Đoạn bị xóa sửa

Người ta xóa đi là đúng. Philippines liên quan quái gì đến các đảo Gạc Ma, Chữ ThậpChâu Viên trong sự kiện năm 1988 ? --Двина-C75MT 15:08, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Sự kiện Hải chiến Hoàng Sa ảnh hưởng đến thái độ của Phi sau này. Romelone (thảo luận) 15:11, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Xin nguồn quốc tế nào nói ảnh hưởng của Hoàng Sa đến Phi với thày Kay? Dewathulk (thảo luận) 15:13, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ngụy biện ! Gạc Ma nằm ở Trường Sa. Vị trí địa lý, tranh chấp quốc tế hoàn toàn khác với Hoàng Sa. Sự kiện Hoàng Sa 1974 diễn ra trong bối cảnh khác xa với sự kiện Trường Sa 1988. Không thể ghép hai thứ là một. Còn nếu có ảnh hưởng đến thái độ của Philippines (đề nghị viết đủ, nếu muốn tôn trọng đối tác quốc tế) thì hãy dẫn nguồn ra. Nhưng đây là bài về Hoàng Sa. Philippines chẳng có vị thế gì ở đây cả. Hoàng Sa là vấn đề của song phương Việt Nam - Trung Quốc.--Двина-C75MT 15:19, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Ok. Vậy thì tạm thời đánh fact chứ không nên xóa. Romelone (thảo luận) 15:21, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nó chả liên quan gì đến Phi hết, đánh fact làm gì? Đoạn đó vẫn đủ nguồn như thường. Chẳng cần giữ cái sai, bỏ là chính xác nhất. Dewathulk (thảo luận) 15:23, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tên đoạn này là Vai trò của Hoàng Sa, tức là phải nói lên được lợi ích/cơ hội/thách thức mà nó mang đến cho các bên hữu quan, nhưng hiện cả phần này không thể hiện được điều đó. Ghi chú là đoạn này do một thành viên tự viết ra vào khoảng tháng 3 năm 2009 (xem lịch sử), và văn bản gốc khi đó còn cảm tính và chủ quan hơn nhiều. Văn phong tương tự một bài luận (essay), và theo kinh nghiệm xem giải quyết bài viết bên en.wiki thì điều này khó mà chấp nhận được.
  • Đoạn mở đầu:
    • "Trong thế kỉ 21, ít nhất về phương diện kinh tế và quân sự, không thể phủ nhận vai trò ...Thái Lan và Việt Nam.": không có nguồn dẫn chứng cho cách diễn đạt là "không thể phủ nhận".
    • "Toàn vùng Đông Nam Á chiếm một diện tích khoảng 4.523.000 km2...trong năm 2004.": đúng chất mở đầu của một dạng bài luận.
    • "Hoàng Sa là một quần đảo nằm trên thủy lộ đó": không có nguồn.
    • "Những tranh chấp căng thẳng đã và đang xảy ra tại Hoàng Sa cho thấy việc kiểm soát Hoàng Sa vô cùng quan trọng trong việc nắm quyền kiểm soát thuỷ đạo quan trọng của Đông Nam Á và của thế giới.": không có nguồn
    • "Điều này ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không chỉ liên quan đến lợi ích riêng của các nước tham gia tranh chấp quần đảo Hoàng Sa.": không có nguồn.
  • Đoạn Đối với Việt Nam:
    • "thì các hoạt động mang tính dân sự của tàu thuyền Việt Nam trong vùng biển Hoàng Sa có thể bị lực lượng hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc đe dọa.": không nguồn
  • "Việc này đã dẫn đến một số sự kiện mà trước đây chưa hề xảy ra khi Việt Nam còn kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.": không nguồn
  • "Ngày 8 tháng 1 năm 2005, hải quân Trung Quốc bắn giết 9 ngư dân Thanh Hóa, làm 7 người bị thương, và bắt giữ 8 người khác.": viết sai. Vụ này xảy ra ở vịnh BB, không có liên quan gì đến HS.
  • "Philippines (1,851 km)": không nguồn
  • "Việt Nam Cộng hòa đã đánh mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, sau này Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục đánh mất quyền kiểm soát một số đảo và bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa.": cần xem lại việc nói rằng CHXHCNVN "đánh mất" quyền kiểm soát ở TS. Độ chính xác cũng không đảm bảo vì "một số đảo và bãi đá ngầm" cụ thể là gì thì không rõ.
  • "Điều này đã hạ thấp vai trò trên biển của Việt Nam trong vùng, đồng thời cho thấy Việt Nam không đủ sức đơn phương đối đầu quân sự với Trung Quốc trên biển.": chủ quan
  • Đoạn "Đối với Philippines": hoàn toàn không liên quan. Tôi ủng hộ việc thành viên Dewathulk xoá phần này. PID (thảo luận) 15:29, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đoạn này cần một người thật am hiểu để viết lại, chứ không thể viết kiểu cảm tính và chả liên quan gì như bây giờ. Trước mắt tôi sẽ xóa bỏ phần Phi. Dewathulk (thảo luận) 15:34, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Việc sử dụng nguồn vnexpress của Felo sửa

