Thảo luận:Lê Đại Hành

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi 14.184.190.134 trong đề tài Quê hương
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Liên kết có ích sửa


Niên hiệu sửa

Theo trang này thì "Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành". Mâu thuẫn với bài Vua Việt Nam--Docteur Rieux 19:46, ngày 21 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có lẽ trang này lẫn lộn niên hiệu với miếu hiệu rồi. Niên hiệu không bao giờ có họ vua trong đó. Theo VNSL, trang 37:
Lê Hoàn là người làng Bảo-thái, huyện Thanh-liêm, tỉnh Hà-nam bây giờ, làm quan Thập-đạo tướng-quân nhà Đinh. Nhân khi vua nhà Đinh còn trẻ tuổi, và lại có quân nhà Tống sang xâm, quân-sĩ tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức là Đại-hành Hoàng-đế, niên-hiệu là Thiên-phúc, Hưng-thống (989-993), và Ứng-thiên (994-1005)..
Theo ĐVSKTT:
Lê Văn Hưu nói: Thiên tử và hoàng hậu khi mới băng, chưa chôn vào sơn lăng, thì gọi là [25a] Đại Hành Hoàng Đế. Đại Hành Hoàng Hậu. Đến khi lăng tẩm đã yên thì hợp bầy tôi bàn xem đức hạnh hay hay dỡ để đặt thụy là mỗ hoàng đế, mỗ hoàng hậu, không gọi là Đại Hành nữa. Lê Đại Hành thì lấy Đại Hành làm thụy hiệu mà truyền đến ngày nay là làm sao? Vì Ngọa Triều là con bất tiếu , lại không có bề tôi Nho học để giúp đỡ bàn về phép đặt thụy cho nên thế.
Nguyễn Hữu Dng 19:51, ngày 21 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lời bàn của sử gia Lê Văn Hưu mà ĐVSKTT trích lại là chính xác. Nguyên nghĩa "đại hành hoàng đế" là vua mới băng hà, lại thành ra hiệu của vua Lê Hoàn :-D (đáng ra ngài phải được tôn là Thái Tổ hoàng đế chẳng hạn). Avia (thảo luận) 02:14, ngày 24 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thật đáng tiếc và cũng khó hiểu cho việc một hoàng đế hiển hách như vậy nhưng không hề được đời sau "đoái hoài" tới. Tôi lấy giả sử như vua bán nước Chiêu Thống nhà Hậu Lê, sau vẫn được nhà Nguyễn đặt thụy hiệu là Mẫn đế. Lê Hoàn, dù cho con ông là Long Đĩnh có bất hiếu đi nữa (oán cha không lập mình làm thái tử), nhưng thật kỳ lạ là các sử gia đời Lý, Trần, Hậu Lê sau này vẫn nhất định gọi ông là Lê Đại Hành, không đặt cho ông một cái tên thụy (ông xứng đáng là Vũ đế) hay miếu hiệu (Thế tổ hay Thái tổ chẳng hạn). Chẳng lẽ chỉ vì ông "bất nhân", "vô đạo" (ám hại vua, lấy vợ vua, cướp ngôi vua) mà bỏ quên hay sao? Nếu thế thì cách đó không xa, tại sao Thạch Kính Đường bên phương Bắc cắt đất bán nước cho Khiết Đan mà vẫn được tôn là Tấn Cao Tổ?--Trungda 04:04, 7 tháng 8 2006 (UTC)

Lê Hoàn đánh Tống ở đâu? sửa

Giáo sư sử học Lê Văn Lan, trong mục trả lời trên báo Khoa học & đời sống hàng tuần xác định: do chép nhầm Lãng Sơn trong sách cổ thành Lạng Sơn nên một số sách hiện nay cho rằng tướng Tống là Hầu Nhân Bảo bị giết ở Chi Lăng, Lạng Sơn.

Theo giáo sư Lan, trận này vua Đại Hành đánh quân Tống ở sông Bạch Đằng và khu vực tỉnh Quảng Ninh. Nhân Bảo bị quân ta trá hàng và giết ở sông Bạch Đằng.--Trungda 04:04, 7 tháng 8 2006 (UTC)

Tại sao lại có giáo sư Lan mới có thể biết chuyện ? Sách An Nam chí lược chép Hầu Nhân Bảo bị trá hàng và bị giết ở sông với chức Chuyển vận sứ; ông Lan ông đọc được; (nhưng không nói sách nào, ém hàng) rồi bi bô giống như am hiểu lắm. Nhưng thực chất đây là kiến thức cơ bản.

