Không có tiêu đề sửa

Không để để thành kiến chính trị làm ô uế cuốn Tự Điển: Trên quan điểm đối nghịch, Hồ chí minh cũng là bù nhìn của Liên Xô và Trung Cộng vậy. Nếu khách quan mà nói. Hãy xem bản tiếng anh nói về ông Nguyễn Văn Thiệu.

Trần Hải 16:56, 8 Dec 2004 (UTC) Tôi chưa hiểu lắm về việc bạn trần hải cho chính phủ HCM " bù nhìn " ở chỗ nào ? (Vndcch 11:23, ngày 8 tháng 3 năm 2007 (UTC))Trả lời

Xem Talk:Chính phủ bù nhìn. – [[User:Mxn|Minh Nguyễn (thảo luận, blog)]] 02:37, 9 Dec 2004 (UTC)

Đề tài Nguyễn văn Thiệu đã bị đổi bởi Thái Nhi một cách không trung lập đề nghi các bạn trong ban quản lý xem lại

Tôi nhìn mãi không thấy sửa đổi của Thái Nhi không trung lập ở chỗ nào. Bạn nào viết nhận xét trên xin vui lòng chỉ cụ thể điểm nào là không trung lập trong các sửa đổi của Thái Nhi? Trần Thế Trung 17:04, tháng 7 21, 2005 (UTC)

Thí dụ:

"Chính phủ của ông bị nhiều người cho là đồi bại hơn chính phủ của tổng thống trước" Tại sao không viết khác đi: "Đường lối của Chính phủ này tạo ra sư phụ thuộc vào Hoa Kì nhiều hơn là chính phủ trước đo". Đây chỉ là thí dụ nhưng tôi tin ít nhất nó không "bias" bằng chữ "đồi bại". chỉ một chữ "đồi bại" tác giả bắn cả hai chim..chế độ ông Diẹm và ông Thiệu! Ha ha bắn thì cứ bắn nhưng từ diển thì nên chừa chổ cho người đã chết.

Có lẽ nên chỉ ra từng chữ ? Vấn đè néu tôi viết nhiều người ghét tôi thì OK nhưng nói nhiều người ghét anh Trung trong một mục từ của từ điển thì nên đắn đo. chúc vui vẻ. tôi ghét chế độ cũ nhưng tôi không nghĩ nên dùng chữ này!

Nguyễn Văn Thiệu (5 tháng 4 năm 1923 – 29 tháng 9 năm 2001) là một tổng thống nước Việt Nam Cộng Hoà. Khi nước Việt Nam Cộng Hoà thành lập sau khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam vào năm 1954, ông là trung tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào năm 1963, ông được lên chức thiếu tướng. Hai năm sau, ông lên làm trung tướng.

Và đây là đoạn tôi sửa:
Nguyễn Văn Thiệu (5 tháng 4 năm 1923 – 29 tháng 9 năm 2001) là quốc trưởng (1965-1967) rồi tổng thống (1967-1975) của Việt Nam Cộng Hoà.
Tôi không thấy thiếu trung lập chỗ nào cả? Thái Nhi 06:33, 25 tháng 7 2005 (UTC)

Câu này đối với tôi rõ nghiã hơn. Cái chính là bạn đó đã cắt bớt thông tin tức là lam lợi về 1 phía

Theo tôi bài củ Avia khách quan và đàng hoàng hơn (cũng chỉ bias riêng thôi)

Tôi rất tôn trọng Nhân, nhưng quả thực nếu không phải là database ở máy chủ gần chỗ tôi bị hỏng, hay máy tính tôi hỏng, hay mắt tôi nhìn kém, thì tôi không hề thấy mấy chữ bạn viết đậm là do Thái Nhi viết. Bản của Avia tôi thấy đã có những chữ này rồi. Tôi cũng không thấy Thái Nhi cắt đoạn nào. Tuy nhiên, nếu bạn thấy chỗ nào "ngứa mắt" thì cứ tự nhiên mà sửa. Trần Thế Trung 17:24, tháng 7 21, 2005 (UTC)

Tôi không ngứa mắt nhưng mà ngứa mồm! Tôi viết ra bao gồm 2 ý.

  1. bài viết chưa khách quan.
  2. phần cắt bớt của Thai nhi cũng sẽ tạo sự không khách quan

... database không tìm thấy là phải. Vì lẽ tôi viết không rõ thì là tôi sai. Xin lỗi nhá. Nhưng nếu các chữ như "đồi bại" chình ình ra mà tôi đọc hoài không thấy tôi cũng buồn không chỉ một mình anh. Tôi in đậm để đọc cho lẹ chứ không chọc anh đừng nghĩ khác.

Anh có nghĩ là cứ nhào vô sửa bài chính là nên làm trước khi thảo luận?


Anh Nhân à, nếu tôi không lầm thì hình như câu đó đã có lâu rồi, có từ phiên bản ngày 17 tháng 2 2005, không phải của Thái Nhi viết đâu. Phan Ba 18:35, 21 tháng 7 2005 (UTC)

Đó là sự viết sai của tôi anh Ba ơi tôi đã viết lại rồi sorry. Tôi gây hiểu lầm.

Hồi xưa bài này có cụm từ "chính phủ bù nhìn" (puppet government) diễn tả đúng trạng thái của nhiều chính phủ tại Đông Nam Á lúc đó. Sửa đi sửa lại thì thành một cụm từ ít khách quan hơn: "đồi bại". I'm tempted to say "Stop fixing things that are working!" (Đừng sửa những gì hãy còn tốt). Mekong Bluesman 18:47, 21 tháng 7 2005 (UTC)


Đề nghị xem lại tháng 4 dương sao trùng với tháng 11 âm lịch!!!

Chính tôi sửa

Tôi là người dịch "corrupt" từ tiếng Anh thành "đồi bại". Vì tiếng Việt của tôi còn yếu tôi không biết đây là một từ có nghĩa xấu hơn trong tiếng Việt. Xin lỗi nếu đã gây ra hiểu lầm. Nguyễn Hữu Dụng 19:14, 21 tháng 7 2005 (UTC)

Không biết không lỗi, tui mắt đui đọc mấy lần mà còn viết sai. Chữ "đồi bại" có thể dùng để thoá mạ. Thôi thì nếu anh thích chữ nào hay hay sửa lại cũng OK tôi đã theo lời anh Trung dùng 1 câu khác đại ý gần giống. Làng Đậu 19:29, 21 tháng 7 2005 (UTC)
"Corrupt" ở đây dịch là tham nhũng thì đúng hơn. --Avia 01:54, 22 tháng 7 2005 (UTC)

Những phê phán sửa

Không nên viết về quan điểm của mình mà không có các quan điểm khác trên Wikipedia. Mekong Bluesman 17:34, ngày 20 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đôi điều suy nghĩ sửa

Không riêng gì đề tài của ông Thiệu nói riêng mà tất cả các đề tài khác đều vấp phải một số vấn đề _ tính trung thực, điều này do khách quan cung như chủ quan. vì vậy những gì đưa vào trong tự điển bách khoa widipedia thì nên càng chính xác càng tốt. Nếu chưa được thống nhất của nhiều ý kiến thì nên phân loại mục riêng để các quí độc giả có thể trao đổi và cho ý kiến. Điều này tránh cho các vị điều hành phải mất công trở thành các vị luật sư bào chữa cho các vấn đề lịch sử bất đắc dĩ. _ Vấn đề tại liệu và dịch thuật thì càng nên chính xác theo nội dung càng tốt và tất nhiên la được sự thống nhất và đóng góp của nhiều người. Bởi lẻ tìm một từ ngữ cho phù hợp không đơn giản tý nào. _ Đây là nguồn mở nên muốn huy động góp công sức của nhiều người, như vậy sẽ gặp nhiều ý kiến trái ngược cũng như quan điểm đối lập là điều tất nhiên. Đặc biệt là các vấn đề xã hội và lích sử. Vì vậy theo quan điểm của riêng cá nhân tôi thôi, các vấn đề về lịch sử cũng như xã hội chúng ta nên trích dân từ nguồn tin cậy nào đó, hoặc viết tóm tắt lại. Chúng ta tránh đi quá sâu ngay từ đầu sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn Con không thì wikipedia không tránh khỏi việc mở thêm mục dị khảo để mọi người bày tỏ quan điểm. Tất nhiên là sẽ còn nhiều bất cập nữa cho dự án khổng lồ thế này mà wikipedia phải đối phó. _ Riêng bài về ông Thiệu (xin lỗi người quá cố)tôi không thích ông tí nào cả. Xin lỗi quí vị Tuy nhiên cũng trong hệ wikipedia tôi tìm thấy trong http://www.answers.com/topic/nguyen-van-thieu có đoạn viết: 'In 1949, he was educated at the National Military Academy in the former Imperial Capital Hue. He was commissioned a 2nd. Lieutenant from the first officer candidates' course of the Vietnam National Army which had been created by the Emperor Bao Dai.' Điều này không thấy có đề cập trong bài viết mà lại viết ông Thiệu học sỹ quan Đà lạt khóa đầu..... Đề nghị người viết nên cân nhắc lại. Cuối cùng tôi muốn nhắc lại rằng viết liên quan về lịch sử rất phức tạp. Nó đòi hỏi không những đầy đủ thông tin mà còn tùy thuộc vào cái khách quan của ngòi bút nữa. Cái được đưa vào trong wikipedia là cái nên được nhiều người chấp nhận nhất. Giải pháp để đánh giá_ ban điều hành wikipedia nên tạo thêm mục câu hỏi đóng hay mở để độc giả tự bỏ phiếu cho vấn đề liên quan đó. Qua đó nội dung mới chính xác và khách quan đựoc, đồng thời chúng ta tránh cái tiếng là khuấy động lịch sử. Chúc quí vị sức khỏe. Wikilover 18:36, ngày 20 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Khi Wikilover có tài liệu đáng tin cậy và các thông tin trên Wikipedia sai thì nên sửa (và nêu nguồn của nó). Khi tôi bỏ phần Wikilover viết về ông Nguyễn Văn Thiệu học tập tại Hoa Kỳ, tôi chỉ muốn nói về tính chất mơ hồ của nó khi nó nói "có giai đoạn" mà không nói là gia đoạn nào.
Lối làm việc của Wikipedia, Wikilover sẽ thấy, là lối làm việc để đạt consensus. Khi có các quan điểm khác nhau thì các thành viên phải thảo luận, và làm việc với nhau, trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau để đạt được consensus đó. Lúc nào cũng bỏ phiếu thì tốn thời giờ lắm vì nhiều khi chỉ cần 2, 3 lần giải thích thì các quan điểm khác nhau lúc ban đầu bị biến mất đi.
Về vấn đề khách quan thì tôi, cũng như rất nhiều người khác, không biết nó có hình gì và màu gì. Nhưng Wikipedia đã nghĩ đến chuyện đó và có đưa ra "định nghĩa" cho khách quan kiểu Wikipedia, và đó là càng nhiều quan điểm khác nhau của một vấn đề được đưa ra càng tốt. Dĩ nhiên một quan điểm mà, thí dụ, chỉ có tôi và 4 đứa cháu của tôi nói đến thì không nên đưa ra.
Mekong Bluesman 18:57, ngày 20 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thêm vài ý kiến sửa

Minh là thành viên mới, xin phép có vài ý kiến về tiểu sử ông Thiệu

  • Trước hết xin đồng ý với anh Mekong Bluesman về việc không nên bỏ phiếu để xác định mức độ chính xác của một bài viết, vì theo thiển ý, ta chỉ cần kiếm đủ người là có thể bóp méo bất cứ sự thật nào.
  • Cũng xin cảm phục anh wikilover rất tế nhị trong vấn đề phân biệt rõ ràng đâu là thành kiến cá nhân, đâu là công việc cho lợi ích chung, để tránh tình trạng thiếu tôn trọng nhau.
  • Cũng theo tinh thần đó, chúng ta nên phân biệt, liệt kê và dẫn chứmg rõ ràng (a)chi tiết nào là về đời binh nghiệp của ông Thiệu, (b)chi tiết nào về đời tư của ông ta, và (c)chi tiết nào về lời phê phán của các sử gia chuyên nghiệp về chính phủ ông ta. Có thể bị thiếu khách quan nơi (c), thí dụ quá nhiều trích dẫn góc nhìn của sách vở Mỹ, v.v, nhưng (a) và (c) rất dễ dàng kiểm định, vì không có nhiều nhiều nguồn tài liệu đứng đắn về ông Thiệu
  • Theo thiển ý, chiến tranh đã tàn hơn 30 năm, nhưng vết thương trong lòng nhiều người Việt còn lớn lắm, nhất là những kẻ chiến bại bỏ nước mà đi, sống xứ người. Kẻ hèn này may mắn (hay bất hạnh thì đúng hơn) được đi thăm các di tích của cuộc nội chiến Nam-Bắc của Mỹ, thay đau xót cho quê hương của mình. Vì sao? Khi các bạn đi thăm South Carolina hay Virginia, thấy cờ miền Nam (Confederate Flag) vẫn tung bay trên bầu trời thủ phủ tiểu bang, tượng tổng thống miền Nam Jefferson Davis vẫn còn đứng ở Charleston, các trường Võ bị danh tiếng đào tạo các sĩ quan xuất sắc miền Nam (The Citadel, SC và Virginia Military Institute) vẫn hoạt đông hơn 140 năm sau khi chiến tranh kết thúc, và đặc biệt hơn hết, Nghĩa Trang Quân Đội Quốc gia (Arlington National Cemetary) chôn cất và tôn trọng tất cả binh lính, tướng lãnh hai miền nam Bắc. Đó là tôn trọng nhau, không chỉ bằng lời nói, mà bằng việc làm.
  • Xét cho cùng, thật sự nếu dân tộc tính của người Việt chúng ta là tính hiếu thắng, thích chà đạp người đối lập, thì đưa đến đâu? Thắng kẻ giỏi thì mới hay, thắng thằng vô lại thì hay ho gì ?
  • Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý, xin các anh thứ lỗi nếu xúc phạm đến ai.
Huỳnh Tường Minh 04:40 , ngày 21 tháng 10 năm 2005 (EDT)
Đoạn này bạn viết đã lâu, chưa chắc tương lai sẽ quay lại đọc tiếp. Nhưng tôi vẫn muốn có một ý kiến nhỏ về việc bạn so sánh với nội chiến ở Mỹ. Đúng là vấn đề hậu chiến ở Việt Nam đáng ra có thể nhẹ nhàng hơn, và ít gây chia rẽ dân tộc hơn. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với nội chiến ở Mỹ thì tôi e là hơi khập khiễng.
Thứ nhất, hai cuộc chiến tranh khác nhau về một điểm rất quan trọng là chủ nghĩa dân tộc. Trong nội chiến Mỹ, không có quân đội nước ngoài đem quân vào Mỹ, giết người Mỹ. Còn ở VN, bạn có biết sử sách nói như thế nào về những ông vua/vương gọi quân phương Bắc vào Việt Nam không?
Thứ hai, không nên so sánh 30 năm sau cuộc chiến này với 140 năm sau cuộc chiến khác. 140 năm là rất nhiều thế hệ đã trôi qua rồi. Ở Việt Nam, những ai đã làm gì sai về việc giải quyết hậu quả chiến tranh, nếu người ta còn sống thì họ cũng đã và đang nhận ra, nếu họ chưa nhận ra thì thế hệ sau làm việc đó.
Khi bạn nghĩ đến vết thương lòng của những người ra đi, mong bạn cũng nghĩ cho những người ở lại. Còn cả vạn người lính còn nằm lại đâu đó trong rừng mà vợ con họ chưa tìm được mộ.
Tmct 08:56, ngày 7 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ông Nguyễn Văn Thiệu có mang vàng ra khỏi đất nước không? sửa

Tại trang http://www.google.com.vn/search?q=%22nguy%E1%BB%85n+v%C4%83n+thi%E1%BB%87u%22%2B%22t%E1%BA%A5n+v%C3%A0ng%22&num=100&hl=vi&lr=&filter=0 có liệt kê ra rất nhiều thông tin khác nhau về việc ông Thiệu có mang 16-18 tấn vàng ra khỏi Việt Nam hay không. Vậy, có ai có thể tập hợp và đưa ra 1 đoán định về vấn đề này, trước mắt là ở phần thảo luận này dược không? Newone 09:39, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ủa, sao không ai có ý kiến về sự kiện 16 tấn vàng nhỉ? Newone 12:14, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin mời đọc [1], phóng sự những 6 kỳ cơ. Newone lấy tư liệu viết bài sự kiện 16 tấn vàng nhé ;)
Tmct 19:09, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo tôi, rất ít có căn cứ ông Thiệu đã mang số vàng nyày đi. 125.234.2.160 02:13, ngày 7 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chẳng có căn cứ nào cả, đó là chuyện bịa với ác ý rõ ràng. Loạt bài trên báo Tuổi trẻ [2] đã minh định 2 điều:

  1. Ông Thiệu không thể bỏ 16 tấn vàng vô mấy cái va li mà đi được.
  2. Ban quân quản Ngân hàng Quốc gia đã nhận bàn giao đủ số vàng (1234 thoi vàng + tiền vàng cổ) và giấy bạc (hơn 1000 tỷ đồng) trong Ngân khố khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ.