Felo căn cứ theo nguồn này trên vnexpress để viết "quần đảo Hoàng Sa chiếm vị trí quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông". Nhưng trên thực tế trong toàn bộ bài viết không có ý đoạn nào nói về điều này. Ban đầu, tôi tưởng Felo căn cứ vào một nguồn khác nào đó để viết câu trên nên đã tạm thời gắn fact để chờ chú thích của Felo, nhưng sau đó bạn vẫn dùng lại nguồn vnexpress vốn không có những câu chữ đó.

Đừng suy diễn theo ý kiến của quan cá nhân bạn. Nếu muốn tóm lược một ý khái quát nhất cho bài viết tại vnexpress này thì chính là câu đầu của bài báo đó: "là bàn đạp xuống phía nam để Trung Quốc ... thực hiện chiến lược chiếm dần từng nhóm đảo, rồi ôm trọn cả Biển Đông" chứ không có cái gọi là "bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông" mà Felo ghi đâu. Nếu muốn viết câu đó vào bài, bạn hãy dùng nguồn khác, còn với nguồn hiện tại thì không thể vì đó là vặn nguồn và tôi sẽ xóa bỏ.--Trungda (thảo luận) 18:26, ngày 30 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Dùng "bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông" không nhẹ nhàng, trung lập hơn "là bàn đạp xuống phía nam để Trung Quốc ... thực hiện chiến lược chiếm dần từng nhóm đảo, rồi ôm trọn cả Biển Đông" sao ? Felo (thảo luận) 02:53, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chắc chắn là không, vì dùng câu bạn viết là bịa đặt hoàn toàn chủ ý của tác giả bài báo, là vặn nguồn. Tác giả chỉ mô tả ý định "gặm nhấm dần biển Đông" của TQ, tiến xa nữa ngoài những gì họ đang chiếm; đối với bên trong vùng TQ đang chiếm, tác giả cũng không đề cập tới việc "bảo vệ hiện trạng" của họ. Vì vậy không có lý do gì để viết như Felo.--Trungda (thảo luận) 10:27, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đó là quan điểm cá nhân của tác giả. Nếu đưa ý đó vào thì e là mất trung lập. Tốt nhất không đưa vào. Felo (thảo luận) 12:21, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi không cần biết đó là quan điểm của cá nhân nào hay của tập thể, người ta ghi sao thì viết đúng vậy đi, đừng có vặn nguồn, bịa nguồn. Một lần như thế nữa là tôi cho ra tòa ngay, hiểu chưa ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:30, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Làm gì dữ thế ? Vì Wiki có nhiều người đọc, TQ lại là nước lớn kế bên VN nên tôi không muốn những người đọc bài này có thể xem TQ là mối đe dọa đối với VN thôi. Chuyện tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia thời nào chẳng có. Đã nói như vậy thì tôi đưa vào luôn. Felo (thảo luận) 12:33, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Xem là chuyện của người đọc tự xử lấy, nhiệm vụ của người viết là cố gắng đưa thông tin trung thực, chính xác theo nguồn. Còn nếu thấy không dùng được thì ngay từ đầu không đưa vào chứ đừng đưa theo kiểu lộn ngược như thế. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:38, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Biết rồi. Khov chỉ chờ cơ hội để dạy đời tôi nhỉ! Felo (thảo luận) 12:40, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

