Thảo luận:Nguyễn Hữu Huân

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Tanhoaphong trong đề tài Tác phẩm

Tác phẩm sửa

Trong phần tác phẩm đưa ra đến 4 - 5 bài thơ của nhân vật, nên chăng chỉ đưa ra 1 - 2 bài hoặc vài câu thơ tiêu biểu. conbo trả lời 17:39, ngày 23 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là nhân vật này đã chết hơn 100 năm nên không còn vấn đề bản quyền. Mekong Bluesman (thảo luận) 19:39, ngày 23 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ý tôi ở đây không phải về bản quyền mà là về bố cục bài, không nên đưa toàn bộ các tác phẩm của một nhân vật vào bài vì wiki không phải là thư viện lưu trữ thơ, văn. conbo trả lời 05:57, ngày 25 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

tanhoaphong: bổ sung Mộ phần phu nhân Nguyễn Hữu Huân Mộ phần phu nhân Nguyễn Hữu Huân hiện đang tọa lạc tại Khu dân cư, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ dầu Một, tỉnh Bình Dương. Mộ phận được xây dựng khá hoàn chỉnh trong một khuôn viên riêng và được tu bổ vào năm 1992. Mộ phần được họ tộc Nguyễn tại tỉnh Bình Dương chăm nom chu đáo. Bao bọc khuôn viên mộ phần được xây dựng tường rào, phía trong tường rào được trang trí với những bức tranh làng quê Việt Nam, trong đó nỗi bậc bức tranh phu nhân Nguyễn Hữu Huân bế con lánh nạn.Tanhoaphong (thảo luận) 04:09, ngày 4 tháng 4 năm 2011 (UTC)Tanhoaphong (thảo luận) 06:56, ngày 4 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cảm ơn các bạn góp ý sửa

Đúng như các bạn nói, nơi đây không phải là nơi lưu trữ thơ. Nhưng xét ra ở Thi viện chỉ có 3 bài

Tôi may mắn còn lưu trử được một số sách cũ, nên tìm được thêm vài bài nữa.

Tôi mong các bạn thông cảm cho trường hợp này, cũng giống như trường hợp Nhiêu Tâm, Học Lạc vv...vì tôi tin tưởng ở nơi này, chúng sẽ tồn tại lâu hơn là ở những trang web khác

Thân Thuydaonguyen (thảo luận) 11:19, ngày 7 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thuydaonguyen đã làm việc tại đây lâu nhưng vẫn chưa hiểu Wikipedia khi viết "...mong các bạn thông cảm cho trường hợp này". Luật pháp không phải là sự "thông cảm" của một số người nào đó; và bản quyền là một phần của luật pháp -- khi mang các bài thơ, bài hát, bài viết, hình ảnh... của người khác vào đây mà không có sự cho phép của họ là vi phạm luật pháp và khi có người kiện Wikipedia thì sự "thông cảm" không có ý nghĩa pháp luật!
Cái may cho chúng ta trong trường hợp này, như tôi đã giải thích bên trên, là nhân vật này đã chết trên 100 năm nên không còn vấn đề bản quyền nữa.
Mekong Bluesman (thảo luận) 19:22, ngày 7 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cayenne sửa

Cayenne là thủ đô của thuộc địa Guyane của Pháp, không phải là đảo. NHD (thảo luận) 03:25, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mình đã chỉnh lại. cảm ơn bạn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:54, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chưa thấy chỉnh trong bài, tôi đã chỉnh lại. Tích Lan nhân (thảo luận) 18:12, ngày 31 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thông tin: Phố Nguyễn Hữu Huân tại Hà Nội sửa

Đó là con phố một chiều dài 448 m, kéo từ chỗ gầm cầu vượt nam Chương Dương đến ngã tư Nguyễn Hữu Huân - Lò Sũ - Lý Thái Tổ, cắt qua phố Hàng MắmCầu Gỗ - Hàng Thùng. Phố nằm gọn trên địa phận phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Phố được xây trên nền của các thôn cổ của hai tổng là Tả Túc (gồm các thôn Trung Mộc Sà, Trùng Thanh, Sơ Trang, Mỹ Lộc) và Hữu Túc (gồm các thôn Ưu Nhất, Trung Nghĩa, Đông An) thuộc huyện Thọ Xương. Về sau, hai tổng hợp lại thành tổng Phúc Lâm, còn chừa lại hai thôn Trùng Thanh và Trung Mộc Sà thành Thanh Yên.

Thời Pháp thuộc, phố có tên là Rue de la Digue (1900), sau đổi thành là phố Bắc Ninh nhưng người Việt hay gọi phố là phố Bè Thượng. Về sau, phố lại được đổi thành Rue Marechal Pétain rồi là phố Phan Thanh Giản năm 1947. Năm 1964, phố được đổi tên thành Nguyễn Hữu Huân.

Đầu phố Nguyễn Hữu Huân, gần phố Lương Ngọc Quyến trước kia có ngã năm Cột Đồng Hồ và bến xe.

(Thông tin do tôi dời sang) Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 06:58, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bổ sung mộ phần của phu nhân Nguyễn Hữu Huân sửa

Mộ phần phu nhân Nguyễn Hữu Huân hiện đang tọa lạc tại Khu dân cư, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ dầu Một, tỉnh Bình Dương. Mộ phận được xây dựng khá hoàn chỉnh trong một khuôn viên riêng và được tu bổ vào năm 1992. Mộ phần được họ tộc Nguyễn tại tỉnh Bình Dương chăm nom chu đáo. Bao bọc khuôn viên mộ phần được xây dựng tường rào, phía trong tường rào được trang trí với những bức tranh làng quê Việt Nam, trong đó nỗi bậc bức tranh phu nhân Nguyễn Hữu Huân bế con lánh nạn.

Quay lại trang “Nguyễn Hữu Huân”.