Thảo luận:Internet Vạn Vật

(Đổi hướng từ Thảo luận:Mạng lưới vạn vật kết nối Internet)
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Thusinhviet trong đề tài Internet Vạn Vật

Bkav sửa

Trong mục Lịch sử có đoạn

Tháng 1 năm 2015, Tập đoàn công nghệ Bkav đã ký hợp tác đưa giải pháp Nhà thông minh Bkav SmartHome vào khu đô thị cao cấp Ecopark (Hà Nội), Vinhomes Central Park (TP. Hồ Chí Minh), showroom tại khu vực Tây Nguyên (TP. Kon Tum).

Người thêm nó vào có thể giải thích lí do, cơ sở nào để đoạn đó có mặt trong bài viết?--Nguyenthephuc (thảo luận) 13:21, ngày 4 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Internet Vạn Vật sửa

Hiện nay, có một số nơi đã đề xuất cách dịch cho Internet of Things là Internet Vạn Vật. Tôi thấy cách dịch này cũng hay, có lẽ ta nên sử dụng cách gọi này ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:00, ngày 25 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

  OK, tên đẹp. P.T.Đ (thảo luận) 16:21, ngày 25 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu không ai có ý kiến gì thêm thì vài bữa nữa tôi sẽ đổi bài thành "Internet Vạn Vật" (không phải "Internet Vạn vật") nhé. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:49, ngày 26 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Chắc cũng không cần viết hoa cứng nhắc như tiếng Anh nhỉ, em thấy để bình thường cũng được, đánh cũng đỡ caps lock liên tục? "Internet vạn vật". En-wiki họ ghi là "Internet of things", không hoa chữ "things". P.T.Đ (thảo luận) 08:18, ngày 26 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bên bài tiếng Anh, ban đầu mục từ dẫn tới bài này có lẽ là "Internet of Things", khi mà tại en:Talk:Internet of things#Spelling should be lower case có thành viên đề nghị viết lại thành "internet of things" hoặc "Internet of things". Lục lại lịch sử bài viết này, vào ngày 17 tháng 5 năm 2016, một thành viên đã sửa lại toàn bộ thành "internet of things".
Bài tiếng Anh hiện tại sử dụng lẫn lộn nhiều cách dùng gồm "Internet of Things" (nhiều ở phần đầu bài) và "Internet of things" (mục từ dẫn tới bài và phần dưới của bài); và không sử dụng cách viết "internet of things". Đặc biệt, phần nguồn dẫn với 192 mục, gồm những tài liệu (ưu tiên hàn lâm, bên ngoài Wikipedia), là sự lấn át gần như tuyệt đối của cách viết "Internet of Things", và lác đác từ 1-2 nguồn viết "Internet of things" hoặc "internet of things".
Google với mục từ "internet of things" và chỉ tính với những kết quả trả về trong văn bản tiếng Anh, ta cũng dễ nhận thấy sự lấn át của lối viết Internet of Things.
Như vậy, có thể phần nào rút ra kết luận, rằng trong tiếng Anh, cách viết "Internet of Things" nên được ưu tiên hơn "Internet of things". Tuy nhiên, sự hiện hữu của lối viết còn lại không phải là không có lý do của nó. Với tư cách một thuật ngữ chuyên ngành, là chủ thể của bài viết, tôi nghĩ khái niệm này nên được viết hoa đầy đủ. Ngược lại, khi đề cập ở những bài khác, tùy ngữ cách, ta có thể tùy ý sử dụng.
Và như thế, tôi không có ý gì phải đối cách viết "Internet vạn vật" như P.T.Đ đã đề nghị, người viết có thể thoải mái mà vận dụng để phù hợp với ngữ cảnh.
