Thảo luận:Phục Hưng
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Phục Hưng. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Lịch sử | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
"Phục Hưng" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn! |
bài này có chứa một bản dịch của Renaissance từ en.wikipedia. Bản dịch được hoàn thành bởi thành viên Michel Djerzinski ngày 12 tháng 8 2013 |
Bố cục
sửaSau khi đọc xong bài tiếng Anh và nhờ Google đọc giúp các bài ngôn ngữ khác (Rumani, Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha) tôi thấy bài tiếng Anh vẫn là nguồn tư liệu tốt hơn cả. Bài Ý có điểm đáng chú ý nói về quan niệm và phân kỳ. Bài bên ro.wiki có một phần quan trọng là Phục hưng thời Carolingian có thể thêm vào phần nguồn gốc (với một dung lượng nhỏ thôi). Về bố cục tôi chọn bên tiếng Anh và sửa đổi cho phù hợp. Bước đầu tôi đề nghị chúng ta dịch bài tiếng Anh đã, có gì bổ sung thêm. Mong các bạn cân nhắc bố cục bài chúng ta trước khi dịch. Josef K. (thảo luận) 12:42, ngày 27 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Trước hết ta dịch từ bên bài tiếng Anh sang, sau kiếm sách viết thêm vài ý khác vào. Tôi xung phong nhận phần Nghệ thuật với Tôn giáo cho--Imperator Caesar Divi F. Augustus (Thảo luận · Đóng góp) 13:01, ngày 27 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi có ý kiến là gộp Kiến trúc, hội họa, điêu khắc vào một mục "Mỹ thuật" hoặc "Nghệ thuật tạo hình", Mục Mỹ thuật/Nghệ thuật tạo hình này cùng với Âm nhạc và Văn học nằm trong "Nghệ thuật", bạn thấy sao? Mục các nghệ sĩ nổi tiếng nên bỏ đi, nặng tính liệt kê.Josef K. (thảo luận) 14:05, ngày 27 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Ok, nghe cũng hợp lý hơn--Imperator Caesar Divi F. Augustus (Thảo luận · Đóng góp) 14:25, ngày 27 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi có ý kiến là gộp Kiến trúc, hội họa, điêu khắc vào một mục "Mỹ thuật" hoặc "Nghệ thuật tạo hình", Mục Mỹ thuật/Nghệ thuật tạo hình này cùng với Âm nhạc và Văn học nằm trong "Nghệ thuật", bạn thấy sao? Mục các nghệ sĩ nổi tiếng nên bỏ đi, nặng tính liệt kê.Josef K. (thảo luận) 14:05, ngày 27 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Note
sửaA companion to the worlds of the Renaissance, 940.21 C738
Thảo luận cũ
sửaTôi có 2 câu hỏi cho người đang viết bài này (và các người khác):
- Renaissance nên dịch thành "Phong trào Phục hưng" hay "Thời kỳ Phục hưng"? Tôi nghĩ nên là "Thời kỳ Phục hưng" vì "Phong trào Phục hưng" nên để dành cho Renaissance movement.
- Nên nói rõ là Renaissance đặc biệt cho châu Âu, thay vì cho tất cả phương Tây, vì phương Tây có bao gồm cả Bắc Mỹ nữa mà trong thời kỳ Renaissance thì Bắc Mỹ hãy còn chưa khai khẩn.
