Thảo luận:Quân đội nhân dân Việt Nam

(Đổi hướng từ Thảo luận:Quân đội Nhân dân Việt Nam)
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Leducbinh.tlu trong đề tài Nhà cung cấp nước ngoài

Tên lửa S300 ở đâu? = sửa

Untitled sửa

Các bạn ơi, sao phần vũ khí không thấy tên lửa phòng không S300 nhỉ??????

Lá cờ sửa

Có ai từng thấy quân Kỳ ra làm sao không, em nhớ có hai chữ quyết chiến quyết thắng thêu bên trên hay bên dưới gì đó. Có ai biết mong miêu tả thử, tạm thời sử dụng quốc kỳ. Magnifier () 07:18, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ban đầu Quân kỳ có dòng chữ "Quyết chiến - Quyết thắng". Sau, để thích hợp hơn trong thời kỳ mới, Quân kỳ của QĐND Việt Nam chỉ để cụm từ "Quyết thắng", thường gọi là Quân kỳ Quyết thắng. Vo quoc tuan (thảo luận) 08:56, ngày 3 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dữ liệu về khí tài và quân số sửa

Xin hỏi User:Lelamvn91 đã lấy các số liệu và các loại khí tài này ở đâu ra? Đường dẫn defencetalk.com là một diễn đàn, không đáng tin cậy, đường dẫn đến en.wiki là không được vì Wikipedia không tự tham khảo chính mình. Các con số quá chi tiết như vậy cần có sách vở chứng minh, chứ không thể khơi khơi tự suy đoán. Nhờ bổ sung, hoặc tôi sẽ xóa sau 1 tháng. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:37, ngày 20 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quá hoành tráng! sửa

Quân đội Nhân dân Việt nam được đánh giá là lực lượng có sức mạnh đáng kính nể nhất nhì tại Châu á vào thời điểm hiện tại nhờ có sự đầu tư, trang bị vũ khí hiện đại, tăng cường hợp tác huấn luyện với các cường quốc kể từ khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền. Thực tế này đang gây ra sự lo lắng đáng kể từ phía nước láng giềng Trung quốc. Các nhà bình luận cho rằng Trung Quốc đang run sợ trước Việt nam.. Chủ quan quá! Bring Vietnam to the world (thảo luận) 04:55, ngày 15 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngày/địa điểm thành lập Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) sửa

XIn hỏi: ngày thành lập Quân Đoàn 2 trong bài này 17/5/1974 tại Thừa Thiên Huế có chính xác không vì cũng tại Wikipedia, có phần viết là: Thành lập ngày 1/6/1974 tại Ba Lòng, QUảng Trị?

Longt (thảo luận) 14:45, ngày 21 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tuyen Quan sửa

em muon hoi! mot nam nha nuoc ta co' may' dot tuyen quan! em muon xin di tinh` nguyen

Hình ảnh sửa

Sao các anh không đăng những ảnh quân mình chụp được trong lễ diễu binh 1000 năm Thăng Long gần đây? Em thấy trong phần wiki tiếng Anh có dùng đấy.

Khẩu hiệu sửa

Bee.net.vn vừa đăng bài có thông tin liên quan đến khẩu hiệu Trung với nước-Hiếu với dân. Tôi xóa nguồn dẫn diễn đàn --Trần Anh (thảo luận) 00:53, ngày 24 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái ảnh người nhái sửa

Tôi nghĩ có nhiều ảnh khác mang tính đại diện hơn sao không đưa, lại đưa cái ảnh mang tính độc đáo nhiều hơn là tính thực tế này lên nhỉ. Theo tôi, nên xóa hoặc thay. Vo quoc tuan (thảo luận) 17:24, ngày 20 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời


vấn đề ìnobox sửa

cái infobox military unit của trang này không chính xác lắm vì phải là infobox national military mới đúng vì các wiki ngôn ngữ khác đều dùng như thế

Quá ngán sửa

Mấy chủ đề dạng này rất hoành choáng nhưng chẳng có nguồn nhiều gì cả, ông nào cũng thích thêm con chữ "suông" hơn cái nguồn. TemplateExpert (thảo luận) 02:00, ngày 28 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phục hồi Khẩu hiệu sửa

