Thảo luận:Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Knoweverythingwiki trong đề tài Bổ sung

Xóa hình sửa

Tôi xóa hình này vì trong mô tả không có chữ nào nói rằng đây là quân giải phóng (VC soldier).Tmct 14:07, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tmct không thấy tên hình là Captured VietCong à?Người hùng cô đơn (thảo luận) 10:17, ngày 14 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

VietCong có nghĩa trùng với "quân giải phóng" từ khi nào vậy? Tmct (thảo luận) 13:49, ngày 14 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các bạn không hiểu được sự phức tạp trong cái mà bên CM công bố cho đối phương, cái trong bí mật sau công bố và cái mà tài liệu đối phương thu thập được. Năm 1962 Đảng NDCCM tuyên bố tách ra, chỉ huy QGP. Tài liệu MB gọi chung QGP là quân ở nam vĩ tuyến 17, nhưng ko nói về quân ngoài bắc vào. năm 1968 khi bàn đàm phán Paris mở ra, có tranh luận về quy chế Còn B nọ B kia là của Bộ tổng tham mưu, TRung ương Cục MN phân là MT nọ MT kia. Tài liệu Tây cũng cho biết như thế. Còn về phân QDBV hay VC thì vô số tài liệu Mỹ có nói, ở nguồn gốc "hình thành". Từ ngoài bắc di chuyển vào, cho dù có cả quân từ nam di chuyển ra bắc sau đó lại vào nam vẫn xếp là quân BV. Còn quân VC là hình thành trực tiếp ở MN, bao gồm cả sự bổ sung của quân BV vào các đơn vị này về sau. Cái chính là sự phân chia DLD và DNDCM nên phía Mỹ "nhầm lẫn" do 2 lực lượng khác nhau chỉ huy. Sau 75 thì rõ cả. Còn sau 64 thì Bộ tư lệnh và Quân ủy miền chỉ chỉ huy từ B2 trở vào, đó là bí mật, khu V cả B3 và TT-QT là do TW trực tiếp chỉ huy, nhưng công khai đối phương thì Bộ TL miền vẫn "chỉ huy chung", cái này là do phân đảng - Đảng NDCCM mà raTuantintuc17 (thảo luận) 05:03, ngày 30 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Không liệt kê các chức vụ sau này, vì nó ko phù hợp với đề mục này, cái đó đọc mục từ tên riêng, hay các mục từ khác như hàm, chức thì rõ Tuantintuc17 (thảo luận) 05:04, ngày 30 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đến giờ vẫn nhiều người không hiểu sự phân chia hai quân đội này. Mỹ nó phân vì từ năm 1962 miền Nam lập "Đảng Nhân dân cách mạng", và Quân giải phóng là do Đảng này lãnh đạo, còn Quân đội nhân dân ngoài bắc là Đảng Lao động lãnh đạo. Vì thế Mỹ nó luôn nhầm ở chỗ nó không rõ mối quan hệ 2 đảng này (mà sau 75 phía Cách mạng mới công khai). Còn tất cả các quân ở nam vĩ tuyến 17 đều là của Mặt trận rồi, đó là vùng MT kiểm soát với lá cờ riêng, nhưng không độc lập với VNDCCH. Phải đến năm 1969 khi có chính thể cộng hòa MNVN, MT mới độc lập với VNDCCH về hình thức, do đó việc phân định rạch ròi của 2 quân đội ở miền nam là đương nhiên. Điều khoản hiệp định Paris liên quan đến 2 thứ quân đội này cũng rất rõ. Cái chính là phía Mỹ ký hiệp định cũng ko ghi rõ về chủ quyền VNDCCH đến đâu bởi cụm từ miền bắc và VNDCCH không khớp nhau trong văn kiện. Tóm lại tất cả chỉ là một, dù là quân giải phóng phải có quân phục và phù hiệu riêng với quân ngoài bắc. Định nghĩa phía Mỹ trong chiến tranh Quân đội nhân dân là hành quân từ bắc vào (cả người nam ra bắc rồi quay lại trong tất cả thời kỳ chiến tranh), và Quân giải phóng là tuyển mộ tại chỗ cộng thêm quân ngoài bắc độn vào, là ở nhầm lẫn liên quan đến Đảng lao động và "Đảng nhân dân cách mạng". Sở dĩ phải lập đảng riêng ở miền nam vì ở miền bắc khi đó đã lên XHCN, nếu dùng danh Đảng lao động là áp chính sách XHCN vào nam, trong khi MT chỉ dùng từ dân chủ nhân dân, nên tách đảng về hình thức là bảo đảm cho MT có "đường lối riêng"Tuantintuc17 (thảo luận) 08:58, ngày 20 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bổ sung sửa

Tôi thấy cần làm rõ thêm sự khác nhau giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt NamMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

@Hoatdongtrithuc: Mời ký tên. -- Better Wiki Talk to be better 08:56, ngày 22 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Sửa đổi sửa

Có nhiều dẫn chứng nguồn hẳn hoi sao lại xóa bỏ đi. Bài viết hiện quá nhiều sai sót. Ví dụ tất các các nguồn đều cho thấy Bộ tư lệnh miền đều chỉ đạo từ B2 , còn B1 do TW trực tiếp chỉ đạo. Nhưng nhũng cái sai lù lù ra đấy thì để nguyên ví dụ B1 định nghĩa từ vĩ tuyến 17 trở ra là sai. Hay hiệp định Paris chỉ nói ở miền nam có 2 quân đội (ko chỉ rõ quân đội nào nhưng ám chỉ quân GP và QD VNCH) nhưng lại có người suy luận là có 3 quân đội. Bên cách mạng tài liệu lúc đó để lại chỉ nói QGPMNVN mà thôi, bên kia là quân đội SG, lực lượng từ bắc vào đều gọi là quân giải phóng và họ công khai nói chi viện cho miền nam. Nhưng vẫn để lù lù những suy dẫn sai về hiệp định. còn vô số sai khác. Tôi sửa lại thì lại ko đồng ý. những cái đó dẫn sang các đề mục khác ko cần nguồn. (đọc thêm Văn kiện Đang rtoanf tập, Văn kiện Quốpc hội Toàn tập, các văn kiện pháp luật và văn kiện các hiệp định là ra thôi.14.232.160.107 (thảo luận) 13:50, ngày 6 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nhiều chỗ có trích dẫn nguồn đnagr hoàng hay chỉ dẫn liên kết các các đề mục khác có dẫn nguồn sao bạn Thiên Đế lại sửa lại và ngăn chặn tôi vào sửa bài ? Vị phạm nguyên tắc wiki ?

@MTDT là tổ chức liên minh chính trị (hay liên minh chính trị - xã hội), còn Quân giải phóng là quân đội tham gia vào mặt trận như là 1 thành viên của nó có vậy thôi. từ việt cộng thì có thể chỉ chung là dính đến CS có thể cả cS ngoài bắc (bắc việt), CS trong nam, của MT hay quân đội, ko có định nghĩa rõ ràng, nhưng thông dụng nhất là ám chỉ MT và quân đội MT.

