Thảo luận:Lê Đức Thúy

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi 125.234.176.148 trong đề tài Có phải là...
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Đồng hương sửa

Ông là người cùng quê Hà Tĩnh với các bộ trưởng đương nhiệm Uông Chu Lưu, Võ Hồng Phúc, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Đình Tứ, cố luật gia Phan Anh; là đồng hương Hương Sơn với cố Bộ trưởng Lê Minh Hương, Cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Lê Xuân Tùng.

  1. Ông Lê Đức Thúy là người Hương Sơn, Hà Tĩnh. Việc là đồng hương với các vị khác đã có tác động thế nào về tư tưởng, tình cảm, nghề nghiệp, hoạn lộ của ông Thuý?
  2. Các vị khác có tên trong từ điển bách khoa mở này cũng có đồng hương, nếu tiểu sử vị nào cũng kể lể dây cà ra dây muống, hàng lô, hàng lốc đồng hương thì dài dòng mà không đem lại thông tin gì cho người đọc, chẳng hạn là đồng hương với cố đại thi hào Nguyễn Du.
  3. Nếu sự nghiệp của ông Thúy không có mối liên hệ trực tiếp gì với các vị đồng hương đáng kính kể trên thì theo tôi nên bỏ phức, nó chỉ tổ làm người ta nghi ngờ tính cục bộ địa phương hơn là vinh danh Hà Tĩnh địa linh nhân kiệt.

Nghilevuong 07:01, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi cũng đồng ý là nên bỏ phần liệt kê đồng hương. Người ta có thể tìm thấy thông tin này trong Thể loại:Người Hà Tĩnh hoặc viết tại phần xem thêm. Nếu có thông tin về tính cục bộ địa phương thì phải có nguồn trích dẫn. Vietbio 10:39, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Chưa bách khoa sửa

  1. Được đánh giá cao về năng lực quản lí, ông Thúy ghi dấu ấn tại Ngân hàng Nhà nước Không cần thiết, không được đánh giá cao sao được bổ nhiệm chức Thống đốc Ngân hàng nhà nước? Mà ông nào khi được bổ nhiệm chẳng được đánh giá cao?
  2. Sự kiện ghi đậm dấu ấn của ông Thúy là vào tháng 10 năm 2003, ông đứng ra bảo đảm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần ACB Không chính xác, đây là Thống đốc Ngân hàng bảo đảm chứ không phải cá nhân ông Thuý. Đây chỉ là một phản ứng tức thời có hiệu quả của một Thống đốc, nhưng chưa chắc phản ứng này lên điều gì về ông Thuý. Cơ chế làm việc của Việt Nam hiện nay là tập thể lãnh đạo, có thể ông đã xin ý kiến của trên hoặc nhận chỉ đạo ở trên hoặc do tập thể cấp ủy đã nhất trí cho ông đứng ra bảo lãnh. Không rõ câu này có ý nói ông Thúy có công lao gì?
  3. ... sự xuất hiện mờ nhạt của ông Thúy khiến cho nhiều người đồn đoán về một vài sự bất đồng trong quan hệ giữa ông và các quan chức cấp cao khác có trách nhiệm về chính sách tiền tệ trong chính phủ. Suy đoán vu vơ không phù hợp với từ điển và nếu không làm rõ hơn, nêu thêm dẫn chứng thì đề nghị xóa câu này.Nghilevuong 07:01, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Không bách khoa sửa

Tôi đọc cảm thấy như đọc báo vậy, Nghilevuong phê bình "chưa bách khoa" là còn nói nhẹ quá. Theo tôi nên bổ sung những thông tin của cá nhân ông, công việc của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ông Lê Đức Thúy có làm gì đi nữa nhưng không nên đưa vào bài này chuyện nhà cửa của báo chí, nên để ở phần thảo luận. Nếu bản thân ông Thúy đọc bài này và đề nghị các tác giả chứng minh bài viết của mình thì bạn có tài liệu pháp lý để chứng minh không?

Theo tôi từ nội dung hiện nay nên cắt bỏ và bổ sung như sau:

Lê Đức Thúy
Chức vụ
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 12, 1999 – nay
Tiền nhiệmNguyễn Tấn Dũng
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin chung
Sinh30 tháng 6 năm 1948
Sơn Thịnh, Hương Sơn,Hà Tĩnh

Lê Đức Thúy (sinh ngày 30 tháng 6, 1948) tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ tháng 12 năm 1999.

Gia đình

Vợ, con....

Ông Thúy thuộc diện cán bộ phải kê khai tài sản, nhưng không cần phải công khai tài sản trước dân.