Check lại Lịch sử trang thấy bác TKS1988 4 tháng trước sửa thế nào mà làm mất khẩu hiệu. Tôi đã phục hồi, bổ sung nguồn. Và bỏ câu "Không có gì quý hơn độc lập tự do" vì câu đó là nói chung chung nằm trong bài nói chuyện kêu gọi toàn dân chống Mỹ của Hồ Chí Minh chứ không liên quan trực tiếp đến QDNDVN. Thân ái Yeuhuongyeumen (thảo luận) 23:01, ngày 31 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Vũ khí sử dụng sửa

Tác giả nhầm lẫn về các loại vũ khí rồi,

"Hoa Kỳ M1919 Súng máy hạng nặng 12,7 mm (loại bỏ)
Hoa Kỳ Browning M1917 Súng máy hạng nặng 12,7 mm (loại bỏ)"

Hai loại này dùng đạn 30-06 (cỡ 7.62mm - loại dùng cho M1 Garand) chứ không phải đạn 50 Cal. (12.7mm) như của tác giả nói thảo luận quên ký tên này là của 113.180.100.64 (thảo luận • đóng góp).

Không nguồn sửa

Đoạn văn sau đây không nguồn gốc. Tạm lưu lại chờ nguồn.--Двина-C75MT 07:42, ngày 24 tháng 4 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Tên gọi "Quân đội Nhân dân" được sử dụng chính thức lần đầu tiên năm 1950[cần dẫn nguồn], sau khi Quốc gia Việt Nam thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam. Theo cách hiểu hiện nay thì Quân đội Nhân dân được sử dụng để chỉ các lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo[cần dẫn nguồn]. Ngày thành lập Quân đội Nhân dân về sau chính thức lấy ngày thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân. Thực tế trước khi thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân, có lực lượng Cứu quốc Quân thành lập sau khởi nghĩa Bắc Sơn. Trước Cách mạng tháng Tám, có đội du kích Ba tơ, một số đơn vị vũ trang khác. Đôi khi cụm từ này "máy móc" để chỉ quân đội chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập sau Cách mạng Tháng Tám, nhưng theo cách hiểu thường thấy chỉ bao gồm các lực lượng do Đảng Cộng sản thành lập hoặc lãnh đạo[cần dẫn nguồn].
Về mặt thực tế sau Cách mạng Tháng Tám, ở miền Bắc, Trung và nhất là miền Nam có các lực lượng danh nghĩa thuộc quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng không chịu sự lãnh đạo của Đảng, hay tách rời sự lãnh đạo của Đảng thường không được xem là thuộc Quân đội Nhân dân. Các lực lượng chấp thuận hợp nhất sau đó chịu sự chi phối của chính phủ Trung ương do Đảng Cộng sản và Việt Minh lãnh đạo được thừa nhận là Quân đội Nhân dân như sau này tài liệu trong nước thừa nhận (dù đến 1950 có danh xưng chính thức). Sau khi Việt Nam chia cắt, một số lực lượng ở miền Nam thành lập tự phát do Đảng Cộng sản lãnh đạo cũng được thừa nhận là Quân đội Nhân dân trong các tài liệu sau này, dù khi đó không thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[cần dẫn nguồn]
Danh xưng Quân đội Nhân dân được sử dụng giai đoạn 1954- 1975 chính thức để chỉ quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - miền Bắc Việt Nam. Ở miền Nam, sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời (và sau chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam), các lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo ở Miền Nam được hợp nhất thành Quân giải phóng miền Nam. Về mặt hình thức lực lượng này thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam, và phân biệt với Quân đội nhân dân Việt Nam ở miền Bắc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên sự phân biệt này mang tính sách lược và có tính hình thức. Về phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, luôn có sự phân biệt gọi quân từ ngoài Bắc vào là "quân đội Bắc việt" hay "quân đội nhân dân", còn quân hình thành trong nam là "quân đội Việt cộng" hay "quân giải phóng". Sự phân biệt này có tính chất chính trị nhiều hơn và không phản ánh đúng cơ cấu quân đội cách mạng ở miền Nam Việt Nam.[cần dẫn nguồn]
Trên thực tế, về phía cách mạng, tất cả các lực lượng quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng ở miền Nam, cho dù chiêu mộ tại chỗ hay hành quân từ ngoài Bắc vào đều gọi là Quân giải phóng miền Nam - và không có sự chia tách nào về lãnh đạo, chỉ có sự phân chia lãnh đạo trên cơ sở một ban lãnh đạo chung thống nhất - để phân biệt với quân đội nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau 1975 sự hợp nhất Quân giải phóng miền Nam với quân đội nhân dân ở miền bắc sau sự hợp nhất chính thức về chính quyền chỉ còn mang tính hình thức. Về sau này về phía Việt Nam luôn định nghĩa Quân giải phóng Miền Nam để chỉ một bộ phận Quân đội nhân dân là xét về thực tế, còn trong giai đoạn chiến tranh có sự phân biệt hình thức nhưng không như phía đối phương mô tả.[cần dẫn nguồn]
Nhìn chung cơ bản các lực lượng do Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo thời kỳ nào sau 22-12-1944 cũng hay được xem là Quân đội Nhân dân[cần dẫn nguồn]. Nhưng trong thời kỳ 1945 - 1954, thì đối phương có một sự phân biệt, nên gọi quân đội của Việt Minh - do họ không công nhận chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chỉ rõ lực lượng do Việt Minh - bình phong của Đảng Cộng sản - lãnh đạo[cần dẫn nguồn].
Bài đã rõ vậy mà vẫn còn treo biển cần biên tập, không hiểu là cần biên tập cái gì và vấn đề gì?, đề nghị người treo biển cần chỉ rõ biên tập lại cái gì để cộng đồng còn biết đường mà chiều chứ không nên treo biển khơi khơi!--Phương Huy (thảo luận) 06:45, ngày 24 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