Đa phần là viết blog, không nguồn dẫn, nếu cần thiết thì tôi nhờ BQV Tuanminh01 vào xem xét hộ bạn cho thêm phần khách quan, trung lập.-- ✠ Tân-Vương  14:08, ngày 6 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Đây hcir là tư liệu chứ không liên quan đến vấn đề quan điểm thái độ, những vẫn đề có nhiều người đưa vào trước đso cả năm. Bạn có thể đọc cuốn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, NXB CTQG sưu tầm các tư liệu từ thời chiến để lại cả công khai lẫn bí mật, tôi chỉ nêu 1 ví dụ TW cục MN chỉ chỉ đạo quân đội trên địa bàn B2, cái này quá nhiều báo mạng cũng đã viết, cuốn sách tôi trích dẫn ở đây tW Cục Miền Nam chiến khu D1961 - 1962 của Tỉnh ủy Đồng Nai.

Nhiệm vụ của TW Cục Miền Nam, có văn kiện đảng trích dẫn từ văn bản của Bộ Chính trị ban hành 1961, ko cần thiết phải nêu toàn bộ nhưng cơ bản như này:

-Về chỉ đạo Đảng, chỉ đạo toàn bộ hệ thống Đảng từ nam vĩ tuyến 17 trở vào (mà từ 1962 công khai là Đảng NDCM), từ 1964 Khu V tách ra về TW quản lý, TW Cục chỉ chỉ đạo từ khu VI trở vào

--Về quân sự, chỉ đạo trên địa bàn B2, tức về đảng trùng với từ khu VI trở vào, tức từ Quân khu VI trở vào

-Về chính quyền, chỉ đạo MT, Liên minh, và chỉnh phủ cách mạng, nhưng các mệnh lệnh của các cơ quan này có hiệu lực trên toàn miền nam, do đó tùy từng vẫn đề lấy ý kiến các cấp ủy không thuộc Tw cục trên địa bàn miền nam

-về chính sách: theo ủy quyền

Thứ hai TW cục là 1 bộ phận TW đảng, chứ ko phải là cấp dưới, do đó nó có 2 nhiệm vụ: 1 nhận chỉ thị của TW, ban hành các chỉ thị chỉ đạo trực tiếp và 2 là ban hành các chỉ thị mà không cần lệnh của TW nếu cấp bách nhưng phải báo cáo TW sau đó. Do đó có bạn đã sai khi sửa lại các thông tin của tôi. Còn Bộ tư lệnh thì tôi đã chỉ nguồn nó ban đầu là 1 ban của TW Cục.14.232.160.107 (thảo luận) 14:45, ngày 6 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bạn có thể đưa đường link dẫn hay tải hình ảnh trang sách trên Wikipedia tiếng Việt để kiểm chứng hay không? Hiện nay có rất nhiều thành viên rối mạo nguồn sách do không thể kiểm chứng, vì vậy mong bạn hỗ trợ thêm. Các đoạn viết cũng cần có nguồn (tất cả), vì nhiều đoạn viết vào không nguồn như blog và nguồn dẫn cũng cần trung lập và không quá cực đoan hay dồn tất cả về 1 quan điểm.-- ✠ Tân-Vương  14:49, ngày 6 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Đây là viết về Quân giải phóng mà nội dung của nó chủ yếu là thông tin, có định nghĩa, tức quân số, lực lượng, chỉ huy, địa bàn, chịu chỉ huy phía trên của ai, cơ chế chỉ huy, thì không có gì là liên quan đến vấn đề trung lập hay ko trung lập cả, những trích dẫn mà văn phong ko trung lập thì đó là ngoặc kép, để làm sang thêm cho bài viết, chứn gười đọc hoàn toàn hiểu là trong ngoặch kép, còn 1 nguồn thì đây http://ubmttq.dongnai.gov.vn/Dost_TaiLieuTuyenTruyen/T%C3%A0i%20Li%E1%BB%87u%20Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u/04.%20TRUNG%20%C6%AF%C6%A0NG%20C%E1%BB%A4C%20MI%E1%BB%80N%20NAM%20CHI%E1%BA%BEN%20KHIU%20%C4%90.pdf

Về vấn đề bí mật quân sự chỉ đạo của Đảng LD đối với vấn đề miền nam, thì có 1 văn bản của Ban Bí thwu trong văn kiện Đảng năm 1965. Nhưng không phải là bí mật hoàn toàn, đôi khi vẫn nói là có chỉ đạo nhưng chỉ là nói chung chung. 1 mặt bảo đảm bí mật về chính trị nhằm tạo vị thế cho miền nam, và nhất là tránh tiếng "xâm lược", 2 là bí mật quân sự nếu lộ ra thì tổn hại rất lớn trong chiến tranh. nhưng ko phải bí mật hoàn toàn, ví dụ Di chúc và Điếu văn của Lê Duẩn đọc Quốc tang HCM thì vẫn công khai nói vai trò của Đảng với cách mạng cả nước bao gồm cả miền nam. Nhưng cái đó là hiếm. Chính phủ cách mạng lâm thời thì vẫn nói vai trò Đảng lao động trước 1961 mà họ gọi chung là Đảng và vẫn nói nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, với tư cách lãnh tụ của nhân dân cả nước và lãnh tụ của mặt trận dân tộc thống nhất. Tức ko phải là bí mật 100%. Nhưng những cái đó nó ko phải phổ biến, và mức độ phổ biến ko quá rộng rãi, dù ko phải bí mật14.232.160.107 (thảo luận) 15:02, ngày 6 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Có nguồn thì bạn dẫn số trang vào, đưa nguồn vào để không có ai lùi sửa. Các nội dung bạn viết không có nguồn thì bất cứ ai cũng có quyền đánh [cần dẫn nguồn] và xóa đi sau đó một thời gian theo quy định, đó là điểm gây rắc rối. Chèn nguồn chính là điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề này.-- ✠ Tân-Vương  15:11, ngày 6 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bài này có nhiều người viết chứ không phải chỉ có tôi viết. Nhưng có bạn đã không hiểu những khái niệm cơ bản nhất, nhưng cứ thích sửa, ví dụ Mặt trận, thì ko ai gọi là chính quyền cả. Nhưng cái đó là sai khoa học và sai pháp lý. Vì nhiều lý do nên MT phải đảm đương nhiệm vụ của chính quyền khi chưa có chính quyền, vì lập chính quyền phải qua bầu cử .v.v mà điều kiện chiến tranh chưa làm được, thứ hai là phía MT luôn tin là có thể chiến thắng nay mai, hay là chủ trương đàm phán để lập chính phủ liên hiệp, do đó họ hay gác lại vấn đề lập chính quyền. Sau này có liên minh... 1968 (ở các thành phố), thì 2 lực lượng này mới liên kết với nhau để lập chính phủ, nhưng vẫn là theo chủ trương của đảng (có Đảng đoàn trong các mặt trận đó chỉ đạo). Còn Quốc hội VNDCCH khóa 2 lưu nhiệm các đại biểu miền nam khóa 1, đến khi có chính phủ lâm thời 1969 thì các đại biểu này thôi nhiệm vụ, tức quốc hội ko còn dính trách nhiệm miền nam nữa, nhưng Hiệp định 1973 thì không cho thấy VNDCCH chỉ có chủ quyền ở miền bắc, cho nên QH mới nghe báo cáo quân sự trong nam, cái đó ko vi phạm Hiệp định và luật pháp của VNDCCH, còn việc phân định chủ quyền ở miền nam giữa chính phủ cách mạng lâm thời với VNDCCH là theo hiệp định và các văn bản do 2 bên thỏa thuận.14.232.160.107 (thảo luận) 15:21, ngày 6 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nguồn các vấn đề quan trọng đều có trong Đề Mục, nếu không ở trên thì là ở dưới, chỉ là để nội dung toàn Đề Mục không có sự mâu thuẫn, và đúng với văn bản pháp lý (không sử dụng ngôn ngữ báo chí khi đề cập cái khái niệm luật pháp). Tôi không quan tâm các vấn đề chính trị, chỉ quan tâm vấn đề pháp lý và sự đúng đắn của thông tin. Các nội dung chỉnh sửa chỉ nhằm xác định chính xác (có nguồn, không nhắc đi nhắc lại cả trên lẫn dưới):