Avia (thảo luận) 02:29, ngày 7 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin hỏi (hàm Trung tá) sửa

"Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, năm 1955 ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, với quân hàm Trung tá, giữ chức Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt. Đến năm 1962, ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh, hàm Đại tá."

Có bác nào có thể xác nhận về độ chính xác của tin này không? Là chỉ huy trưởng của Võ bị Đà Lạt mà chỉ mang hàm Trung tá thì quả là hơi lạ.

--redflowers 15:21, ngày 7 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi nghĩ thì năm 1955 quân đội Việt Nam Cộng Hòa chưa lớn mạnh về quân số cũng như trang thiết bị nên chuyện ông Thiệu với quân hàm Trung tá làm chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt là chuyện thật. Thí dụ như ông Nguyễn Xuân Vinh vào năm 1962 làm Tư lệnh Không quân lúc ông mới có 32 tuổi. 70.253.80.131 05:15, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Câu hỏi (đất nước) sửa

  • "Đất nước còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả"

Không hiểu tại sao ông Thiệu lại dùng từ đất nước mà không là từ chế độ ?

  • "Chế độ còn, còn tất cả. Chế độ mất, mất tất cả"

Tổng Thống Thiệu dùng từ đất nước là đúng vì nước VNCH là nước có chủ quyền lãnh thổ(miền nam việt nam) có quốc kỳ(lá cờ vàng ba sọc đỏ)quốc ca(tiếng gọi công dân) và khẩu ngữ(tổ quốc danh dự trách nhiệm) và có quan hệ ngoại giao trên 50 nước trên thế giới tại thời điểm bấy giờMinhthang61 (thảo luận) 14:59, ngày 28 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời


Ai sửa câu trên thành: "Đất nước còn, còn tất cả ; cộng sản thắng mất tất cả." Câu này có đúng không?
  • "Đất nước Ba Lan thì luôn còn đó, chỉ có thành phần lãnh đạo là thay đổi thôi.": nhiều báo Việt Nam than phiền tình hình Ba Lan sau khi sụp đổ là mất nước đã bị Ông Lãnh sự quán Ba Lan phản ứng như vậy rồi. Đất nước Việt Nam cũng chỉ có thay đổi lãnh đạo chứ mất vô tay ai?
  • Một số học giả cho rằng đối với các nước Á - Phi quyền lực quan trọng hơn tiền. Khác với dân Âu Mỹ, về hưu là chuyện thường, Thủ tướng Đức, Anh hôm trước, hôm sau đã đi làm thuê cho Nhà in, Nhà báo. Nhưng với dân Á - Phi mất chức, mất quyền lực là đồng nghĩa với mất mạng, mất tiền, mất lỗ tai (như Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Tổng Thống Philippine Marcos, Thủ Tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, Tổng thống Uganda, Siera Leon ...) thậm chí tiền gởi có được do tham nhũng ở ngân hàng Thụy Sỹ cũng bị chính quyền đương nhiệm đòi lui, rất là khổ cho người bị đảo chính, thua trận.
  • Nhưng chính phủ Việt Nam lại có một thời gian dài không quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế vì vậy những viên tướng tham nhũng tha hồ mà xài tiền tham nhũng gởi nhà băng nước ngoài. Do đó, câu "mất tất cả" chứng tỏ anh tham nhũng hồi trước không biết nhìn xa như bây giờ, tham nhũng nhiêu xài nhiêu, xài dư thì đầu tư trong nước chứ không lo gởi ngoại quốc, đến nổi thân làm tướng ngụy mà chạy qua Mỹ phải làm cái anh bán rượu, bán cà phê kể cũng tội. Ông tướng ngụy già nào cũng bị người đời xài xể: chùi ly, tách, chén, dĩa không sạch, nấu ăn không ngon, rồi nghèo hèn đến nổi bị vợ bỏ, thấy mà thương cho mấy ổng.
  • Nếu biết rút kinh nghiệm làm quan có thời, tham nhũng được chút đỉnh lo gởi nước ngoài thì đâu có đến nổi phải thở than dữ vậy. Đã không được ăn, mà đến lúc chết vẫn còn mang tiếng với dân là chôm vàng của dân. Trình độ tính toán của Nguyễn Văn Thiệu và tướng lĩnh VNCH về mọi mặt còn kém: từ đánh nhau, rút quân cho đến tham nhũng, làm giàu, bán đất ... chỉ là hạng đàn em, mẫu giáo người ta mà thôi.
Yamaham 12:59, ngày 8 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin đừng làm Wikipedia thành một diễn đàn. Các thảo luận tại Wikipedia là để viết bài hay làm tăng chất lượng của bài, không là để tranh cãi niềm tin chính trị, hay niềm tin khác. (Xem Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia.) Mekong Bluesman 16:14, ngày 8 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa

Các câu nói trong bài này (nổi tiếng hay không nổi tiếng) cần phải có dẫn chứng. Nếu không chúng sẽ bị xóa. Mekong Bluesman 14:16, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC).Trả lời

Tôi cũng đồng ý với Mekong Bluesman là những câu này không có dẫn chứng thì phải xóa--DXLINH 15:45, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi không đồng ý với tính chất lạm dụng lời kêu gọi dẫn chứng bên trên của tôi để xóa riêng những gì không thuộc niềm tin chính trị của mình và giữ các câu khác -- hành động đó là tương đương với phá hoại. Mekong Bluesman 15:56, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với ý kiến của bạn những gì là lịch sử thì mình phải tôn trọng nó--DXLINH 16:04, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý! 203.162.3.146 04:28, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trong phần Câu Nói Nổi Tiếng có những diễn giải câu nói quá cực đoan và không trung lập, nặng nề mang tính chửi rủa không nên có ở 1 trang Wikipedia. Những diễn giải này lại không ăn nhập với câu nói được cho là của ông Thiệu. Như câu "Ăn cơm quốc gia, thờ ma CS" làm gì lại liên quan đến sự hành động "khủng bố" miền Nam? Đây là trang Bách khoa chứ không phải trang chống Cộng. Còn từ "biếm chỉ" là nghĩa gì vậy, trong tiếng Việt không thấy ai dùng từ này. Nên dùng từ ám chỉ thì đúng với tiếng Việt hơn. 198.214.186.128 (thảo luận) 15:55, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ tự nhận là những con bù nhìn, những con rối của Mỹ sửa

Nguồn này ông Thiệu tự ví mình như con bù nhìn còn nguồn này ông Kỳ nhận mình là những con bù nhìn, con rối của Mỹ nó rất trực quan nghe thấy, nhìn thấy sao IP lại xóa đi. --Hiennhudat (thảo luận) 04:44, ngày 11 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi không bao giờ tin trên đời này lại có ai tự nhận mình là một con rối.183.81.18.122 (thảo luận) 04:48, ngày 19 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sao lại dẫn nguồn ở một chỗ khác rồi lại nói là không phải. --Tôi người Việt Nam (thảo luận) 02:41, ngày 24 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đã nghe lại các bài pv đó của cả ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ ở bản Tiếng Anh. Không có lời nào là tự nhận là bù nhìn của Mỹ như thành viên Hiennhudat đã đưa vào trong bài. Tôi ghi lại script dưới đây cho các thành viên khác kiểm chứng:

"in a hurry visit to Saigon he told Thieu to accept or face a cut-off in aid Thieu said he could not accept the North troops in the South: I'm not a yes-man I'm not a puppet i would not agree with everything that the American would like to impose to our people...they have abandoned us, they have sold out us, they have stabbed on our back, that is true, that is clear [that] we have a bad friend"

"we have intercepted North Vietnamese messages follow a sequence from the day get ready to attack advance they always treated and considered us as a puppet of the American, [but] not a true leader of the Vietnamese people"

Sau đó lại một đoạn pv khác với Brian Jenkins (Military Analyst), người sẽ giải thích tại sao việc nhận thức sai về chính quyền VNCH như bù nhìn là một sai lầm của cả hai phía:

  • "There is a paradox here in which on the one hand the leadership of South Vietnam was perceived as the puppet of the American by almost everyone except the American themselves who then got none of benefits of the indeed puppet so that we can manipulate them. It is the worst of both world to perceive them as puppets and yet could not manipulate them".

Vì lẽ đó nếu cho rằng 2 ông Thiệu và Kỳ tự nhận mình bù nhìn thì đó là một ý kiến xuyên tạc.Predestination (thảo luận) 07:32, ngày 19 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi nghe đoạn ông Kỳ nói: "Vietcong always treats us like a puppet of the Americans, but then the American people also considered us as a puppet of the Americans, not a true leader of the Vietnamese people." Nhưng dù sao Youtube cũng không thể làm nguồn dẫn chứng và không thể đưa vào bài được, có tranh cãi cũng vô ích, moot point. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 07:45, ngày 19 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bác Predestination trích lời bậy bạ, nhất là clip có ông Kỳ nói. Căn cứ trên 2 cái links của bác, thì ông Thiệu ấm ức và chống chế nói khi bị Mỹ ép ký vào hiệp định Paris là: "I'm not a yes-man, I'm not a puppet, I'm not agree with everything that the American would like to impose to our people (đoạn 1)... They have abandoned us (họ bỏ rơi chúng tôi), they have sold out us (họ đã bán đứng chúng tôi), they have stabbed on our back (họ đâm sau lưng chúng tôi), that is true, it is clear we are betrayed (đó là sự thật, rõ ràng là chúng tôi đã bị phản bội) (đoạn 2)". Ông Kỳ thì nói khá rõ: The Vietnamese Communist and the communist world always treat us like a puppet of the Americans... but the American people also considered us a puppet of the Americans, not a true leader of the Vietnamese people. Chuyển ngữ: Cộng sản Việt Nam và thế giới cộng sản luôn đối xử với chúng tôi như những con rối của người Mỹ... nhưng người Mỹ cũng coi chúng tôi như con rối của người Mỹ, không phải là nhà lãnh đạo thật sự của người Việt Nam. Còn ý kiến cá nhân của Brian Jenkins cũng không nói lên gì nhiều, đó là lý do ông ta là Military Analyst (người bình luận quân sự), chứ không phải là Political Analyst (người bình luận chính trị). 68.91.194.195 (thảo luận) 20:39, ngày 19 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vừa tìm thấy nguồn về việc ông Thiệu gia nhập Việt Minh bên English, nguồn Los Angeles Times. Lần sau đề nghị bạn có IP 183 cho nguồn đầy đủ vào, dễ bị hiểu lầm là phá hoại, nhất là IP vô danh. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 04:53, ngày 19 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quan trọng hơn, trong bản tiếng anh vẫn còn giai thoại 16 tấn vàng trong đó cho rằng ông thiệu đã lấy nó đi.183.81.18.122 (thảo luận) 04:58, ngày 19 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Khách quan mà nói thì ông Kỳ còn nói về việc Mỹ "undercut" VNCH và tự mình điều khiển chiến tranh v.v. Nhưng dù thế nào câu "Tôi là tổng thống bù nhìn" cũng không hề được phát ra từ nguyên văn của ông Thiệu. Nên không có cơ sở đem vào bài này. Phải suy diễn xa lắc mới có thể nói họ tự nhận mình là bù nhìn, con rối của Mỹ, họ chỉ nói là "CSVN đối xử với họ như vậy" và "người Mỹ cũng coi họ như vậy" không có nghĩa họ tự thú mình là bù nhìn, đó là suy diễn chứ không phải là nguồn dẫn chứng chính đáng. Chưa kể Youtube chưa bao giờ là nguồn tin cậy, uy tín để có thể đem vào Wiki. Do nhung (thảo luận) 00:36, ngày 20 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Khóa Nguyễn Văn Thiệu. sửa

Cho hỏi Lê Thy là ai.Tại sao anh ta có quyền khóa bài Nguyễn văn thiệu. Anh ta nói bài này bị phá hoại quá mức. Tôi cho rằng đây không phải là phá hoại, mà là đóng góp, Tôi nghĩ anh ta đang ngăn chặn sự đóng góp của các ý kiến trung lập. thảo luận quên ký tên này là của Binh259 (thảo luận • đóng góp).

Tôi là bảo quản viên vi.wikipedia. những trang đang có những đóng góp mang tính bút chiến sẽ được tạm thời bán khóa, IP các thành viên mới đăng ký sẽ không được phép sửa đổi. Lê Thy (thảo luận) 08:24, ngày 19 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin lỗi bảo quản viên, Tôi nghĩ bài này nhất quyết phải có nhiều thay đổi khác nhau thì mới trở nên đầy đủ.Tức là phải có bút chiến. thảo luận quên ký tên này là của Binh259 (thảo luận • đóng góp).

Xin lỗi xen vào chút. Các bài viết trên Wiki, kể cả chính trị, đa phần là trung lập và theo cách nhìn của nước ngoài, trích dẫn tài liệu Tây Ta đầy đủ, vì vậy không thể nói là không trung lập. Các bảo quản viên trong đó có Lê Thy là những người được cộng đồng tin tưởng bầu lên, vì vậy không thể nói là các bảo quản viên không trung lập. Sau khi coi lại lịch sử Đóng Góp của Binh259 thì tôi thấy bạn mới chính là người không trung lập, với nội dung sửa đổi phần lớn nghiên về xu hướng cực đoan chống Cộng và vì đó bạn đã bị nhiều người lùi lại. Do nhung (thảo luận) 21:40, ngày 19 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thấy các bài viết trên wiki về lịch sử và chính trị nước khác thì tốt, nhưng còn về lịch sử và chính trị việt nam hiện đại thì không trung lập, đa số tìm cách nói xấu VNCH và những cựu lãnh đạo của họ.Cố gắng lảng tránh động trạm đến đảng cộng sản.Binh259 (thảo luận) 00:05, ngày 20 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đó là do bạn ở trong môi trường thông tin chống cộng một chiều quá lâu nên mới có ý nghĩ lạ lùng như vậy. Tôi thấy thông tin trên Wiki không có vấn đề gì về trung lập cả, Wiki có nội quy rõ ràng về thái độ trung lập, thậm chí một số bài có xu hướng thiên về phương Tây. Do nhung (thảo luận) 00:13, ngày 20 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Giúp tôi sửa lại các dẫn nguồn, tôi không biết cách, ai đó hãy vào mã nguồn và chỉnh lại giúp tôi sửa

Tôi dẫn nguồn từ new york time, los angeles times, telegraph.co.uk tất cả đều bằng tiếng anh.Nhưng tôi không biết cách làm sao cho những biểu tượng dẫn nguồn hiện ra ngay cạnh các đoạn quan trọng.đó là ở phần gia nhập quân đội. thảo luận quên ký tên này là của Binh259 (thảo luận • đóng góp).