[en.wikipedia.org/wiki/Paracel_Islands Paracel Islands] (Hoàng Sa) and [en.wikipedia.org/wiki/Spratly_Islands Spratly Islands] (Trường Sa) sửa

In light of recent developments and Vietnamese protests over the two archipelagos, would anyone like to update and expand on these sections in the [en.wikipedia.org/wiki/Paracel_Islands Paracel Islands], [en.wikipedia.org/wiki/Spratly_Islands Spratly Islands], [en.wikipedia.org/wiki/Spratly_Islands_dispute Spratly Islands dispute] and other relevant articles? Also the section about Vietnamese claims, eg. evidence, historical etc needs expansion. Thank you! 199.115.114.220 (thảo luận) 06:21, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thỏa thuận nhượng biển của Hà Nội, cần xem lại nguồn. sửa

Đoạn : "Ngoài ra, sau này, Trung Quốc cũng đã nêu một số tài liệu khác mà họ cho là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phổ biến để làm bằng cớ về sự thỏa thuận nhượng biển của Hà Nội.[33] Theo báo Đại Đoàn Kết, một tờ báo chính thống của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì, Bắc Kinh (tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã diễn giải công hàm của Phạm Văn Đồng một cách xuyên tạc, khi nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa, không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với 2 quần đảo này, mà chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, một hành động ngoại giao hữu nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh với Đài Loan (tức Trung Hoa Dân Quốc) đang gia tăng ở eo biển Đài Loan."

Các nguồn trích dẫn trong đây đều không có bất cứ thông tin gì điều trong đoạn trình bày, đoạn này giống như viết theo quan điểm cá nhân. Và trong bài cũng không đưa ra tài liệu về tuyên bố của Trung Quốc mà Phạm Văn Đồng đã công nhận. Nội dung công hàm không nói đến HS-TS nhưng trong cái tuyên bố của Trung Quốc có nói đến hay không? 113.161.81.244 (thảo luận) 04:09, ngày 29 tháng 10 năm 2015 (UTC)PhúcTrả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 27 tháng 4 năm 2018 sửa

Bài viết này viết sai sự thật, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM, KHÔNG THUỘC CHỦ QUYÊN LŨ trung cẩu

171.243.122.73 (thảo luận) 05:47, ngày 27 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

   Sự thật là cả 3 nước: Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều bảo Hoàng Sa là của mình. Tuanminh01 (thảo luận) 05:48, ngày 27 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 27 tháng 4 năm 2018 sửa

HOÀNG SA là của VIỆT NAM. Trung Quốc không có quyền xâm chiếm LÃNH THỔ của VIỆT NAM. 2001:EE0:4388:95E0:206B:A011:EBCC:33A8 (thảo luận) 12:18, ngày 27 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Khu vực đang có tranh chấp. Tuanminh01 (thảo luận) 02:07, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 28 tháng 4 năm 2018 sửa

David nguyen2409 (thảo luận) 00:26, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC) về bài viết này. quyền sở hữu QUẦN ĐẢO HOÀNG SA là của VIỆT NAM . chưa bao giờ là của trung quốc nên mong các bạn thành viên trong WIKIPEDIA có thể xem xét và sửa đổi quyền quản lý quần đảo hoàng sa . là của VIỆT NAMTrả lời

Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố có quyền sở hữu. Tuanminh01 (thảo luận) 02:08, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Hoàng Sa là của Việt Nam sửa

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Phươngg Hà (thảo luận) 05:33, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Người Việt Nam chúng ta luôn có HS,TS ở trong tim, ko cần bàn cãi. Còn hiện trang của Hoàng Sa là đang tranh chấp giữa VN, TQ và Đài Loan.Wikipedia hoạt động có nguyên tắc bạn ạ Dangminhbk (thảo luận) 07:37, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Hoàng sa - trường sa do việt nam quản lý Đào kiên chunh (thảo luận) 14:55, ngày 5 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời

Hoàng Sa hiện nay do Việt Nam quản lý! sửa

Việc Việt Nam đang quản lý Hoàng Sa, là không bàn cãi được. Vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia phải được làm rõ. Yêu cầu phải chỉnh sữa lại cho đúng với thực tế, không ủng hộ bất cứ một quan niệm sai lầm nào cả.