-Quân đội Giải phóng theo phía mỹ là Quân đội do MT lãnh đạo, Còn Quân đội nhân dân là do BVN lãnh đạo. Họ không phân chia theo vùng miền của từng người lính một vì không ai có thể soi ký đối phương từng tiểu đội ai là người miền bắc ai là người miền Nam. Họ phân chia là theo đơn vị đó thành lập ở đâu và ai lãnh đạo. Cuối chiến tranh, thành lập các quân đoàn thì họ đều gọi là quân đội nhân dân vì nó do BVN lãnh đạo. Lý do phân chia có rất nhiều. Nhưng mục đích chính là họ yêu cầu quân miền bắc vào rút về bắc vĩ tuyến 17. Còn quân hình thành tại chỗ thì có ứng phó kiểu khác. Nhưng tiêu chí để phân chia thì như đã nói.

-Thời chiến tranh thì không công khai hay chỉ úp mở chuyện MB can thiệp vào MN mà thôi, còn bề ngoài thì MN cơ bản độc lập với MB về đường lối chính sách và toàn quyền nam vĩ tuyến 17, nhưng sau này công khai MB (Đảng) chỉ đạo tất cả. Do đó có thể hiểu được những nhầm lẫn của phía Mỹ (nếu họ có tin tình báo thì họ cũng không dễ tin hoặc không có nghi ngờ ?)

-Tuyên bố chủ quyền và thực hành quyền lực pháp lý là 2 khái niệm khác hẳn nhau. Hiến pháp 1946, 1959 của VNDCCH đều tuyên bố chủ quyền cả nước, HP VNCH 1956 cũng vậy. Nhưng thực thi quyền lực pháp lý thì chỉ là 1 nửa. Và từ 1969 thì CHMNVN tuyên bố thi hành quyền lực pháp lý nửa nước. Bản Hiệp định 1954 và 1973 (cao hơn luật quốc gia) thì cho thấy thực thi quyền lực pháp lý tạm thời của các bên (2 của 1954) (3 của 1973 - nhưng không có định nghĩa cụ thể) và chỉ mang tính tạm thời, sau đó lý thuyết sẽ được thay thế bởi chính quyền mới. Nếu 1 bên không tuân thủ hiệp ước thì bên kia không có nghĩa vụ tuân thủ.

-Hiệp định 1973 theo tài liệu nhà nước VN hiện nay thì miền nam có 2 quân đội. Nhưng đọc kỹ bản Hiệp định thì không có định nghĩa rõ ràng 1 số khái niệm. Bản Tiếng Anh và tiếng Việt có 1 vài khác biệt nhau do không có từ ngữ tương đương, nên dễ dẫn đến hiểu theo khác nhau 1 số vấn đề. Nhưng về thực tế, thì Mỹ đơn giản là muốn rút khỏi cuộc chiến đó và chấp nhận nhân nhượng (trong thời gian đàm phán Mỹ luôn yêu cầu miền bắc rút quân về bắc vĩ tuyến 17, trong khi đó bên kia cho rằng không có quân đội miền bắc nào cả ở miền nam (về khái niệm pháp lý), chỉ có quân giải phóng thôi và toàn bộ quân đội do CHMNVN quản lý, chính phủ miền bắc không có trách nhiệm đối với quân đội đó.

-Đảng có quyền tự quyết định các vấn đề nội bộ mà không cần qua các thủ tục pháp lý, miễn là nó không trái pháp luật chung.

-Sự phân định nội bộ lãnh đạo các chiến trường, các địa bàn các quân khu, cái này không đọc kỹ thì sẽ dễ dẫn đến rối hay là hiểu lầm. Trong chiến tranh không công khai chỉ đạo của miền bắc nên về công khai thì Bộ tư lệnh MN chỉ đạo công khai nhưng phân công nội bộ thì chỉ có B2. Còn TW cục thì nó là thiết chế bí mật, nhưng bên đối phương thì họ biết được nên có khi phải tung các thông tin để họ không biết thực hư về nó, nên không cần thắc mắc nhiều nó là của đảng miền nam hay đảng miền bắc.

-HD 1954 thì không cấm cộng sản hoạt động chính trị ở miền nam, nhưng ông Diệm vì nhiều lý do nên đàn áp họ (ví dụ ông không ký vào đó...). Việc thành lập đảng mới 1962 không phải bảo đảm pháp lý của đảng đó, mà chỉ đơn giản là có chính sách khác, để họ có thể dễ dàng là 1 thành viên của MT.

-MB và MT có chung đường lối là chống Mỹ và VNCH, thống nhất đất nước, nhưng có sự khác biệt về chính sách đối nội, đối ngoại về bề ngoài.14.232.160.107 (thảo luận) 07:44, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Mời BQV khác giải quyết tranh chấp sửa

Với mục đích thêm phần khách quan hơn, tôi xin nhờ BQV Tuanminh01 xử lý vụ việc này, về việc IP xóa biển [cần dẫn nguồn] từ tháng 7 năm 2014 và mang đoạn không nguồn về binh lính vào lại trang Wikipedia tiếng Việt khi bị xóa. Để tránh những vụ việc không hay về 3RR hay đơn giản hơn là việc thiếu khách quan, phiền BQV Tuanminh tham gia trợ giúp nhé. Nếu cần thiết hơn cũng cần có biện pháp khóa trang. Mong chờ phản hồi từ bạn.-- ✠ Tân-Vương  09:27, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xin phiền BQV Tuanminh01 hỗ trợ xử lý tranh chấp tại đây.-- ✠ Tân-Vương  09:54, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Vâng, tôi đang đọc lại nội dung trên. Tuanminh01 (thảo luận) 09:58, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