Tại thông tin cần dẫn nguồn bạn gõ <ref> Nguồn bạn muốn dẫn (nếu từ báo thì ghi rõ tên bài viết, người viết, ngày báo phát hành; nếu là từ web thì gõ nguyên địa chỉ đến trang web đó. Tuy nhiên thông thường nguồn dẫn từ các trang web ít uy tín hơn từ sách, báo. Sau đó bạn gõ </ref>. Tại phần chú thích cuối bài, nếu chưa có mã {{listref}}, thì bạn nhớ gõ vào. Lê Thy (thảo luận) 07:37, ngày 20 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Biên tập lộn xộn sửa

Thành viên: Binh259 đã dẫn ra được một số nguồn, nhưng có lẽ do nhiều thành viên sửa nên rất lộn xộn. Tôi định bien tập lại và cho một số nguồn trong nước vào, sao TV ngoanhien lại cứ xóa đi? --Hiennhudat (thảo luận) 16:40, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Land holder = land owner là danh từ chỉ những người sở hữu đất nói chung. Cha tôi có một mảnh đất cũng có thể là land holder, là chủ đất; không thể bảo ông là Landlord = địa chủ là những người cho người khác mướn đất làm lấy tô. Bạn không đọc nguồn dẫn rồi bảo tôi sai. Nguồn dẫn báo công an nhân dân cố ý bỏ qua giai đoạn 1945-1946 vì lý do gì tôi không biết nhưng các chi tiết sau báo này viết đều hợp lý và đã có viết trong bài rồi. Bạn không chịu đọc, tôi đã thêm nguồn vào đúng vị trí hợp lý; không hề xóa thông tin. Đồng thời xóa các nguồn blogspot. Tôi nghĩ tôi không làm nó lộn xộn, bạn đã làm nó lộn xộn khi không đọc bài mà cố viết. Ngoanhien (thảo luận) 16:49, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hiennhudat không hề lịch sự khi cạnh tranh viết bài, bạn viết dựa theo chính kiến của mình và tuyệt đối hóa nó là đúng; không hề quan tâm đến các nguồn dẫn khác xem nó có chất lượng không Ngoanhien (thảo luận) 16:59, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn là Binh259 à, biên tập lộn xộn thế mà nói là hợp lý à, viết sai lỗi chính tả be bét

Ông ta theo Việt Minh thì thời gian học trường Hằng hải của Pháp vào lúc nào? Những tài liệu mà Binh259 dẫn ra là viết nhằm mục đích xuyên tạc, tuy nhiên tôi vẫn để cho người đọc tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Bạn không nên xóa. Nếu bạn muốn sửa cứ để bạn sửa trước, tôi sẽ chỉnh lại sau. --Hiennhudat (thảo luận) 17:04, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi là tôi, chả phải tên nào; hãy nhìn vào sửa đổi của tôi. Chỉ thấy các sửa đổi của bạn sai quá nên mới sửa lại thôi. Về vấn đề cũ, hãy cùng phân tích như sau: Thiệu học hết lớp 9 hay lớp Đệ Lục là tối đa khoảng 17 tuổi hay năm 1941 (cứ cho ông này học dốt đi). Vào học trường của Pháp sau đó là tối đa năm 1941. Vì ông này chỉ học hết lớp 9 nên không thể đủ tiêu chuẩn học đại học 4 năm được; chứ cho cái trường này là Cao đẳng, tôi nghĩ là Trung học nghề, thì cũng tối đa chỉ có 3 năm là tới năm 1944 ông ta phải nghỉ học rồi. Vậy tới năm 1945 tham gia Việt Minh là hoàn toàn hợp lý; chưa kể một yếu tố là thay đổi chế độ thì ông ta sao có thể đi học tiếp sau 1945 được. Ai xuyên tạc thì tôi không biết, nhưng tời báo Anh nêu chi tiết này không mâu thuẫn với dòng thời gian chung. Cho nên, bạn cứ xóa chi tiết này và làm nó yếu đi bằng các thêm cụm từ "theo một số tài liệu"; tôi cũng sẽ không phục lại như cũ. Bạn có thể phí thời gian để có các sửa đổi tồn tại một ngày sao không bỏ ra chút thời gian mà ngồi phân tích nguồn và có thể thì tranh luận với tôi; Nếu tôi sai và bạn đúng thì tôi sẽ cùng bạn bảo vệ chi tiết này. Xin chấm hết Ngoanhien (thảo luận) 17:16, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin bạn lưu ý rằng ông ta lên SG để học tiếp phổ thông sau đó mới học trường Trung học nghề rồi trường Hằng hải. Ngoài ra bạn còn viết sai chính nguồn dẫn của bạn. Văn bản bạn dẫn viết thế này: ... với sự giúp đỡ của anh trai mình, Nguyễn Văn Hiếu, luật sư Paris-đào tạo và quan chức chính phủ hàng đầu, tham dự Học viện Merchant Marine và Học viện Quân sự Quốc gia tại Đà Lạ...

Nhưng bạn lại dịch là: Ông bí mật vào Sài Gòn, với sự giúp đỡ của anh trai Nguyễn Văn Hiếu ông được nhận vào học viện hải quân Marine của Pháp

. Nhưng điều tôi quan tâm hơn bây giờ là cách hành văn vô lối, như là không sõi tiếng Việt của bạn, chả khác gì Binh259 và những con rối mới bị cấm. --Hiennhudat (thảo luận) 17:38, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời


Trường nghề chứ không phải là phổ thông. Bạn tưởng phổ thông trước 1945 dễ học lắm à; một tỉnh có 10 người đậu phổ thông chắc gọi là ăn mừng rồi đấy (trừ Gia Định, Phú Xuân và Hà Nội). Trường nghề và trường hàng hải đều là hai trường trung học nên tối đa Thiệu chỉ tốn 4 năm là tới chừng 1945 là hết đát (đó là tối đa); ngoài ra trong bài không hề nhắc tới chi tiết ông này có hay là không việc tốt nghiệp. Vì vậy bạn dùng nó biện minh ông này học mắc mớ gì theo Việt Minh là hoàn toàn vô căn cứ và vặn vẹo kiểu dùng youtube để bảo ông này thú lên "tôi là bù nhìn". Thông tin của CANA và The Telegraph hoàn toàn không có mâu thuẫn mà Telegraph chỉ viết những gì CAND cố ý không viết. Bạn quan tâm cứ việc thoải mái, cứ việc đi đòi kiểm tra để làm cho rõ; tôi viết tiếng Việt từ nguồn Anh nên chịu ảnh hưởng của tiếng Anh; còn đỡ hơn có bạn viết tiếng Việt mà viết tắt vô lối, "chính tả" viết thành "trính tả" như cái bạn nào ở trên đây; sau đó lại dạy đời người ta. Ngoanhien (thảo luận) 17:56, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi không thấy cái câu bạn nêu ở đâu, chắc rằng tôi đã sửa nó. Ngoài ra có phải tôi viết hết nguyên bài này đâu. Tôi chỉ giúp các thành viên khác sửa đổi các sửa đổi của một chiến binh chống chính trị trên Wikipedia đấy chứ. Ngoanhien (thảo luận) 18:02, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
@Ngoanhien
Tài khoản Hiennhudat là một tài khoản con rối dùng cho một mục đích là sửa đổi gây mất tập trung và gây tranh cãi. Không cần tranh cãi với hắn, bạn thấy hợp lý thì cứ làm. Rất nhiều người đang bức xúc với thành viên này và sự không cứng rắn của những người được gọi là bảo quản viên Wikipedia nên bạn đừng lo là thiếu người cùng tham gia.--74.52.75.242 (thảo luận) 18:10, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cố tình dịch sai để phân tích rồi lại nói ra vẻ trung lập. --Hiennhudat (thảo luận) 18:08, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn có vấn đề gì với năng lực đọc hiểu phải không? Ngoanhien (thảo luận) 18:12, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
    • Dùng những câu văn như thế này để biên tập, có phải là ngôn ngữ bách khoa của người Việt không?

Sau đó một năm, 1947, ông nhận được hàm sĩ quan, nhưng ông từ chối làm việc trên một con tàu khi phát hiện ra những ông chủ người Pháp có ý định trả lương cho ông thấp hơn lương của các sĩ quan Pháp. Ông đã hoàn toàn từ bỏ ý định về một cuộc sống trên biển. Sau đó ông chuyển đến học tại Học viện Quân đội Quốc gia Việt Nam, sau trở thành trường Võ bị Đà Lạt

Trong những trận đánh chống lại Việt Minh, ông Thiệu nhanh chóng kiếm được danh tiếng vì sự dũng cảm và có năng lực chỉ huy . --Hiennhudat (thảo luận) 20:02, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ôi những con rối!!! --Hiennhudat (thảo luận) 18:14, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn quả thực chỉ canh me công kích cá nhân đúng như nhiều thành viên lên tiếng. Tôi sẽ không thảo luận nữa cho phí thời gian. Bạn có thể lùi sửa, tôi sẽ khôi phục lại đúng tình trạng trung lập và phong cách viết bài phi chính trị của Wiki. Ngoanhien (thảo luận) 18:20, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhiều thành viên là những ai thế? Chỉ là một con rối. --Hiennhudat (thảo luận) 20:14, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

 
Goodluck đã xóa thảo luận này của IP 74.52.75.242 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 19:33, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.Trả lời
Đề nghị IP này không bỏ rơm vào bếp. Chuyện tài khoản con rối này cả Wikipedia đều biết, tôi không cần bạn dạy đời. Ngoanhien (thảo luận) 18:20, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi vừa thử đọc qua nguồn dẫn từ báo CAND mà bạn đã đưa ra, tôi thấy bài báo đó đã cắt bớt đoạn ông Thiệu tham gia Việt Minh, lợi dụng sự không rõ ràng về ngày tháng năm sinh của ông Thiệu để nói xấu, lời lẽ thì đầy sự khích bác ông ta, cho nên không thể đem làm nguồn dẫn.

Còn về vấn đề dịch Landowner thành địa chủ thì với vị trí danh từ Landowner là địa chủ. Nhưng dịch là chủ đất có lẽ tốt hơn.

Còn hiennhudat nói tôi viết sai chính tả be bét thì tôi không đồng ý, tôi chỉ viết nhầm chữ "Y" và "I" thôi.

vấn đề về dịch câu mà hiennhudat dẫn ra "... với sự giúp đỡ của anh trai mình, Nguyễn Văn Hiếu, luật sư Paris-đào tạo và quan chức chính phủ hàng đầu, tham dự Học viện Merchant Marine và Học viện Quân sự Quốc gia tại Đà Lạ..." Câu này ở đâu? Trong http://www.nytimes.com/2001/10/01/us/nguyen-van-thieu-is-dead-at-76-last-president-of-south-vietnam.html?sec=&spon=&pagewanted=3 viết là: Mr. Thieu secretly journeyed to Saigon where, with the help of his older brother, Nguyen Van Hieu (whom he later made Saigon's ambassador to Rome), he was admitted to the Merchant Marine Academy. Tôi đồng ý mình dịch Merchant Marine Academy thành học viện hải quân Marine là không đúng, tôi sẽ sửa lại. Nhưng câu đó không phải như anh dịch.

Còn vấn đề ông Thiệu kết hôn với Nguyễn Thị Mai Anh thì phải để lên mục thân thế chứ không phải mục binh nghiệp.

Có lẽ tôi nên cắm chốt ở bài Nguyễn Văn Thiệu để đề phòng hiennhudat sửa đổi nó theo quan điểm của đảng cộng sản. Nếu không còn ai ý kiến gì thì tôi sẽ sửa đổi nó với một số thêm bớt. Binh259 (thảo luận) 02:03, ngày 24 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vừa mới coi đóng góp của thành viên ngoanhien, vừa mới đăng ký nick là lập tức chạy vào bài Nguyễn Văn Thiệu, hành động quen thuộc ko có vẻ gì là 1 nick mới cả. Có dấu hiệu của 1 con rối. Nhoquenha (thảo luận) 20:29, ngày 27 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời


ý của anh tôi là thành viên ngoanhien á? xin lỗi nhé, anh hãy vào mục thảo luận thành viên ngoanhien hỏi anh ta xem. Binh259 (thảo luận) 05:46, ngày 28 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cho rằng đối với nhân vật có nhiều nguồn dẫn chứng khác nhau thì chú ý thông tin mà hầu hết các nguồn đều thống nhất với nhau. Nếu dẫn chỉ từ một nguồn, dễ dẫn đến thông tin sai lạc chủ quan theo tác giả của nguồn đó. Thái Nhi (thảo luận) 06:56, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Số thành viên trong gia đình ông Thiệu. sửa

Trong nguồn tiếng anh viết ông Thiệu là con út trong một gia đình có 5 người con. Vậy 2 người kia là ai?. Tôi không thể tìm được.

Vẫn là về nguồn trong báo CAND, tôi nghĩ nguồn đó không trung lập nên tôi sẽ xóa nguồn đó đi. Binh259 (thảo luận) 04:56, ngày 24 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Binh259 chưa quen với cách làm việc trên wiki nên rất dễ gây ra bút chiến, không thể nói là nguồn của báo CAND là không trung lập và đòi bỏ tất cả thông tin được dẫn từ nguồn này. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người cho rằng BBC, VOA, TIME là thân phương tây và không trung lập và có thể cũng sẽ đòi bỏ các nguồn dẫn này. Cách làm việc trên wiki khi có những thông tin trái ngược từ những nguồn tin cậy đối lập nhau là dẫn cả hai nguồn nếu cần thiết. Ví dụ: Theo tài liệu A là ...còn theo tài liệu B là ... Lê Thy (thảo luận) 10:14, ngày 24 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ôi, tôi đã xóa nó đi rồi. vậy thì tôi sẽ đợi các thành viên khác bổ sung vào thử xem. Nhưng quả thực là lời lẽ trong báo CAND luôn cố nói xấu ông Thiệu. Binh259 (thảo luận) 10:29, ngày 24 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thái độ trung lập của Wikipedia là tất cả các nguồn, thông tin đối lập dù có "trung lập" hay "ko trung lập" thì đều được đưa vào đầy đủ. Ko thể viện cớ người ta "ko trung lập" để bịt miệng, xóa bài. Đề nghị bạn Binh259 đọc kỹ lại quy định của Wikipedia về vấn đề Trung Lập này. Chính vì vậy dù CAND, QDND, BBC, RFA hay gì gì đều được hoan nghênh trong Wiki. Wikipedia chỉ cấm các nguồn tự xuất bản (blog, forum, trang web cá nhân) chứ ko có quy định nào cấm các nguồn "ko trung lập". Bạn Binh259 xóa các nguồn chú thích hay các thông tin từ nguồn CAND thì chính là bạn đang phá hoại, nếu lặp lại thì là cố tình phá hoại và tôi sẽ khiếu nại xử lý. Nhoquenha (thảo luận) 20:34, ngày 27 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi vừa vào đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/WP:Nguồn_đáng_nghi#Ngu.E1.BB.93n_.C4.91.C3.A1ng_nghi đọc thử, tôi nghĩ nguồn từ báo CAND bị liệt vào nguồn đáng nghi. Vì câu từ trong nguồn đó có tính chất cực đoan, nhằm quảng cáo cho một tiểu sử không tốt về ông Thiệu. Binh259 (thảo luận) 06:09, ngày 28 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