Mekong Bluesman 18:24, ngày 10 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Theo tôi thì nên dịch là "Thời kỳ Phục Hưng", cả trong Wikipedia tiếng Đức và tiếng Pháp họ đều viết là một thời kỳ (Epoche, période), chỉ có tiếng Anh là dùng cultural movement thôi. Phong trào Phục Hưng trong tiếng Việt còn là tên của một phong trào chính trị hay còn là một phong trào trong tôn giáo nữa (tra trong Google hay đọc bài Đại Tỉnh thức. Phan Ba 05:59, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Rất đúng. Một họa sĩ thuộc phong trào Renaissance có thể không sống trong thời kỳ Renaissance; cuối tuần cứ đi dọc theo bờ sông Seine thì thấy rất nhiều các họa sĩ này. Mekong Bluesman 08:07, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Theo tôi chỉ cần Phục Hưng cho Renaissance, hoặc có thể gọi là Phục Hưng trong nghệ thuật vì ứng với bài fr:Renaissance artistique bên Wikipedia tiếng Pháp. Nguyễn Thanh Quang 10:49, ngày 13 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Tôi thì thấy để mục từ là Phục hưng không thì không ổn lắm. Tra "Phục hưng" trong Google thì thấy có nhiều nghĩa khác nhau. Bài bên tiếng Đức còn đề cập đến Phục hưng trong Triết học và Kinh tế/Xã hội nữa, do vậy mà để là Nghệ thuật Phục Hưng e không bao trùnm hết được. Phan Ba 11:49, ngày 13 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Tôi thấy có vẻ như các bài có cùng interwiki này không có cùng cấu trúc và nội dung. Với nội dung hiện tại trong tiếng Việt, tôi đề nghị chúng ta gọi bài này là Phục Hưng với khái niệm bao quát, và đi theo wiki tiếng Anh đề cập đến nhiều yếu tố liên quan đến Phục Hưng (nguồn gốc, lịch sử, các giai đoạn, các phong trào, các lĩnh vực, các khu vực). Sau đó có thể có những bài đi vào chi tiết cho từng vấn đề. Nguyễn Thanh Quang 12:19, ngày 13 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Renaissance là một thời kỳ trong lịch sử châu Âu và đây là tên riêng để gọi thời kỳ đó, sự phục hồi/chấn hưng trong giai đoạn này không chỉ diễn ra trong nghệ thuật mà còn nhiều lĩnh vực khác (nhưng nổi bật nhất có lẽ vẫn là khoa học và nghệ thuật). Từ "phục hưng" (viết thường) trong tiếng Việt có nghĩa khác là sự phục hồi, chấn hưng nói chung, không nhất thiết phải liên quan đến Renaissance. Ví dụ "phục hưng nền kinh tế" hay "thời phục hưng của công ty X đã qua đi" v.v. Tuy nhiên tôi chưa nghe thấy ai nói "nghệ thuật Phục Hưng" cả mà chỉ thấy nói "nghệ thuật thời Phục Hưng" hay "nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng" thôi để chỉ ra đó là nghệ thuật của thời kỳ lịch sử này. Cho nên tôi cho rằng giữ tên là "thời (kỳ) Phục Hưng" là chuẩn hơn. Vương Ngân Hà 13:03, ngày 13 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Theo nội dung thì bài này nên được đổi tên thành Văn nghệ phục hưng. Truyền thống Đông Á không có khái niệm chuyên về chữ Renaissance như các nước châu Âu. Nếu ghi Phục Hưng thì tên này 1. là không nói gì cả, hoặc 2. là bao gồm quá nhiều những gì có thể được hiểu ở những lĩnh vực khác. Vì sao Văn nghệ phục hưng? Một trong những ví dụ: Oxford Dict ghi: "The revival of art (Nghệ thuật) and literature (Văn chương) under the influence of classical models in the 14th–16th centuries." --Baodo 15:10, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Nội dung bài này nói về cả triết học, âm nhạc và kiến trúc cũng như nói về Phục Hưng trong các khu vực, thời kỳ khác nhau. Bản thân chữ Renaissance trong tiếng Pháp cũng không CHỈ có nghĩa là tái sinh như định nghĩa trong từ điển mà đã trở thành danh từ riêng. Tại sao Phục Hưng lại không? Nguyễn Thanh Quang 15:35, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Nếu Phục Hưng chỉ khác Phục hưng = "chấn hưng lại, làm sống lại" ở chữ viết lớn/nhỏ và gán vào cách viết Hoa nguyên cả một khái niệm bao quát thì không!
- "Bản thân chữ Renaissance trong tiếng Pháp cũng không chỉ có nghĩa là tái sinh như định nghĩa trong từ điển mà đã trở thành danh từ riêng."