@Bạn coi tôi là bạn hay kẻ thù vậy mà cứ thắc mắc những thứ vặt vãnh như thế ? Đã là thông tin thì không có gì là khách quan hay không khách quan, chỉ có quan điểm khách quan hay không khách quan mà thôi.14.232.160.107 (thảo luận) 09:55, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Đó là quy định Wikipedia:Chú thích nguồn gốc, việc thông tin mà không có nguồn gốc thì ai cũng có thể "bịa nguồn" được. Tôi đã quan sát và để bạn hồi sửa đổi của bầy rối chính trị trong buổi đầu tiên của bài viết để chờ bạn bổ sung nguồn. Và kết quả phần lớn đã có nguồn dẫn, dù là quan điểm một phía. Về thông tin số lượng cần có nguồn tham khảo, vì đã bị đặt biển 5 năm qua, tôi xóa đi thông tin này vì 5 năm kể trên không có nguồn để chú thích đoạn văn trên, và như bạn nói, đoạn này chẳng hề do bạn viết. Với việc hồi sửa sửa đổi rối và hồi sửa đoạn không nguồn dẫn bị xóa theo tiền lệ, tôi đủ khả năng và lý do để cấm IP và khóa bài, tuy vậy tôi muốn nhờ BQV Tuanminh01 để sự việc khách quan hơn, chí ít ra là rõ ràng hơn với tình hình hiện tại.-- ✠ Tân-Vương  10:00, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

@Bạn làm BQV (tôi không biết) thì không nên tham gia vào các đề mục kiểu như này, mà tôi chỉ đưa thông tin và các khái niệm luật pháp (tôi học ngành luật) chứ không đưa quan điểm chính trị của cá nhân hay tổ chức. Còn nhà nước Việt Nam thì có đưa các quan điểm luật pháp của họ, nhưng cái đó đều có chú thích rõ ràng là quan điểm nhà nước VN. Tôi chỉ đưa các vấn đề thuộc về luật, mà nếu không phải trong ngành thì khi viết rất dễ bị sai về góc độ luật pháp. Còn các vấn đề khác như quân số v.v thì tôi nghĩ là không quá quan trọng, người khác đưa vào thì cũng chỉ để tham khảo mà thôi. Tôi chưa đọc kỹ nhưng bạn có thể tham khảo tài liệu này của Mỹ (Vietnam from Cease-Fire to Capitulation) , tôi nghĩ là họ đưa quân số rất sát. [1]. Chúng ta làm việc trên tinh thần nghiêm túc bảo đảm tính thống nhất và chính xác của tất cả vấn đề (tôi chỉ nói thông tin).Bạn nên đọc lại những gì tôi thảo luận ở trên, và có thể bổ sung thêm nếu muốn. Tôi cũng thích đưa thêm tài liệu của Mỹ vào, miễn là cảm thấy tin tưởng14.232.160.107 (thảo luận) 10:18, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Những vấn đề không nguồn đã đánh dấu [cần dẫn nguồn] quá một thời gian trên 7 ngày là có thể di dời theo tiền lệ. Các số liệu về quân số đòi hỏi phải có nguồn kiếm chứng, nhiều trường hợp cần trích dẫn từ nhiều nguồn. Như bạn học ngành luật sẽ biết các quy định cần phải thực thi, ở Wikipeida này, chúng tôi cũng có bộ khung quy định ràng buộc các thành viên và mong rằng bạn hiểu để tự nguyện di dời đoạn viết trên hoặc tìm nguồn chính xác để đưa vào bài viết.-- ✠ Tân-Vương  10:29, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Mình thấy nội dung có thể tìm thấy trên mấy trang báo tỉnh, ko biết là wiki copy của họ hay họ copy của wiki nữa[ Chủ tịch Hiệp hội Wikipedia ] thảo luận 10:32, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Bạn Wiki thành viên Liên minh hội (WTL) xem xét bài viết có trước tháng 3 năm 2014 hay không? Vì phiên bản của một con rối đã thêm vào trong khoảng thời gian này: [2] -- ✠ Tân-Vương  10:37, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Con số hơn 200.000 quân vào thời điểm ký HD 1/ 1973 mà tôi cho nguồn ở trên thì cũng khá là khớp với con số mà tài liệu trước đó đã có, sai số nếu có ko đáng kể. Còn về Mỹ và VNCH, nếu bạn nào ko am hiểu thì tôi trình bày lại để rõ, bởi nhiều người ko am hiểu thì rất dễ thắc mắc. Quan điểm của Mỹ và VNCH về đàm phán đã được trình bày ở các Đề Mục khác, tôi chỉ tóm tắt ở đây: Yêu cầu miền Bắc VN rút quân, trở lại Hiệp định Ge năm 1954, không đưa ra giải pháp về chính quyền miền nam (Mỹ cho biết quân miền bắc rút là điều kiện để Mỹ rút và Mỹ không ép VNCH về các vấn đề chính quyền), miền bắc không được can thiệp vào chính trị miền Nam; riêng VNCH không chấp nhận ngồi với MT mà họ cho là ko hợp pháp, trong khi VNDCCH đề nghị phải có MT tham gia. Bên CH MNVN thì không đề cập đến "quân đội MB" ở tại miền Nam, mà họ coi tất cả quân cách mạng nam VN đều là do họ quản lý, yêu cầu Mỹ rút quân, ko đánh miền bắc, vấn đề chính trị miền nam theo Cương lĩnh MT, quan trọng nhất là phải xóa bỏ chính quyền VNCH hay những thành phần mà họ coi là "hiếu chiến" trong CP đó, cải cách dân chủ thành lập 1 chính phủ liên hiệp, sau đó mới đến thống nhất với miền bắc trên cơ sở ko ép buộc lẫn nhau (bên VN DCCH tán thành như vậy). Bên Mỹ về sau nhượng bộ rút khỏi miền nam, ko đánh miền bắc, chấp nhận giải pháp chính trị như bên CHMNVN đề nghị tức thành lập 1 chính quyền liên hiệp, CH MNVN cũng chấp thuận việc giải quyết quân đội ở MN do 2 bên miền nam quyết định...Bản HD 1973 thì khác 1954 là nó không có các định nghĩa rõ ràng về 1 số khái niệm14.232.160.107 (thảo luận) 10:49, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Có mấy link chết rồi ko biết đâu để kiểm chứng, nhưng thấy có link này còn truy cập được : https://www.globalsecurity.org/military/world/vietnam/nva-orbat.htm nó kiểm chứng được thông tin dẫn bên trên[ Chủ tịch Hiệp hội Wikipedia ] thảo luận 10:52, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

  Đồng ý Đã kiểm chứng. Thông tin đủ mạnh (có SDT, FAX, địa chỉ), không phải blog và ngày xuất bản là ngày 7 tháng 9 năm 2011. Tạm chấp nhận nguồn này nếu không có phản biện gì khác về nguồn.-- ✠ Tân-Vương  11:00, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

