên địa bàn Hộ nghèo so với vùngNăm 2004* Cả nước 23,0 18,1 Chia theo khu vực Thành thị 10,6 88 ** 8,6 Nông thôn 26,9 12** 21,2 Chia theo vùng Đồng bằng sông Hồng 18,2 28.58 12,9 Đông Bắc 28,5 8.90 23,2 Tây Bắc 54,5 1.47 46,1 Bắc Trung Bộ 37,1 12.58 29,4 Duyên hải Nam Trung Bộ 23,3 8.33 21,3 Tây Nguyên 43,7 4.09 29,2 Đông Nam Bộ 8,9 17.60 6,1 Đồng bằng sông Cửu Long 17,5 18.43 15,3

Nguồn: * TCTK, Hà Nội, 7-2005: Thông cáo báo chí về tỷ lệ hộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 2010 (200 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn, 260 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị).**: Ước tính của TG.

3) Cơ cấu đầu tư, tăng trưởng và việc làm bất lợi cho kinh tế dân doanh, xem bảng sau.

Vốn đầu tư phát triển- GDP- việc làm phân theo thành phần kinh tế (%)

Khu vực kinh tế Nhà nước * Khu vực dân doanh Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Vốn GDP Lao động Vốn GDP Lao động Vốn GDP Lao động Năm 1995 42.0 40.2 9.2 27.6 53.5 90.2 30.4 6.3 0.6 Năm 2000 57.5 38.5 9.5 23.8 48.2 89.5 18.7 13.3 1.0 ước 2005 53.0 40 10 27.0 42.5 88 20 17.5 2

  • Bao gồm sản xuất và dịch vụ quản lý nhà nước, hoạt động đoàn thể…

Nguồn: TCTK và ước tính của tác giả

Đầu tư của nhà nước vào hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tác động trước hết đến lợi ích của lao động khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước ngoài bằng việc làm trong quá trình đầu tư. Khu vực dân doanh thuộc loại hình pháp nhân có xu hướng tập trung ở thành phố với hy vọng được hưởng hạ tầng và môi trường đầu tư. Môi trường kinh doanh ở nông thôn nơi phân bố tập trung kinh tế dân doanh cần được đánh giá lại về mức hưởng thụ hạ tầng, các tiện ích công cộng và chi phí dịch vụ xã hội. Chính những chi phí như khám chữa bệnh, học tập, điện nước, giao thông và giá hàng hoá vật tư, tiêu dùng cánh kéo với sản phẩm ở nông thôn đã làm giảm thu nhập và tái đầu tư của dân chúng. Theo bảng trên, thì 9 người “được hưởng” chiếc bánh bằng chiếc bánh GDP của một người.

4) Dân doanh gắn trực tiếp với cộng đồng dân cư ở địa phương một cách phi hành chính. Những lợi thế tại chỗ là cơ hội giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhưng chất lượng và giá trị sản phẩm cũng thấp tương ứng nếu như không có đầu tư tương đương với khu vực khác. Việc đưa các dự án sản xuất về vùng nông thôn thực sự có sức cạnh tranh mà nhiều quốc gia công nghiệp hoá đã vận dụng. Chi phí một việc làm mới, chi chi trên một sản phẩm đều giảm hơn ở thành phố trong điều kiện hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông,.. ngày càng được cải thiện. Kinh tế dân doanh có kết cấu mềm, đan xen và thực tế đã giải quyết đến 90% việc làm mới trong 3 năm qua. Tuy nhiên, mức độ ưu đãi và đầu tư trực tiếp của nhà nước vào khu vực dân doanh chưa lớn, cơ cấu vốn đầu tư phát triển của khu vực này từ năm 1995 đến nay chưa vượt quá 28% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thành quả của tăng tưởng không đến với số đông, đây cũng là những nguy cơ phát triển không bền vững do phân bổ nguồn lực và phân hoá giàu nghèo.

II. Những đề xuất phát triển doanh nghiệp dân doanh gắn với xoá đói giảm nghèo phát triển bền vững.

1) Đánh giá lại và minh bạch hoá chính sách khuyến khích phát triển

a) Đánh giá các chính sách

Thực tế, những chính sách khuyến khích dân doanh đã thể hiện rõ ở việc đăng ký kinh doanh ngày các thuận lợi hơn biểu hiện bằng sô lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 1999. Tuy nhiên, sau đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp còn hàng loạt những vấn đề cần trợ giúp như việc khắc dấu, mở tài khoản, thuê đất, tuyển dụng lao động, tiếp cận các nguồn vốn và thị trường.