Nhưng chắc chắn, tôi sẽ phản đối tới cùng cách viết "Internet Vạn vật". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:10, ngày 26 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Ku P.T.Đ có ý kiến gì mới không ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:12, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
@Thusinhviet: Đối với "Internet Vạn Vật" thì em nghĩ nên có nguồn cho lối viết này. Cũng như là tại sao không sử dụng "Internet Vạn vật" và "Internet vạn vật", tại sao thì "thuật ngữ chuyên ngành nên được viết hoa đầy đủ", trong ngành Công nghệ thông tin có yêu cầu gì với các tên thuật ngữ không, và có nhất thiết phải tuân theo cách điệu viết hoa như bên tiếng Anh không? Còn "internet of things" wiki không dùng thì có lẽ phạm phải en:Capitalization of "Internet". Một vài ý kiến ạ. P.T.Đ (thảo luận) 04:03, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Về nguồn của "Internet Vạn Vật", em có thể xem tại đây. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:46, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Còn về chữ "Internet", đó là một chữ không thể nào viết thường bởi đơn giản nó là danh từ riêng. Internet là tên của "mạng lưới máy tính" (network) lớn nhất thế giới. Hệ thống mạng LAN của một tổ chức cũng là một network. Mạng LAN đó có có thể được kết nối hoặc không kết nối với mạng Internet mà vẫn hoạt động tốt và mang đầy đủ tính chất của một mạng lưới máy tính, tức là thông tin (information), dữ liệu (data) vẫn được trao đổi giữa các máy tính trong cùng một hệ thống mạng đó.
"Internet of Things" hay "Internet Vạn Vật" cần được viết hoa vì nó là tên của một xu hướng công nghệ, tức là, vẫn là tên riêng. Ta có thể thấy hiện tượng tương tự trong bài Công nghiệp 4.0 (en:Industry 4.0). Tuy vậy, trong một số ngữ cảnh, IoT được xem là danh từ chung, thì ta có thể viết thường tức là viết "Internet of things" hay "Internet vạn vật". Đó là lý do trước đó anh có nói, cách viết "Internet vạn vật" vẫn hợp lý tùy hoàn cảnh. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:07, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
OK anh, nhưng "Internet Vạn Vật" thì em vẫn chưa thấy nguồn uy tín cho nó, mà publish lên wiki thì dần dần các báo cũng theo thôi. :D P.T.Đ (thảo luận) 05:21, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nguồn uy tín có nhiều mà:
  • VnExpress: [1], [
  • Thanh Niên: [2], []
  • Viet Nam Net: [3]
  • Cisco (hãng sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới): [4]
  • ICT News: [5]
  • Tinh Tế: [6]
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội [7]
Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:30, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Các bạn, mình tưởng chữ kép thì chỉ cần viết hoa chữ đầu, trong trường hợp này thì Vạn vật thay vì Vạn Vật? DanGong (thảo luận) 05:38, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đúng là danh từ ghép tiếng Việt thì chỉ cần viết hoa từ đầu. Nhưng trong trường hợp này, "vạn vật" là 2 từ. Vạn là danh từ chỉ số lượng, nghĩa là mười ngàn. Vật tương ứng với thing. Danh từ tiếng Việt không phân biệt số ít hay số nhiều, mà ở đây "Internet of Things", việc chỉ số nhiều ở đây khá quan trọng bởi ý nghĩa của thuật ngữ này là càng ngày sẽ có càng nhiều thiết bị được kết nối. Thế nên, để biểu thị số nhiều, khi dịch ra tiếng Việt, ta phải chèn thêm từ chỉ số lượng Vạn (một cách khái quát) để nhấn mạnh ý số nhiều của chữ Thing. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:57, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu bạn Kẹo Dừa✌ cho đây là 2 từ riêng biệt, thì mình đề nghị thay vì dùng vạn, mình dùng tỷ hoặc tỷ tỷ, nghe nó kêu hơn. Mà không chỉ cool hơn, về kỹ thuật 4,3 tỷ địa chỉ IPv4 chưa đủ để sử dụng trong tương lai nên người ta phải tạo ra IPv6. DanGong (thảo luận) 06:11, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đó là vấn đề ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, khi muốn nhấn mạnh số nhiều, người ta thường thêm số từ vào trước danh từ tạo thành một "cụm từ cố định". "Cụm từ" nghĩa là nhiều từ (trong trường hợp này là số từ + danh từ), "cố định" nghĩa là consistent. Chúng ta có các ví dụ: bốn phương, tám hướng, bá tánh, trăm họ, trăm năm, thiên thu, vạn tuế, muôn năm, trăm mưu ngàn kế, bách niên quy lão. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:29, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mình thì cho đây là từ ghép, chứ không phải là 2 từ riêng, vì nó tạo ra nghĩa khác, ở đây có nghĩa là mọi vật. Nhờ bạn Viethavvh vào cho ý kiến, có nên viết hoa cả 2 chữ hay không vì nó dính líu đến cái tên mà có thể lan rộng sau này. DanGong (thảo luận) 07:09, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Từ "vạn vật" là một danh từ chung đã được "riêng hóa" theo hoàn cảnh. Trong trường hợp này, viết hoa tất cả các chữ (như "Vạn Vật") phổ biến tại cộng đồng người Việt ngoài nước, và cũng thường thấy tại một số cơ quan truyền thông hải ngoại. Trong nước thì hợp quy là viết hoa chữ cái đầu của từ (như "Vạn vật"). Việt Hà (thảo luận) 16:06, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình thiệt ra chả biết quy luật nào cả về vấn đề viết hoa. Nhưng thấy trong Wiki tiếng Việt được chấp nhận là từ ghép thì viết hoa chữ đầu như Đảng Dân chủ Xã hội Đức, còn tên riêng thì viết hoa cả hai chữ như Sài Gòn. Đề nghị các bạn là nên giữ tiêu chuẩn này, để giúp cho những người chưa rành, khỏi bị hỗn loạn không biết lúc nào nên viết hoa, lúc nào không. Để rồi viết theo tùy hứng, lúc nào mỏi tay làm biếng bấm phiếm thì viết chữ thường, còn lúc sung sức thì chữ nào cũng viết hoa. DanGong (thảo luận) 05:49, ngày 31 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hầu hết người nói tiếng Việt ở Việt Nam không xem internet và tên dịch tiếng Việt của internet of things là một danh từ riêng kiểu như Việt Nam, Hồ Chí Minh, Tân Hiệp Phát... , tôi đề nghị là viết thường tất cả các chữ trong tên dịch tiếng Việt, không viết hoa chữ nào cả, giống như lời khuyên của AP Stylebook về cách viết tên gọi internet và internet of things: http://www.denverpost.com/2016/06/12/decapitalizing-the-internet-and-its-many-things/ Kiendee (thảo luận) 07:08, ngày 31 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn Việt Hà và bạn Kiendee đã đóng góp. Đề nghị của bạn Kiendee cũng rất hay, nhất là khi thuật ngữ này là từ được dịch từ tiếng Anh ra. DanGong (thảo luận) 07:52, ngày 31 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cảm ơn anh Việt Hà đã cho ý kiến. Tôi nghĩ "vạn vật", và cũng như các ví dụ "trăm năm", "muôn tuổi", "vạn tuế" là những cụm từ chứ không phải là những danh từ. Tôi nhớ khi nhỏ (hình như thời tiểu học thì phải), tôi được học là từ ghép được chia thành hai dạng là từ ghép chính phụtừ ghép đẳng lập. Từ ghép chính phụ là từ ghép mà trong đó có một từ tố chính, các từ tố còn lại bổ nghĩa cho nó; ví dụ: cặp da, giày da, áo thun, máy tính. Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà các từ tố độc lập với nhau (không cái nào bổ nghĩa cái nào cả) và cùng với nhau, chúng tạo thành từ với nghĩa tổng quát hơn. Ví dụ về từ ghép đẳng lập gồm có: giày dép, sách vở, áo quần, đi đứng, chạy nhảy, cười đùa.

Nếu xem "vạn vật" là một từ, thì thật khó có thể xếp nó vào dạng từ ghép đẳng lập hay chính phụ bởi ở đây nếu là từ ghép chính phụ thì từ nào bổ nghĩa cho từ nào ? Còn nếu là từ ghép đẳng lập, thì trong đa số các ví dụ, ta có thể quan sát là các từ tố tạo nên nó thường cùng từ loại và ý nghĩa cũng phải tương đồng.

