Thảo luận:Phát sóng

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Ioe2015 trong đề tài "Phát quảng bá" là cái gì?
Dự án Truyền hình
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Truyền hình, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Dự án truyền hình. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

"Phát quảng bá" là cái gì? sửa

"Phát quảng bá" là cái gì? Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến cụm từ này. Vậy mà ai đó đổi hướng trang thành "tên chuẩn". Đề nghị đổi lại về tên cũ là "Phát thanh truyền hình". TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 15:27, ngày 14 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

@TaiwaneseWaveVN: Mình, sau khi nghiên cứu ý kiến của bạn, cũng thấy nên đổi lại tên bài (mặc dù chính mình đã đổi tên bài thành "phát quảng bá"). Và sau khi nghiên cứu thêm trên mạng thì mình thấy sẽ tốt hơn nếu đổi tên bài thành "phát sóng" (tham khảo [1][2][3][4]), dù sao nó vẫn phổ biến hơn so với "quảng bá". Mong sớm nhận phản hồi từ bạn. Ioe2015 07:40, ngày 15 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
@TaiwaneseWaveVN và @Ioe2015 hãy hội đàm với nhau. Tên bài "Phát quảng bá" không đồng ý, tên cũ "Phát thanh truyền hình" quá dài và e không còn ổn lắm với cách tiếp cận thông tin giữa phương tiện truyền thông và đại chúng thời công nghệ. Đề xuất "Phát sóng" nghe khá ổn và phù hợp với cả hai loại hình âm thanh lẫn hình ảnh. Mong hai bên sớm hội đàm để đạt kết quả.--Nacdanh (thảo luận) 06:42, ngày 23 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ 'phát sóng' là khá ổn vì 'sóng' ở đây là sóng phát thanh và sóng truyền hình; 'phát' ở đây là bật, mở, lịch phát. Và 'phát sóng' khác hẳn với nền tảng stream (truyền phát).--Nacdanh (thảo luận) 08:50, ngày 26 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
@Nacdanh: Mình cũng đang chờ phản hồi từ bạn TaiwaneseWaveVN. Ioe2015 09:28, ngày 23 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
@Nacdanh: Mình thấy cũng đã được một tháng kể từ ngày bắt đầu thảo luận. Chúng ta không nhận được phản hồi từ thành viên TaiwaneseWaveVN – người đã mở thảo luận. Nếu bạn đồng ý thì chúng ta sẽ quyết định đổi tên bài này (cùng với các bài khác có chữ "broadcast") thành "phát sóng". Ioe2015 04:06, ngày 16 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời
Ioe2015, tôi đồng ý đổi tên bài thành 'phát sóng' nhưng hãy đợi thêm 1 tuần nữa nếu cần thảo luận, sau đó nếu không còn phải thảo luận hãy đổi tên bài.Nacdanh (thảo luận) 04:38, ngày 16 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời
@Nacdanh: Một tuần nữa cũng đã trôi qua. Chúng ta vẫn không nhận được phản hồi nào từ thành viên TaiwaneseWaveVN – người đã mở thảo luận. Nếu không ai có ý kiến gì thêm thì mình xin được đổi tên bài thành "phát sóng". Ioe2015 13:55, ngày 23 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời
Đổi lại thành "Phát thanh truyền hình" là chuẩn nhất. Bởi vì trong tiếng Việt, đó là một cụm từ có nghĩa khi đứng một mình. Các đài địa phương ở Việt Nam vẫn tự đặt tên như vậy, Ví dụ: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long... Còn cụm từ "phát sóng" là không có nghĩa (hoặc nghĩa quá rộng) khi nó đứng một mình. Trong tiếng Việt, nó thường đi liền với các từ khác để tạo thành nghĩa. Ví dụ: Thị trường phát sóng, Chương trình phát sóng... TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 18:00, ngày 28 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời
@TaiwaneseWaveVN: Các đài địa phương do có cả hai loại hình là phát thanh và truyền hình nên mới đặt tên như vậy. Ở Thành phố Hồ Chí Minh có riêng Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhĐài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Còn từ "phát sóng" chắc chắn là có nghĩa. Theo khoản 11 điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì: "Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn." Nếu so sánh nó với định nghĩa của bài viết này là "là phương tiện phổ biến âm thanh và hình ảnh một cách rộng rãi đến khán giả qua các phương pháp điện tử, thường là bằng phổ điện từ như sóng vô tuyến để nhiều người tiếp nhận." thì chúng khá giống nhau (tất nhiên là không thể giống 100% được). Ioe2015 05:13, ngày 29 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Phát sóng”.