VNDCCH ban đầu là 1 nước đa đảng, DCS chưa nắm đựoc toàn quyền lãnh đạo quân đội. VNQDD, Việt cách, Đại việt... có quân đội riêng, Hồ chủ tịch kêu gọi sáp nhập với quân đội của Việt Minh. các đảng nảy là các đảng hợp pháp khi đó. Năm 1945 ở miền nam có rất nhiều quân ngoài sự kiểm soát của đảng, Nguyễn Bình phải vào thống nhất. lưu ý là Đảng Dân chủ cũng kèn với đảng cộng snar để lãnh đạo trong quân đội thời gian này. cái này thì một số sách đã nói. nhưng tất cả đều chiến đấu dưới ngọn cờ của VNDCCH và chính phủ liên hiệp lúc đó chống Pháp, do đó nó không phải là 1 thành tố của quân VNDCCH là gì. lấy ví dụ quân của Dương Văn dương, chẳng treo ảnh Cụ hồ và cờ đỏ sao vàng khi chiến đấu là gì, nhưng ko phải do đảng thành lập và lãnh đạo. Các lực lượng tự phát thành lập quân đội chống Pháp hồi đó hay gọi là Giải phóng quân nam bộ - ko phải quân đội chính quy của VNDCCH, sau này có 1 số quay về với pháp hay chống pháp và cả việt minh... còn về quân giải phóng miền nam vớip hù hiệu riêng lá cờ mặt trận thì rõ rồi. quân đội nhân dân việt nam theo quy định của pháp luật lúc đó, cụ thể hiến pháp,...là quân VNDCCH. ở đây mình phân biệt theo văn kiện nhà nước và văn kiện đảng, tức văn kiện công khai và văn kiện mật sau này mới công bố.Tuantintuc17 (thảo luận) 15:00, ngày 24 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn chỉ cần thêm vài nguồn cho bác Minh Tâm hài lòng thôi. Felo (thảo luận) 17:08, ngày 24 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi cho rằng đoạn dài ở trên mang tính suy diễn và dễ gây tranh cãi, nên việc cho nguồn là cần thiết. Tốt nhất là chỉnh lại văn phong trung lập hơn theo hướng ghi nhận sự kiện và bỏ các đoạn suy diễn không nguồn. Tạm thời tôi đặt fact một số chỗ vậy. Thái Nhi (thảo luận) 18:08, ngày 24 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Những thông tin bạn đưa ra không sai nhưng thiếu nguồn. Giai đoạn 1945 - 1954 các đảng phái, giáo phái lớn đều có quân đội riêng. Ngoài quân đội do cộng sản lãnh đạo, chỉ một số quân đội của các đảng phái khác chấp nhận hoạt động trong hệ thống quân sự của nhà nước VNDCCH. Số còn lại không do VNDCCH lãnh đạo. Ví dụ quân Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên từng gia nhập hệ thống Vệ quốc quân do Nguyễn Bình lãnh đạo rồi sau này tách ra nhưng quân VNQD đảng hay Đại Việt chưa bao giờ gia nhập.Felo (thảo luận) 18:26, ngày 24 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi không nói là có gia nhập sáp nhập với quân của Việt Minh hay quân đội chính thức của VNDCCH hay không mà tôi chỉ nói là quân đội của VNDCCH. Khi mà chính quyền liên hiệp thì đều gọi là quân của nước VNDCCH, dưới là cờ của chính thể này chống Pháp, còn sau thì họ theo đường lối khác lúc đó hắng hay. như dương văn dương, còn thời bảy viễn về với pháp thì bỏ. với các đảng ngay từ đầu được xác định là bất hợp pháp thì không tính. nhưng việt quốc- cách... thì phải tính vì họ vẫn ủng hộ chống pháp. tôi biết thành viên 2 đnagr này ít nhất còn trong chiúnh phủ tới 1949 và cả sau nữa. năm 1952 mới có tổ chức đảng trong quân đội và công an.Tuantintuc17 (thảo luận) 15:57, ngày 26 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