Tôi cho rằng "vạn vật" cũng như các ví dụ kể trên là một dạng tu từ, dễ bắt gặp trong tiếng Việt, không chỉ trong văn học mà còn trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đó là phép ẩn dụ, dùng cụm từ "vạn vật" để chỉ mọi vật, dùng "trăm năm" để chỉ đời người, dùng "vạn tuế" để tung hô nhà vua, dùng "dâu bể" để nói đến vật đổi sao dời, dùng "vật đổi sao dời" để nói đến sự thay đổi không ngừng nơi thực tại.

Và cũng bởi vì phép ẩn dụ đó được sử dụng quá thông dụng trong đời sống thường ngày nên người ta cứ ngỡ nó đã là một từ. Nhưng thực sự, nếu coi đó là một từ thì quả thực không ổn bởi nó phá vỡ rất nhiều quy tắc về cấu tạo từ thường thấy.

Còn bạn Kiendee, tôi sẽ tranh thủ đọc qua nguồn bạn dẫn và sẽ tranh thủ phản hồi lại sau. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:21, ngày 31 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn Kiendee, bài viết tiếng Anh khá dài, tôi đọc và hiểu đại khái là bài này thông báo rằng hãng tin AP đã không viết hoa từ "Internet" nữa, nên dẫn xuất của nó là "Internet of Things" từ nay cũng sẽ viết thường. Bài báo này kể về sự "thường hóa", trái với "riêng hóa" mà bạn Việt Hà đã nhắc tới. Bài báo cũng nói lên ý kiến của những người xung quanh về sự thay đổi này.
Tôi thấy rằng bài viết này đọc tham khảo cho biết thì được, chứ nó không hoàn toàn thuyết phục. Thứ nhất, bài viết viết theo kiểu đưa tin thông thường, với những lời dẫn không phải từ giới ngôn ngữ học, và quả thực, nhận xét của họ trong bài cũng đầy tính cảm quan. Bài viết không hề giải thích tại sao mà AP lại gợi ý về văn phong và chính tả cho thuật ngữ này lại điều chỉnh như vậy. Thứ hai, cho dù AP có điều chỉnh về chính tả, điều đó không có nghĩa là từ nay, tất cả văn bản tiếng Anh cũng phải tuân theo. Phần còn lại trong giới truyền thông Anh ngữ rất lớn, và tôi nghĩ vẫn đang chiếm áp đảo viết theo kiểu Internet chứ không phải internet.
Mà khoan đã, đó là chuyện của thuật ngữ "Internet" chứ không phải "Internet of Things". Tại bài Internet, cách đây 10 năm, cách thành viên trên Wikipedia tiếng Việt cũng đã về vấn đề này. Bạn có thể vào đó tham khảo lại. Trước mắt hãy tạm chấp nhận viết hoa chữ Internet, nếu cần thảo luận để biến nó thành chữ thường, tôi nghĩ không gian tốt hơn là ở trang thảo luận bài Internet.
Và nếu viết hoa chữ Internet, thì bạn có thể cho tôi được rõ Internet of Things nên dịch ra tiếng Việt thành: Internet Vạn Vật, Internet Vạn vật hay Internet vạn vật ?
Cảm ơn Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:18, ngày 1 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Trong trang thảo luận của bài Internet không có đề cập tới bất cứ nguồn nào về chính tả cả nên khi thảo luận về chính tả của tên gọi của bài viết đang mang tên gọi là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet không thể không thảo luận cả về chính tả của từ Internet.