Hiện tại Trung Quốc đang chiếm toàn bộ quần đảo và quản lý Hoàng Sa. Việt Nam và Đài Loan chỉ được tính là quốc gia tranh chấp mà thôi, không quản lý Hoàng Sa trên thực tế (do không chiếm được bất kỳ đảo nào). Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 02:05, ngày 11 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 20 tháng 7 năm 2019 sửa

Dòng này viết sai chính tả tiếng Việt, mở ngoặc nhưng không đóng, câu văn lủng củng, không có trích dẫn tài liệu nguồn. Yêu cầu xóa: "(việc này các nhà nước Trung Quốc chỉ thực sự thực hiện trong thế kỷ XX (năm 1937), cứu hộ hàng hải quốc tế. Một phần 3 cuối thế kỷ 19, do suy yếu và mất nước bởi Pháp xâm lược, hoạt động chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bị gián đoạn." 2001:16B8:57E1:2600:4C56:A545:33D1:1406 (thảo luận) 11:49, ngày 20 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 24 tháng 7 năm 2019 sửa

Quốc gia quản lý: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. thảo luận quên ký tên này là của 113.185.40.212 (thảo luận • đóng góp).

 N Việt Nam chả quản lý đảo nào. NHD (thảo luận) 18:29, ngày 24 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 17 tháng 3 năm 2020 sửa

Quốc gia quản lý : không có . Vì vẫn là quần đảo trong quá trình tranh chấp giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nên không thể có quốc gia quản lý chính thức . Huyyyminh (thảo luận) 13:35, ngày 17 tháng 3 năm 2020 (UTC) Huyyyminh (thảo luận) 13:35, ngày 17 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trung Quốc đang chiếm toàn bộ quần đảo, nên tính là quốc gia đang quản lý. Việt Nam không có được 1 đảo nào. Tuanminh01 (thảo luận) 13:45, ngày 17 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Các yêu cầu sửa phần quốc gia quản lý sửa

 
DHN đã xóa thảo luận này của Linslins106 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 23:45, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
 
DHN đã xóa thảo luận này của Ngocnguyen13 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 23:45, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
 
DHN đã xóa thảo luận này của Pcnhu192 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 23:45, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Một lần nữa yêu cầu wiki xác minh lại thông tin. Hoàng Sa không phải do Trung QUốc quản lý, tôi đề nghị wiki minh bạch và công bằng. Mong những người bảo quản viên hãy là những người yêu nước. Đại diện cho dân tộc Việt Nam. Đừng xuyên tạc. thảo luận quên ký tên này là của Thanhncb91 (thảo luận • đóng góp).

Xin đưa ra nguồn nói rằng Trung Quốc không quản lý quần đảo này. Từ Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 đến nay TQ chiếm đóng toàn bộ quần đảo. Đừng để nhiệt huyết làm mù quáng đến sự thật. Wikipedia tiếng Việt chả đại diện cho nước nào - nó chỉ đưa những thông tin trung lập từ các nguồn có thể kiểm chứng được thôi. NHD (thảo luận) 18:48, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trung Quốc đang chiếm toàn bộ quần đảo, nên được tính là quốc gia quản lý. Việt nam không chiếm được đảo nào, nên chỉ được coi là một trong những nước đòi chủ quyền mà thôi. Tuanminh01 (thảo luận) 00:12, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

mùa dịch này trẻ nít ở nhà không có đi học, vào nói huyên thuyên chơi, chứ hỏi người lớn nào mà dốt đến độ chuyện này cũng phải giải thích. gặp ba loại này im lặng cho xong giải thích chi cho mệt 2001:EE0:56B7:41C0:49DD:D51F:A87E:2121 (thảo luận) 00:25, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trẻ nít không biết, nên phải nói lại cho các em, các cháu được rõ :-) cũng gọi là mở mang đầu óc vậy. Tuanminh01 (thảo luận) 03:18, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Khóa bài sửa