@Link đó có định nghĩa sơ bộ về 1 đơn vị quân VC và 1 đơn vị quân BV khớp với các tài liệu tôi đưa. Và số liệu quân đối phương tháng 3/1972, nhưng chưa thấy quân số, cũng có thể nằm ở sách nào đó.14.232.160.107 (thảo luận) 11:06, ngày 9 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Cha tôi là lính sư 312 Quân đoàn 1, ông kể dạo 1975 hành quân ngày đêm không ăn không ngủ vào nam, nói thật gấp rút quá chẳng sửa quân hiệu, phù hiệu, hồ sơ lý lịch gì đâu, vẫn lấy cái mác Quân đội nhân dân mà đánh đến Sài Gòn, trên đường đi thấy có khi chẳng đủ cờ Giải phóng để mà cắm, thì cả quân hay dân chúng cứ cắm cả Cờ đỏ sao vàng thay thế chẳng có làm sao cả. Vào Sài Gòn dân chúng đón đông lắm, nhưng nhiều người vẫy cờ mà mắt họ cứ e dè lo sợ, chứ cũng không quá thoải mái đâu. Gặp mấy cô mắt xanh mỏ đỏ, có cô còn hỏi "thế anh là lính Bắc Việt hay lính Giải phóng ?", cha tôi biết trước nói là lính Mặt trận thì dân Sài Gòn họ đỡ sợ đỡ ngại hơn, nên giả giọng miền Nam trêu mấy cô: "Tôi lính Mặt trận Giải phóng mà, nếu là lính Bắc Việt thì rút móng tay các cô từ lâu rồi", chẳng là trước đó chính quyền Sài Gòn hay dọa dân chúng lính Bắc Việt mà vào thì họ thấy móng tay dài sơn đỏ là lấy kìm rút móng tay. Mấy cô đó biết là đùa nên cười ầm lên. Cha tôi cũng kể là con gái Sài Gòn xinh và ăn chơi lắm, còn mình thì đúng là nhà quê... Có một số người tự cảm thấy quá nhạy cảm vì thiếu tự tin, chứ nhà nước thì coi là bình thường mấy cái chữ quân đội nhân dân, quân giải phóng, quân BV hay quân VC, đọc các sách xuất bản dùng mấy từ này thay thế lẫn lộn nhau, kể cả sách dịch của Mỹ in đầy ra đấy.Thuvan1980 (thảo luận) 09:13, ngày 10 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bạn đọc lại toàn bộ đoạn này, bởi bạn thuộc phe chống Đảng và có bạn lại thuộc phe Đảng, tôi lại không thuộc phe nào, chỉ bảo đảm tính chính xác của thông tin mà thôi. Tài liệu của Mxy ở trên có nhắc đến vấn đề cuối cuộc chiến các đơn vị Việt cộng bị sápn hập vào các đơn vị Bắc Việt. Còn việc thành lập 4 - 5 quân đoàn là ở các sách khác của Mỹ cũng nói đến và họ đều gọi là Quân đội nhân dân. họ gọi vậy vì do HN thành lập và chỉ huy, chứ ko phải là lý do khác. Việc thành lập các quân đoàn này có quá nhiều tài liệu viết đến, nên không cần thiết nói nhiều. Lệnh thống nhất của Tổng quân ủy tháng 1/61 thì ngay ở trên ở dưới đều có và ngay sách Chiến khu D Trung ương cục miền nam có nhắc đến, ko cần nhắc kỹ lại. Thứ 3, vấn đề các mật danh thời chiến chưa giải mã, bạn nên đọc truy tìm liệt sĩ rất nhiều nói đến, do tính bí mật quân sự thời chiến. Việc chi viện miền nam của Quân ủy TW, Ủy ban thống nhất của chính phủ là dựa theo văn kiện Đảng và ngay các báo VN cũng nói nhiều. những cái đó ko quá quan trọng. Bạn đọc lại (tôi là người học luật nên rất cói trọng chuẩn xác từ ngữ):

Đáng chú ý là cuối cuộc chiến tranh các tài liệu của Mỹ (qua do thám hay được biết sau chiến tranh) thường chỉ đề cập đến "quân Bắc Việt" chứ không hay ít đề cập đến "quân Việt Cộng". Sở dĩ như vậy, vì cuối cuộc chiến có sự sáp nhập của nhiều đơn vị từ cấp trung đoàn thành các sư đoàn. Sau đó là sự hình thành các quân đoàn, trong văn bản bí mật khi thành lập đều gọi các quân đoàn là các đơn vị quân sự thuộc Quân đội nhân dân (có sự sáp nhập của nhiều đơn vị thành lập trực tiếp tại miền Nam), và cử nhiều sĩ quan từ miền Bắc vào chỉ huy. Cụ thể có 5 đơn vị quân đoàn và tương đương trong đó 3 phía trên do Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng trực tiếp thành lập, 2 thuộc B2 ủy quyền cho Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền công bố thành lập. Nhưng lý do chính là họ dựa trên cơ sở biết cuộc chiến do Hà Nội chỉ huy toàn bộ (vào thời điểm Tết Mậu thân quân Việt Cộng theo họ khoảng 150.000 đến 200.000 nhưng cuối cuộc chiến do sáp nhập và sĩ quan miền Bắc vào chỉ huy, nên theo họ chỉ còn số ít và vai trò thứ yếu)[1]. Mặc dù vậy các tài liệu Mỹ không có sự nhất quán trong vấn đề này.27.72.61.94 (thảo luận) 10:19, ngày 13 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tôi đã có nguồn cho tất cả các bổ sung kể trên, đề nghị bạn bỏ Khóa để mọi người vào tự động sửa cho chính xác thông tin. Không thể vì nhãn quan chính trị (mà có khi do các Mod tự động đưa ra) mà quên đi độ chính xác xủa thông tin cung cấp cho người đọc. Tôi nói lại tôi học luật và cái tôi cần là thông tin chính xác, sử dụng từ ngữ chính xác, tránh để người ta cười vì những thứ ngô nghê. Đề nghị bạn bỏ Khóa vì những nhận định chủ quan.27.72.61.94 (thảo luận) 13:39, ngày 13 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tôi đã kiểm tra nguồn dẫn trang 1259 của sách bạn dẫn, có số liệu đúng như đã trình nhưng phần "Giảng giải" phía trên hoàn toàn không có trong sách. Chúng tôi gọi đó là mạo nguồn. Mạo nguồn trong lĩnh vực chính trị không thể chấp nhận. Ngoài việc mạo nguồn, còn có việc biến Wikipedia thành diễn đàn, vì các thông tin này không thể kiểm chứng (do thành viên tự viết ra, ví dụ bạn IP đây nhận là người hiểu biết về luật). Nhân tiện, việc nói về chuyên môn, trên Wikipedia, bất kỳ ai cũng có thể tự xưng là chuyên gia uy tín trong bất kỳ lĩnh vực nào vì vậy rất tiếc không thể kiểm chứng thông tin trên. Các thành viên tại dự án cũng không nằm ngoại lệ, họ không có quyền "Chế tác" nội dung. Học luật chắc hẳn bạn cũng rõ bất kỳ nơi nào cũng có nội quy và trang Wikipedia tiếng Việt cũng là một trang có nội quy và tôi mong rằng bạn tuân thủ quy định. Hiện các đàn rối chính trị đã bị kiểm soát và bạn đây có ít nhiều điểm tương đồng với các rối đã bị cấm trên. Đây là lần cuối tôi thảo luận tại đây về vấn đề khóa bài viết. Tôi tin rằng bạn không phải người mới, thậm chí còn rất nhẵn mặt tại dự án này. Không đồng ý việc khóa bài hoặc hủy sửa đổi, bạn liên hệ các bảo quản viên khác để xem xét thêm để tăng độ khách quan và gỡ bỏ khúc mắc. Chào bạn.-- ✠ Tân-Vương  14:03, ngày 13 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