một ví dụ cụ thể ngay ngày nam bộ kháng chiếnn hiều lực lượng tham gia, họ chiến đấu dưới lá cờ của VNDCCH và chịu chỉ đạo của lâm ủy hành chính nam bộ do việt minh làm nòng cốt lãnh đạo, nhưng ko do đảng hay việt minh tổ chức lãnh đạo trực tiếp. riêng bình xuyên - hòa hảo- cao đài,...thì về sau có sự chia tách, một số sáp nhập vào quân đội thống nhất VNDCCH.Tuantintuc17 (thảo luận) 16:10, ngày 26 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn viết được thế này chứng tỏ bạn đọc nhiều tài liệu. Bạn chỉ cần chịu khó đưa các tài liệu bạn đã đọc vào bài viết thôi mà. Felo (thảo luận) 16:22, ngày 26 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chú thích kiểu Tuantintuc17 sửa

Bị fact hỏi nguồn thì Tuantintuc17 dùng mấy chữ trên thanh tóm tắt để thay nguồn bạn xem lại các bản hiến pháp và văn bản sắc lệnh và luật nhà nước để định nghĩa quân đội nd và công an nd và đòi lấy lại bản cũ. Các hiến pháp là hiến pháp nào, các bản sắc lệnh nào? Chú thích cụ thể ra nếu không chỉ có xóa.--Vô tư lự (thảo luận) 04:47, ngày 30 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nguồn sửa

http://quocphonganninh.edu.vn/index.aspx?Menu=1364&Style=1&ChiTiet=983

Click vào link này không có thông tin trong bài Saruman ơi. Atulat (thảo luận) 13:38, ngày 7 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đó là tiểu đoàn này? sửa

D-800? Xin hãy giúp In ictu oculi (thảo luận) 11:56, ngày 5 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn Storknows sửa