CAND là một nguồn tin tức có trụ sở, ban quản lý, và người chịu trách nhiệm rõ ràng. Vì thế, nó có thể sử dụng được làm nguồn trong trang Wikipedia này. Nguồn đáng nghi ngờ là nguồn có tiếng xấu về việc kiểm tra sự kiện. Các nguồn như vậy bao gồm các trang web và các nhà xuất bản thể hiện các quan điểm được thừa nhận rộng rãi là cực đoan, có tính chất quảng cáo, hoặc dựa nhiều vào các tin đồn và các quan điểm cá nhân. CAND không thuộc nguồn đáng nghi, nó được cộng đồng sử dụng dẫn nguồn rộng rãi trong Wikipedia suốt 10 năm nay. Vì vậy, nếu bạn có chủ trương xóa nguồn CAND thì có thể được xem là phá hoại.Sa Long Cương (thảo luận) 07:38, ngày 28 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Được thôi, nếu bảo quản viên và các thành viên khác nói vậy thì cứ dẫn nguồn từ báo CAND, nhưng nếu đem thêm cả những từ ngữ cực đoan viết về ông Thiệu trong tờ báo đó vào thì có lẽ nên xóa đi. Còn một điều nữa, tiểu sử của ông Thiệu trong báo CAND và tiểu sử của ông thiệu trong báo tiếng anh có một số đoạn không giống nhau, vì vậy tôi nghĩ nên ưu tiên những đoạn trong báo tiếng anh hơn. Binh259 (thảo luận) 15:09, ngày 28 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thế nào là "từ ngữ cực đoan" nhỉ? Bạn thấy cực đoan nhưng người khác kô thấy cực đoan thì sao? Cách làm ăn trên Wiki này là: Có nguồn hay kô, nguồn đáng tin cậy theo tiêu chuẩn Wiki hay kô, chỉ vậy thôi. Kô có là xóa hoặc đòi chú thích. Nếu xóa bài có nguồn viện cớ "cực đoan", "kô trung lập" này nọ và lặp lại hành vi này nhiều lần là bị 3RR và bị coi như là trolling, có thể sẽ bị bảo quản viên khóa nick. Theo nguyên tắc chung, nếu một số từ ngữ hơi mạnh bạo, quá khích thì bạn hoàn toàn có thể có chỉnh sửa lại cho khách quan, dễ coi hơn. Còn nếu xóa và lùi liên tục là phá hoại Wikipedia. Ngay cả RFA còn kô bị coi là nguồn đáng nghi ngờ thì CAND có là gì. Xài trên Wikipedia từ thời thành lập website này đến giờ có sao đâu. Muốn xóa bài phải có lý do chính đáng, đã qua thảo luận và có đồng thuận, chứ kô phải gắn cho mấy cái mũ rồi cứ thế xóa là xong đâu. Yeunuocviet (thảo luận) 17:23, ngày 28 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đầu tiên, vào đây đọc http://www.telegraph.co.uk/news/obituaries/1358069/Nguyen-Van-Thieu.html sau đó lại vào đây đọc http://antgct.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=53603 thì sẽ thấy cực đoan thôi. Binh259 (thảo luận) 07:03, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tưởng gì chứ cái này giống như cho tay vào nước lạnh/nóng rồi đưa nó vào nước ấm, mỗi người có quan điểm khác nhau các bài cũng có các ý kiến trái ngược nhau chứ nếu nói nguồn này cực đoan nguồn kia tâng bốc rồi xóa sạch thì wiki sẽ chẳng còn lại mấy chữ đâu với các nhân vật nổi tiếng hay nói về các tổ chức khác. Giống như các bài về nhân quyền hay tương tự ấy nếu nói nguồn cực đoan tôi có thể cho nguồn RFA bay sớm, nhưng tuân thủ luật tất cả các nguồn không phải nguồn tự xuất bản đều được chấp nhận, cách tốt nhất là kiếm nguồn đối trọng nói ngược lại đưa rồi ai muốn tin nguồn nào thì tin.Tnt1984 (thảo luận) 07:31, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không, không phải là giống như cho tay vào nước lạnh/nóng rồi đưa tay vào nước ấm. Vấn đề là thế này, có ai đó nói rằng Vi.WiKi vẫn thường hay dẫn nguồn từ báo CAND, được, tôi đồng ý nếu bài đó không phải viết về tiểu sử của một cựu quan chức chính phủ của Cộng hòa Việt Nam, nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu lại là một cựu kẻ thù rất lớn của đảng cộng sản nên tôi chắc rằng báo CAND sẽ tìm cách bôi bác tiểu sử của ông ta do đó nên hạn chế sử dụng nguồn từ CAND khi viết về tiểu sử của ông Thiệu mà nên tìm từ nguồn không phải tiếng việt. Còn về vấn đề, cách tốt nhất là tìm nguồn đối trọng rồi ai muốn tin gì thì tin, Ý bạn là đầu tiên, theo nguồn A là... sau đó lại viết: Tuy nhiên, theo nguồn B thì... Tôi nghĩ tiểu sử của một người thì chỉ có một cho nên viết như vậy thật không chính xác. Tôi nghĩ nên ngừng tranh luận lại vì tôi sợ rằng bảo quản viên vào và nói Đề nghị không biến wiki thành một diễn đàn. Các bạn dẫn nguồn từ CAND vào thì cứ dẫn, còn nếu dẫn luôn cả từ ngữ cực đoan vào thì tôi nghĩ nên xóa. Binh259 (thảo luận) 09:08, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xóa từ ngữ cực đoan hay tâng bốc, cứ việc không cần phải nghĩ vì wiki không phải nơi tuyên truyền hay nói cảm nghĩ, chỉ nên mang những thứ thật sự cần thiết về thông tin vào vì đôi khi cho dù có tâng bốc hay chỉ trích đến mấy vẫn có thể có các thông tin hữu ích miễn có thể lọc ra cho trung lập đừng bê nguyên vào ngoại trừ các câu nói của ai đó là được theo tôi thì như thế.Tnt1984 (thảo luận) 09:33, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi không biết tâng bốc. Là xóa từ ngữ cực đoan. chấm. Hết. Binh259 (thảo luận) 09:40, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã có nhiều thành viên hướng dẫn và nhắc nhở Binh259 rồi, Binh259 cần phải hiểu và chơi đúng luật (những quy định của wiki). Lê Thy (thảo luận) 09:45, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vì đây là bài viết về nhân vật lịch sử có nhiều ý kiến gây tranh cãi nên chỉ có thể dùng nguồn từ các sử gia và chuyên gia nghiên cứu sâu về chủ đề. Các nguồn cực đoan nói chung chung không có thời gian, địa điểm, số liệu, nhân chứng lịch sử cụ thể sẽ bị tháo bỏ và thay bằng nguồn uy tín khác. Dưới đây là một số nguồn được khuyến khích nên đọc tham khảo trước khi viết:
  • Cao Van Vien (1983). The Final Collapse. Washington DC: United States Army Center of Military History.
  • Dong Van Khuyen (1979). The RVNAF. Washington DC: United States Army Center of Military History.
  • Dougan, Clark; Fulghum, David; và đồng nghiệp (1985). The Fall of the South. Boston, Massachusetts: Boston Publishing Company. ISBN 0939526166. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Dougan, Clark (1983). Nineteen Sixty-Eight. Boston, Massachusetts: Boston Publishing Company. ISBN 0939526069. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthor= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Hammer, Ellen J. (1987). A Death in November: America in Vietnam, 1963. New York City, New York: E. P. Dutton. ISBN 0-525-24210-4.
  • Hoang Ngoc Lung (1978). The General Offensives of 1968–69. McLean, Virginia: General Research Corporation.
  • Hosmer, Stephen T.; Konrad Kellen; Jenkins, Brian M. (1980). The fall of South Vietnam : statements by Vietnamese military and civilian leaders. New York City, New York: Crane, Russak. ISBN 0844813451.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Isaacs, Arnold R. (1983). Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia. Baltimore, Maryland: Johns Hopkins University Press. ISBN 0801830605.
  • Jacobs, Seth (2006). Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America's War in Vietnam, 1950–1963. Lanham, Maryland: Rowman & Littlefield. ISBN 0-7425-4447-8.
  • Joes, Anthony J. (1990). The War for South Vietnam, 1954–1975. New York City, New York: Praeger. ISBN 0275938921.
  • Jones, Howard (2003). Death of a Generation: how the assassinations of Diem and JFK prolonged the Vietnam War. New York City, New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-505286-2.
  • Kahin, George McT. (1986). Intervention : how America became involved in Vietnam. New York City, New York: Knopf. ISBN 039454367X.
  • Karnow, Stanley (1997). Vietnam: A history. New York City, New York: Penguin Books. ISBN 0-670-84218-4.
  • Langguth, A. J. (2000). Our Vietnam: the war, 1954–1975. New York City, New York: Simon & Schuster. ISBN 0-684-81202-9.
  • Le Gro, William E. (1981). From Cease-Fire to Capitulation. Washington DC: United States Army Center of Military History.
  • Lipsman, Samuel; Weiss, Stephen (1985). The False Peace: 1972–74. Boston, Massachusetts: Boston Publishing Company. ISBN 0-939526-15-8.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • McAllister, James (2004). “"A Fiasco of Noble Proportions": The Johnson Administration and the South Vietnamese Elections of 1967”. The Pacific Historical Review. Berkeley, California: University of California Press. 73 (4): 619–651. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)
  • McAllister, James (2008). “'Only Religions Count in Vietnam': Thich Tri Quang and the Vietnam War”. Modern Asian Studies. New York City, New York: Cambridge University Press. 42 (4): 751–782.
  • Military History Institute of Vietnam (2002). Victory in Vietnam: A History of the People's Army of Vietnam, 1954–1975. trans. Pribbenow, Merle. Lawrence, Kansas: University of Kansas Press. ISBN 0700611754.
  • Moyar, Mark (2004). “Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War”. Modern Asian Studies. New York City, New York: Cambridge University Press. 38 (4): 749–784.
  • Moyar, Mark (2006). Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954–1965. New York City, New York: Cambridge University Press. ISBN 0521869110.
  • Nguyen Tien Hung; Schecter, Jerrold L. (1986). The Palace File. New York City, New York: Harper & Row. ISBN 0060156406.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Penniman, Howard R. (1972). Elections in South Vietnam. Washington DC: American Enterprise Institute for Public Policy Research.
  • Smedberg, Marco (2008). Vietnamkrigen: 1880–1980. Lund, Scania: Historiska Media. ISBN 9185507881.
  • Snepp, Frank (1977). Decent Interval: An Insider's Account of Saigon's Indecent End Told by the CIA's Chief Strategy Analyst in Vietnam. New York City, New York: Random House. ISBN 0394407431.
  • Truong Nhu Tang (1986). Journal of a Vietcong. Cape. ISBN 0224028197.
  • Willbanks, James H. (2004). Abandoning Vietnam: How America Left and South Vietnam Lost Its War. Lawrence, Kentucky: University of Kansas Press. ISBN 0-7006-1331-5.
  • Zaffiri, Samuel (1994). Westmoreland. New York City, New York: William Morrow. ISBN 0688111793.

NguathanhTroa (thảo luận) 11:01, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đó là những nguồn đề nghị, không phải bắt buộc, không có nghĩa là có thể xóa bỏ các nguồn khác danh sách trên.Sa Long Cương (thảo luận) 13:58, ngày 4 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Để tránh việc tranh cãi triền miên là nguồn nào uy tín hơn nguồn nào, nguồn nào cực đoan hơn nguồn nào. Quy định của wikipedia là chấp nhận các nguồn, ngoại trừ những nguồn không tin cậy như các nguồn tự xuất bản (blog, forum, trang web cá nhân). Lê Thy (thảo luận) 12:25, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lê Thy phải phân biệt được thông tin kiểu sử liệu với thông tin kiểu bình luận cá nhân kiểu hay gặp trong các bài xã luận. Bản thân tôi không phản đối dùng nguồn CAND nhưng các thông tin chế diễu hay suy luận không có căn cứ thì không nên dùng.--Ngoanhien (thảo luận) 06:31, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ngoanhien hay Binh259 gì đó lưu ý ở đây chúng ta đang bàn về việc thực hiện theo quy định chứ không phải là thực hiện theo cảm tính nên hay không nên. Lê Thy (thảo luận) 00:36, ngày 3 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lê Thy có đọc chính cái quy định về nguồn đáng tin cậy không? Tôi đang đề cập việc thực hiện theo quy định chứ không phải là thực hiện theo cảm tính. Và không nghĩ rằng Lê Thy đã đọc và đã hiểu nổi cái quy định ấy. Để tôi giải thích trường hợp này. Cái thông tin mà Binh259 nêu lên là cái thông tin trong báo CAND ghi như thế này "Tuy nhiên, cũng có nhiều giả thuyết khác nhau về ngày, giờ và năm sinh của ông ta. Những định kiến và những suy diễn dị đoan rất quen thuộc với chính trường Sài Gòn cũ đã càng làm tăng thêm sự rối lẫn xung quanh những dữ kiện này" với nhiều từ thuộc dạng nhặp nhằng veasel words đã làm nó trở thành một dạng ý kiến khác với số đông fringe theory hay là ý kiến cá nhân cực đoan (ngay ở mục 5, để bạn dễ hiểu thì bạn cứ liên tưởng tới vụ Thiền sư Lê Mạnh Thát đòi viết lại lịch sử Việt Nam, ông ta chỉ nêu ra ý kiến chứ không hề để xem như là nêu thông tin). Và những cái fringe theory thì không nên dùng trong một bài viết về lịch sử dưới bất cứ hình thức nào.--Ngoanhien (thảo luận)01:34, ngày 3 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Còn tôi đến giờ thì có thể kết luận rằng Ngoanhien hay Binh259 gì đó vẫn không hiểu nổi hay cố tình không hiểu về nguồn đáng tin cậy, dùng cảm tính để đánh giá nguồn là cực đoan để loại bỏ thông tin, đó không phải là cách làm việc của wiki. Lê Thy (thảo luận) 08:39, ngày 3 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Còn tôi thì kết luận đựơc 2 điều: Lê Thy không hề đọc và hiểu cái quy định Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy. Bạn chỉ đưa ra cái công thức đơn giản: nguồn có tác giả, có nhà xuất bản là nguồn đáng tin cậy bất kể nguồn gốc của nó và Wikipedia có thể dùng thoải mái mà không cứu xét tới yếu tố khác. Lê Thy hãy tự nghĩ, nếu theo cái công thức này tôi có thể dùng thông tin có nguồn đàng hoàng để viết rằng trước 1850, Việt Nam là một phần của Trung Quốc là đây: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/04/100417_do_ngoc_bich.shtml liệu có được không? Hay nếu như tôi dùng chính nguồn của Trung Quốc nói rằng Việt Nam là thuộc quốc của Trung Quốc liệu có được không?. Cái thứ hai nếu bạn cho tôi là Binh259, tôi xin mời bạn đi nhờ kiểm định viên làm rõ; tôi thấy vô cùng bị xúc phạm khi bạn nói bóng nói gió như thế này. Nếu tôi thấy bạn tiếp tục bóng gió, tôi sẽ khiếu nại việc này ra hội đồng bảo quản viên như là một hành động tấn công cá nhân. Xin cảm ơn.--Ngoanhien (thảo luận) 15:20, ngày 3 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ví dụ vô lý. Điều đó trái với lợi ích của dân tộc Việt Nam nhưng không trái với quy định của Wikipedia. Hoàn toàn có thể dẫn rồi ghi "theo Đỗ Ngọc Bích, theo BBC, theo Hoa Kỳ, theo Trung Quốc" v.v. Quan điểm của Trung Quốc cũng có đề cập đầy đủ trên các chủ đề về lãnh thổ, lãnh hải trên Wikipedia này. Dù đó là quan điểm thiên kiến, một chiều, cực đoan của họ cũng không vi phạm cách làm việc của Wikipedia. Để cho công bằng thì đưa lên quan điểm phản bác hợp lý của phía Việt Nam. Tương tự ở đây một số bạn thích dùng nguồn của Mỹ ở cách nửa vòng trái đất để nói về Việt Nam vẫn được chấp nhận thôi. Không có đem cảm tính, nhận định, lợi ích phiến diện vào nơi trung lập này. Đây là Wikipedia quốc tế tiếng Việt chứ không phải của người Việt Nam. Sa Long Cương (thảo luận) 13:58, ngày 4 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ mình đã hiểu, cách làm việc của wiki là dùng nguồn nào cũng được nhưng không phải là các blog, thật là đáng sợ. Binh259 (thảo luận) 10:14, ngày 3 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đó là một ngộ nhận nghiêm trọng. Quan trọng là loại thông tin nào, và đó có phải là thông tin kiểm chứng được hay là không. Chứ không có chuyện "nguồn nào cũng được miễn sao không phải blog". Trong trường hợp đang tranh cãi này; thông tin "Nguyễn Văn Thiệu là con út trong gia đình" là một khẳng định bình thường và không phải là khẳng định đặc biệt. Vì khẳng định đó không mang tính đề cao hay bôi nhọ gì cả. Do đó thông tin này hoàn toàn có thể dẫn nguồn từ báo CAND. TBD (thảo luận) 23:06, ngày 27 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Về độ tin cậy của báo CAND, báo này là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, đại diện cho danh dự, uy tín của một cơ quan tầm vóc quốc gia, quốc tế, và chính phủ, do đó nó là một nguồn có thể tin cậy, uy tín hơn so với nhiều báo lá cải khác. Nó có thể dùng để dẫn nguồn cho một số khẳng định đặc biệt với điều kiện nó phát ngôn cho chính nó, hoặc dẫn lời một đối tượng rõ ràng, ví dụ: "Ngày, tháng, năm abc tổng thống nước này đã nói thế này..." Nếu một bài viết trên CAND làm nguồn trung gian dẫn lời từ một nguồn vô danh, nặc danh chung chung khác như "theo một số người", "theo một số chuyên gia", "theo một số sử gia" v.v. như kiểu BBCVietnamese hay làm thì bài đó không thể làm dẫn chứng cho các khẳng định đặc biệt, vì đó là thông tin không kiểm chứng được, không thể kiểm chứng được "một số người", "theo các chuyên gia về Việt Nam", "theo một số nhà sử học", "theo một vài dư luận" đó là ai, và có đúng là họ đã nói vậy hay không. TBD (thảo luận) 23:06, ngày 27 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn TBD nhầm rồi, mục này không còn bàn về số thành viên trong gia đình ông thiệu nữa, các hành viên khác đã chuyển qua bàn về báo CAND. Đọc cách hành văn của CAND viết về ông Thiệu là thấy rõ họ muốn bôi nhọ ông ta. Binh259 (thảo luận) 03:22, ngày 28 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Binh259 lấy câu Nguyễn Văn Thiệu là con út trong gia đình có 5 người con là "từ ngữ cực đoan" ư? Đây hoàn toàn là một điều bình thường trong những gia đình Việt Nam khoảng trước năm 1945. Phần này xin thành viên Binh259 tìm hiểu kĩ lại về xã hội Việt Nam trước 1945. Ngân Sơn 14:13, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Wiki không phải là nơi để nhận xét đánh giá về các thông tin, miễn là nó đáng tin cậy là có thể đưa vào. Ngân Sơn 11:09, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hix, bạn Ngân Sơn hiểu nhầm rồi Binh259 (thảo luận) 13:18, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có lẽ vậy, trường hợp này thật khó hiểu. Nhưng tóm lại, nguồn forum là nguồn không đáng tin cậy. Nguồn đáng tin cậy đã được các Admin lọc ra rồi. Ngân Sơn 16:48, ngày 3 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nick Binh259 và Ngoanhien xem lịch sử đóng góp thì hình như đây là 2 tài khoản có mục đích dành riêng cho trang Nguyễn Văn Thiệu? Tài khoản Ngoanhien vừa lập liền tham gia bút chiến tại đây. Hai hoặc một người này vẫn cố tình không hiểu quy định Wikipedia mặc dù nhiều người đã nhắc nhở, giải thích. Bất cứ nguồn nào không thuộc diện tự xuất bản hoặc nguồn đáng nghi thì đều là nguồn đáng tin cậy theo quy định Wiki. Còn cực đoan hay không thì để mọi người đọc và thẩm định, không phụ thuộc vào cảm tính, cảm nghĩ cá nhân của các bạn. Có quyền chỉnh sửa ngôn từ, câu văn để trung lập hóa. Còn xóa bài có nguồn là vi phạm quy định Wikipedia. Quocviet1 (thảo luận) 18:54, ngày 3 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có thể họ là bạn bè cùng mối quan tâm, hay không quen biết nhưng cùng quan điểm, và cả hai đều mới lập tài khoản nên chưa hiểu rõ quy định. Chuyện gây bút chiến là có thể hiểu được. Chỉ cần khuyến khích tìm hiểu kỹ quy định. Không nên suy đoán về thông tin cá nhân của các thành viên mà gắn người này với người kia. Phải có bằng chứng rõ ràng bằng cách mời kiểm định viên tra IP. liên quan đến nguồn uy tín, tôi nghĩ cứ theo quy định mà lấy. Hãy để những điều được cho là "sự thật" đó tự đánh giá lẫn nhau. --Goodluck (thảo luận) 18:18, ngày 4 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ngoanhien đòi kiện tôi vì "nói bóng gió " anh ta là Binh259. Chúng ta thử nhận xét nhé :
Binh259 bắt đầu tham gia thường xuyên ngày 19/11/2010 còn Ngoanhien là 23/11/2010 cách nhau 4 ngày.
Cả hai hầu như chỉ tham gia sửa đổi bài Nguyễn Văn Thiệu và trang thảo luận của bài này. Mời xem [[3]] và [[4]]
Cả hai đều tranh luận và muốn bỏ nguồn báo Công an để thay bằng nguồn khác mà họ cho là uy tín và không cực đoan. Lê Thy (thảo luận) 11:10, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Các bạn có nghĩ là cả Trananh1980 cũng là một không? thảo luận quên ký tên này là của 1.55.113.212 (thảo luận • đóng góp) vào lúc TBD (thảo luận) 22:44, ngày 27 tháng 12 năm 2010 (UTC).Trả lời