@Tôi phải nói lại với bạn từ "khách quan" là để chỉ quan điểm, chứ không phải là trong thông tin. thông tin chỉ có đúng hay sai mà thôi. ví dụ nói 5 tiểu đoàn, là đúng hay sai, chứ ko có gì khách quan hay ko khách quan cả. nhưng khi so sánh thì lại bàn đến khách quan hay ko. ví dụ một bên nói 5 tiểu đoàn, bên kia nói 8 tiểu đoàn, khi so sánh với đối phương, thì là đưa các nhận xét có khách quan hay không. Trong ngành luật thì sử dụng từ ngữ là cực kỳ quan trọng, không thể sử dụng bừa như trong báo chí. Tôi thấy tài liệu của Mỹ có khi họ hay viết theo phong cách văn chương cho nó dễ đọc, không khô khan, mức độ nào đó, tôi nghĩ có thể chấp nhận được, vì viết ra phải có người đọc, wiki mà ko có người đọc coi như thất bại. Còn từ điển nói trên có nói đến vấn đề quân Việt cộng cuối chiến tranh không còn giữ vai trò quan trọng như trước, và nó chịu sự kiểm soát từ cán bộ ngoài bắc vào. tôi không bịa nguồn và không bóp méo nguồn. nhưng có sử dụng từ ngữ cho dễ hiểu hơn, và đúng với bản chất hơn. Việc thành lập 4 quân đoàn, thì ko phải nguồn ở trên, mà nhiều nguồn khác có nói. vì chỉ là lấy lại từ các đề mục khác và thông tin này quá dễ biết, nên tôi không trích nguồn. Một ví dụ về sự sáp nhập: Sư đoàn 9 thuộc Quân đoàn 4, thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1965 tại căn cứ Suối Nhung, tỉnh Phước Thành miền Đông Nam Bộ (chiến khu Đ) trên cơ sở hai trung đoàn Q761 và Q762. Các nguồn tài liệu Mỹ ban đầu đều gọi là quân Việt cộng, vì nó ban đầu hình thành ở nam bộ và do Bộ tư lệnh miền chỉ huy. Về cuối nó sáp nhập vào Quân đoàn 4 bao gồm cả quân ngoài bắc vào và quân tại chỗ. Tài liệu Mỹ viết Quân đoàn 4 là đơn vị quân đội của Quân đội nhân dân hay quân bắc việt là chính xác, vì quyết định thành lập lấy tên Quân đội nhân dân. Đó chỉ là 1 ví dụ. Còn nguồn cụ thể tôi có sách khác để bao quát hơn, như cuốn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ của Viện Quân sự. Tôi nghĩ bạn ko nên soi về vấn đề quan điểm chính trị nữa, mà nên bàn về độ chuẩn xác của thông tin, và cách sử dụng từ ngữ cho chuẩn xác về mặt khoa học. Nếu bạn không am hiểu luật thì ko nên can thiệp vào. Dẫn nguồn cho 1 câu khác với dẫn nguồn cho cả cụm, bạn nên phân biệt.27.72.61.94 (thảo luận) 15:03, ngày 13 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xin phản hồi, tại đây chúng tôi có quy định riêng của chúng tôi và xin dùng lại phát biểu của bạn: Nếu bạn không am hiểu luật thì ko nên can thiệp vào.
  • Thông tin muốn được đưa vào Wikipedia phải là thông tin có khả năng kiểm chứng được, chứ không nhất thiết phải đúng. Trích quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được.
  • Việc đưa nguồn dẫn vào để kiểm chứng chỉ một câu cuối không thể là lý do chính đáng. Xin xem về quy định: Wikipedia:Chú thích nguồn gốc
  • Việc bịa nguồn và bóp méo nguồn nằm ở đoạn: Đáng chú ý là cuối cuộc chiến tranh các tài liệu của Mỹ (qua do thám hay được biết sau chiến tranh) thường chỉ đề cập đến "quân Bắc Việt" chứ không hay ít đề cập đến "quân Việt Cộng". Sở dĩ như vậy, vì cuối cuộc chiến có sự sáp nhập của nhiều đơn vị từ cấp trung đoàn thành các sư đoàn. Sau đó là sự hình thành các quân đoàn, trong văn bản bí mật khi thành lập đều gọi các quân đoàn là các đơn vị quân sự thuộc Quân đội nhân dân (có sự sáp nhập của nhiều đơn vị thành lập trực tiếp tại miền Nam), và cử nhiều sĩ quan từ miền Bắc vào chỉ huy. Cụ thể có 5 đơn vị quân đoàn và tương đương trong đó 3 phía trên do Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng trực tiếp thành lập, 2 thuộc B2 ủy quyền cho Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền công bố thành lập. Đoạn này không nhắc đến trong nguồn và đó là việc tự viết, biến Wikipedia thành diễn đàn. Xin xem quy định Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố. Ngoài ra đây cũng là hành vi bịa nội dung vào bài viết, hành vi bị cấm tại dự án và có rất nhiều tài khoản đã bị cấm vô hạn.
  • Xin đừng "đổi hướng thảo luận" đến vấn đề quan điểm chính trị, tôi lùi sửa vì hành vi tự viết thông tin không nguồn về chính trị, bịa nguồn và biến Wikipedia thành diễn đàn.
  • P/S: Việc thảo luận tại Wikipedia để rao giảng về chính trị gắn kết với các tư tưởng các tôn giáo, tại [3] khiến tôi cho rằng bạn chính là con rối lâu năm Kayani. Xin để lại link đây cho BQV khác có thể tiện theo dõi vụ việc và can thiệp thêm nếu thấy cần thiết. Bạn có thể trao đổi với các BQV khác về việc khóa bài này để yêu cầu xem xét lại việc này vì họ có các công cụ có thể giải quyết, hỗ trợ bạn.
  • Xin phép dừng thảo luận. Mọi chi tiết xin liên hệ các BQV khác. Đây là quyết định cuối cùng của tôi đối với việc bảo vệ bài viết này.