Hỗ trợ đối với doanh nghiệp chưa thành một chương trình xuyên suốt với những tổ hợp công việc có hệ thống. Các cuộc điều tra, hội thảo, những lớp học ngắn hạn, các tài liệu thực sự chưa giúp đỡ được doanh nghiệp nhiều hơn.

Các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, hỗ trợ xuất khẩu, quảng bá thương hiệu, mở thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được bởi dung lượng hỗ trợ có hạn theo những dự án hỗ trợ kỹ thuật. Có những hỗ trợ đẩy chi phí “thủ tục” đến mức nản chí doanh nghiệp được hỗ trợ

Thực tế này cần có sự đánh giá và minh bạch hoá chính sách, đơn giản hoá quy trình hỗ trợ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển

Một là, hoàn thiện Thông tư hướng dẫn lý lịch tư pháp người thành lập doanh nghiệp để giảm và loại bớt những người không đủ điều kiện lý lịch tư pháp thành lập doanh nghiệp để lừa đảo doanh nghiệp và chiếm lậu thuế của nhà nước. Tập trung hoá, tin học hoá hệ thống đăng ký kinh doanh để ai cũng có thể truy cập được trích ngang doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội hợp tác tin cậy, giảm chi phí tiếp thị và chi phí hành chính khi xác định tên doanh nghiệp tránh trùng tên. Đồng thời công bố những vi phạm. Hệ thống mạng hiện nay rất yêu, khả năng kết nối và truy cập vẫn bị cản trở bởi không tương thích do mỗi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thiết kế riêng. Thực chất sso doanh nghiệp tập trung đến 80% ở các thành phố trực thuộc Trung ương.

Hai là, nhà nước cho thuê, mượn tài sản, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ thị trường xuất nhập khẩu và thị trường trong nước. Tư duy kinh doanh bằng tài sản thuộc sở hữu riêng của dân doanh là rất khó đối với những doanh nghiệp mới thành lập. Do vậy cần tách quá trình kinh doanh ra những chủ thể chính:

(1) Chủ đầu tư tài chính (2) Chủ sở hữu tài sản (3) Người thuê tài sản kinh doanh

Trong các chủ thể đó cần có sự liên kết sở hữu và đồng sở hữu để tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh liên tục với những hợp đồng. Thị trường hiện nay đã và đang hình thành các chủ thể đó nhưng mối liên kết chưa vươn tới những doanh nghiệp nhỏ, ví dụ như việc thuê đất ở các khu, cụm công nghiệp, thuê nhân lực kỹ thuật cao, thuê mua tài chính. Vì lẽ đó cần có sự can thiệp của nhà nước như hỗ trợ giá thuê, nhà nước thông qua các công ty đầu tư tài chính dụng theo dự án hoặc góp cổ phần và uỷ quyền quản lý phần vốn cổ phần vào các công ty cổ phần, công ty góp vốn, các hợp tác xã.

- Đưa các đơn đặt hàng kèm theo các ưu đãi

- Mô hình liên kết nội bộ và với thị trường

2) Xây dựng lộ trình hỗ trợ kinh tế dân doanh theo hướng thị trường

a)	Đạt số lượng, cơ cấu và phân bố vùng hoạt động của kinh tế dân doanh
b)	Thu gọn số đối tượng và lĩnh vực được hỗ trợ 

3) Cải cách bộ máy hành chính phục vụ kinh tế dân doanh

a)	Hình thành cơ quan tổ chức giải quyết tập trung những vấn đề của kinh tế dân doanh trong cơ cấu tổ chức các loại hình doanh nghiệp
b)	Cơ chế phối hợp đồng thuận về việc xây dựng chính sách và giải quyết các yêu cầu của sản xuất kinh doanh;
c)	Thống nhất chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của kinh tế dân doanh, xây dựng cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên.

TS.NMH

Quay lại trang “Kinh tế dân doanh ở Việt Nam”.