Hãy cho tôi chứng cứ chuẩn về lời phán đoán trên. Tôi cứ đứng lập trường cổ điển, dùng những bộ TĐ đáng tin và kinh nghiệm dùng từ châu Âu. Những ví dụ bên dưới ở danh từ chung cho thấy từ renaissance còn được dùng với nghĩa thông thường.
- Larousse Multidico (Author: Informatique Editoriale Larousse):
•renaissance nom féminin (de renaître, d'après naissance)
Littéraire. Action de renaître: Les renaissances continuelles du phénix. Littéraire. Nouvelle vie, nouvelle vigueur: Sa guérison fut une véritable renaissance. Nouvel essor, renouveau: La renaissance du Japon après la guerre. Époque de rénovation culturelle et artistique succédant à une période pauvre ou jugée telle: La renaissance carolingienne.
Synonymes •Renaissance nom féminin (de renaissance) Mouvement de rénovation culturelle et artistique qui prit sa source en Italie au XVe s. et se répandit dans toute l'Europe au XVIe s. En apposition, indique ce qui appartient à l'époque ou au style de la Renaissance des XVe-XVIe s. (avec une majuscule et invariable): Une église Renaissance.
- Larousse Chambers français-anglais cũng ghi tương tự.
• renaissance
[rənɛsɑ̃s] nom féminin 1. [réincarnation] rebirth 2. [renouveau] revival, rebirth
• Renaissance
[rənɛsɑ̃s] nom féminin la Renaissance the Renaissance (period)
Về nội dung bài: Triết "có thể" được xếp vào Văn chương, kiến trúc về nghệ thuật, hoặc nếu bài không thống nhất về nội dung thì làm disambig. Còn muốn viết từ bao quát nữa thì Văn hoá Phục hưng. Bạn có thể xem bên trang Trung văn xem họ dùng như thế nào cho trường hợp nào. Từ Phục Hưng tiếng Việt phải có thêm attribute nào đó nhất định (thời kì, nghệ thuật, phong trào vv...) để chỉ đúng sự việc như nội dung bài cho thấy. --Baodo 16:07, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Hình như "phục hưng" == "renaissance" và "Phục Hưng" == "Renaissance" ? Nếu đúng thì các định nghĩa từ điển trên cho thấy "Bản thân chữ Renaissance trong tiếng Pháp cũng không có nghĩa là tái sinh như định nghĩa trong từ điển mà đã trở thành danh từ riêng." Tôi chưa hiểu tại sao Baodo lại hỏi? - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:24, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi vội không nói dài thành ra có thể anh Bảo không hiểu rõ ý tôi: tức là renaissance ngoài nghĩa thông thường là tái sinh (đen/ bóng) thì đã trở thành một danh từ riêng (Renaissance). Còn về thuật ngữ thì người gọi là thời kỳ (period), người gọi là phong trào (mouvement), Trung văn thì gọi là văn nghệ 文藝. Tôi thì không hài lòng với bất kỳ từ nào vì không thể hiện được hết ý nghĩa của Renaissance. Như vậy tại sao phục hưng không thể trở thành một danh từ Phục hưng hay Phục Hưng với ý nghĩa tương đương với Renaissance, ngoài nghĩa thông thường trong từ điển. Ngôn ngữ là phải biến đổi theo cuộc sống. Nguyễn Thanh Quang 18:15, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Trời, vậy mà tối ráo mồm nói về một điểm hiểu lầm... :(.