Theo như bài viết này thì có thể trong tương lại internet viết thường sẽ chiếm ưu thế nhưng hiện tại từ điển Oxford vẫn viết hoa từ Internet vì theo thống kê trong tiếng Anh Internet viết hoa vẫn nhỉnh hơn internet viết thường (54 so với 46). Theo quy định về tên bài của Wikipedia thì tên bài là tên phổ biến nhất nhưng trong trường sự khác biệt giữa cái tên này và tên khác chỉ là viết hoa hay viết thường thì rất khó vận dụng quy tắc chọn tên phổ biến vì các công cụ tìm kiếm trực tuyến không phân biệt chữ hoa và chữ thường, chúng không thể cho ta biết tỷ lệ sử dụng của từng cách viết. Không ai ở đây có khả năng biết được có bao nhiêu văn bản tiếng Việt có đề cập đến Internet, Internet of Things và thống kê xem chúng được viết như thế nào.
Hơn mười năm trước bạn Tmct đã viết “trong tiếng Việt, tôi chưa thấy người nào dùng chữ (I)internet với nghĩa liên mạng”, bây giờ là hơn mười năm sau, có bao nhiêu người đang sử dụng internet theo nghĩa đó?
Bạn Tmct cũng đã viết “Giữa các ngôn ngữ không có ánh xạ 1-1, cho nên từ (I)internet tiếng Anh có hai nghĩa không có nghĩa là từ I(i)nternet tiếng Việt cũng phải có 2 nghĩa”. Hơn mười năm sau từ internet trong tiếng Việt được dùng theo nghĩa như thế nào?
AP Stylebook cũng giống như The Chicago Manual of Style là loại sách hướng dẫn viết lách, bố cục, trình bày văn bản, tài liệu. Giới truyền thông Anh Mỹ không bị pháp luật bắt buộc phải viết theo cách viết được đề nghị trong những cuốn sách thuộc loại này nhưng thông thường họ sẽ viết theo chúng.
Ngày nay trong tiếng Anh sự phân biệt internet viết hoa viết thường đã không còn cần thiết nữa rồi, viết thường hay viết hoa khó mà gây ra hiểu nhầm gì, AP Stylebook đề nghị viết thường internet và internet of things. Internet trong tiếng Việt không giống như internet trong tiếng Anh, nó chỉ có một nghĩa mà thôi, không có sự nhầm lẫn nào đòi hỏi phải viết hoa hay viết thường để phân biệt. Hầu hết mọi người không nghĩ rằng internet là một từ danh từ riêng. Vì vậy tôi ủng hộ việc viết thường từ internet và tên dịch tiếng Việt của internet of things. Kiendee (thảo luận) 03:48, ngày 2 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Ý bạn Kiendee nhiều quá, phân tích hết sẽ nhiều lắm đây. Trước mắt tôi xin đề cập một số ý bạn nhắc tới thôi. Về bài viết mà bạn dẫn ra, xin hãy chú ý tới đoạn mở đầu bằng câu: "Why did Internet come to be capitalized in the first place?" Ở đó người ta lý giải vì sao chữ Internet xứng đáng được viết hoa.
Đây chính là hiện tượng "riêng hóa", ngoài ra, còn một ví dụ rất nổi tiếng trong tiếng Anh cũng có hiện tượng riêng hóa này. Đó là tên của nước Mỹ. Tên chính thức hiện giờ là "the United States of America", mà đôi khi người ta vẫn viết ngắn lại thành "the United States" hay thậm chí là "the States". Nếu không phải vì hiện tượng này, chỉ có chữ "America" mới được viết hoa thôi, các từ "United" hay "States" đều là tính từ và danh từ chung thôi.
Mà thôi, xin hãy tạm chấp nhận chữ "Internet" viết hoa đi, chúng ta sẽ bàn luận lại vấn đề này ở trang thảo luận của chính bài đó, rằng có nên viết thường từ "Internet" hay không ? Và trong trường hợp chúng ta thuận lòng nhau, rằng nên viết thường chữ "Internet", thì chúng ta lại tiếp tục thảo luận xem "Internet Vạn Vật" khi ấy nên được viết thế nào ?
