Thảo luận:Nội gia quyền

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Shaolin Kungfu

Tôi đang chuẩn bị tìm tài liệu viết cho bài này nhằm tránh những ngộ nhận từ trước đến nay về hai chữ Nội Gia quyềnNgoại Gia quyền, hiện tại đã có hai tài liệu chuyên môn có đủ năng lực thẩm định đã phủ bác sự sai trái của quan niệm này. Hai tài liệu đó là:

1. Thái Cực Quyền Toàn Tập của Nguyễn Anh Vũ sưu tầm và biên dịch, Nhà Xuất Bản Đồng Nai xuất bản năm 2001.

2. Thái Cực Quyền Toàn Thư của Hồng Lĩnh sưu tầm và biên dịch, Nhà Xuất Bản Thể Dục Thể Thao tái bản năm 2003 theo tài liệu cũ của Hồng Lĩnh phát hành tại Sài Gòn trước năm 1975.

Ngay như một người có nghiên cứu nghiêm túc về võ thuật Trung Hoa từ trước năm 1975 tại Sài Gòn cho đến nay là Giáo sư Vũ Đức mà còn ngộ nhận như vậy thì không trách người khác lầm lẫn !!!

Duy chỉ có Jacques Nguyễn Quí (ở Paris) là nghiên cứu khá nhất và có những nhận xét rất xác đáng trong bài Sự Liên Hệ giữa Thiếu Lâm quyền và Thái Cực quyền (xin xem mục Tham khảo tại bài Thiếu Lâm Hồng gia hay Hồng Gia Quyền.)

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của các bạn trong thời gian qua. Lê Long - Shaolin Kungfu 12:32, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trương Tam Phong trong bài viết này là một nhân vật của truyện Kim Dung hay có thật ngoài đời hay cả hai?Lưu Ly 12:27, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trương Tam Phong theo các tài liệu như Quốc Kỷ Luận Lược của Từ Chấn (Từ Triết Đông) và Thái Cực quyền thường thức vấn đáp của Trương Văn Nguyên cho rằng không đáng tin cậy vì không có tài liệu dẫn chứng được, kể cả các quyền sư Thái Cực quyền như Dương Trừng Phủ, Trần Vi Minh cũng có xác nhận tương tự. Nhưng trong truyền thuyết của dân gian và một vài tài liệu viết về Võ Đang phái có xác nhận ông là nhân vật có thật nhưng không rõ thời nào, có lẽ do vậy mà các võ sư Thái Cực quyền người Trung Quốc không xác tín được. Nhưng có tài liệu (một trong hai tài liệu trên) có xác nhận ông là sáng tổ của Nội Gia quyền, còn nếu nói Nội Gia quyền là Thái Cực quyền thì không có gì chứng minh được và giữa chúng cũng không có gì liên hệ nhau dù hình thức có giống nhau rất nhiều. Thậm chí các hãng phim truyền hình Trung Quốc còn dựng lên cả bộ phim hoạt hình dài nhiều tập về các nhân vật vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc cũng có nhắc đến tên Trương Tam Phong. Cảm ơn bạn Lưu Ly đã có quan tâm. Lê Long - Shaolin Kungfu 12:48, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Như vậy, trong bài viết về Trương Tam Phong và một số môn võ do ông sáng tác, đề nghị tách hai phần. Ví dụ khi viết về Trương Tam Phong, gồm có:
Khi viết về võ thì ví dụ như:
  • Theo truyền thuyết: Nội Gia quyền là tên một loại quyền thuật do Trương Tam Phong sáng tạo có nhiều đường nét rất giống Thái Cực quyền
  • Theo Kim Dung, không đề cập đến việc này.
Việc tách ra sẽ dễ viết hơn, người đọc dễ hiểu hơn và nó logic ở điểm khi phân ra, cái nào là huyền thoại, là truyền thuyết, là lịch sử, là tiểu thuyết hoá...sẽ được làm rõ hơn.
Tôi thấy ở một số trò chơi, môn Võ Đang lại được viết một cách khác nữa. Cũng cần tách ra, vì đó là trò chơi, dù có dựa vào truyền thuyết, lịch sử cũng có những sự games hoá chiêu thức. Chẳng hạn như Võ ĐangVõ Lâm Truyền Kỳ có thể xuất chiêu có "lôi sát nội công" cao, "vũ khí băng sát"...(tôi mới tìm hiểu thử), nếu nó đưa vào bài Võ Đang tôi e không ổn, nếu không tách ra làm những phần riêng biệt.
Không biết Lê Long có hiểu ý tôi.Lưu Ly 13:09, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bài viết đã được viết xong và giải quyết những vấn đề tồn nghi lâu nay về danh từ Nội Gia quyền ám chỉ hai khái niệm: 1. Nội Gia quyền là tên một loại quyền thuật của Võ Đang phái thuộc trường phái võ thuật của Đạo gia, 2. Nội Gia quyền là tên một võ phái mới thành lập vào thời cận đại ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 trên cơ sở tích hợp 3 dòng quyền thuật khác nhau vào một võ phái là Thái Cực quyền, Hình Ý Quyền, và Bát Quái chưởng. Về nhân vật Trương Tam Phong cũng được giải quyết luôn, không đề cập đến Trương Tam Phong trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký của nhà văn Kim Dung ở đây vì nhân vật này đã bị tiểu thuyết hóa và hư cấu (Imaginary) thành kịch bản rồi. Lê Long - Shaolin Kungfu 09:45, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Nội gia quyền”.