Tôi cũng mới tích cực viết bài gần đây. Tôi cũng muốn tranh luận nên bỏ nguồn báo công an vì thấy toàn đưa tin bôi nhọ và tuyên truyền kiểu RFA (tôi không bàn đến đúng sai vì không biết để bàn). Báo phải vì lợi nhuận thì may ra mới trung lập ở mức độ nào đó. Nói như vậy, Không lẽ tôi cũng là t/v Binh hay Hiennhudat? Ý tôi chỉ là: trang này chỉ giành thảo luận về bài viết, chứ không tố cáo này nọ. Nếu có bằng chứng thì đem tới đúng nơi và đúng người. (Cái này tôi ghi nhớ được là nhờ nhiều lần bị nhắc nhở)--Goodluck 11:43, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)

3RR sửa

Đề nghị các thành viên đang bút chiến về một cái chuyện nhỏ (tên một mục) chấm dứt và thảo luận trước. Tôi sẽ khóa trang và cấm các thành viên tiếp tục bút chiến nếu còn tiếp diễn. NHD (thảo luận) 09:22, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xưa nay tên mục vẫn là "Binh nghiệp", danh mục gọn gàng và rõ ràng nhất để nói về binh nghiệp của Nguyễn Văn Thiệu, trong binh nghiệp đó có giai đoạn 1 năm đầu (không đáng kể) ông ta gia nhập VM nhưng sau đó rời bỏ ngay. Tôi không hiểu vì sao thành viên Binh nhảy vào đổi lại thành một cách dài dòng dư thừa như vậy. Thông tin đó cũng chỉ thấy ở 1 vài trang Mỹ, chưa có nguồn VN và nguồn nước khác đáng tin cậy, không phải là nguồn tin đã được thừa nhận rộng rãi, dù thông tin quan trọng nhưng có liệt kê đầy đủ trong bài là đủ. Người đưa thông tin chưa rõ thực hư này lên thành một mục đề chủ yếu là tuyên truyền và muốn PR cá nhân cho NVT. Tên mục chung chung về binh nghiệp thì không cần đưa những chi tiết vào tên mục. Do nhung (thảo luận) 09:26, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ đó là thông tin quan trọng , dễ thu hút người đọc. Tôi đã rất ngạc nhiên khi biết thông tin đó. Tôi nghĩ đọc cả bài chưa chắc đã rút ra được nhiều thông tin quan trọng như vậy. Nên giữ--Goodluck 09:28, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Tôi nghĩ tên mục nên là "Tham gia Việt Minh và gia nhập quân đội VNCH" để rõ ý hơn.--Goodluck 09:30, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Tham gia việt minh là một sự kiện quan trọng, mọi người cần phải biết. Binh259 (thảo luận) 09:34, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cần phải biết thì đã có trong bài, không cần phải la lên ở tên mục. Do nhung (thảo luận) 09:36, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vậy là có ít nhất 2 người đồng ý, so với mình bạn. Bạn cứ mời thêm t/v. Nếu đa số cùng ý bạn thì theo ý bạn.--Goodluck 09:41, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Hình như bạn nhầm, cách giải quyết ở Wiki là thông qua thảo luận chứ không thông qua số đông hay biểu quyết. Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia Do nhung (thảo luận) 09:44, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đã đọc lại. Như vậy, hai người có chung 1 ý kiến. Mình bạn một ý kiến. Vậy đồng thuận thế nào? Hay là phải theo ý bạn thì mới là cách làm việc của wiki?--Goodluck 10:36, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Thời gian Thiệu phản bội Việt Minh nhiều hơn gấp 8 lần thời gian Thiệu tham gia tổ chức này. Thời gian Thiệu tham gia quân đội Pháp nhiều hơn gấp 8 lần thời gian Thiệu tham gia Việt minh. Mốc quan trọng của ông ta là tham gia QLVNCH chứ không phải là tham gia VM. Ông ta tham gia VM ngắn vỏn vẹn chưa tới 1 năm so với 9 năm Chiến tranh Đông Dương. Như vậy muốn chi tiết thì phải để là: Phản bội Việt Minh và tham gia quân đội Pháp, QGVN, VNCH mới chính xác. Ông ta trước giờ chủ yếu tham gia quân đội Pháp, QĐQGVN, QLVNCH, việc tham gia VM (cứ cho là có) thì cũng là một đoạn nhỏ trong cuộc đời binh nghiệp của ông ta. Tôi cũng vừa xem lại profile của Trananh1980, thành viên này lâu nay không quan tâm đến các đề tài xa xưa này nhưng sau khi va chạm với Do Nhung bên Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và đưa nguồn tự xuất bản vào không được thì chạy sang đây đánh hội đồng. Tôi cho rằng chơi vậy không đẹp. Quocviet1 (thảo luận) 15:51, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lập luận như bạn Quocviet1 có lý. Vậy để như vậy.--Goodluck 19:43, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)

Ông Thiệu theo Việt Minh cũng như không, vì dưới 1 năm theo cách mạng thì đã có 8 năm Dinh Tê theo Pháp, cầm súng bắn lại Vm, trong cuộc chiến chống Pháp 1945-1954. Có đề cập trong bài là được, còn việc đưa lên danh mục thì dễ gây ngộ nhận rằng ông ta là một Việt Minh từ đầu đến cuối như nhiều nhân vật khác có danh mục tương tự, hoặc là một nhân vật tham gia lâu dài với Vm.Sa Long Cương (thảo luận) 17:51, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thiệu theo VM có một chút rồi ngay sau đó theo Pháp chống VM. Theo VM gần 1 năm trong hơn 30 năm binh nghiệp. Kô hiểu vì sao đưa việc này vào từ mục về binh nghiệp của ông ấy? Đặt tên như vậy nghe cứ như tay này là một cán bộ VM gộc lâu năm, cả đời là VM. Thực sự ông ta vào chưa đc 1 năm là đã thoát ly và kô còn là VM nữa. Tmp (thảo luận) 21:48, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin làm ơn đừng có giật tít như kiểu báo lá cải. Cái tựa cần ngắn gọn và phản ánh tiêu biểu nội dung thôi. Tân (thảo luận) 01:50, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời


Nên đưa vào bài sửa

Nguồn này nói

    • Ba mươi nhăm năm, thời gian đủ dài để chúng ta nhìn lại cuộc chiến tranh bằng con mắt lịch sử. “Thoát Hoan” thì đã chui vào “ống đồng” để chạy về nước, cuốn theo không ít kẻ nhầm lạc mà cho đến nay vẫn còn ngoái lại “đánh võ mồm” và không thể nói là vô hại. Chúng tôi nghĩ rằng, khách quan nhìn nhận họ cũng là một cách kỷ niệm chiến thắng; vì, suy cho cùng, họ vẫn là nạn nhân của một bi kịch lớn hơn...

Ngay sau ngày 30-4-1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford nói: “Chúng ta hãy quên Việt Nam đi!” Chưa có một chính khách nào ăn nói vô trách nhiệm và ít suy nghĩ như thế. Nhà Trắng đã đưa hơn nửa triệu công dân của mình vào cuộc chiến tranh khốc liệt, hàng nghìn hài cốt lính Mỹ còn đang mất tích, hàng ngàn trẻ con lai (con số chính xác là 15.000) đang cầu bất cầu bơ. Và cũng duy ý chí nữa. Nhưng, nếu như chủ nghĩa duy ý chí của Mỹ đã bại trận trong cuộc chiến thì nó cũng bại trận trong hậu chiến. Lính Mỹ không quên nổi Việt Nam. M, một cựu chiến binh Mỹ mà tôi có lần quen biết, một chàng rể của Việt Nam đã mang sang nhà ngoại hạt cỏ verivơ - giống cỏ rễ đặc biệt dài bảo vệ đê điều rất tốt. Nhiều trái tim cựu chiến binh Mỹ cũng “mọc rễ” trên đất đai xứ sở này bất chấp Lầu Năm Góc đã không quy hoạch như vậy. Cách tốt nhất để quên nỗi nhục nhã thất bại là đừng để nó trở lại, muốn vậy, phải hiểu nó một cách kỹ càng nhằm tránh vấp phải nó vào một lúc nào đó.

của mình mặc dù họ đang cùng Mỹ làm chiến tranh nhân danh “bảo vệ” tự do. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, giáo sư đại học Haward, nguyên Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Quy hoạch của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không thể nói trắng ra suy nghĩ ấy. Ông chỉ bóng gió nói rằng lương tháng của mình là 250 USD, rằng mỗi năm Mỹ ném vào Việt Nam 1 tỉ dollas vũ khí quân nhu và 800 triệu nữa, cho “viện trợ” kinh tế. Người Nhật đã bán vào miền Nam 1 triệu xe Honda, biến Sài Gòn thành “thủ đô” của Honda là thông qua ngân khoản này. Tiến sĩ Hưng có nền tảng gia đình khá, (ông lấy vợ Mỹ và vì một trong ba người con mắc bệnh dị ứng thời tiết nên, để tiện cho chăm sóc sức khoẻ con, họ đã quyết định chỉ mình ông về Sài Gòn) cho nên có lẽ Hưng không tham nhũng.

Nhưng, Bộ trưởng lương 250 USD, vào năm 1973 mua được 2 tạ gạo, trong khi của cải chung thì ê hề, lại cái gì cũng “Mỹ chịu” và, nhất là, trong một tâm thế thể chế này chỉ còn tồn tại tính bằng tháng bằng ngày thì tất yếu sẽ tham nhũng tràn lan. Thuộc tính của con người ở đâu cũng giống nhau, hơn 150 năm trước, Tổng thống Abraham Lincoln đã nhờ thầy hiệu trưởng dạy cho con mình biết rằng “cứ có 1 chính khách lưu manh thì sẽ có 1 nhà lãnh đạo trung thực và hãy dạy cho con tôi biết rằng, 1 dollas tự mình làm ra sẽ giá trị bằng 5 dollas nhặt được ngoài đường.” Tiếc rằng hậu duệ của ông, những người thầy và những học trò không phải ai cũng thuộc bài học ấy, nên Nhà Trắng đã mang tiền sang “đánh rơi” ở Việt Nam. Nhưng, và điều này bi thảm hơn, ở những nước nghèo, quy luật vay – trả còn dễ có thêm một bi kịch: Khi tiêu bằng tiền người khác, con người trở nên lười biếng, nông cạn và vọng ngoại chứ bất phục tùng đồng bào. Hưng cay đắng nhận ra rằng, các phiên họp nội các chỉ để bàn về ngôn từ văn bản giấy tờ, về địa điểm xây nhà máy xi măng, to nhất là bàn đồng ý hay bác bỏ Hilton & Hyatt xây khách sạn trên mảnh đất thuộc trụ sở thủ tướng gần dinh Độc lập, còn khi buộc phải bàn và quyết định việc gì đó có tính chất kinh bang tế thế, thủ tướng Trần Thiện Khiêm lại kết luận: “Hãy xem xét điều này với người Mỹ.” Thậm chí, khi đã bị Mỹ bỏ rơi, Nixon đang bị trói bởi vụ Watergate, ông ta cũng vẫn điều hành chính phủ bằng “xem xét điều này với người Mỹ.”