Cũng nhắc lại một ý của bạn khi bạn dẫn lời thành viên Tmct rằng "Giữa các ngôn ngữ không có ánh xạ 1-1", tôi hoàn toàn tán thành ý kiến này. Nhưng cái chúng ta đang bàn là thuật ngữ chứ không phải ngôn ngữ đại chúng. Thuật ngữ lúc nào cũng khuyến khích sự nhất quán, tính đơn nghĩa. Sự nhất quán nghĩa là cùng một khái niệm, chỉ nên có một tên gọi cho nó. Tính đơn nghĩa nghĩa là mỗi thuật ngữ chỉ nên dùng để gọi tên một khái niệm. Như vậy, trái với ngôn ngữ đại chúng, "ánh xạ 1-1" là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong thuật ngữ.
Ở trên tôi có nhắc lý do vì sao "Internet Vạn Vật" nên được viết hoa. Lý do là bởi vì đó là tên của một xu hướng công nghệ. Chúng ta đã có "Công nghiệp 4.0", cũng là một xu hướng công nghệ, được viết hoa, mặc dù "công nghiệp" là danh từ thường. "Internet Vạn Vật", "Công nghiệp 4.0" hay cũng như tên các cuộc cách mạng khác, mặc dù toàn danh từ chung nhưng chúng ta vẫn luôn viết hoa nó, bởi đó là sự "riêng hóa".
Tôi cũng có nhắc tới "Internet vạn vật" mà không viết hoa. Đó là khi chúng ta dùng trong văn cảnh dùng để diễn tả ý đối ngược với Internet cổ điển: "Internet máy tính", sau này là "Internet các thiết bị thông minh". Ở đây diễn tả khi ta mở rộng khái niệm Internet, nơi không chỉ có các máy tính và thiết bị thông minh được kết nối, mà những thức khác cũng được "kéo vào".
Mong nhận được ý kiến của bạn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:30, ngày 3 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Cần phân biệt kiểu viết hoa nhái theo tiếng Anh, hậu quả của thói quen phiên dịch theo kiểu một đối một, thấy tiếng Anh viết hoa thì mình cũng viết hoa (như thấy tên tiếng Anh viết “Sunday”, “January”, “South China Sea”... thì bắt chước theo viết tiếng Việt là “Chủ nhật”, “tháng Một”, “Biển Đông”... ) với kiểu viết hoa tuân theo quy tắc chính tả của tiếng Việt. Quy tắc viết hoa của tiếng Việt khác với quy tắc viết hoa của tiếng Anh. Quan niệm về danh từ riêng của người bản ngữ tiếng Việt cũng không giống với người bản ngữ tiếng Anh. Theo khái niệm danh từ riêng được nêu ra trong bài viết này thì đối với người bản ngữ tiếng Việt “internet” và “internet of things” không phải là danh từ riêng. Kiendee (thảo luận) 03:45, ngày 22 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu muốn đổi tên bài viết này thành tên thuần Việt ý. Theo ý kiến mình để chữ Vạn vật là chính xác nhất. Còn về Internet thì nên dịch ra nghĩa Tiếng Việt thì tốt hơn. Để bài viết nửa tiếng Anh, nửa tiếng Việt nghe cứ kỳ kỳ và cũng không nên để như vậy. Theo ý kiến mình nên để bài viết tên là Mạng lưới Vạn vật kết nối thông tin . Để tên như vậy nghe thuần Việt và dễ hiểu sát nghĩa hơn là Internet vạn vật. Internet dịch ra là Mạng thông tin toàn cầu. Đồng thời theo mình sẽ để tên chính như trên và một số tên phụ liên kết đến tên chính như trên như làː Internet vạn vật, Internet Vạn vật, Vạn vật kết nối Internet, Mạng lưới Vạn vật kết nối... như vậy sẽ thuận lợi, hợp lý hơn. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 13:24, ngày 11 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn Taitamtinh ơi, có lẽ bạn hơi lãng mạn rồi. Chữ "Internet" ở đây rõ ràng là Internet chúng ta dùng thường ngày đó. Chừng nào bài bên kia đổi thành "Mạng lưới kết nối thông tin" thì tôi nghĩ chúng ta mới nên tính tới chuyện đổi loạt bài liên quan đến "Internet". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:31, ngày 11 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thusinhviet Mình chỉ đóng góp ý kiến nhỏ của riêng mình. Nếu mà để Internet thì theo mình nghĩ nên để bài viết là Vạn vật kết nối Internet nghe có vẻ sát nghĩa và đầy đủ nhất. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 11:29, ngày 12 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu mà lấy tên Vạn vật kết nối Internet thì nghe có vẻ như bạn bạn  T à i T â m T ì n h  đề nghị giữ lại tên cũ "Mạng lưới vạn vật kết nối Internet" nhỉ ? :D Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:52, ngày 12 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Theo mình nên để ngắn gọn chính xác là Vạn vật kết nối Internet, bởi vì tên Mạng lưới vạn vật kết nối Internet thì trong từ Internet đã gồm có cả chữ Mạng lưới rùi, để chữ mạng lưới hóa ra thành chữ thừa. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 01:07, ngày 13 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn  T à i T â m T ì n h  ơi, Internet là một danh từ riêng, nó là tên gọi của một network (network nghĩa là mạng máy tính). Người ta gọi là mạng (lưới) Internet đầy đó thôi, và đó là một cách gọi hoàn toàn bình thường, không hề sai hay thừa. Bạn có thể thấy cách gọi đó ở xung quanh như: Vịt Donald, Chuột Mickey, Mèo Tom, Chuột Jerry. Nói như vậy để bạn thấy rằng "Internet" chỉ là một cái tên riêng, chứ nó không hề chứa đựng chữ "Mạng lưới" gì cả. (Đúng ra thì net trong Internet là cách nói tắt của network, nhưng khi Internet được tạo thành thì nó là tên riêng thôi).
Ý tôi giải thích ở trên chỉ là râu rìa, còn cái chính là, nếu đem ra so sánh giữa hai khái niệm Vạn vật kết nối InternetMạng lưới vạn vật kết nối Internet thì tôi cho rằng tên hiện tại của bài (tức Mạng lưới vạn vật kết nối Internet) nghe có vẻ hợp lý hơn. Lý do là, nếu xét về cấu trúc từ thì cụm từ Vạn vật kết nối Internet diễn tả vạn vật được kết nối Internet; trong khi đó Mạng lưới vạn vật kết nối Internet có trọng tâm là mạng lưới và mạng lưới đó gồm vạn vật được kết nối internet. Khái niệm bạn đề nghị nhắm tới "vạn vật", trong khi khái niệm đang được sử dụng trong bài nhắm tới "mạng lưới", như vậy thì có phải khái niệm hiện tại đúng đắn hơn khi dùng để dịch "Internet of Things", nhấn mạnh về "Internet" chứ không phải về "Things" ?
Thêm một ý nữa, cho dù Vạn vật kết nối Internet hay Mạng lưới vạn vật kết nối Internet thì tôi thấy chỉ có Wikipedia chúng ta sử dụng cách dịch này. Trong khi thực tế, các nguồn hàn lâm chuyên ngành lẫn báo chí đang dần làm quen với khái niệm "Internet Vạn Vật" thay vì cứ mãi dùng từ tiếng Anh "Internet of Things". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:39, ngày 13 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
@DanGong, Viethavvh Tôi có tra một số từ điển. Trong cuốn "Từ Điển Tiếng Việt" (Viện ngôn ngữ học) do Hoàng Phê chủ biên, NXB Hồng Đức, 2016, mục từ "vạn vật" được giảng: "mọi vật trong tự nhiên (nói khái quát)" và lấy ví dụ là "Vạn vật biến chuyển không ngừng". Về phần từ loại của "vạn vật", cạnh bên mục từ này, các nhà biên soạn có chú thích là d. và trong phần chú giải từ loại d. tương ứng với "danh từ, hay danh ngữ hoặc tổ hợp tương đương". Có lẽ vấn đề từ loại tiếng Việt vẫn còn đang trong vòng tranh cãi ngay chính những nhà từ điển học chính hiệu. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:13, ngày 23 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Internet Vạn Vật”.