Thảo luận:Ngân Giang (nhà thơ)

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Thuydaonguyen trong đề tài Viết thêm về nữ sĩ Ngân Giang

Untitled sửa

Đông Hồ đột tử trong lúc giảng bài thơ được ghi nhận, điều đó không cần dẫn chứng. Tuy nhiên, khi không thể loại trừ các nguyên nhân khác của sự vỡ mạch máu não khác ngoài sự xúc động trước vẻ đẹp mỹ lệ của thơ, vì thế chi tiết này cần loại bỏ.

Nội dung bài thơ chỉ được sử dụng có chọn lọc, ví dụ trích dẫn để chứng minh, tóm lượt nội dung v.v. Nguyên văn bài có thể đưa sang thư việc sách

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:54, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không nên bỏ chi tiết bị đột tử vì bài thơ trên. Lý đo: Đó là một chuyện có thật, được nhiều sinh viên có mặt trong lớp khi ấy và báo chí, sách biên khảo ở Sài Gòn cũng như gia đình Đông Hồ xác nhận.

Để rõ hơn, bạn có thể tìm đọc thêm ở tạp chí Văn, chủ đề thi sĩ Đông Hồ(đã quên số báo) Tạp chí này chuyên khảo về văn học và nó khá có uy tín ở Sài Gòn trước 1975. Tiện đây, bạn chỉ mình cách đưa nguyên bài vào thư viện sách nhé.

Chào thân. Thuydaonguyen (thảo luận) 01:03, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thuydaonguyen không hiểu đúng ý của Thaisk rồi. Chi tiết Đông Hồ bị tai biến mạch máu não khi giảng thơ của Ngân Giang thì không ai phản đối. Nhưng bảo nguyên nhân tai biến mạch máu não là tại xúc động vì thơ Ngân Giang thì cần thận trọng.--Bình Giang (thảo luận) 01:04, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã sửa để người đọc biết là chi tiết đó là của bà Mộng Tuyết, không phải là của Wikipedia. Cách viết này tôi gọi là "văn phong trung lập" vì nó nói rõ đó không phải là ý kiến của người viết. Mekong Bluesman (thảo luận) 03:10, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu hỏi liên quan đến vụ Nhân Văn - Giai Phẩm sửa

Việc này có liên quan đến vụ Nhân Văn - Giai Phẩm không? NHD (thảo luận) 01:14, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trong danh sách các văn nghệ sĩ của vụ Nhân văn giai phẩm không thấy tên Ngân Giang. Tôi đoán việc Ngân Giang bị buộc rời Sở Văn hóa Thông tin là vì thời gian chống Pháp, bà này lại bỏ chiến khu về Hà Nội và làm vợ của con trai của một tuần phủ.--Bình Giang (thảo luận) 01:20, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã sửa câu đó vì theo bài phóng sự của Lê Thọ Bình thì câu đó không bắt đầu với cụm từ "Cách mạng thành công". Mekong Bluesman (thảo luận) 03:14, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đấy là một thực tế và là một giai thoại đẹp.

các bạn cứ xóa chi tiết này nếu bạn muốn, vì sao? Vì tôi được học thầy Đông Hồ. Và nữ sĩ Ngân Giang cũng không dính liếu gì đến Nhân văn Giai phẩm. Các bạn hãy để người đã khuất yên nghỉ, như những bông hoa giản dị...

Thuydaonguyen (thảo luận) 08:33, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi là học trò của thầy Đông Hồ, nghĩa là tôi đã trên 60 tuổi. Tôi là một trong số sinh viên chứng kiến khi Thầy giảng bài. Các bạn không thể hình dung Thầy xúc động như thế nào khi giảng đến mấy câu cuối:

Ải bắc quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá,
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi...

Hết. Thuydaonguyen (thảo luận) 08:40, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi dị ứng với cụm từ Nhân Văn giai phẩm nên xóa. Thuydaonguyen (thảo luận) 14:30, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Như vậy là Thuydaonguyen có dị ứng với cụm từ "nhân văn giai phẩm" hay là có dị ứng vì tôi nhắc là đã sửa một câu có logics thành một câu không có logics (vì sau khi chết thì không xúc động nữa)?
Nếu Thuydaonguyen có dị ứng với câu tôi nhắc thì tôi xin lỗi vì mục đích của tôi chỉ là nhắc Thuydaonguyen thôi.
Nếu Thuydaonguyen có dị ứng với cụm từ "nhân văn giai phẩm" thì Wikipedia tiếng Việt có phải kiểm duyệt cụm từ đó không? và tại sao? Tại sao các thành viên NHD và Bình Giang và nhiều thành viên khác không được hỏi về việc đó? Câu trả lời chỉ có thể là "có theo nguồn X" hay "không theo nguồn Y" -- tại sao có vấn đề dị ứng khi hỏi?
Mekong Bluesman (thảo luận) 22:19, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thiên tài bị lãng quên sửa