-- ✠ Tân-Vương  15:29, ngày 13 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bạn viết vậy cũng không chính xác. Các thông tin Wikipedia không phân biệt chính trị hay không chính trị để có quy tắc riêng. Chỉ yêu cầu có nguồn, nhưng không phải là yêu cầu bắt buộc có nguồn với từng dòng từng chữ, và cũng không yêu cầu phải là bản pdf. Nếu khắt khe như thế thì ngay các thành viên BQT cũng vi phạm rất nhiều khi viết bài mà không chú thích từng dòng từng chữ hay là phải có bản pdf. Đếm sơ sơ 90% nội dung của Wikipedia không đáp ứng yêu cầu của bạn. Kể cả Wikipedia Tiếng Anh cũng vậy, không yêu cầu phải là bản pdf. Như bài Giả Bình Ao tôi vừa sửa chỉ có tài liệu tham khảo ở dưới, chứ không có chú thích từng chữ, hay bản pdf. Các nội dung nhạy cảm trong này như Chủ nghĩa cộng sản, Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa tư bản, cũng không mấy có chú thích hay pdf kiểm chứng được, trong khi yêu cầu về học thuật rất cao. Còn đọc "chứ không nhất thiết phải đúng" là thấy buồn cười cho Wikipedia tiếng Việt rồi, vì bản nội quy Tiếng Anh không có. Có lẽ đó là lý do tại sao tôi không thể tham khảo gì nhiều ở đây. Bạn có IP trên có vẻ rất thật thà khi muốn công bố cái gì đó mà bạn ấy cho là Sự Thật. Nhưng không may, những thông tin đó có thể còn là nhạy cảm với người của cả hai phe trên Wikipedia, nên cả hai phe đều không muốn đưa vào. Còn để bổ sung cho thông tin người Mỹ hay gọi quân Bắc Việt cuối cuộc chiến, hay việc sáp nhập các đơn vị quân đội thành các quân đoàn thì không khó. Vấn đề là có nên đưa vào hay không thôi ? (tôi học văn chương nhưng cha tôi là người lính năm xưa nên cũng muốn soi 1 chút)Thuvan1980 (thảo luận) 15:12, ngày 14 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Chào bạn Thuvan1980, sở dĩ yêu cầu cao như trên vì IP đây bị tình nghi là con rối của các rối chính trị. Các con rối chính trị cả hai bên thường tuyên truyền một phía và nổi bật nhật là bịa nguồn và mạo nguồn (các vụ việc kéo dài cả thập kỷ!). Nhất là nguồn sách không thể kiểm chứng, các rối chính trị gần đây đã bị cấm vô hạn đều sử dụng chiêu thức mới này. Đoạn trích quy định trên trọn vẹn văn cảnh có thể thấy rõ: Thông tin muốn được đưa vào Wikipedia phải là thông tin có khả năng kiểm chứng được, chứ không nhất thiết phải đúng. Theo đó, người đọc phải có khả năng kiểm tra rằng nội dung được đưa vào Wikipedia đã được xuất bản bởi một nguồn đáng tin cậy, chứ không phải chúng ta cho rằng nội dung đó là đúng hay không. Vì đơn giản thông tin các phe phái bên nào cũng cho mình đúng, nên cần có nguồn xác minh. Việc xử lý các con rối chính trị được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Gửi chút thông tin về tình hình hiện tại đến bạn (Chi tiết các vụ kiểm định gần đây xin xem: Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/Lưu 3, bạn có thể tìm hiểu thêm để biế mức độ trầm trọng của vấn đề rối chính trị tại dự án Wikipedia tiếng Việt). Cảm ơn lời nhận xét của bạn.-- ✠ Tân-Vương  15:20, ngày 14 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Quy định của Wikipedia Tiếng Việt: các nguồn đáng tin cậy nhất là các tạp chí có phản biện (peer review) và các cuốn sách xuất bản tại các nhà xuất bản đại học; sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, và sách xuất bản tại các nhà xuất bản có uy tín; và trên báo chí chủ lưu (mainstream newspaper). Theo quy tắc ngón tay cái, nếu người ta càng kỹ lưỡng trong việc kiểm tra các sự kiện, phân tích các vấn đề pháp lý, và xem xét các bằng chứng và luận cứ của một tác phẩm, thì tác phẩm đó càng đáng tin cậy. Các ấn phẩm hàn lâm và có phản biện được đánh giá cao và thường là các nguồn đáng tin cậy nhất trong các lĩnh vực chuyên môn, chẳng hạn như lịch sử, y học, và khoa học. Tài liệu từ các nguồn không hàn lâm cũng có thể được sử dụng trong các lĩnh vực này, đặc biệt nếu chúng là từ các ấn phẩm chính thống được kính trọng. Những quy định này không bắt buộc phải là pdf vì nếu thế 90% nội dung Wikipedia các thứ tiếng đều không đáp ứng, chưa kể link chết hay không truy cập được với 1 số nhóm nào đó. Việc kiểm chứng nguồn là của người đọc, chứ người viết chỉ việc cung cấp nguồn và đó là nguồn theo đúng quy định. Cũng không có quy định nguồn với từng dòng từng chữ. Lưu ý vấn đề bản quyền, sao chép. Vấn đề thái độ trung lâp, quy định là quan điểm có tính tổng hợp từ các quan điểm khác nhau dựa trên nguồn đáng tin cậy. Về nội dung trên, tôi nghĩ là nó nhạy cảm với một số người của cả hai phe, còn những người không đứng về cả hai phe đó thì thấy nó bình thường. Vấn đề là có nên đưa vào để rộng đường dư luận sau khi có nguồn (không khó) hay không nên đưa vào thôi ? Còn Nội quy của Tiếng Việt khác Tiếng Anh tôi không thảo luận thêm.Thuvan1980 (thảo luận) 15:39, ngày 14 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Quy định về kiểm chứng thông tin tại dự án: Việc cung cấp dẫn chứng cho một nội dung là nhiệm vụ của người đưa nội dung đó vào bài hay muốn giữ nó trong bài... Nguồn cần được dẫn một cách rõ ràng và chính xác để người đọc có thể tìm được văn bản hỗ trợ cho nội dung đang được nói đến. Người soạn cần dẫn nguồn một cách đầy đủ, cung cấp các thông tin xuất bản nhiều nhất có thể, trong đó có số trang khi dẫn sách. Như đã nói ở trên, các thành viên này mạo nguồn, bịa nguồn và không trưng dẫn được các tài liệu sách. Tôi cũng đã chứng minh việc bịa nguồn của IP trên. Việc yêu cầu bản pdf hay hình ảnh của đoạn văn là một biện pháp trung dung: không cấm người dùng nhưng cần chứng minh rõ thông tin nếu muốn đưa vào bài. Việc bịa nguồn, mạo nguồn và viết Wikipedia dưới dạng blog đều không được chấp nhận tại dự án, việc này dẫn đến án cấm kéo dài với các con rối chính trị như Kayani và MIG. Tôi hy vọng sẽ mở được biểu quyết mới về "nguồn dẫn khách quan chính trị" trong năm dương lịch 2019.