Nguoiachau (thảo luận) 17:23, ngày 14 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

bất tiếu chứ không phải là bất hiếu sửa

"...Vì Ngọa Triều là con bất tiếu..." như trong ĐVSKTT thay cho đoạn mà ai đó đã viết: "...Vì Ngọa Triều là con bất hiếu..." Theo GS Lê Văn Lan, ý câu này nói Lê Long Đĩnh không giống ông cha, chứ không phải là người con bất hiếu như các báo đã bình luận dù chỉ sai 1 từ!Kien1980v (thảo luận) 07:46, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quê hương sửa

Chào các bạn, tôi có xem sách Việt sử tiêu án, chép Lê Hoàn là người châu Ái. Wiki mà bạn nào soạn đã viết nhầm.

Như vậy những sách theo tôi cho là uy tín nhất bao gồm: Đại Việt sử ký toàn thư, An nam chí lược; Việt sử tiêu án, Lịch triều hiến chương loại chí đều chép ông quê ở châu Ái.

Sách Việt sử lược chép quê ông ở Trường Châu; nhưng cái ý diễn giải Trường Châu là ở Ninh Bình thì tôi cho đơn giản quá. Xem sách An Nam chí lược; Trường Châu được Lê Tắc chép là tên châu cổ.

Tên Châu Thời Xưa

(Nhiều tên đã thay đổi, chỉ còn lại số ít)

Phong-Châu: nhà Ngô gọi Tân-Châu.
Tô-Mậu-Châu.
Tô-Vật-Châu.
Trường-Châu.
Nga-Châu.
Đường-Châu: một tên khác gọi là Phương-Lâm

Nay anh nào tự ý nói Trường Châu là ở Ninh Bình ? Còn nguồn ở Hà Nam tôi thấy toàn nguồn thứ cấp. Ông ấy là anh hùng; ở đâu cũng được; nhưng đây là khoa học lịch sử. Cứ đem mấy chuyện thần phả, gia phả, suy luận vô lối vào đây tôi e là không được. Nguoiachau (thảo luận) 00:20, ngày 29 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ ghi quê của lh ở Ái châu; rồi sách Đại việt sử ký tiền biên cũng của tác giả này ghi ở làng Thanh Liêm gì đó, thì quả là phải đặt dấu hỏi ?

Sách Đại Việt sử ký (sách gốc mà các sách sau này chép theo như Khâm định, Lịch triều,...) và sách gốc khác là An nam chí lược đều chép LH là người Ái châu.

Rồi đó chỉnh đốn quân lữ, đánh nhau với Điền, Bặc ở Tây Đô (Hoàn người Ái Châu, [sau lên ngôi] đóng đô ở Hoa Lư, cho nên sử gọi Ái Châu là Tây Đô). Điền, Bặc thua chạy, lại đem quân thủy ra đánh...


Lời chép trong sách ĐV sử ký đã chép là tại sao có cái tên Tây Đô, tức là do quê của Lê Hoàn nên mới gọi là Tây Đô. Sau này các vua nhà Hậu Lê vẫn gọi Thanh Hóa là Tây Đô, tức là muốn đề cao quê hương của các vua họ Lê là vì vậy.

Nguoiachau (thảo luận) 05:10, ngày 27 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tây Đô là Cần Thơ thì Lê Hoàn quê ở Cần Thơ chắc? Bản thân Lê Hoàn không nhận ông ấy quê ở Thanh Hóa, Hà Nam hay Ninh Bình nên hậu thế mới có quyền đặt ra nghi vấn. Những vấn đề về quê hương của Lê Hoàn đã được hội thảo 1000 năm xới lại nhưng đều đang để ở tồn nghi, các nhà sử học chưa ai chốt chắc, xin đừng theo ý kiến riêng mình.Kien1980v (thảo luận) 12:20, ngày 27 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời


Bản thân các cuốn chính sử viết về thời Đinh Lê cũng xuất hiện muộn hơn đương đại tới mấy trăm năm, hẳn nhiên độ chính xác không cao và ngày nay hậu thế vẫn còn nhiều nghi vấn cần khảo sát từ nhiều nguồn. Xem trong chính sử, ngay như đại việt sử ký toàn thư, có rất nhiều nguồn các tác giả lấy từ dã sử, ví dụ chuyện sau khi Lê Hoàn mất được ghi : "Sách dã sử chép rằng: Đại hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi, Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông di chiếu nối ngôi,..." Việc các sử gia chép từ dã sử dân gian như truyền thuyết, thần tích,... là chuyện thường thấy và nó cũng được xem như việc bổ sung cho chính sửKien1980v (thảo luận) 12:33, ngày 27 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tây Đô ở đây ý tôi muốn nói là: Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, người ta muốn đề cao, hoặc xu nịnh gì đó, nên mới đặt cho Thanh Hóa là Tây Đô ( thủ đô phía tây ). Như vậy, điều đó khẳng định chắc nịch hơn rằng: Quê của Lê Hoàn là ở Thanh Hóa.

Nguoiachau (thảo luận) 13:56, ngày 27 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Lời nhận xét về việc vua Lê Hoàn yêu bà Dương Vân Nga sửa

Theo tôi là thường dân, đừng có bàn tính về việc của các đế vương, có thì cũng đừng có viết ra; vì mình có là gì đâu mà bàn về bậc đế vương, soái trưởng Giao Châu như vua Lê Hoàn ?

Mà viết ra, cũng không đúng qui định của wikipedia, các bạn nên đăng thông tin có nguồn vào bài. Mỗi người 1 ý, viết ra sẽ làm hỏng tư duy của người đọc.

Ông Lê Hoàn có yêu ai thì là chuyện riêng tư cá nhân chẳng thiệt hại đến ai; còn cái chuyện lớn là ông đánh thắng ngoại xâm; làm cho dân đủ ăn. Thế thì người ta lập đền thờ ông và bà Dương Hậu là có lí.

Đủ ăn, không bị đô hộ mới quan trọng các bạn ạ, bàn làm gì mấy chuyện cá nhân của người ta.

Nguoiachau (thảo luận) 13:42, ngày 29 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chi tiết và chung chung sửa

Chào các bạn, tôi nghĩ rằng chúng ta nên viết chi tiết, chứ không nên viết như mấy người viết sách sử ở VN hiện nay. Tức là họ viết rất chung chung, kiểu như tình hình nhân dân no đủ, đa dạng, phong phú... kiểu như vậy.

Tôi không muốn điều đó chút nào, vì viết kiểu đó, thực tình người đọc không hiểu cái gì cả. Vì những sử gia họ đều liệt kê các sự kiện rõ ràng theo tôi chúng ta nên viết ra cho rõ. Người đọc tự đánh giá.

Nguoiachau (thảo luận) 16:07, ngày 23 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Quê hương sửa

Quê hương Lê Đại Hành sử không chép rõ hoặc đã thất lạc thì đừng có đoán mò nữa các bạn? 16:05, ngày 16 tháng 2 năm 2019 (UTC)

Chuyện tranh giành quê huơng thì ko quan trọng lắm, nhưng mấy tay người Bắc, cứ cố giật Ngô Quyền, Phùng Hưng, Lê Hoàn về làm người của tỉnh mình.

Trong khi sử như An Nam chí lựoc, ĐVSK toàn thư chép là Ái châu. Đến tk 18, thì Ngô Thì Sĩ- 1 nhân sĩ Bắc Hà mới bảo là sử cũ chép nhầm.

Chuyện nỳ cũng như quê Ngô Quyền, đến tk 18 tay gì Nguyễn Văn Siêu cũng người Bắc, lại bảo Đường Lâm là ở Sơn Tây.

Đúng là quá nhục nhã. Đất ko có anh hùng, nên cứ cố kéo, chắp vá vào. Ko hiểu chúng nó câu kéo thế làm gì.

Trong khi thừa hiểu rằng, Bắc Bộ là trung tâm cai trị của Tàu, Đường Lâm ở Sơn Tây không hiểu phát binh kiểu gì, tụ tập đông người chắc bọn cai trị Tàu nó ko biết ?

14.184.190.134 (thảo luận) 09:46, ngày 5 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lê Đại Hành”.