Thảo luận:Pháp điển

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Goodmorninghpvn trong đề tài Pháp điển

Pháp điển sửa

Trích từ trong bài "Pháp điển" (codification) có gốc là một từ Latin “Codex”, dịch tiếng Việt là sách đóng gáy. Đây là một phát minh của người La Mã thời cổ đại nhằm thay thế cho sách ống cuộn trước đó. Điều này có nghĩa là "Pháp điển" hay "Bộ pháp điển" xuất hiện từ thời La Mã cổ đại.

Từ pháp điển (法典) là từ Hán-Việt có nghĩa là cuốn sách ghi chép về quy định pháp luật, không có gì xuất phát từ tiếng Latinh codex như của các ngôn ngữ phương Tây cả. Trước thời chịu ảnh hưởng phương Tây thì luật pháp Việt Nam cũng tương tự như luật pháp Trung Quốc và đều theo dạng pháp điển hóa (ví dụ Luật Hồng Đức). Luật pháp Việt Nam hiện nay xây dựng theo mô hình của Dân luật (Civil Law) châu Âu lục địa nên mọi quy định pháp luật cũng đều pháp điển hóa, nghĩa là phải thể hiện rõ trong các văn bản pháp quy. Nó là tương đồng như khái niệm codification trong luật pháp châu Âu theo trường phái Dân luật, nhưng không xuất phát từ codex như codification.Khonghieugi123 (thảo luận)

Bạn quan tâm sửa nhé. Morning (thảo luận) 15:18, ngày 14 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Pháp điển”.