Bài này, có những quan điểm khác nhau. Khi truy cập, các bạn nên tìm thêm tư liệu. Thuydaonguyen (thảo luận) 10:38, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thuydaonguyen đã đọc cái câu Thuydaonguyen vừa sửa chưa? Tại sao trong một câu mà Đông Hồ "đã chết" rồi sau đó lại "đã xúc động"?
Hơn nữa, cái "chết vì xúc động đó" là ý kiến của ai? Một bác sĩ khám nghiệm hay của Thuydaonguyen?
Mekong Bluesman (thảo luận) 10:47, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

tôi đã sai. Thuydaonguyen (thảo luận) 10:55, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sai một câu không cần xóa hoàn toàn bài. Tôi đã sửa câu đó lại rồi. Mekong Bluesman (thảo luận) 11:12, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bạn Thuydaonguyen đừng xúc động, cứ tiếp tục thảo luận nào, mọi người muốn nâng cao chất lượng bài viết thôi. Magnifier () 11:20, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mục Thiên tài bị bỏ quên nên sửa lại tên đi.--195.83.178.100 (thảo luận) 11:59, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

IP 195.83.178.100 có thể đưa ra các đề nghị không? "Nhận xét", "Nhận định"... Mekong Bluesman (thảo luận) 12:05, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có thể tôi hơi xúc động, nhưng tôi không dồng ý sửa lại mục từ: Một thiên tài bị lãng quên. Thứ hai, Thầy xúc động rồi mất vì bài thơ là chuyện có thật, đừng đem chuyện bác sĩ và đây. Tôi muốn xóa vì không muốn nói nhiều về 2 nhà thơ đã mất, thế thôi. Hãy viết lại theo ý bạn, nhưng đừng cắt xén quá nhiều bài viết của tôi. Thuydaonguyen (thảo luận) 14:25, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi muốn nhắc lại là không/chưa có ai trong trang thảo luận này (ngoại trừ Thuydaongưyen) tranh cãi về sự thi sĩ Đông Hồ chết khi đang đọc bài thơ đó là có thật hay không có thật. Cái mà nhiều người muốn hỏi là sự khẳng định rằng Đông Hồ chết vì xúc động là của ai (có ông bác sĩ nào đã chứng nhận như vậy để người đọc có thể kiểm chứng được không)? Tôi có thể tin là nó đúng, Thuydaonguyen cũng nghĩ là nó đúng ... nhưng theo đúng quy luật của Wikipedia thì người viết không được phép mang ý kiến của mình vào trong bài viết để dẫn lái người đọc. Các tài liệu tham khảo đã cho biết bà Mộng Tuyết có ý kiến như vậy trong một sách thì Wikipedia chỉ được phép viết tường trình như "theo bà Mộng Tuyết tại sách ABC thì ..."; các tài liệu cũng cho biết là Lê Thọ Bình đã viết là thi sĩ Ngân Giang đã làm 4000 bài thơ thì Wikipedia cũng chỉ được phép viết lại như "Lê Thọ Bình, tại trang web XYZ, cho biết là bà đã viết khoảng 4000 bài thơ".
Thuydaonguyen cũng viết "nhưng đừng cắt xén quá nhiều bài viết của tôi", xin hãy tìm hiểu về Wikipedia trước khi viết câu đó vì khi đã viết cho Wikipedia thì bài là thuộc tất cả cộng đồng -- tính chất "mở" mà đã cho phép Thuydaonguyen viết bài này cũng sẽ cho phép người khác sửa nó. Một bài, do đó, không thuộc về bất cứ ai.
Mekong Bluesman (thảo luận) 22:19, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi ủng hộ giữ nguyên nội dung mục từ. Thông tin trong mục đã có đủ dẫn chứng nguồn, văn phong trung lập, không có lý do gì để xóa hay sửa nữa.
Về tên mục từ, tôi đề nghị tạm ngừng thảo luận một thời gian để mọi người bình tĩnh lại rồi tiếp tục sau.
Đề nghị ngừng thảo luận 1 tuần. Nếu có ai đó tiếp tục thảo luận hay sửa bài mà gây ra bất bình không đáng có, không cần biết lí do thảo luận có chính đáng hay không, tôi sẽ khóa bài và khóa thảo luận tại phiên bản bây giờ với lí do "giữ hòa khí" (không phải "chống phá hoại"). Tmct (thảo luận) 14:43, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ là cái tên "Một thiên tài bị lãng quên" không cần phải đổi, do đó tôi chỉ hỏi thành viên vô danh dùng IP bên trên là có đề nghị nào không.
Tôi không hiểu câu "Nếu có ai đó tiếp tục thảo luận hay sửa bài mà gây ra bất bình không đáng có, không cần biết lí do thảo luận có chính đáng hay không, tôi sẽ ..." của Tmct vì nếu không thảo luận thì làm sao giải quyết được các bất bình. Hơn nữa, khóa bài là để chống phá hoại, còn khóa bài để "giữ hòa khí" thì cộng đồng cần biểu quyết các quy luật về nó trước khi bất cứ ai trong chúng ta có thể dùng nó.
Mekong Bluesman (thảo luận) 22:19, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Viết thêm về nữ sĩ Ngân Giang sửa