Quá trình học tập, ngiên cứu

... dùng ngoại ngữ gì, học ở đâu

... học ngắn hạn 10 tháng tại trường quản lý kinh tế Harvard.

Quá trình công tác

Là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ tháng 12 năm 1999. Ở cương vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Lê Đức Thúy chịu trách nhiệm:

Trước khi chuyển sang công tác tại Ngân hàng Nhà nước, ông Thúy từng là trợ lý cho Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Sự kiện ghi đậm dấu ấn của ông Thúy là vào tháng 10 năm 2003, ông đứng ra bảo đảm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần ACB, cũng như cá nhân Tổng Giám đốc của ACB (lúc đó là ông Phạm Văn Thiệt) khi ngân hàng này bị phao tin đồn nhảm là có khuất tất và đang tẩu tán tài sản, lãnh đạo ngân hàng đang chuẩn bị trốn ra nước ngoài.

Thaisk 17:40, ngày 25 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tài sản sửa

Theo tôi, không cần phải viết nhiều mà chỉ cần viết vài câu ngắn gọn và có đường link đến các bài báo đã đăng. Chúng ta k nên viết lại bài báo.

Wikipedia mang tính bách khoa, trung lập. Vì vậy khi nhận xét về một nhân vật nào đó phải ghi tác giả. Chúng ta nên đưa ra thông tin chính xác đã là đủ. Việc dùng các từ ngữ "ghi đậm dấu ấn, được người dân biết đến nhiều,..." là không bách khoa, trung lập. [[[Đặc biệt:Contributions/87.249.60.176|87.249.60.176]] (thảo luận) 16:00, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)]Trả lời

Mục "tài sản" mà chỉ nói về việc mua rẻ nhà công vụ. Vì vậy đổi thành "Mua rẻ nhà công vụ". Đổi "Thống đốc Lê Đức Thúy được người dân biết đến nhiều vào giữa tháng 10 năm 2006 sau khi báo chí đăng tải...." thành "Vào giữa thàng 10 năm 2006, báo chí đăng tải..." để đảm bảo tính trung lập.[[[Thành viên:Mtmtu|Mtmtu]] (thảo luận) 07:50, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)]Trả lời

Bạn đổi một hồi đâm ra nặng nề quá. Tài sản có thể có nhiều thứ, thông thường thì nhà là tài sản lớn nhất của một người còn với một số người thì ... có thể có nhiều thứ giá trị hơn cả nhà. Nhưng mua nhà công vụ đã là sai. Còn mua nhà công vụ thì rẻ ... là đương nhiên, vừa bán vừa cho mà lại. Nếu muốn kết thúc mục "Mua rẻ nhà công vụ" này thì phải nhắc tới "hệ lụy" của nó. Sau thời điểm đó, nhà nước không cho bán nhà công vụ và một số nơi còn bắt đấu giá nhà diện 61. Trường hợp của ông Thuý bị khui lùm xùm làm cho một số cán bộ chưa kịp hóa giá nhà điêu đứng!
Về câu "Thống đốc Lê Đức Thúy được người dân biết đến nhiều vào giữa tháng 10 năm 2006 sau khi báo chí đăng tải..." điều này là hiển nhiên, đâu chỉ một báo và đâu chỉ đăng rời rạc. Dân họ biết ông Thuý là do đọc báo ... có gì mà không trung lập. Người ta đã xác định là "có dư luận bức xúc" vì ông Thuý thì làm gì bạn phải lo không trung lập. Câu của bạn sửa trong bài đang chơ vơ, người đọc sẽ không hiểu. Ngay trong bài báo đó cho biết bà Nhân đã làm nóng hội trường Quốc hội không chỉ một lần về ông Thuý, không những thế bà còn chịu cho báo đăng tin về bà nữa.Bánh Ướt (thảo luận) 08:50, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trách nhiệm của Thống đốc sửa

Trong bài có nói về 3 trách nhiệm của Thống đốc như sau:

  • Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo và điều hành chung hoạt động của toàn ngành;
  • Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tổng kiểm soát;
  • Thống đốc Việt Nam tại các tổ chức tài chính-tiền tệ quốc tế: Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Không rõ một Thống đốc chỉ có 3 trách nhiệm chính như đã kể? Trách nhiệm thức ba "Thống đốc Việt Nam ..." theo tôi cần có giải thích, đã là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì đương nhiên được đại diện cho phía Việt Nam tại các tổ chức tài chính, nhưng chức danh "Thống đốc Việt Nam" là chức danh gì. Nghilevuong (thảo luận) 03:18, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tại đây ghi rằng: TĐNHNN là chức danh người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thành viên của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiền thân là tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1951), tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1960). TĐNHNN có nhiệm vụ và quyền hạn của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định tại điều 23 Luật tổ chức Chính phủ (2001) và quy định tại điều 11 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997) với các nội dung chủ yếu: 1) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Luật tổ chức Chính phủ và Luật ngân hàng; 2) Chịu trách nhiệm trước thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực mà mình phụ trách; 3) Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước. TĐNHNN là uỷ viên thường trực của Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia. Lưu Ly (thảo luận) 03:33, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nghilevuong này, dẫn chứng câu cuối cùng chẳng nói gì đến áp lực dư luận cả, đừng suy diễn thêm ra (mặc dù đúng đấy). Tìm cái nguồn có nói đến áp lực dư luận đã rồi thêm vào, đây là tiểu sử người sống, hãy viết dựa trên những thông tin đang tin cậy sẵn có, nếu làm ngược lại là đi ngược với tôn chỉ của Wikipedia. FlaVia 03:52, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Theo tôi quy chế Ngân hàng Trung ương mỗi nước mỗi khác. Việc bổ nhiệm và nhiệm kỳ cũng khác với Chính phủ, nhằm làm cho Thống đốc được độc lập tương đối so với Chính phủ và giúp việc điều hành chính sách tiền tệ độc lập, ổn định. Nếu có bài Thống đốc Ngân hàng thì sẽ rất hay. Nội dung của Lưu Ly tìm ra có thể đưa vào bài thay cho nội dung cũ.Bánh Ướt (thảo luận) 04:00, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Fla xem lại cái trang vừa dẫn nguồn thử xem nó có 3 câu "Theo một nguồn tin, sau khi báo chí đưa tin về tư gia, Thống đốc Lê Đức Thúy vẫn hoàn toàn điềm tĩnh và điều hành công việc một cách bình thường." và 2 câu ý kiến bạn đọc "... Tôi cho rằng đây là một hành động kịp thời, tránh dư luận xấu trong nhân dân ... Dư luận xã hội hết sức bức xúc và bất bình về những vụ "biến nhà công vụ thành nhà riêng. Chúng tôi đề nghị, nhà của công phải trả lại cho nhà nước quản lý..."
Nếu bỏ câu "Do áp lực dư luận (nguồn cho việc có dư luận báo chí là quá nhiều) mà phải trả lại nhà (đã có sổ đỏ) " là vi phạm tiểu sử người còn sống thì việc sửa lại có khi còn tệ hơn. Ví dụ "Sau khi có dư luận báo chí về tư gia, Thống đốc Lê Đức Thúy vẫn hoàn toàn điềm tĩnh và điều hành công việc một cách bình thường nhưng sau đó ông xin trả lại căn nhà đã có sổ đỏ và đang được xây cất cho Ngân hàng nhà nước bố trí làm công sở" thì ... người đọc sẽ hiểu thế nào về việc trả lại nhà riêng thành nhà công. Bánh Ướt (thảo luận) 04:28, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đó chỉ là ý kiến bạn đọc thôi. Tôi đi nghỉ đây overnight và ngày được nghỉ cũng mệt thật. FlaVia 07:48, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nội dung bài không chính xác về mốc thời gian sửa

"Từ tháng 9 đến tháng 7 năm 1995, ông cùng Cao Đức Phát học cao học quản lý hành chính tại Đại học Harvard, nhận học vị thạc sĩ quản lý hành chính công". Câu này có nhầm lẫn về mốc thời gian rồi! Nam Hy Hoàng Phong (thảo luận) 15:08, ngày 11 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nói với Wiki sửa

Đối với những trang viết về những nhân vật đương đại, đề nghị các Bảo quản viên nên đặt tiêu bản với nội dung đại để như thế này: Đây là nhân vật đương đại, Wi ki không đảm bảo những gi viết về họ đều đúng hay đều sai, tất cả sẽ công tâm hơn sau 50 năm nữa… Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 07:21, ngày 15 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

 
tranhanh1980 đã xóa thảo luận này của Lê Văn Vũ vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 02:07, ngày 26 tháng 4 năm 2010 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Có phải là... sửa

Ông này có phải là danh nhân VN không nhỉ?, Ông đã làm gì ảnh hưởng đến lịch sử VN, có công gì với đất nước, với châu Á hay thế giới không? Sao lại có tên trong Đại Tự điển BK nhỉ? Chỉ cần làm đến cỡ bộ trưởng (chức cao nhất của ông tương đương bộ trưởng) là "vào" được sao? 125.234.176.148 (thảo luận) 02:58, ngày 10 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lê Đức Thúy”.