-- ✠ Tân-Vương  16:00, ngày 14 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Xin trích dẫn thêm: Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được: Người soạn cần dẫn nguồn một cách đầy đủ, cung cấp các thông tin xuất bản nhiều nhất có thể, trong đó có số trang khi dẫn sách.[1] và chú thích số [1]: Khi có tranh cãi về việc nội dung trong bài có được hỗ trợ hoàn toàn bởi nguồn đã dẫn hay không, khi được yêu cầu, cần cung cấp các trích dẫn trực tiếp từ nguồn và bất kỳ chi tiết nào khác để phục vụ việc xác minh chú thích nguồn. Vì IP và các tài khoản con rối không có uy tín trong việc sử dụng nguồn và thường mạo nguồn, tôi áp dụng quy định này. Có quy định nêu rõ nguồn sách cần được trưng dẫn mỗi khi có thành viên yêu cầu khi tranh chấp, tạm thời tôi chưa tìm lại quy định này.-- ✠ Tân-Vương  16:17, ngày 14 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Tôi thấy có nội dung bạn là người khởi xướng viết mà không có nguồn nhé, ví dụ Hồng y đoàn, còn rất nhiều nội dung khác bạn viết hay sửa của người khác, hay bỏ qua vấn đề nguồn và nguồn có pdf để kiểm chứng. Luật đề ra là 1 chuyện còn việc giải thích nó lại là chuyện khác. Nếu không đã không có nghề luật sư. Tôi thấy cái quy định đòi hỏi pdf là không hề có, và cái gọi là luật của bạn đưa ra có thể có nhiều cách giải thích, theo tôi nó là (1) và chú thích ở dưới là có tính Tham khảo, tức không bắt buộc, chưa kể không có chữ pdf nào cả (lưu ý là luật này là dịch từ Wiki tiếng Anh nhưng bên tiếng Anh đã sửa). Giả sử như bạn là người khởi xướng luôn phải có bản pdf thì mong bạn là người gương mẫu đầu tiên. Từ nay tôi sẽ soi bạn viết có nguồn không và có pdf không. Bạn cũng tự nhận mình là không phe phái nào cả, và cho là một số người đứng về phe nào đó. Tôi cũng mong là bạn trung thực. Về nội dung ở trên của IP nói trên chỉ có 2 vế. 1) Người Mỹ cho rằng cuối cuộc chiến quân VC chỉ là thứ yếu, quân BV là chủ yếu. 2)Có sự sáp nhập các sư đoàn... thành các quân đoàn. Cái này chẳng có gì là diễn đàn chính trị cả và nhà nước VN cũng không coi nó là chuyện gì to tát, tất nhiên phải hiểu đúng nội dung. Các sách xuất bản ở VN viết đầy ra đấy. Bạn có IP trên chỉ có sai là không chú thích, dẫn nguồn đầy đủ cho cả 2 ý, chứ không phải là mạo nguồn hay là biến Wikipedia thành diễn đàn chính trị. Encyclopedia of the Developing World cũng viết rõ về vế 1 mà bạn ấy chỉ sửa văn phong, bạn ấy chỉ là thiếu nguồn cho vế 2. Những chuyện đó không liên quan đến tôi. Tôi chỉ muốn hỏi bạn nếu tôi đưa 2 nội dung đó vào bài, có chú thích đầy đủ đúng nguồn (quá dễ vì các tin đó quá phổ biến), thì bạn có ủng hộ hay không ? Vì cái đó là cân nhắc nội dung chứ không phải vấn đề phạm luật hay không. Tôi cho nó không có gì nhạy cảm chính trị ở đây, với góc nhìn 1 người không đứng về phái nào trong chính trị. Còn tranh cãi về luật với bạn, tôi dễ tổn thọ quá.Thuvan1980 (thảo luận) 15:31, ngày 16 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Xin bạn Thuvan1980 vui lòng chia sẻ sự thật, vì bài Hồng y đoàn không phải do tôi "khởi xướng", tôi chỉ phát triển bài của thành viên Trần Thế Vinh. Việc bạn "đưa vào tay" bài viết này làm tôi thực sự khó xử. Các bài viết chính của tôi đều có nguồn dẫn, ít là các thông tin tôi đưa vào, bạn có thể kiểm chứng tại các bài viết tự viết của tôi, không lấy các bản dịch của các ngôn ngữ khác. Xem các bài nhân vật gần đây của tôi: Alojzije Stepinac, Stefan Wyszyński, Rainer Maria Woelki và các bài viết tôi viết để ứng cử BVCL, BVT: Phaolô Nguyễn Văn Bình, Philípphê Nguyễn Kim Điền, Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh đều dẫn nguồn đến từng chi tiết. Cá nhân tôi rất chú trọng đến nguồn dẫn và luôn dẫn nguồn các thông tin tôi đưa vào, thậm chí lưu trữ toàn bộ các link trong các bài viết quan trọng. Nhận định của bạn đối với tôi, tôi cho rằng chưa đúng và mong bạn xem xét lại.
Có lẽ các giải thích để giữ thiện ý đã làm giảm bớt đi sự nghiêm trọng của vụ việc. Ở đây là các con rối chính trị ra sức tuyên truyền, mạo nguồn và bịa nguồn, nên tôi yêu cầu các sách trên tôi sẽ đưa vào đúng ý IP này nếu có pdf để kiểm chứng. Lý do xin trình bày là bạn IP đây có dấu hiện của một loạt các con rối gần đây đã bị cấm, mất đến 5 vụ kiểm định và chưa ngã ngũ. Bạn xem Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/Lưu 3. Bối cảnh và các dấu hiệu cũng như bằng chứng về việc "thiếu nguồn" thường thấy tương đồng với các con rối tôi cho rằng đã đủ để thực thi: Wikipedia:Bỏ qua mọi quy tắc, tất nhiên là có lời giải thích hợp lý khi có yêu cầu, như đang thảo luận với bạn tại đây. Chính lý do có dấu hiệu mạo nguồn nên tôi yêu cầu có nguồn dẫn có thể kiểm chứng, thay thế hình thức cấm IP/ tài khoản. Yêu cầu này là chính đáng vì tình trạng rối phá hoại chính trị trong thời gian hiện tại đang chuyển sang dùng IP, sau khi hàng chục tài khoản bị kiểm định và cấm.
Tôi xin hứa với bạn bằng tất cả khả năng của mình sẽ trưng dẫn các đoạn thảo luận tại đây và đưa ra cộng đồng biểu quyết thêm về vấn đề chúng ta đang gặp phải ở đây về việc bắt buộc dùng nguồn kiểm chứng được khi có dấu hiệu tuyên truyền và mạo nguồn trước đó.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian thảo luận thêm tại đây,
-- ✠ Tân-Vương  16:29, ngày 16 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tái cấu trúc bài sửa

Bài này hiện rất lộn xộn. Tôi đã bỏ thời gian ra tái cấu trúc bài vậy mà bạn Trọng Phú lại lùi hết sửa đổi của tôi rồi khóa bài với lý do "bị phá hoại quá mức". Không biết bạn có đọc bài không vậy ? Chắc bạn thấy tôi xóa bớt những đoạn không nguồn hoặc quá dài dòng nên kết luận thế phải không ? Mong bạn nêu lý do bạn lùi sửa ở đây.Xotchuacay (thảo luận) 16:27, ngày 14 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

  1. ^ Encyclopedia of the Developing World, p.1259
Quay lại trang “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”.