Tôi hơi bị xúc động, thành thật cảm ơn các bạn quan tâm đến đề tài.

Nhưng các bạn có thấy, đề mục viết về một nhà thơ Tiền Chiến, mà giờ đây đã được mhiều người yêu thơ tôn vinh, chỉ vỏn vẹn có 4 câu thơ là quá ít không? Vì vậy, tôi xin viết thêm một đoạn nữa (đoạn này không biết bạn nào đã xóa, mà không hề lên tiếng trước).

Chào. Thuydaonguyen (thảo luận) 21:31, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đoán lí do mà ai đó đã xóa bớt thơ đi là vấn đề quyền tác giả. Wikipedia có thể vi phạm bản quyền nếu chép toàn văn. Tmct (thảo luận) 21:40, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ là với 4 câu thì quá ít vì nó không nói lên cái việc mà bài này muốn nói: thi sĩ này có 4000 bài thơ. Nhưng theo vấn đề bản quyền thì không nên mang vào đây toàn bài thơ và không nên mang vào quá nhiều. Mekong Bluesman (thảo luận) 22:19, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn nhắc nhở chuyện "bản quyền". Nhưng trích một hai bài thơ của một tác giả lớn thì thiển nghĩ không đến nỗi nào đâu. Bạn có thấy đa phần các sách viết về văn học sử, khi giới thiệu một tác giả, như quyển Thi Nhân Việt Nam chẳng hạn đều trích đôi ba bài để minh họa đó sao? Thuydaonguyen (thảo luận) 22:32, ngày 16 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sau đây là ý kiến của tôi:
  • "Một hai bài" là còn thay đổi tùy theo người nào. Với thi sĩ Ngân Giang thì tôi nghĩ là không sao (nhưng tôi không chắc). Nhưng nếu chúng ta mang "một hai bài" của một người đang làm được nhiều tiền vì các bài thơ của ông ta đang được dùng trong nhạc cho một phim ở Hollywwod thì ... luật sư của ông ta sẽ gọi đến Wikimedia. Cái khó là những gì tôi nghĩ hay những gì Thuydaonguyen "thiển nghĩ" đều là không giúp ích gì được khi một người muốn kiện Wikipedia vì lý do chúng ta đã không xin phép ông ta trước khi dùng tác phẩm của ông ta. Trong lĩnh vực pháp luật thì cụm từ "tôi nghĩ" không có giá trị luật pháp.
  • Còn "đa phần các sách ... đều trích đôi ba bài" thì tôi có hai câu trả lời sau đây: 1. chúng ta không biết là nhà xuất bản các sách đó đã xin phép tác giả (bình thường là bằng cách trả một số tiền); 2. có thể có nhiều tờ báo và rất nhiều trang web dùng rất nhiều trích dẫn nguyên văn (nhiều khi copy toàn thể một tác phẩm) nhưng không vì có người vi phạm luật mà Wikipedia cũng phải vi phạm luật theo đúng những người đó -- chúng ta xem tin tức và mỗi ngày có nhiều người đánh cướp nhà băng nhưng không phải vì có nhiều người làm như vậy mà chúng ta cũng sẽ đi đánh cướp nhà băng như họ.
  • Thi sĩ này, như bài này nói, có số lượng sáng tác rất cao nên do đó cần tìm các sách thơ mà bà đã xuất bản; các bài thơ của bà cũng cần cho thêm nhưng đừng cho nguyên bài để tránh các vần đề bản quyền.
Mekong Bluesman (thảo luận) 01:14, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Trước khi soạn bài này, tôi có tham khảo cách viết và cách trình bày ở các trang khác, như trang viết về Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Vỹ... Tôi thấy những nơi ấy đều có một hai tác phẩm của các nhà thơ vừa kể, mà chẳng thấy bạn nào nhắc nhở chuyện bản quyền, cho tôi nên tôi suy nghĩ một hai bài chắc là có thể được.

Nay được các bạn góp ý, tôi sẽ thận trọng hơn. Thuydaonguyen (thảo luận) 05:34, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Ngân Giang (nhà thơ)”.