Tôi khóa bài viết 1 tuần do các bạn nỗ lực vào để xóa đi nội dung Trung Quốc hiện đang quản lý quần đảo này. Việt nam không chiếm được đảo nào, nên chỉ được coi là một trong những nước đòi chủ quyền mà thôi. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 03:33, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ chưa cần thiết và nên giữ tình trạng bán khóa như hiện nay. Hầu hết những người muốn sửa đổi là người mới đến cho nên không sửa được. Nếu tiếp tục có nhiều thành viên qua được ải bán khóa thì hãy tính (hiện nay chỉ thấy có một người). NHD (thảo luận) 03:38, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời
   Đã đổi khóa. Tuanminh01 (thảo luận) 03:40, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời
Có thể xem xét bán khóa trang thảo luận này trong ngắn hạn để ngăn các yêu cầu mở khóa vô tội vạ đang có dấu hiệu lạm dụng diện rộng (có tính chất lôi kéo). --minhhuy (thảo luận) 04:57, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đã thêm một editnotice dành cho mọi người dùng sửa trang bài viết này dựa theo nội dung tại FAQ ở đầu trang, xem Bản mẫu:Các thông báo sửa đổi/Trang/Quần đảo Hoàng Sa. --minhhuy (thảo luận) 05:10, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Có lẽ thêm nhiều người nữa sẽ được tiếp tục lôi kéo đến bài này trong vài ngày tới: Bài báo này có nhắc đến kết quả trên Google sử dụng thông tin từ bài này. NHD (thảo luận) 08:42, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi tò mò cộng đồng tình nguyện viên OpenStreetMap đã và đang xử lý vụ việc này như thế nào. Những thay đổi tại OSM chắc chắn ảnh hưởng lớn đến Wikipedia, vì chúng ta cũng đang dùng dữ liệu bản đồ từ OSM. --minhhuy (thảo luận) 09:26, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thì có ai nói là Trung Quốc không quản lý đâu. Quan trọng là nên đề cập rõ ràng Trung Quốc quản lý như thế nào. Thân mến. ZEN TV (thảo luận) 07:16, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 16 tháng 4 năm 2020 sửa

Vui lòng thay đổi: Quốc gia quản lý Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tỉnh Hải Nam Thành: Quốc gia quản lý Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Tỉnh Khánh Hòa Cheryl Nguyen VN (thảo luận) 04:29, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bạn sai rồi, Hoàng Sa là Đà Nẵng quản lí cơ mà. Nhưng TQ quản lí là đúng vì họ đã chiếm đoạt rồi cơ mà, bạn nhờ ThiênĐế98Tuanminh01 sửa lại nhé -- JohnsonLee01 (thảo luận) 04:34, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời
Việt Nam thật đặc biệt, có 1 đơn vị hành chính, đi kèm 1 tòa nhà chính quyền giành cho đơn vị đó nhưng vị trí tòa nhà là nằm trên đất liền. Điều này thật đặc biệt, đáng để viết BCB, nhưng tôi sợ làm tổn thương rất nhiều người.  M  08:56, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Chiếm được mới tính là quản lý. Nếu Việt Nam chiếm 1 đảo, Trung Quốc chiếm 99 đảo chẳng hạn, thì có thể tạm gọi là VN và TQ cùng quản lý. Nhưng thực tế TQ đang chiếm toàn bộ 100% quần đảo này, nên phải ghi là TQ quản lý. Việt Nam chỉ có thể là nước tranh chấp chủ quyền mà thôi (giống Đài Loan), có chiếm được đảo nào đâu mà đòi quản lý chứ? (chả lẽ quản lý không khí hay sao?). Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận)