Bạn muốn sửa cái gì trong bài này nào bạn @StorKnows:? Bài này thì tôi có đôi chút quan tâm, nên chúng ta có thể thảo luận. Buiquangtu (thảo luận) 08:22, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Buiquangtu:Thì bạn coi lại những chỗ tôi sửa xem có chỗ nào bạn thắc mắc không? Tôi chỉ làm gọn bài viết thôi mà. Sửa đổi của tôi chỉ làm mất khoảng chưa đến 1000 byte chứ có phải cái gì to tát đâu...StorKnows (thảo luận) 08:26, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
500 bytes thì hệ thống này đã mặc định hiển thị là sửa đổi lớn rồi đó bạn. Bạn liệt kê chi tiết những gì bạn cần sửa rồi 2 bên thảo luận nhé. Đồng thuận thì hãy đưa vào bài. Tôi tạm khóa 1 tuần cho các bạn thảo luận. ~ Violet (talk) ~ 08:27, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
@StorKnows: Bạn sửa quá nhiều, và tôi có quá nhiều thắc mắc (tôi sẽ làm danh sách
  • xóa "chủ tịch", [1]
  • xóa "nòng cốt", [2]
  • đổi "các tướng lĩnh tiêu biểu" thành "một số tướng lĩnh"
  • đổi "một" thành "1", [3]
  • đổi "được" thành "bị"
  • xóa "từ một đội quân nhỏ" [4]
  • tự dưng ghép một vài câu ngắn thành một câu dài, làm cho câu văn trở nên lủng củng [5]
  • "bỏ đánh giá cá nhân" (trong khi đánh giá cá nhân hoàn toàn có thể được đưa vào wiki nếu nêu rõ cá nhân đó)
  • xóa giải thích viết tắt [6]
  • xóa các liên từ "được", "lại"; xóa giải thích "chúng ta (quân đội Mỹ)"; chuyển "ông" thành "mình" mà không xem xét ngữ cảnh; xóa nội dung ("Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu liên tục từ 1944 đến 1989 với 5 trong số các cường quốc trên thế giới bao gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc:"); thêm "theo một số nguồn" không rõ lý do [7]
  • xóa bản mẫu bài viết chính [8]
  • đổi "giành chiến thắng Điện Biên Phủ" thành "tham gia chiến thắng Điện Biên Phủ" ([9]), làm lệch nghĩa câu văn
  • xóa nội dung ("Số vũ khí này ngày càng lạc hậu làm giảm sức mạnh tương quan với quân đội các nước khác là vấn đề lớn đối với quân đội Việt Nam."); xóa giải thích cho "một cách nhỏ giọt" (Việt Nam không tiến hành các đợt mua sắm hay nâng cấp vũ khí lớn); đổi "Việt Nam hầu như dựa hoàn toàn" thành "Việt Nam đa phần dựa vào"??? [10]

vân vân và vân vân) nên không biết bắt đầu từ đâu. Có lẽ bạn bắt đầu trước đi. Nhờ bạn nêu ra những gì bạn muốn sửa đổi, từng cái một, tôi sẽ hợp tác với bạn phát triển bài. Buiquangtu (thảo luận) 08:30, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tạm thời "được" với "bị" không cần bàn cãi nữa, quá nhiều thảo luận khắp nơi rồi nhưng vẫn chưa có đồng thuận nào để thay "được" thành "bị". Có thể đi thẳng vào những chi tiết khác luôn. ~ Violet (talk) ~ 08:33, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Buiquangtu: Nghe có vẻ nhiều nhưng chỉ là tu sửa lại câu từ, bỏ những chỗ bị lặp, và bỏ một số ít ý kiến đánh giá cá nhân không trung lập thôi.
Mong bạn đừng ngụy biện. Buiquangtu (thảo luận) 08:42, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thứ nhất là về xóa mấy từ "chủ tịch", "tiêu biểu" đơn giản là mấy từ chủ tịch không cần phải thêm nghe có vẻ quá trang trọng, còn từ "tiêu biểu" là tính từ đánh giá, không được thêm vào để đảm bảo trung lập.
"chủ tịch" chỉ là chức vụ, cá nhân tôi thấy không có gì trang trọng. Nếu bỏ từ "tiêu biểu" thì theo bạn nên cho từ gì? Thí dụ tiếng Anh có thể ghi notable. Bạn thấy từ không trung lập thì nên trung lập hóa nó chứ không nên xóa.Buiquangtu (thảo luận) 08:42, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Còn về từ "được" và "bị", và số "một" thành "1" bạn có thể tham khảo phần giải trình ở bài Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Grand Theft Auto V thảo luận quên ký tên này là của StorKnows (thảo luận • đóng góp) vào lúc 10:37, ngày 19 tháng 8 năm 2020.
Bạn chỉ cụ thể từng câu. Những từ này phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng.Buiquangtu (thảo luận) 08:42, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đấy tôi đã lập qua một danh sách những sửa đổi mà tôi vô cùng thắc mắc. Bạn xem, bạn sửa như vậy thì ai mà thấy được những sửa đổi hữu ích của bạn nữa?Buiquangtu (thảo luận) 08:54, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Chà, xem ra bạn đã bị cấm vì đã vi phạm quy định. Hết hạn cấm nếu bạn vẫn còn nhiệt huyết phát triển bài, nhờ bạn comment tại đây và Ping tôi nhé. Cám ơn bạn trước. Hẹn sớm gặp lại. Buiquangtu (thảo luận) 09:01, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Buiquangtu:, từ ngữ không trung lập thì phải xóa đi chứ trung lập hóa sao được bạn, bạn muốn trung lập hóa thì bạn tự đi mà làm, còn tôi có quyền xóa chúng đi nếu chỉ cần thấy chúng không trung lập. Đa phần xóa từ ở đây để làm gọn đi thôi, có thể "lủng củng" hơn đấy nhưng là bắt buộc để đảm bảo hoặc là ngắn gọn, hoặc là trung lập hơn, mà làm gì lủng củng đến mức bạn đọc không hiểu được. Chỉ là mấy cái sửa đổi câu từ nhỏ thôi chứ có gì to tát đâu mà cũng đem ra tranh luận mất việc lắm. StorKnows (thảo luận) 14:05, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Giờ tôi hết hứng thú rồi. Bạn sửa sai sẽ có người sửa lại hoặc xử lý bạn. Tùy bạn. B nhắn gửi 14:07, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Quy luật quản lý chặt mấy wiki cơ quan chính phủ sửa