Việc tiêu bằng tiền “nhặt được” gây hoạ không chừa một ai, độc dược lệ thuộc thẩm thấu vào ngay cả những người tưởng mình minh mẫn nhất. Nguyễn Văn Thiệu là một người thông minh, Tiến sĩ Kissinger, người mà Thiệu coi là khắc tinh của mình cũng đánh giá ông ta rất cao. Ông ta không chịu ngồi đàm phán Paris tháng 10-1968, biến “sáng kiến hoà bình” của Lyndon Jhonson nhằm ủng hộ ứng viên Humphrey thành trò lừa bịp cử tri, nhờ vậy mà Nixon đắc cử. Thiệu biết dân chúng Mỹ đã chán ghét chiến tranh và đã “đặt cửa” chính trị vào Nixon theo gợi ý của ông ta. Thế rồi, đến lượt mình, vào dịp bầu cử nhiệm kỳ 2 năm 1972, chính Nixon ép buộc Thiệu phải ký Hiệp định Paris, không ký thì bị cắt viện trợ, thậm chí Thiệu có cảm giác sẽ bị đảo chính và bị sát hại như anh em ông Diệm hồi 1963. Thiệu chua xót nhận ra tính ích kỷ của một chính khách mà ông hết sức tôn thờ và đã thốt lên câu nói nổi tiếng: “Làm kẻ thù của Mỹ không nguy hiểm bằng làm bạn của họ!” Không phải người Việt Nam nào trước tuổi 50 cũng có nổi hiểu biết ấy. Vậy mà không lâu sau đó, khi các công ty Mỹ khoan thăm dò và khai thác được dầu ngoài khơi Vũng Tàu thì chính ông ta lại hồ hởi tin: Trước đây, Mỹ tìm kiếm lợi ích chiến lược trong vùng này, còn bây giờ nó được thay thế bằng lợi nhuận kinh tế. Cứ để cho họ vào, tạo thuận lợi cho họ, miễn thuế, sang nhượng đất cho họ...

Nền kinh tế tiêu bằng tiền “nhặt được” lập tức rơi vào khủng hoảng khi Mỹ ngừng “đánh rơi.” Sáu tỉnh miền Trung hầu như không sản xuất gì. Toàn miền Nam, vùng châu thổ mênh mông và phì nhiêu, thiên đường của nông nghiệp thì chỉ có 128 cán bộ kỹ thuật, tính từ sơ trung cấp trở lên đến ông Võ Tòng Xuân. Sản xuất lạc hậu đình đốn, sản lượng ít, nhưng ngay cả cử tri của ông Thiệu cũng mang số lúa dư ít ỏi của mình bán cho Giải phóng, người thì vì lòng yêu nước, người thì vì lợi nhuận bởi Giải phóng trả bằng ngoại tệ mà tiền Gài Gòn thì mất giá hàng giờ. Trên một tờ báo vẽ biếm hoạ bà nội trợ gánh tiền đi mua...gạo! Nền kinh tế ấy còn bị nạn tham nhũng và buôn lậu của tất thảy những vợ con ai có chức có quyền xúm vào quật cho tan rã nhanh chóng. Lương một người lính Sài Gòn được khoảng 20.000 đ (tiền SG cũ) trước đó có thể mua được 500 ký gạo, đủ sống cho gia đình họ chừng 5 người. Chưa kể vợ họ có thể đi làm ở sở Mỹ, bán thuốc lá, rượu cho lính Mỹ và dư đủ. Nhưng sau 1973, cùng với việc mất đi hàng tỉ viện trợ là người Mỹ rút về nước, hàng triệu lao động dịch vụ bỗng chốc trở nên thất nghiệp và lập tức đồng tiền mất giá. Lương của người lính chỉ còn mua nổi gần 70 ký gạo, một sĩ quan ở trường võ bị Đà Lạt đã chỉ ăn bằng những nắm xôi. Vì không đủ ngân sách tăng lương, Thiệu bèn cho phép vợ con lính ăn cơm cùng họ trong các trại lính như các ông điền chủ xưa vẫn cho vợ con tá điền đến “ăn chực” hay là sẻ cơm thừa canh cặn mang về nhà mỗi tối. Cái ảo tưởng về chế độ tự do của Sài Gòn trước năm 1975 thực chất là chế độ bao cấp và phong kiến, trong tương quan với miền Bắc là bao cấp và dân chủ. Nói như thế để thấy thêm ý nghĩa của lẽ thành bại: Chiến thắng 30 tháng Tư, ngoài sức mạnh của lý tưởng, là chiến thắng giữa một phương thức sản xuất này trước một phương thức sản xuất khác, lạc hậu hơn.

Chúng ta sẽ không mất thì giờ nhớ lại tình trạng trễ nải, dựa dẫm và buôn lậu của nội các Thiệu, cái đó còn ám ảnh trong không ít người. Giờ chúng ta bàn tới những nỗ lực của Thiệu nhằm lái con thuyền nội các vốn đã tơi tả trong chiến tranh nhằm cải cách và chấn hưng kinh tế. Sau 1973, bị Nixon bỏ rơi, còn lại một mình Thiệu mới nhận ra rằng, thì ra nội các của mình gồm chỉ toàn tướng lĩnh. Việc mời tiến sĩ kinh tế Nguyễn Tiến Hưng từ Mỹ về là một trong những cố gắng “dân sự hoá” nội các của Thiệu. Ông cũng còn một người tử tế nữa, (cố nhiên là theo quan niệm của ông ta) là Nguyễn Văn Ngân, phụ tá đặc biệt về chính trị, người trên thực tế là sáng lập viên Đảng Dân chủ do Thiệu làm chủ tịch. Ngân và Hưng giúp Thiệu gạt bỏ những bộ trưởng, tỉnh trưởng tham nhũng, buôn lậu và làm việc kém hiệu quả. Người đầu tiên họ nhắm tới là thay cái ông “hãy xem xét điều này với người Mỹ.” Đã bất tài, ông ta còn mê tín kinh khủng. Mùa hè nóng nực, vẫn mặc comples xanh sậm, sơ mi xanh nhạt, cà vạt đỏ vì vợ ông bảo thầy nói mặc như thế mới hên. Ngoài cái vẻ khôi hài ấy, còn thì ông ta rất trung thành với chủ, cả chủ Mỹ đại sứ Bunke lẫn chủ Thiệu nên việc thay đổi nội các lớn nhất của Thiệu trong năm 1973 – 74 là loại bỏ Hoàng Đức Nhã, cháu họ của mình, nhưng trên thực tế vẫn sử dụng như một cố vấn ngoại giao không trực tiếp nhận lương. Để chống trả phái cải cách, Khiêm và những bậc quan lại ngoại thần của Mỹ vu cho Nhã tội hào nhoáng, hãnh tiến và đòi y phải rời nội các. Còn với Khiêm, sự nghiệp cải cách hành chính của Thiệu chỉ dừng ở chỗ, nói với tướng Trần Văn Đôn: “ Ông hãy tới gặp Khiêm và yêu cầu ông ta làm việc tận tuỵ hơn một chút.” Phái tham nhũng hiểu hơn ai hết là càng trì trệ càng dễ bề tham nhũng, nên ngoại trừ Thiệu mà họ chỉ lấy Nhã ra dằn mặt, còn Hưng và Ngân thì họ tấn công trực diện. Hưng thì bị các bộ trưởng gọi là “ông giáo sư Mỹ” với hàm ý là người của CIA (có lẽ nhờ vậy mà Hưng thoát nạn?) còn Ngân bị vu khống rằng đang âm mưu thoán quyền. Trong hồi ký của mình, Hưng viết: “Có nhiều lời đồn đại rằng ông ta (Ngân.VC) đang mưu tính một chuyện táo bạo và bắt đầu cho ra rìa “những con cá lớn,” những nhà kinh doanh gian lận, buôn bán chợ đen, những vị tướng cho vợ con ăn của đút lót.” Cuối cùng, Thiệu đành phải loại bỏ chính tác giả của cải cách là Nguyễn Văn Ngân vào cuối năm 1974 như là một dấu chấm hết cho ý thức tự cường của một chính khách trong nền kinh tế sống bằng tiền “nhặt được.”

Nói cho thực chính xác, đó là tiền do máu của dân, gồm cả dân Mỹ như nhiều lần Richard Nixon đã nói với Nguyễn Văn Thiệu mà có; gọi uyển ngữ đi là một cách nói của những người còn sống và thái độ cần thiết của những người chiến thắng. Chúng ta đã nghe Thiệu than thở vì bị người Mỹ mang con bỏ chợ trên đài Sài Gòn hồi tháng Tư 1975. Tôi không biết những ngày an trí bên Đài Bắc, ông ta có nguây ngoai được phần nào mặc cảm của thân phận kẻ ngoại thần bị bỏ rơi, trước khi nhắm mắt? Nhưng tôi chắc tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, do tri thức uyên thâm nhờ học hỏi mà có, lại được gia cố sau gần ba năm khảo nghiệm phản đề, sẽ thấm rất sâu cái quy luật của tiền “đánh rơi” và tiền “nhặt được.” Hy vọng rằng nhờ vậy mà những bài giảng của ông ở đại học Haward thêm sinh động và sâu sắc, tránh cho tương lai của những người học ông những bi kịch, những vết xe đổ còn chưa trùm kín cỏ. --Hiennhudat (thảo luận) 12:22, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đã đưa ra lời xin lỗi ở trên rồi, nhưng tôi không chấp nhận cách làm việc của họ. Quay trở lại thảo luận này, nguồn của HND nhằm bôi nhọ NVThiệu. Tôi đã gạch hết và cả thảo luận xúc phạm của tôi trên kia cũng gạch nốt. tại sao thành viên kia sửa lại. Nguồn này đề nghị không đưa vào. Binh259 (thảo luận) 01:37, ngày 1 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nguồn đó là bài viết từ nguồn xuất bản có trụ sở, ko lý do gì là ko đưa vào. Tuy nhiên, ko thể bê 100% văn phong mà phải biên tập lại để tránh ko trung lập. Tôi đề nghị thế này: theo Hội NV Việt Nam thì...--Happy New Year! 01:59, ngày 1 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đã xóa tất cả các thào luận mang tính diễn đàn không liên quan đến bài viết này. Đề nghị mọi người chú ý. Eternal Dragon (thảo luận) 11:33, ngày 22 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Links Thảo Pakon111 đưa vào sửa

Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm![1][2]
Mọi người vui lòng kiểm định lại xem links này có bị die không nhé. Cám ơn Tuấn Út - Thảo luận 05:21, ngày 4 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Link thứ hai chết. Link thứ nhất, đọc được nhưng POV. Để không bị POV, có thể thêm Link này. --Двина-C75MT 07:52, ngày 4 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Link thứ 2 bạn không vào được à, vậy đổi DNS của Google đi, chắc là do nhà cung cấp dịch vụ chặn thôi. Pakon111 (thảo luận) 09:08, ngày 4 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nguồn nguoiviettudo.ca + hennhausaigon2015.com sửa

Độ uy tín thấp không thể dẫn cho bài quan trọng. Do đó, tôi lùi sửa đoạn này và xóa thì hết thời gian đặt fact như trong tóm tắt có ghi. Thắc mắc, khúc mắc, bức xúc, bức nút, xin lui lòng thảo luận ở đây.  TemplateExpert  Thảo luận 03:30, ngày 17 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hồi ký sửa

Tôi không chấp nhận lấy hồi ký để dẫn nguồn cho chi tiết quan trọng nhằm để bôi bác tổng thống Thiệu được. Đề nghị Suraman tìm nguồn hàn lâm cho đoạn bạn thêm vào. Con Cù Lần (thảo luận) 13:36, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thế nào là bôi bác ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:37, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Chi tiết kết tội ông Thiệu mà Suraman thêm vào đó bạn. Để kết tội 1 nhân vật lịch sử thì phải dùng nguồn hàn lâm của các sử gia, không thể dùng hồi ký của 1 ông tướng được. Con Cù Lần (thảo luận) 13:42, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quy định nào cấm dùng hồi ký để làm nguồn "kết tội nhân vật" ở wikipedia ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:44, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hồi ký là nguồn sơ cấp, để đánh giá khen chê 1 nhân vật lịch sử thì phải dùng nguồn hàn lâm, không chấp nhận đem nguồn sơ cấp để dẫn cho phần quan trọng này được. Con Cù Lần (thảo luận) 13:49, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tổng thống Nixon đã giận dữ thốt lên: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên đểu giả đó không chịu chấp thuận. Ông hãy tin lời tôi."[3] - Hy vọng CCL không cho rằng hồi ký Kissinger thì đáng tin, còn hồi ký VNG thì khôngSaruman (thảo luận) 14:04, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi không biết bạn dẫn đoạn đó ở trong bài nào nhưng nếu bạn cho rằng đoạn đó là chi tiết quan trọng thì bạn có quyền yêu cầu nguồn uy tín hơn là hồi ký. Con Cù Lần (thảo luận) 14:12, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Chính là bài này đấy CCL ạ. Mấy đoạn đánh giá của người khác trong bài này hay bài NĐ Diệm cũng toàn hồi ký nốt. Chính hồi ký của chính khách, tướng lĩnh nhiều khi còn đáng giá hơn ý kiến của các nhà sử học, bởi họ mới chính là người trong cuộcSaruman (thảo luận) 16:16, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Đáng giá hay không thì chỉ là nhận định chủ quan của bạn, nguồn sơ cấp chỉ dẫn cho đoạn nào không quan trọng thôi còn ở đây là đoạn có tính bôi nhọkết tội tổng thống Thiệu nên phải có nguồn hàn lâm. Tóm lại là tôi không chấp nhận dùng nguồn sơ cấp để dẫn cho chi tiết quan trọng đó, đề nghị bạn Suraman tìm nguồn hàn lâm để dẫn cho đoạn bạn thêm vào. Con Cù Lần (thảo luận) 00:30, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hê, lý do nào mà CCL dám phán Hồi ký là nguồn sơ cấp, khi nó đã được 1 NXB có uy tín trong lĩnh vực đó biên soạn và in ấnSaruman (thảo luận) 01:28, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hồi ký là bản thuật lại những biến cố xảy ra trong cuộc đời 1 người, nó cần phải được thẩm định bởi 1 nguồn thứ cấp khác. Còn việc NXB có uy tín hay không thì đó là đánh giá chủ quan của mỗi người. Con Cù Lần (thảo luận) 01:38, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hay nhỉ, tôi đang hỏi CCL rằng "lý do nào mà CCL dám phán Hồi ký là nguồn sơ cấp" cơ mà. Hơ nữa có quy định thế này này: "Tại Wikipedia, có thể sử dụng các nguồn sơ cấp đã được đăng bởi một nguồn đáng tin cậy...". Theo quy định, 1 NXB được coi là nguồn đáng tin cậySaruman (thảo luận) 02:24, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Lý do vừa nói ở trên đó, đánh đậm cho bạn dễ nhìn. Tôi nhớ là DHN đã từng nói như vậy về hồi ký nên đã nhờ anh ta thẩm định nguồn của bạn đưa vào. Còn việc NXB có uy tín hay không cũng đã trả lời ở trên rồi. Con Cù Lần (thảo luận) 02:46, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Dạ kính thưa các rận chủ gia, NXB uy tín nó không có ngu để mà không xem nội dung, thẩm định, kiểm tra, bàn thảo với tác giả,... để ấn hành cái tác phẩm đầu dê mình chó mà làm hại danh tiếng của nó. Nội việc được ấn hành bởi 1 NXB có tiếng tăm là đủ để "thẩm định" rồi, cái nào cũng là ý kiến cá nhân cả, đăng trên 1 tờ báo hay đăng trên cuốn sách do NXB ấn hành ra thì có khác giề ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:53, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn cho rằng NXB Quân đội nhân dân là NXB uy tín nhưng tôi thì không cho là như vậy, NXB này thường hay cắt xén khi dịch các sách hay hồi ký nước ngoài. Điển hình như cuốn hồi ký "VN máu lửa quê hương tôi" của Đỗ Mậu bị cắt gần 1 phần tư nội dung và còn bị biến cải nội dung, thay đổi về danh xưng. Nói chung các NXB trong nước đều bị Đảng kiểm soát, chỉ xuất bản những sách ca ngợi Đảng 1 chiều còn những cuốn bị cho là "nhạy cảm" thì không NXB nào dám in. Con Cù Lần (thảo luận) 10:25, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hồi ký là một nguồn sơ cấp, có thể được dùng để nêu lên ý kiến của người viết hồi ký, hay khi sử dụng thì nên ghi rõ là theo hồi ký của ai nếu có tranh cãi; nếu viết về sự kiện thì nguồn thứ cấp (nguồn hàn lâm) dĩ nhiên sẽ nặng ký hơn nguồn sơ cấp. NHD (thảo luận) 07:38, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tức là dùng được, nhưng phải ghi là ai nói. Và thêm nguồn khác thì càng tốt. Chấm hết. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:41, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ok, nếu DHN đã nói vậy thì tôi cũng đồng ý là nên ghi rõ là theo hồi ký của VNG. Con Cù Lần (thảo luận) 10:25, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ghi chú sửa

Trong đoạn Nhận xét, phê bình của tướng cao Văn Viên thiếu nguồn, của Kissinger thì không đưa trang. Nhờ các bạn bổ túc. Nếu không có sau một tuần mình sẽ đề nghị xóa. Đừng quên đây là bài về một tổng thống của một chế độ, nên cần trích dẫn cho thật nghiêm túc, để giữ uy tín cho Wiki. DanGong (thảo luận) 07:53, ngày 7 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trong 1 tuần nữa mình sẽ xóa những đoạn nêu trên! DanGong (thảo luận) 07:40, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chú thích sửa

  1. ^ “ĐÚNG! Đừng Nghe Những Gì CS Nói, Mà Hãy Nhìn Những Gì CS Làm!”. Việt Báo Daily Online. 26 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ Hà Minh Thảo (16 tháng 7 năm 2013). “Cứu trợ nạn nhân là nghĩ vụ pháp lý và đạo đức”. TTX Công Giáo Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ Kissinger, Henry. À la maison blanche 1968-1973. Edition Fayard. Paris. 1979

Mời Saruman và IP 170 sửa

Vô đây thảo luận những phần nội dung thêm vào bài, cả 2 bạn đều có vấn đề:

  1. IP 170, thiếu trung lập sửa các cụm từ như Nằm Vùng, Cộng sản Bắc Việt,...
  2. Saruman, copy sao chép y sì nguồn trên mạng đầy rẫy ra không thèm sửa chữ nào bê vào bài.