Đối với các yêu cầu này tôi nghĩ có thể thẳng tay xóa và gộp vào mục trên, hoặc lập một mục FAQ ở đầu trang thảo luận này để trả lời thắc mắc. NHD (thảo luận) 04:51, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời
Hôn qua tôi lùi sửa bài OpenStreetMap, cũng gặp một số phần tử như vây. Họ luôn muốn sửa Hoàng Sa của VN nhưng thực tế đây là vùng do TQ quản lý sau khi chiếm từ tay VNCH năm 197, VN chỉ là phía tranh chấp. Họ còn dùng những lời lẽ không văn minh chèn vào bài OpenStreetMap. — MessiM10 18:29, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nếu có các bạn mới đến chưa hiểu về dự án Wikipedia thì mong các bạn nên giải thích rõ quy định ở Wikipedia để các bạn ấy hiểu.  A l p h a m a  Talk 02:20, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đoạn mở đầu sửa

Tôi đã chỉnh sửa lại đoan mở đầu nhằm nhấn mạnh hơn vào tính trung lập của bài viết về một thực thể địa lý đang tranh chấp. Phần mở đầu cần nhấn mạnh cả ba tên gọi phổ biến nhất của quần đảo này hiện nay, gồm "Hoàng Sa" (phía Việt Nam), "Tây Sa" (phía Trung Quốc và Đài Loan) và "Paracel Islands" (cách gọi quốc tế phổ biến nhất nhằm không thiên vị bên nào). Phần mở đầu cũ trình bày xoáy quá sâu vào cách gọi "Hoàng Sa" của Việt Nam, vừa không cần thiết vừa mất sự cân bằng và đang có ý ủng hộ tên gọi do Việt Nam đặt. Hai đoạn sau đây...

  • Từ xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.
  • Trong cuốn sách De la Cochinchine, Tableau (Taberd) viết: "Beaucoup plus loin de la côte, en face de Hué, est l’archipel des Paracels ou de Kat-vang, rempli d’écueils. Enfin, les redoutables bancs de Macclesfield se trouvent à l’est des Paracels." [Xa hơn kể từ phía bờ biển, ở phía trước của Huế là Paracels hoặc Kat-vang, đầy đá ngầm. Cuối cùng, bãi ngầm Macclesfield đáng sợ nằm ở phía đông của Paracels.

...cũng được loại bỏ vì cùng lý do. Những nội dung như vậy cần trình bày ở phần nội dung bài, đoạn viết về lịch sử tuyên bố chủ quyền và khai phá của phía Việt Nam, không phải ngay trong phần mở đầu. Việc này càng được chú trọng hơn khi quốc gia đang quản lý quần đảo là Trung Quốc chứ không phải Việt Nam. --minhhuy (thảo luận) 16:19, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nhưng nên nhớ Trung Quốc quản lý quần đảo đúng hay không đúng. Thân mến. ZEN TV (thảo luận) 07:12, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Rất dễ dàng, bạn chỉ cần đưa một bài báo tiếng Việt chụp ảnh cuộc sống hoặc nêu chi tiết các hoạt động dân sự/quân sự của Việt Nam tại quần đảo này, hoặc đơn giản một phóng sự/ ký sự của bất kỳ đài truyền hình tại Việt Nam (quốc gia/ địa phương) ghi hình trong thời gian gần đây (cahcs không quá 5 năm) thì dễ dàng sửa quốc gia quản lý. Nếu có nguồn như vậy, cộng đồng sẽ thảo luận về nội dung "quốc gia quản lý".Nacdanh (thảo luận) 07:17, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày ngày 23 tháng 4 năm 2020 sửa

Yêu cầu tất cả chú thích được đặt sau dấu ,., ... 1.54.212.91 (thảo luận) 12:02, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Không có quy chuẩn bắt buộc đặt chú thích theo cách như vậy, tuy nhiên một thành viên có khả năng sửa trang vẫn hoàn toàn có thể làm điều đó (một cách tình nguyện). --minhhuy (thảo luận) 06:19, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu xoá bỏ quốc gia đang quản lý. sửa

