Thảo luận:Lộc Phương Thủy
Tôi thấy việc bà này có tên trên wiki là hơi "sớm" so với các vị khác. Không biết mọi người nghĩ sao? Lưu Ly 00:12, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Chả hiểu Lưu Ly hỏi gì nữa? Hỏi gì cơ hả Lưu Ly? Bác này oách phết nhỉ. Phụ nữ mà làm giáo sư, tôi thấy giỏi thật đấy. Thời gian đâu chăm sóc gia đình? À mà, có thể xếp nhân vật này vào thể loại:Người Tày được không?--Bình Giang 00:57, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Người Tày có khoảng 2 triệu người, so với người Kinh thì là thiểu số, nhưng so với người dân tộc khác là đa số vì có số lượng đông nhất. Vậy tiêu chí "giáo sư của dân tộc thiểu số" là không nên "nhấn mạnh", tổng bí thư cũng là người Tày cơ mà. Bà là "vợ của giáo sư" là "mẹ của một cô con gái đã bảo vệ luận án tiến sĩ xã hội học" thì cũng oách đấy những cũng không căn cứ điểm này để xem xét tiêu chuẩn. Bà là "giáo sư nữ Việt Nam, giáo sư người dân tộc thiểu số" thì cũng không có gì lạ nếu xét trên quan điểm "nam nữ bình đẳng", chẳng ai cấm đoán phụ nữ học nhiều cả?! Vậy chỉ còn những công trình của bà- giới chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá ra sao? Câu hỏi này chính là sự thiếu khi viết về một nhân vật mà chính người viết phân vân chứ không riêng gì người đọc. Lưu Ly 01:53, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Tôi phân vân vì biết sẽ tranh cãi khi Google hit ko nhiều và nhiều thành viên lại hay nhấn mạnh vào cái này, chứ tôi ko phân vân vì vị trí của bà trong chuyên ngành nghiên cứu văn học Pháp của Việt Nam, và tin rằng giáo sư là thỏa mãn tiêu chuẩn đưa vào. Bài đang được viết, phần công trình còn dở dang vì tôi chưa có dữ kiện chính xác nhất. Tôi đang tìm để bổ sung sau khi các bác tranh luận với nhau một hồi đã! Khương Việt Hà 02:14, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Tranh luận cái gì khi mà cái thiếu vẫn còn đang thiếu. Chẳng nhẽ tranh luận với bảng chữ cái a, b, c ...:D Lưu Ly 02:26, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Thế cho nên tôi mới bảo rằng phải chờ các bác tranh cãi đã, vì http://vi.wikipedia.org có truyền thống gán nhãn không đủ tiêu chuẩn đưa vào cho đỡ mất thì giờ của người viết bài, chứ có những bài đã viết rất hoàn chỉnh, như La Ngạn, bị xóa đi khi đã hoàn chỉnh thì rất đáng tiếc vừa mất công người viết vừa làm người biểu quyết xóa bài day dứt. Còn thì tôi nghĩ, dân tộc thiểu số Việt Nam vẫn là dân tộc thiểu số trong đối trọng với người Kinh kể cả họ có số đông so với dân tộc khác; tổng bí thư tôi không bàn (vì ông ta có thể có những lợi thế cá nhân để tiến thân); "vợ của giáo sư", mẹ của "tiến sĩ" chỉ là thông tin thêm như các mục từ Đặng Thai Mai, Hồ Hoa Huệ; "bình đẳng nam nữ" là một khẩu hiệu hô hào cho cái nhân loại đang ước vọng, chứ đã bình đẳng thì không còn khẩu hiệu nữa; "giáo sư nữ Việt Nam" thì rất hiếm hoi và bà là một trong số những "của hiếm" đó; công trình của bà thì tôi sẽ bổ sung nhưng không bình luận vì cái đó đã có giới chuyên môn (nghiên cứu văn học Pháp) nhưng tôi đã từng đọc một số và tôi tín phục, đồng thời cũng hiểu rằng ở Việt Nam, giáo sư không chỉ là một chức danh khoa học được phong cho người đã đủ điều kiện về công trình khoa học, thâm niên giảng dạy, mà còn vì họ là chuyên gia đầu ngành của một lĩnh vực khoa học. Khương Việt Hà 02:50, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- He he, với "kinh nghiệm" của tôi trên wiki, tôi sẽ khai thác thông tin trước khi dán nhãn. Thả bom thì phải nổ trừ "bom câm", nếu không nổ sẽ phí bom. Lưu Ly 02:56, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Với "kinh nghiệm của tôi trên wiki" khi thảo luận Lưu Ly, tôi đã biết tỏng thế nào bác cũng tranh luận về trường hợp này và đã đề dẫn từ trước khi bày tỏ sự phân vân mà bác nhận ra ngay! Bác cứ đợi đấy! Khương Việt Hà 03:02, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Vậy là "biết người biết ta" rồi nhé, hy vọng bạn sẽ "trăm trận trăm thắng". Lưu Ly 03:05, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Bà có tiêu chí "đầu tiên": là nữ giáo sư người Tày đầu tiên của ngành văn học. Tiêu chí này rất hẹp nhưng nếu nhiều ca sỹ cả nổi tiếng và không nổi tiếng đều có tiêu chuẩn viết vào Wiki thì vị nữ giáo sư đầu tiên này cũng nên có bài mặc dù chỉ có một thiểu số biết và có thể sẽ cần tìm hiểu về bà.Nghilevuong 03:44, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)