Thảo luận:Nguyễn Văn Siêu

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi 86.212.41.97 trong đề tài Tác phẩm của Nguyển Văn Siêu

Chưa có tiêu đề sửa

Tôi đồng ý là phần trên của bài này đã copy từ 1 trang web khác, do mới nhập WIKI 1 ngày nên chưa hiểu rõ. Nhưng đoạn sau đây là không phải copy:

"Siêu là Nguyễn Văn Siêu (阮文超), Quát là Cao Bá Quát-Cao Chu Thần (高伯适=高周臣), Tùng Thiện vương (松善王) là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Tuy Lý vương (绥理王) là Nguyễn Phúc Miên Trinh, con thứ mười và thứ mười một của vua Minh Mệnh nhà Nguyễn".

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Si%C3%AAu”

thảo luận quên ký tên này là của 193.171.35.141 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 09:37, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC).Trả lời

Thì tại sao nó y chang với một phần của trang 1 trong tài liệu PDF này? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:18, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tác phẩm của Nguyển Văn Siêu sửa

  • "Đại Việt địa dư toàn biên": cuốn này măng số Vhv.1709/1-3, được in năm Thành Thái 12 (1900). Theo lời của nghiên cứu viên Mai Hồng ở viện nghiên cứu Hán Nôm (1) cuốn sách này tả lịch sử địa lý Việt Nam (thời Bắc thuộc, phần nhì từ nhà Đinh đến nhà Lê và phần thứ ba từ Gia Long đến Tự Đức) và truyện ký về Ai Lao, Cao Mên. Người viết tựa là Nguyễn Trọng Hợp.
  • Còn mấy cuốn "Phương Đình thi tập, Phương Đình văn loại, Phương Đình tuỳ bút lục" là tác phẩm của Phương Đình mà học trò ông cho khắc.
  • Trong cuốn sách của Emmanuel Poisson (2) (vừa được dịch ra tiếng Việt Nam) có hai tờ trình bày một cách rõ ràng cái nguồn tư tưởng (?) văn hóa tử Phạm Quý Thích đến Lương Văn Can qua Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Huy Đức V.V.... E. Poisson nhắc thêm là cái bia của Phương Đình được xây lên năm 1894 (tức là 22 năm sau khi ông mất) và người viết bài trên bia là Nguyễn Trọng Hợp.

Vậy là giữa Nguyễn Văn Siêu và Nguyễn Trọng Hợp có nhiều thông cảm, tuy vẫn biết rằng hai danh nhân này là hai anh em họ (3). Ấy chút nữa quên : Nguyễn Trọng Hợp là học trò của Vũ Tông Phan. Như ta biết và E. Poisson cũng đã nhắc, thầy trò là một khối.

Chú thích sửa

  • (1)Hội KHLS Việt Nam và Hội SH Hà Nội: "Nguyễn Trọng Hợp, con người và sự nghiệp", tr. 105
  • (2)Emmanuel Poisson "Mandarins et subalternes au Nord du Việt Nam, une bureaucratie à l'épreuve (1820-1918) Maisonneuve&Larose (2004) p.130-131
  • (3)Xem (1) tr.22, tác giả Vũ Tuấn Sán

(86.212.41.97 (thảo luận) 13:56, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC))Trả lời

Quay lại trang “Nguyễn Văn Siêu”.