Thật ra không nên để quốc gia quản lý là Trung Quốc vì: 1. Dễ bị hiểu lầm quốc gia quản lý được thêm vào bởi người Trung Quốc. 2. Trẻ em nhỏ tuổi không thích hợp xem thông tin này, nhất là lúc mà nó đang học Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. 3. Để như vậy thì người ta cứ vô thảo luận hoài. Thay vào đó các bạn nên để nó thuộc chủ quyền của quốc gia nào. Thân mến 😀 ZEN TV (thảo luận) 07:29, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Wikipedia không bị kiểm duyệt. Thông tin chính xác, có nguồn rõ ràng thì không sợ gì bị xóa tại Wikipedia. NHD (thảo luận) 07:36, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời
Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam, trang web này không dùng để phản ánh quan điểm của nhà nước Việt Nam hay những người sống tại Việt Nam. Nó có thể dành cho người Trung Quốc biết tiếng Việt, người Mỹ biết tiếng Việt hay người từ bất kỳ quốc gia nào khác biết tiếng Việt. Thậm chí nếu thông tin trên do một người Trung Quốc thêm vào, miễn là nó đúng và có nguồn, thì nó hợp lệ tại đây. Không có rào cản biên giới ở Wikipedia, chỉ có rào cản ngôn ngữ mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 08:04, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thì dụ: Nếu trên Wikipedia có một bài viết về Nhà nước Việt Nam, bạn có dám chắc là nó không có nội dung nói về quản điểm của Việt Nam không? Thân mến. ZEN TV (thảo luận) 09:33, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bài viết đó sẽ cần được viết thật cẩn thận với văn phong không thiên vị, và luôn chủ ý hướng đến một góc nhìn thứ ba, thay vì góc nhìn người viết và của chính phủ Việt Nam. Nếu bạn gặp một bài viết hoàn toàn nêu lên quan điểm của nhà nước Việt Nam, thì có nghĩa bài đó đang vi phạm tính trung lập và có nội dung thiên vị hệ thống (systemic bias), cần được sửa lại càng sớm càng tốt. --minhhuy (thảo luận) 09:39, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ví dụ: đối với Hoàng Sa, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều bảo là của tao. Wikipedia sẽ ghi rằng: quần đảo này đang trong phạm vi tranh chấp giữa 3 quốc gia trên, và Trung Quốc đang quản lý (do đang chiếm giữ toàn bộ). Chứ không nói rằng quần đảo này là của ai hết. Tuanminh01 (thảo luận) 09:57, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đó, như thế thì trang web này cũng đã chút phần phản ánh quan điểm rồi đúng không? Chỉ là bị viết lại với văn phong không thiên vị mà thôi. Chứ không giống như bạn đã nói với mình lúc đầu: "Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam, trang web này không phản ánh quan điểm của nhà nước Việt Nam hay những người sống tại Việt Nam." ZEN TV (thảo luận) 09:59, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa câu trên thành "không dùng để". Và nếu bạn đã đọc kỹ vế sau của tôi, bạn sẽ thấy tôi vốn đã bổ sung ngữ nghĩa cho tuyên bố ở vế đầu của mình rồi. :^) --minhhuy (thảo luận) 10:02, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nhưng tôi đã đọc lúc bạn chưa sửa lại mà? Đúng không. Thân mến.ZEN TV (thảo luận) 10:05, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Các bác nên cẩn thận dùng từ một tí kẻo lại bị hớ, Wikipedia luôn dùng nguồn báo chí, sách vở nơi khác, dù là nguồn Việt Nam, Trung Quốc hay Mỹ miễn là nguồn uy tín và/hoặc đáng tin cậy, vì vậy tất nhiên nó thể hiện quan điểm của họ (từ "phản ánh" cũng có lẽ gần gần vậy), nhưng Wikipedia không khẳng định những quan điểm đấy mà luôn đứng trung lập, trích dẫn hết tất cả các quan điểm, thông tin của các bên (ở những bài lịch sử, địa lý, chính trị nhạy cảm, để đảm bảo trung lập, thông tin thường được ghi là "theo quan điểm bên Trung Quốc" hay "theo tuyên bố của nhà nước Việt Nam"), rồi người đọc tự quyết định. Khi một bài viết kiểu này chỉ hoàn toàn đưa ra quan điểm của một phía (mà rõ ràng có những thông tin trái chiều khác) thì tức là bài viết thiên vị và chưa đảm bảo trung lập. Meigyoku Thmn (💬🧩) 10:15, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tóm lại, các bạn chỉ nên ghi các quốc gia tranh chấp trong bảng tóm tắt thông tin thôi, còn quốc gia quản lý thì nên ghi mục riêng ở phía dưới. Thân mến. ZEN TV (thảo luận) 10:26, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Chắc tôi phải tìm cách cấm những người Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn vào wikipedia. Đọc bài và sửa bài wikipedia là một sự nguy hiểm lớn lao, có thể gây căng thẳng và đau tim cho những người đó. Wikipedia không phải trang web dựa trên lòng yêu nước và chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Wikipedia dựa trên sự thật, dù cho nó có khó chịu đến mấy. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 01:05, ngày 26 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Quần đảo Hoàng Sa hiện nay đang tranh chấp giữa rất nhiều quốc nên việc wiki để quốc gia quản lí là Trung Quốc là sai sự thật. Tôi không nói Hoàng Sa là của Việt Nam quản lí nhưng wiki cũng không thể nói đó là của Trung Quốc. Xóa bỏ quốc gia quản lí đối với những vùng tranh chấp là một ý kiến đúng. Đừng có viện cớ vào sự thật khi nó chưa là thật, thân ái. Nguyenvandat612 (thảo luận) 06:38, ngày 24 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trung Quốc đã quản lý toàn bộ quần đảo sau khi đánh chiếm nó từ năm 1974. Việt Nam chỉ được tính là một trong 3 quốc gia đang đòi chủ quyền mà thôi. Tuanminh01 (thảo luận) 13:09, ngày 24 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bài viết có giới hạn độ tuổi thành viên được xem không? sửa