Tóm lại, 2 bạn chẳng ai trung lập cả. Đề nghị 2 bạn thảo luận, nếu không tôi yêu cầu bài này:

  1. Bị bán khóa
  2. Có thể bị khóa vĩnh viễn 1 thời gian
  3. Xem xét xử lý các cá nhân nếu vi phạm bản quyền, 3RR, thêm nội dung thiếu trung lập mang tính phá hoại

Xin trân trọng cảm ơn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 17:58, ngày 12 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chính sách chế tài đối với các sĩ quan miền Trung và miền Nam là gì? sửa

Chính sách này có nghĩa là gì và tại sao phải làm như vậy có ai giúp giải thích rõ hơn được không? Nguyễn Tuấn 08:26, ngày 22 tháng 12 năm 2016 (UTC)

Ông Thiệu buôn lậu thuốc phiện sửa

https://web.archive.org/web/20150410083922/http://motthegioi.vn/xa-hoi/hoi-ky-cua-cac-tuong-ta-sai-gon/ky-4-chuyen-hang-thuoc-phien-cua-cac-tuong-linh-dung-ve-phiadan-nghien-124460.html

Nguyễn Chánh Thi nghi chiếc “chuyên cơ” của Kỳ có gì “lạ” lắm đây, nên cứ một mực bảo Có là máy bay của mình phải trở về Quân đoàn, và mình cần “đi chung với các anh”. “Nguyễn Hữu Có không ngăn được tôi, tỏ vẻ khó chịu. Tôi bước lên máy bay lẹ làng. Vừa ngồi xuống ngó chung quanh, tôi thấy mọi người đang nhìn nhau, nửa nghi ngại, nửa như bực dọc vì sự hiện diện của tôi”. Ai chẳng biết tính tình của viên tướng vùng 1 này, ăn nói bặm trợn chẳng kể ai. Có lần ông ta giúp Thiệu tránh được đám đông biểu tình “đòi làm thịt tại chỗ”, Thiệu cho phụ tá của mình đến cảm ơn. Thi bạo miệng đùa: “ Ơn nghĩa chi! Con chó bị thất thế như tôi cũng cứu huống cho ông Thiệu. Đại khái ăn nói lua lua “ác khẩu” như vậy, thêm cái khí chất lúc nào cũng nóng nảy như bốc cháy của viên tướng vùng “hỏa tuyến”, nên người ta gọi Thi là “cục lửa to tướng mang hình dạng con người”. Mà “cục lửa” đó lại đang ngồi chình ình trước mặt họ chẳng biết phực cháy khi nào. Bực mình quá, Nguyễn Hữu Có vọt miệng nói huỵch toẹt: - Chúng tôi vừa bắt được một vụ buôn thuốc phiện lậu, tịch thâu được khá nhiều, định đem về bán lấy tiền làm quỹ đen. - “Chúng tôi” (Thiệu, Kỳ, Có, Viên) là những phù thủy có đủ đòn phép đổi chữ “buôn” (lậu) thành chữ “bắt” (hàng quốc cấm). “Bắt” rồi bán lấy tiền, cầm trên tay những đồng “sạch sẽ” được “rửa” trước mắt Thi! Nói “la ầm lên” thì không đúng hẳn, nhưng cái cách vừa cười nhạt vừa hỏi “cung” của ông Thi nghe cũng đinh tai” –Thuốc phiện bắt được bao nhiêu? Trị giá được bao nhiêu? Nguyễn Hữu Có tỉnh bơ: - Được vài trăm ký, bán được vài chục triệu. Bán xong, nếu anh muốn, tôi sẽ gửi biếu anh chút đỉnh tiêu…

Chỉ là đối đáp của mấy ông tướng rồi báo lá cải suy diễn thành ông Thiệu buôn thuốc phiện.

Rondano (thảo luận) 08:33, ngày 15 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Liệu ông là trung tướng tình báo vủa VNDCCH? sửa

Tại sao ông lại tham gia Việt Minh Hoangeeee (thảo luận) 06:37, ngày 11 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bỏ sung vào mục Lưu vong sửa

Đây là các câu hỏi của các nhà báo và trả lời của Cố Tổng thống Thiệu trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Orange County, California ngày 16 tháng 6 năm 1990[1]. Các câu hỏi và câu trả lời đó đã được lược bớt các đoạn rườm rà, cũng như văn nói đã được điều chỉnh thành văn viết cho dễ hiểu hơn khi đọc. Mọi người đóng góp ý kiến nhé, mình nghĩ cái này nên để ở mục Lưu vong, bên dưới dòng "Ngày 16 tháng 6 năm 1990, Nguyễn Văn Thiệu có một cuộc trả lời phỏng vấn mang tính lịch sử tại Orange County, California, với hơn 500 khách mời, cùng thời lượng 1 tiếng đồng hồ[24]. Trong bài phỏng vấn này ông có nói rõ hoàn cảnh rời bỏ đất nước năm 1975, về lời đồn đại 16 tấn vàng."

- Nhà báo: Tôi xin tự giới thiệu tôi là Cựu Chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tôi cũng là người chỉ huy trận đánh cuối cùng tại Sài Gòn, ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau đó đi tù 10 năm rồi đào thoát vượt biên qua đây. Năm rồi tháng 9 và tháng 10 trong nghiệp vụ truyền thông, tôi mới trở về Việt Nam 2 lần, được dịp tiếp xúc với bạn bè đồng ngũ từ trong trại tị nạn, trại tụ cộng sản và đồng bào đau khổ trong nước. Họ cũng đồng quan điểm để đặt những câu hỏi sau đây đối với Tổng thống là người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa sau cùng.

Câu hỏi thứ nhất: đào ngũ trong thời chiến phải được đem ra xử bắn hay không, vì trong ngày cuối cùng tôi chiến đấu tại Sài Gòn, tôi không thấy mặt Tổng thống, mặc dù Tổng thống có nói với Quốc dân, có nói với Quân đội là sẽ trở về Quân đội với một tay súng.

Câu hỏi thứ hai, đây là câu hỏi của toàn thể anh em ở quân đội: Nhân dân Việt Nam nói rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rất giàu, tôi cũng nghĩ như vậy, bởi vì Tổng thống có rất nhiều tiền bỏ trong các nhà băng Thụy Sĩ, và các bất động sản rải rác khắp nơi trên thế giới. Từ 15 năm qua, Tổng thống có yểm trợ một đồng nào cho các phong trào phục quốc, cho đồng bào đau khổ, hoặc đồng bào đang đói ở các trại tị nạn cộng sản ở Đông Nam Á hay không?

- CỐ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU: Xin trả lại sự yên lặng để cho mọi người được nghe tôi trả lời,

Về câu hỏi thứ nhất, anh nói rất đúng, tôi không có chối những gì tôi đã nói, vào lúc tôi từ chức, tôi có nói công khai trước nhân dân là tôi đặt mình dưới quyền sử dụng của Tổng thống Trần Văn Hương và dù tôi không làm Tổng thổng, tôi cũng làm một chiến sĩ, và tôi đào nhiệm chứ tôi không có đào ngũ, tôi không khi nào chối ba lời đó.

Bây giờ tôi xin giải thích, đồng bào có hiểu, có chấp nhận hay không chấp nhận thì tùy đồng bào, nhưng tôi là thế nào thì tôi nói thế đó. Sau khi ông Tổng thống Trần Văn Hương lên, thì ông ấy chịu rất nhiều áp lực, một áp lực từ người ngoài là buộc phải chấp nhận sự thỏa hiệp về chính trị, chứ còn không có hy vọng gì vào một sự can thiệp về quân sự như tôi đã yêu cầu hay như đã được hứa, và áp lực đó đã dẫn tới một chuyện là không thể dùng tôi vào việc gì cả, và họ còn nói rằng chính phủ Hương mà ông Thiệu còn ngồi, thì đó là một “chính phủ Thiệu mà không có Thiệu”. Thứ nhì, tôi có nói với cụ Trần Văn Hương là tôi nghĩ rằng trước sau gì cụ cũng phải đi tới một chính phủ liên hiệp, đó là chiều hướng cụ sẽ bị ép buộc, cũng như nếu tôi còn làm Tổng thống tôi cũng sẽ bị ép buộc. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi không thể nào chấp nhận chuyện đó, còn cụ có chấp nhận hay không thì đó là quyền Tổng thống của cụ, và nếu cụ thấy cụ làm được mà giảm thiểu được chuyện chết chóc, thì cụ cứ làm; nhưng cụ hãy để cho tôi đi, tuy tôi đi nhưng tôi nghĩ rằng chính phủ liên hiệp này sẽ không tồn tại được vì không khi nào tôi tin tưởng một chính phủ liên hiệp có thể làm việc được trong mấy tháng. Thì khi đó, tôi nghĩ rằng, tình hình sẽ biến chuyển và cuộc chiến tranh sẽ bùng lại, lúc đó tôi sẽ trở về giúp cụ, đó rất là rõ ràng. Cho nên, nggy bây giờ, nếu như tôi là một người hèn nhát, nếu là một người trốn trách nhiệm luôn, là một người coi thường mình cũng như bỏ xứ ra đi, là đào ngũ luôn và không làm gì hết để hưởng thụ tiền bạc, tuổi già, thì tôi đã không có ra tranh đấu như bây giờ. Mà khi tôi ra tranh đấu như bây giờ, tôi biết tôi sẽ đương đầu với những chuyện khó khăn vô cùng, nguy hiểm vô cùng, nhưng tôi nghĩ rằng, tôi là người nên lãnh hết trách nhiệm trước, không có lý do gì mà tôi không dám lãnh một trách nhiệm sắp tới, bởi vị bổn phận và lương tâm của tôi bảo tôi phải làm như vậy. Tôi sẽ dấn thân vào cái công cuộc đấu tranh này, không dành chức vị quyền lợi như tôi đã nói cho đến ngày không còn đấu tranh được nữa.

Về chuyện tiền bạc, thì sẵn đây tôi cũng nói luôn:

Về câu người ta hỏi là tôi có đem 16 tấn vàng đi hay không, thì quý vị cứ hỏi ông Nguyễn Văn Hảo, chính ông Nguyễn Văn Hảo đã ở lại, lên trên ti vi kể công và dâng công với chính phủ cộng sản rằng chính mình là người giữ được tất cả tài sản quốc gia. Thứ nhì là việc tôi có cất chở vàng đi hay không, thì quý vị đừng có quên rằng sau tôi còn có ông Hương, sau ông Hương còn có ông Minh. Một ông Tổng thống ra đi không lấy được một cái hồ sơ chứ đừng có nói tới 16 tấn vàng. Thành thử 16 tấn vàng tôi mà đem đi là giờ tôi không còn sống đâu. Tôi đem vô quốc gia nào khác thì quốc gia đó tịch thu, mà tịch thu thì chắc chắn không có kín đáo đâu. Qúy vị đã thấy nhiều cái gương, không có cái gương nào kín đáo thì không có cái gì kín đáo hơn. Mà nếu tôi nhân danh cho một chính phủ nào, dù là nhân danh cho ông Hương - nhân danh cho một ông Tổng thống để đem vàng của chính phủ mà gửi ra ngoại quốc, thì tôi thưa thiệt với quý vị, chính quyền cộng sản là chính quyền hợp pháp và được quốc tế công nhận, họ có quyền đòi số vàng đó dù là của tư nhân ăn cắp của nhà nước, dù là của chính phủ trước đem gửi cho một chính phủ nào, họ cũng có quyền đòi về chứ họ sẽ không khi nào để yên. Bây giờ quý vị cứ về Sài Gòn mà hỏi cộng sản đi, tôi có mấy ông bạn ra nói: “Trời ơi, chính ở Sài Gòn cộng sản còn không nói Tổng thống đem vàng mà ở ngoài này cứ nói hoài.” Tôi nói là chuyện đó tôi rất buồn, cộng sản không nói mà người quốc gia mình cứ đem ra nói hoài.

Còn về tài sản cá nhân của tôi, nếu tôi có làm những chuyện gì như những truyền đơn, biểu ngữ, tâm thư bữa trước bữa sau nói nào là ma túy, hay những cáo trạng, chúng làm cho tôi tưởng nhớ đến những gì đã xảy ra trước ngày mất nước, và tôi nghĩ rằng sau 15 năm đồng bào ra hải ngoại, đồng bào đọc được nhiều sách vở, đồng bào có thì giờ nghiên cứu tình hình, so sánh chuyện đất nước mình với tình trạng của tất cả các quốc gia khác, đã thấy được nguyên nhân mình bị bỏ rơi là vì đâu, nguyên nhân mất nước của mình, trách nhiệm đương nhiên thuộc về mình, nhưng nó cũng có những nguyên nhân sâu xa, thầm kín mà mình bất khả cưỡng. Đó là bởi vì mình phải chịu sự nô lệ về viện trợ, cũng như Bắc Việt chịu sự nô lệ về viện trợ rồi bây giờ bị cường quốc bỏ, thì chúng ta lúc đó cũng chịu sự nô lệ về viện trợ, rồi cũng bị một cường quốc bỏ. Rồi sau đó Việt Nam còn cái gì. Bao nhiêu sách vở đã chứng minh những điều đó làm cho tôi tưởng tượng, hồi tưởng những chuyện đã xảy ra trước ngày 30/4/1975. Tôi lần theo các sách vở mà thấy sao nó giống quá, và trước sau gì đồng bào cũng hiểu từ đâu nó có những cái đó.