Có thể 1 vấn đề trong việc cung cấp thêm thông tin cho cái cơ quan nhưng theo tôi nghĩ rằng mọi người ai cũng có thể chuyển sửa cái trang bằng các từ có thể mang nghĩa xấu hay xúc phạm nên là người cập nhật nên để ý cái vấn đề đó. Là 1 trong thành viên cập nhật trang wiki, tôi cũng hiểu wiki là nơi mình cung cấp thêm nội dung về 1 thứ gì đó có thể giới thiệu các nội dung, và trong thành viên mỗi chúng ta, tôi nghĩ là nên cùng nhau bảo vệ và xây dựng 1 web wiki trung thực.Phambi2710 (thảo luận) 12:29, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Page đã được bán khóa, nghĩa là những ai ko đăng nhập hoặc mới tạo acc sẽ ko được edit. Cơ bản là bạn khỏi phải lo. – Hwi.padam (thảo luận) 20:46, ngày 20 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Những chỉnh sửa cần đề cập sửa

  • Phần "Khẩu hiệu", "Tặng thưởng", "Nhiệm vụ" là thừa thãi và không cần thiết phải đưa vào
  • Phần "Quá trình phát triển" và "Tham chiến" nên được gộp lại thành "Lịch sử" và chia theo các giai đoạn để hệ thống hóa
  • Phần "Các tướng lĩnh tiêu biểu" cần được chọn lọc lại để chọn ra một vài người quan trọng để viết rõ nét hơn
  • Phần "Trang bị" cần phải liệt kê các vũ khí hiện có của quân đội, chia theo các lực lượng

– Trầntháihòa2007 (thảo luận) 10:10, ngày 15 tháng 5 năm 2022 (UTC)Trả lời

Nhà cung cấp nước ngoài sửa

Hwi.padam: Bạn không nên thêm vào phần này những nguồn lỗi thời, ngoại giao chung chung hoặc khí tài được tặng nhé, nên tìm những nguồn có số liệu thống kê hoặc tên sản phẩm được mua bán đàng hoàng. Thanks! Leducbinh.tlu (thảo luận) 13:15, ngày 22 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời

Hàn Quốc có bán động cơ cho VCM-01, cái này có tính không? –  Hwi.padam   14:55, ngày 22 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời
Thông tin đó phải được xác nhận bởi các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông uy tín. Không tính các nguồn bàn luận hay dự báo bạn nhé. – Leducbinh.tlu (thảo luận) 15:50, ngày 22 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời
Nó không thuần là lều páo mà là có phê duyệt của bên chính phủ Hàn Quốc về việc cung cấp động cơ cho Việt Nam ấy.
https://gall.dcinside.com/mgallery/board/view/?id=war&no=1112162 –  Hwi.padam   21:07, ngày 23 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời
Bạn đọc Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy để hiểu thêm nhé. Thanks! – Leducbinh.tlu (thảo luận) 07:59, ngày 24 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời
Như trong bài viết có đề cập là phía Việt Nam mới chỉ “được cho là sẽ chọn”, chứ chưa “chính thức chọn”, nên tất cả vẫn chỉ dừng lại ở mức suy đoán. – Leducbinh.tlu (thảo luận) 16:01, ngày 22 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Quân đội nhân dân Việt Nam”.