Thảo luận:Luật 10-59

Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Rosire trong đề tài Không nguồn

Nhận xét sửa

Một bài mang tính chất một chiều, không có dù chỉ một nguồn dẫn chứng, dùng tên bài về một luật nhưng có mục đích khác, có giọng văn và các từ hoàn toàn thiếu trung lập... Có lý do gì để giữ bài này không? Mekong Bluesman 04:24, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi không rõ nguồn của bài, nhưng không đồng ý xóa bài này, đây là một đề tài hay, nên yêu cầu sửa và bổ sung nội dung luật hơn là xóa bài đi. Cần liên hệ luật này và tình hình lúc đó ( Nghị quyết Trung ương 15) để hiểu thêm hoàn cảnh và nguyên nhân ra đời của Luật. Bài mang tính một chiều thì cần bổ sung chiều ngược lại, có một chiều còn tốt hơn không có chiều nào! Việc tìm nguồn của bài tôi nghĩ người viết đã có nhưng chưa kịp đưa vào đó thôi, cần để một thời gian cho người ta bổ sung nguồn và hoàn chỉnh bài. Việc sửa lại từ cho trung lập thì quá dễ với các thành viên có nhiều kinh nghiệm như Mekong.Meomeo 04:45, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi nghĩ luật này là một sự kiện khá quan trọng trong chiến tranh Việt Nam. Vấn đề là tìm nguồn tư liệu và viết lại theo đúng phong cách bách khoa. Sanga 06:04, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Mục đích của tôi là không khuyến khích các người không làm sưu tầm thông tin và nghiên cứu trước khi viết. Từ khi số thành viên tăng lên đã có rất nhiều bài có chất lượng kém, vi phạm bản quyền, viết theo lối nhìn của người viết, viết theo lối nhìn của một nguồn và các bài "dịch thẳng" (làm mất nghĩa đúng) ... và nhiều loại khác nữa. Đây là cách làm việc ít thiện chí, bỏ một việc làm một nửa lên đây để mong người khác làm giúp (dump a half-done job on someone's lap and hope that they will finish it).
Dĩ nhiên là không ai trong chúng ta bắt buộc được các thành viên phải viết về những gì và viết ra sao, và dĩ nhiên là chúng ta (trong đó có tôi) sẽ tiếp tục hoàn chỉnh các bài. Nhưng hai điều đó không có nghĩa là chúng ta khuyến khích các thành viên mới nên viết các loại bài như tôi đã nêu ra bên trên.
Mekong Bluesman 12:25, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Liên kết có ích sửa

http://hochiminhcity.gov.vn/home/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/lich_su/tp_chung_nhan_cua_dong_chay_ls/khang_chien_chong_my/luat1059.htm?left_menu=1 An Apple of Newton thảo luận 07:43, 18 tháng 9 2006 (UTC)

Viết lại sửa

Sự thật lịch sử vẫn là sự thật lịch sử... Tôi xin được phép viết lại một cách trung lập đề tài này, những thông tin chi tiết hơn, mời mọi người cập nhật nó. --Nguyễn Kim Kha -> (thảo luận) 12:23, ngày 21 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kèm theo hình ảnh về Luật 10-59 sửa

Tại sao trích dẫn hình ảnh của tôi lại bị xoá. Có ai giải thích được không, hay định che giấu điều gì.

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 24 tháng 9 năm 2019 sửa

Luật 10-59 là một đạo luật do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959, quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt nhằm xét xử trong 3 ngày các "tội phạm chống lại Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa". Luật không nêu cụ thể đối tượng mà bộ luật này nhắm đến, nhưng những người theo CS tự hiểu là luật này nhắm vào họ vì chính họ là những người theo CS, những người trong hàng ngũ CS Việt Minh kháng chiến chống pháp tiếp tục làm cách mạng CS để lật đổ Chính phủ VNCH tiến lên xã hội bao cấp CS. Những người CS này được sự ủng hộ của thành phần dân chúng theo CS, nhưng bị lên án phá hoại đời sống an bình của thành phần nhân dân vì Quốc gia dân tộc không theo chủ nghĩa bao cấp CS. Dưới thời VNCH, Máy chém thường được sử dụng răn đe những người theo CS để họ không phá hoại khủng bố đời sống an bình của nhân dân vì chính nghĩa Quốc gia Dân tộc. Trên thực tế, thông thường là xử bắn. Sau này VC Nguyễn Văn Trỗi cũng bị xử bắn ở Chí Hòa và chôn ở đó sau khi có án lịnh của tòa án trên đường Công lý cũ (bây giờ là Nam kỳ Khỡi nghĩa - hồ sơ còn lưu lại ở đó với nhiều hồ sơ VC nằm vùng bị kết án). Trên internet có ghi ông Hoàng Lê Kha là người duy nhất bị chế độ Việt Nam Cộng Hòa xử tử bằng máy chém, có án lịnh, có xét xữ. Nhưng các thế hệ CS sau này nói là có hàng ngàn người bị chém đầu trong thời kỳ này nhưng họ không nêu ra bất cứ án lệnh của tòa án nào, tên người bị chém đầu, nơi bị chém và nơi chôn phạm nhân. Bằng chứng CS nêu lên là nghe người này nói, sử gia kia nói chẳng hạn như sử gia John Guinane nói nhưng chính sử gia đó cũng không nêu ra được án lịnh, nơi xử, nơi chôn phạm nhân

KhamThao (thảo luận) 09:47, ngày 24 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Không nguồn sửa

Thông tin không nguồn phải được bổ sung nguồn nếu không sẽ bị xóa. Rosire (thảo luận) 07:02, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Luật 10-59”.