Thảo luận:Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

(Đổi hướng từ Thảo luận:Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa)
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Minh Tâm-T41-BCA trong đề tài Untitled

Untitled sửa

Ai vừa đưa đánh giá/nhận xét chất lượng dịch cần nêu ví dụ và xưng tên và nội dung comment vào bài viết và đề xuất chỉnh sửa (nếu có), không nên đưa một nhận xét một các thiếu trách nhiệm như vậy. Cảm ơn 222.253.242.245 10:42, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi, Bình Giang, nhận xét đây. Chỉ ra chỗ nào chưa tốt thì tôi không chỉ hết đâu, song tôi sẽ nêu ví dụ một hai chỗ dưới đây. Nội dung của tiêu bản {{Chất lượng kém}} (ở Wikipedia rất hay dùng tiêu bản) có thể làm bạn không bằng lòng. Ý của tôi khi gắn tiêu bản Chất lượng kém không phải rằng bạn dịch sai, mà là tiếng Việt của bạn khi dịch kém.--Bình Giang 10:55, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ví dụ 1: "Huy hiệu của Giải phóng Quân Trung Quốc bao gồm một tấm huy hiệu tròn với một ngôi sao đỏ có chữ Hán "Bát Nhất" có nghĩa là ngày 1 tháng 8 (tiếng Hoa八一, Pinyin: bā yī), là ngày 1/8 năm 1927 Khởi nghĩa Nam Xương, bao quanh bởi lúa mỳ và các bánh răng."--Bình Giang 10:56, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ví dụ 2: "Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một nguyên tắc cơ bản trong hệ thống chỉ huy của Quân đội Trung Quốc."--Bình Giang 11:00, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi đã lập Tiêu bản:Chất lượng dịch 3 để có thể đặt vào những bài như thế này. Nó phù hợp hơn Tiêu bản:Chất lượng dịchTiêu bản:Chất lượng dịch 2.--Bình Giang 11:29, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên tiếng Hoa của tổ chức này ghi rõ là Trung Quốc thì tại sao lại đổi tên bài từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sang Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa--58.187.12.68 (thảo luận) 01:50, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

中国人民解放军 là Trung Quốc Nhân dân Giải phóng quân. Chữ 国 "quốc" rất dễ nhận ra ngay cả với người không biết tiếng Trung. Đề nghị bạn Panzerschreck làm việc cẩn thận hơn. Avia (thảo luận) 01:31, ngày 9 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 09:41, ngày 6 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi bổ sung vào bài này toàn bộ số liệu về tổ chức, người, vũ khí, ngân sách quốc phòng của PLA và sửa đổi lại một số tiêu đề cho thích hợp. Riêng kiến thức về tên lửa Julang-1Dongfeng-5 sẽ có hai trang riêng về hai loại vũ khí mới này.

Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 09:41, ngày 6 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tại sao không đề tên Hán Việt mà lại dùng Julang-1, Dongfeng-5.Hihihiha (thảo luận) 03:27, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vì trong tất cả các hợp đồng mua bán vũ khí cũng như thống kê chính thức của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đều dùng tên này. Tuy nhiên, trong bài cũng có dẫn ra tên bằng âm Việt theo chuyển nghĩa Hán - Việt hoặc Hán - Nôm - Việt. --Двина-C75MT 05:01, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Tôi vừa bổ sung vào bài này toàn bộ số liệu về: Ngân sách quốc phòng Trung Quốc trong mấy năm gần đây, Cương lĩnh quân sự Trung Quốc trong thời đại mới và Kế hoạch thành lập hạm đội xuyên đại dương của họ.

Các kiến thức về tên lửa Julang-1Dongfeng-5 đã có hai trang riêng về hai loại vũ khí mới này. Nhưng trang về Dongfeng-5 có một số thông tin giống trang DF-5. Vì tôi không rành về wiki nên nhờ Nguyễn Thanh Quang hoặc TCMT hợp nhất giùm.

Tôi sẽ viết thêm trang mới về loại tên lửa hạm đối đất Julang-2 mới nhất của Trung Quốc.

Tôi cho rằng mói đe dọa về quân sự của Trung Quốc đối với các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đã tăng từ mức cảnh báo từ năm 1996 (xem "Cuộc tấn công của con rồng" của Humphrey Hawskley Trưởng phân xã BBC tại Trung Quốc và Simon Holberton - trưởng phân xã Hồng Công của tờ Finaltion time ("Thời báo tài chính"), xuất bản ở Hồng Kông năm 1996, do Nguyễn Văn Lập, Đặng Ngọc Lan, Lưu Kim Liên, Nguyễn Thu Phương và Nguyễn Thái Hùng dịch ra tiếng Việt-Thông tấn xã Việt Nam phát hành năm 2000); đến nay là mức tập trung chú ý. Vậy đề nghị các bạn tham gia thảo luận với chủ đề: "Chiến lược quân sự + tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc và dự kiến phản ứng của thế giới". Chân thành cảm ơn.

Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 09:13, ngày 9 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.