Còn nếu tôi có làm những gì bậy bạ về ma túy về buôn lậu, thì tôi đã ở Anh mười mấy năm nay, tôi qua Mỹ rất bình thường, tôi ở hầu hết 11 tháng trong 1 năm, không có chính quyền nào để yên cho một người buôn lậu ma túy mà đi ra đi vô dễ dàng để nói chuyện như thế này đâu. Thành ra tôi muốn nói rằng, đây là cơ hội ngàn năm một thưở, nếu người cộng sản ý thức được vấn đề dân tộc, thì họ cùng với người quốc gia lấy Nhân dân làm căn bản xây dựng lại dân tộc. Đây là cơ hội ngàn năm một thưở để nhân dân Việt Nam hai miền, từ trước đến nay đối chọi nhau nhưng bây giờ có thể giành lại quyền tự quyết của mình, lấy phương tiện của mình, lấy sức mạnh đấu tranh từ nhân dân mình mà thể hiện sự hãnh diện quốc gia, tinh thần dân tộc, tự ái dân tộc để tránh dần dần và mãi mãi sự nô lệ đối với ngoại viện và tránh bị người ta lợi dụng mình (cả Nam lẫn Bắc) như những con cờ trên ván cờ phục vụ quyền lợi của họ.

- Nhà báo: Tôi là Lương Thị Phượng, chồng tôi bị mất tích. Tại sao ông cứ lên tivi ông gạt dân, nói là mất nước mất tất cả! Mà tại sao ông vơ vét vàng của dân ông đi ngoại quốc, sống một mình ông sung sướng, để cho bao nhiêu người dân chết đói khổ?!...

- Nhà báo: Rất tiếc là Ban Tổ chức chỉ cho phép báo chí hỏi có một câu, thì chúng tôi có một bí ẩn lịch sử yêu cầu ông Cựu Trung tướng, Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời: Vừa rồi ông nói là chúng ta bị nô lệ về viện trợ, chúng tôi nghĩ rằng những người giữ nhiệm vụ lãnh đạo quốc gia đã bị nô lệ về viện trợ. Ông Thiệu trả lời cho chúng tôi biết với tư cách là một tướng lĩnh một quân nhân, khi ông bỏ tất cả quân đội, chiến hữu và nhân dân của ông để đi trên một chiếc máy bay của Mỹ để bôn tẩu ra ngoại quốc, hành vi đó có cách gọi nào khác hơn là đào ngũ tại mặt trận. Đó là điều thứ nhất, điều thứ hai, chúng tôi muốn hỏi ông Cựu Trung tướng, Cựu Tổng thống Thiệu: ông có lãnh trách nhiệm về việc rút quân khỏi cao nguyên Buôn Mê Thuột rồi dẫn đến cuộc tan hàng chết hàng trăm ngàn dân chúng để ông thực hiện chỉ thị của Mỹ và làm mất nước vào tay cộng sản hay không? Tôi cảm ơn ông.

- CỐ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU: Qúy vị trả lại yên lặng cho tôi trả lời:

Trước hết tôi muốn nói về chuyện bà hồi nãy vì lý do gì chắc cũng có nỗi khỗ tâm gì lắm nên mới có những hành động tức giận như vậy, tôi nghĩ tôi rất thông cảm với chuyện đó, bất kỳ cá nhân nào khi trong hoàn cảnh bị mất tất cả cũng phải có những ngôn ngữ, thái độ như vậy. Tôi thông cảm.

Trả lời câu hỏi thứ nhất của ông báo chí, tại sao tôi ra đi thì tôi đã trả lời rồi. Nhưng tại sao tôi từ chức, bởi vì khi quý vị thấy tôi ra đi thì nói tôi đào nhiệm, nhưng còn chuyện tôi từ chức thì chính tôi cũng cảm thấy mình đã không làm tròn bổn phận rồi. Tuy nhiên, khi ở cương vị lãnh đạo quốc gia, chứ không phải ở cương vị của một Trung tướng chỉ huy ngoài mặt trận mà thôi, quý vị có thấy rằng trước và sau khi kí hòa đàm Ba Lê, chính tôi đã chịu bao nhiêu áp lực của dư luận thế giới và dư luận trong nước, với sự tuyên truyền, kích động, đầu độc của cộng sản là “còn ông Thiệu là không còn hòa bình, ông Thiệu không ký Hiệp định là không có hòa bình, còn ông Thiệu là còn chiến tranh”. Đối với người ngoại quốc, tôi là người chủ chiến, làm qua loa, hót đủ hết. Còn nói về viện trợ thì “không ký hiệp định thì cúp viện trợ, không ký hiệp định thì người Mỹ ký riêng và ông không có viện trợ tiếp theo”, cho nên ở trong hoàn cảnh và nhiệm vụ của tôi, đó cũng là trách nhiệm của tôi với cương vị Tổng thống. Tôi không có sự lựa chọn nào khác, tôi đã làm được tối đa những gì tôi có thể. Khi một cường quốc hứa với tôi, hứa với quốc dân Việt Nam là “nếu như hợp tác với Hoa Kỳ để ký hiệp định hòa bình, thì sẽ được tiếp tục viện trợ về quân sự, kinh tế đầy đủ để đánh giặc, để nuôi dưỡng nhân dân và nuôi dưỡng quân đội, và sẽ có được sự phản ứng mãnh liệt của Hoa Kỳ khi cộng sản vi phạm hiệp định Ba Lê”, thì quý vị nghĩ coi, đầu tiên là cộng sản thách thức Mỹ, lấy Bình Long, Phước Long và Tống Lê Chân, sau đó lấy Buôn Ma Thuột nhưng lúc đó đã không có phản ứng của Mỹ. Trong khi đó viện trợ của chúng ta từ 1 tỷ mấy USD xuống còn mấy trăm triệu USD, rồi còn bị cúp đi cúp lại, viện trợ quân sự thậm chí đến nổi quân đội của mình mất hết 75% tiềm năng chiến đấu, trước khi biết được những dữ kiện đó thì tôi đã có những dữ kiện từ chính phủ, quân đội, tôi mới quyết định là ký hiệp định Ba Lê và sau đó tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng những gì mà Hoa Kỳ đã cam kết với nhân dân Việt Nam. Chính vừa rồi đây, ông Tổng thống Nixon có nói nếu như không có vụ Watergate thì tình trạng Việt Nam không đến nỗi như vậy, chúng ta có tin hay không tin thì đó là quyền của chúng ta, nhưng chúng ta chỉ làm việc trên sự kiện là người ta cúp viện trợ quân sự, kinh tế, còn ngoại giao thì áp lực và không nhận được phản ứng mãnh liệt. Trong lúc đó, Nga Xô và Trung Cộng tăng cường viện trợ cho Cộng sản và họ thừa thắng xông lên để xâm chiếm miền Nam, đặt thế giới và Hoa KỲ trước một sự việc đã rồi. Cho nên tôi phải từ chức, hành động tôi từ chức ngay lúc đó chính tôi đã thấy khó chịu rồi nhưng mà vì tôi không có sự lựa chọn nào, nếu như tôi còn ngồi thì tôi mang tội với nhân dân là “vì ông còn ngồi mà Mỹ không viện trợ” bởi vì ai cũng nghĩ như vậy, “vì ông còn ngồi mà Việt Cộng không thương thuyết, phải có ông Minh lên thì mình mới được thương thuyết, vì ông còn ngồi mà chiến tranh còn triền miên, rồi đây sẽ chết chóc”. Tôi thấy lịch sử sẽ chứng minh điều đó trúng hay trật, cái đó để lịch sử và nhân dân quyết định nhưng bổn phận của tôi là một Tổng thống, lúc đó tôi phải ra đi.

Còn chuyện hồi nãy tôi có đào ngũ hay không thì tôi đã trả lời rồi. Về chuyện rút quân khỏi cao nguyên hay miền Trung thì tôi đã từng là một ông Tổng thống, một ông Tổng Tư Lệnh, tôi không làm việc gì đơn độc. Qúy vị ra ngoài nay cũng biết một ông Tổng thống Hoa KỲ cũng là một ông Tổng Tư lệnh, trước khi ổng làm gì cũng có Hội đồng An ninh Quốc gia, có Tổng Tham mưu trưởng, có các Tướng lĩnh, có Tư lệnh vùng, có Tư lệnh các quân binh chủng, ông Tổng thống không lấy quyết định đơn phương. Cho nên dù là quyết định gì cũng như hồi Tết Mậu Thân hay là Mùa Hè Đỏ Lửa mà tôi lấy lại Quảng Trị trong vòng mấy tháng trên sông, thừa thắng xông lên, tái chiếm lãnh thổ, quý vị còn nhớ, cái thắng cũng như cái bại, đều có những quyết định chung, còn có nhiều dữ kiện trên chiến trường mà mình không đoán trước được. Cho nên ai không lãnh trách nhiệm, ai có đề nghị sai mà tôi đã nghe, ai có đề nghị đúng mà thắng, ai đề nghị sai mà tôi bại thì tất cả những cái đó tôi lãnh hoàn toàn trách nhiệm, chứ đừng có hỏi tới chuyện Cao Nguyên hay Quảng Trị cho mất công.

- Nhà báo: Tôi xin tự giới thiệu tôi là Lưu Đình Phong, cựu Thiếu tá thủy quân lục chiến, cựu phế binh thủy quân lục chiến vào đúng ngày Tổng thống Thiệu từ chức, và hiện nay là chủ bút tuần báo Diều Hâu. Chúng tôi xin hỏi ông Nguyễn Văn Thiệu, cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Cựu Tổng Tư lệnh tối cao quân đội, Cựu Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, một câu hỏi duy nhất. Câu hỏi này chỉ cần trả lời có hoặc không mà thôi để khỏi mất thì giờ cho các nhà báo khác hỏi: Khi ông từ chức Tổng thống thì đó là hợp hiến như ông nói, chúng tôi hoàn toàn đồng ý trên quan điểm về Hiến pháp và tổ chức Quốc hội cũng như các luật định, ông đã từ chức một cách hợp hiến, tuy nhiên cho tới phút chót khi ông rời Việt Nam Cộng Hòa ra đi thì ông có được Tổng trưởng Quốc phòng thời đó ký lệnh giải ngũ cho Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu hay không? Câu hỏi chỉ cần trả lời có hoặc không mà thôi.

- CỐ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU: Tôi xin trả lời, thưa quý vị cho tôi trả lời,

Khi tôi đã rời quân đội để làm Tổng thống, thì đương nhiên là đã rời bỏ Quân đội, còn về sắc lệnh để giải ngũ thì tôi nói thiệt với anh, lúc đó đã làm Tổng thống rồi tôi cũng không có để ý là có sắc lệnh đó hay không. Dù cho không có sắc lệnh đó, tôi hỏi anh thật tình một câu, với một cương vị Tổng thống, Tổng Tư Lệnh mà ông Tổng trưởng Quốc phòng dưới quyền tôi từ chính phủ đến quân đội, tôi bảo ông ấy ký lúc nào mà không được? Tôi điều chỉnh lúc nào mà không được? Nhưng tôi đã nói rằng dù có sắc lệnh hay không có sắc lệnh mà tôi ra đi thì tôi cũng lãnh trách nhiệm chứ đừng có đặt vấn đề có sắc lệnh hay không có sắc lệnh

- Nhà báo: Kính thưa ông diễn giả, tôi là Du Miên, cựu phóng viên chiến trường, hiện giờ và suốt 15 năm qua chúng tôi làm báo ở hải ngoại, chúng tôi cũng đã có dịp để theo dõi hết tất cả các hoạt động của cộng đồng Việt Nam hải ngoại, chúng tôi đã từng theo dõi ông tuyên bố là nhận tội. Cổ nhân có nói một câu rằng: “Đốt nhà rồi không thể xin lỗi”. Chúng tôi cũng từng nghe chính ông nói rằng ông không muốn lãnh đạo nữa, giao lại quyền lãnh đạo cho những người trẻ. Ngày xưa, khi còn tại chức, ông từng nói một câu rất bất hủ: “Đừng nghe những gì cộng sản mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”. Ngày hôm nay, chúng tôi thấy rằng, bất cứ một quân nhân nào, công dân nào đã tự xét mình có tội thì mình phải hành xử cho đúng cái tội mà mình đã phạm . Đó là cái thứ nhất, cái thứ nhì: chúng tôi muốn rằng chính ông phải đặt vấn đề hãy thực sự trao quyền lại cho tuổi trẻ chứ không phải gây chia rẽ trong cộng đồng. Xin cảm ơn.

- CỐ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU: Tôi có làm cái gì khác hơn lời anh đề nghị, bởi vì chính tôi đã đi chỗ này chỗ kia nói rằng không phải chỉ mình tôi mà cả một thế hệ của chúng tôi đây chỉ còn có khả năng rút kinh nghiệm cho thế hệ trẻ và kêu gọi thế hệ trẻ phải đủ sức lực, đủ tài năng, đủ sáng suốt, đủ nghị lực, phải dám dấn thân và dám chấn nhận để lãnh trách nhiệm đấu tranh xây dựng và kiền thiết đất nước. Chúng tôi chỉ còn đủ thì giờ để tham gia vào cuộc đấu tranh mà thôi, trong cuộc đấu tranh đó các anh cũng phải tham dự, còn chuyện xây dựng và kiến thiết là chuyện của các anh chị, chúng tôi hoàn toàn rút lui.

- Nhà báo: Kính thưa Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ông, kính thưa Cựu Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và kính thưa quý vị hội trường, tôi muốn đặt câu hỏi này thứ nhất là để mong anh linh của cố Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu được siêu thoát và cũng để rửa bớt sự nhục nhằn đối với cộng sản đã chửi rủa chúng tôi trong khi chúng tôi rớt lại trong trại cải tạo: Vào ngày 21/4/1975 trước khi Long Khánh thất thủ, tôi nguyên là đại đội trưởng đại đội 3 của Trung đoàn 6, Sư đoàn 2 Bộ binh, chúng tôi trở về nhờ mang ơn của một vị tư lệnh của chúng tôi ở tại Xì Tun khi chúng tôi đang ở mặt trận chiến đoàn 8. Hôm nay về vấn đề cái chết của Thiếu tướng Hiếu ở tại Quân đoàn 3, lời tuyên bố báo chí của bộ tư lệnh Quân đoàn 3 có nói rằng Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu lao xuống cây côn nên bị chết. Trong khi lúc đó Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn tại chức, sau 2-3 ngày nữa mới bàn giao cho cụ Hương, mà điều này cần phải được biết rõ hơn. Xin Trung tướng cho biết rõ thủ phạm và nguyên nhân ai đã giết Thiếu tướng Hiếu, phải chăng là do những thủ đoạn thâm độc của Tổng thống vì sợ tướng Hiếu về sẽ thay Hội đồng An ninh, thay tướng Quang và về nắm quyền khi cụ Hương lên nên mới giết Thiếu tướng Hiếu. Xin cho biết thủ phạm và sự việc xảy ra cho rõ rệt để chúng tôi bớt nhục nhã với cộng sản.

- CỐ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU: Tôi xin trả lời câu đó,

Xin anh hiểu rằng ông tướng Hiếu là người mà tôi lúc nào cũng có cảm tình, quý trọng bởi vì tôi cho rằng tướng Hiếu là một người giỏi, ngay thẳng và rất trong sạch. Tôi quý trọng đến mức mà tôi tính đem về để sử dụng gần tôi, nhưng mà cụ Hương nói rằng “Tổng thống, cho tôi xin ông Hiếu để tôi đánh tham nhũng, bởi vì cần có một ông tướng như vậy, tôi mới làm tròn nhiệm vụ bài trừ tham nhũng mà Tổng thống giao cho tôi được.” Tôi nói thiệt với anh, đối với một ông tướng mà tôi rất quý như vậy, không có lý do gì mà tôi phải trả thù một cách hèn nhát như vậy, nếu như tôi muốn đem ông Hiếu về thay ông Quang hay là đem ông Quang thay ông Hiếu, hay đem bất cứ một ông tướng nào thay ông nào, giải ngũ một ông tướng nào, cách chức một ông tướng nào, lúc đó tôi có đủ quyền để làm thế, cũng như tất cả các tư lệnh vùng, các vị tỉnh trưởng, tôi muốn thay ai thì tôi thay. Tôi không cần gì phải dùng đến những thủ đoạn hà tiện đó, anh tin hay không tin nhưng việc đó lương tâm tôi không cho phép tôi làm, tôi rất là hiền.thảo luận quên ký tên này là của Davidtn62 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 14:11, ngày 28 tháng 4 năm 2020.

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 5 tháng 6 năm 2020 sửa

171.255.10.33 (thảo luận) 07:32, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Nguyễn Văn Thiệu/Lưu 1”.