- Câu hỏi cuối từ bên tôi: Đặt mục từ chỉ phân biệt giữa viết hoa và viết thường có đủ distinct và được chấp nhận? Nếu vậy thì có lẽ Phục Hưng là một trong những tên không chính xác (mặc dù nghĩa hẹp đã đúng), nhưng cũng không có tên khác hay hơn. Tôi rút lui vì cũng sẽ đặt tên một số bài về Ấn Độ giáo "shocking" hơn nữa.:) --Baodo 21:25, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Xin lỗi anh nhiều lúc ý một đằng nhưng lúc thể hiện không chuẩn nhiều khi vội do còn bận làm công cho người khác (mai mốt làm cho mình chắc còn ít thời gian hơn). Wikipedia phân biệt Phục Hưng và Phục hưng nhưng không phân biệt Phục hưng và phục hưng (chữ cái đầu coi như viết hoa trong mọi trường hợp). Tương tự nó cũng không phân biệt Renaissance và renaissance. Dù sao renaissance trong bối cảnh Wikipedia sẽ không mang nghĩa trong từ điển thông thường, cái này thuộc phạm vi Wiktionary. Nguyễn Thanh Quang 21:54, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi vội không nói dài thành ra có thể anh Bảo không hiểu rõ ý tôi: tức là renaissance ngoài nghĩa thông thường là tái sinh (đen/ bóng) thì đã trở thành một danh từ riêng (Renaissance). Còn về thuật ngữ thì người gọi là thời kỳ (period), người gọi là phong trào (mouvement), Trung văn thì gọi là văn nghệ 文藝. Tôi thì không hài lòng với bất kỳ từ nào vì không thể hiện được hết ý nghĩa của Renaissance. Như vậy tại sao phục hưng không thể trở thành một danh từ Phục hưng hay Phục Hưng với ý nghĩa tương đương với Renaissance, ngoài nghĩa thông thường trong từ điển. Ngôn ngữ là phải biến đổi theo cuộc sống. Nguyễn Thanh Quang 18:15, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Cải thiện bài viết
sửaBài này có lẽ được viết chủ yếu dựa trên tài liệu tham khảo về nghệ thuật thời Phục Hưng nên nặng về nghệ thuật và được trình bày như là một trào lưu nghệ thuật chứ không phải một giai đoạn trong lịch sử châu Âu. Theo tôi cần:
- Viết đầy đủ các lĩnh vực (khoa học, kỹ thuật...) vì những lĩnh vực ngoài nghệ thuật cũng có những bước phát triển dài trong thời kỳ Phục Hưng (cuộc cách mạng trong thiên văn học của Copernicus và kéo theo nó là thần học, triết học chẳng hạn). Mỗi lĩnh vực sẽ có bài chi tiết ví dụ "Nghệ thuật Phục Hưng" và tiêu bản "Các trào lưu nghệ thuật châu Âu" chuyển sang bài đó...
- Tạo thể loại Phục Hưng với các bài trong thể loại viết về các lĩnh vực thời Phục Hưng, các quốc gia thời Phục Hưng.
Mời cộng đồng cho ý kiến. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 03:10, ngày 1 tháng 6 năm 2008 (UTC)
Một vài lỗi địa lý
sửaTôi rất ngạc nhiên đọc trong phần Miền Flander rằng "xứ Flander" (chắc chắn là tên tiếng Anh "Flanders" xuyên tạc; tên đúng là Vlaanderen) bao gồm "Bỉ, Hà Lan và một phần Đan Mạch ngày nay". Xứ này ngày xưa bao gồm tỉnh West-Vlaanderen, Oost-Vlaanderen, và phần nhỏ của Hà Lan và Pháp ngày nay. Ngày nay tên Vlaanderen chỉ miền bắc của Bỉ thôi. Đan Mạch không có gì mà xem trong đó. Có lẽ tác giả/người đã dịch nhầm với "Vùng Thấp" (Lage Landen, Pay Bas, Low Countries...).
Và thứ hai, theo phần Đức thì Josquin des Prez và Johannes Ockeghem là người Đức, còn theo phần Miền Flander hai ông ấy là người Bỉ. Nhiều tên hoạ sĩ trong phần Đức tôi nhận ra là người đến từ vùng Hà Lan và Bỉ ngày nay (ngày xưa người ta gọi "Vùng Thấp", thời kỳ Trung Đại một phần thuộc hoàng đế Đức nhưng thời Phục Hưng thì vùng ấy đọc lập theo chính trị rồi), nhưng tôi không phải chuyên gia nên không biết sửa như thế nào đúng.