Bài viết có giới hạn độ tuổi thành viên được xem không? ZEN TV (thảo luận) 03:31, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

Không, vì đây là bách khoa toàn thư mở: không cần đăng ký, không xác thực danh tính, ai vào đọc cũng được. Cùng lắm thì có thể chèn template cảnh báo ở đầu bài viết. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:27, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tìm thêm bằng chứng cho Trung Quốc sửa

Bài viết cũng có dẫn những luận điểm do Trung Quốc đưa ra. Nhưng bằng chứng do Việt Nam đưa ra nhiều áp đảo Trung Quốc. Vô hình chung nhiều người Việt sẽ nghĩ rằng "số lượng bằng chứng cho thấy rõ ràng đó là của VN", "không còn nghi ngờ với chủ quyền của nó nữa", "VN vô địch",... Có lẽ người Trung Quốc sẽ có những bằng chứng hình ảnh về việc họ tuyên bố chủ quyền. Nhất là việc họ có đưa bằng chứng rằng "Phạm Văn Đồng có công hàm công nhận đó là của Trung Quốc" nhưng không thấy dẫn nguồn và ảnh vào đây. Chúng ta cần tìm và dẫn nguồn thêm về bằng chứng đưa ra bởi Trung Quốc đối với quần đảo này. Lâm Đức Anh (thảo luận) 02:43, ngày 18 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam!!! sửa

Hoàng Sa- Trường Sa không bao giờ là của Trung Quốc, yêu cầu sớm đính chính lại thông tin!!! Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng, hãy handh xử như một trang thông tin đáng tin cậy đi!!! Nganguyen131 (thảo luận) 13:04, ngày 24 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trung Quốc đã quản lý toàn bộ quần đảo sau khi đánh chiếm nó từ năm 1974. Việt Nam chỉ được tính là một trong 3 quốc gia đang đòi chủ quyền mà thôi. Tuanminh01 (thảo luận) 13:09, ngày 24 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Mời bạn Nganguyen131 đọc dòng "Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa tiếp nối Liên hiệp Pháp thực hiện kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhưng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đem quân kiểm soát nửa phía Đông quần đảo từ trước đó vài tháng. Năm 1958, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về hải phận, trong đó có khẳng định đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều thuộc về lãnh thổ của mình. Năm 1974, hải quân Trung Quốc đánh bại hải quân Việt Nam Cộng hòa, giành quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, đồng thời tái khẳng định chủ quyền trên toàn quần đảo này." Greennzzz 15:17, ngày 24 tháng 8 năm 2020 (UTC)
Nganguyen131 Hãy liệt kê nguồn và soạn thảo văn bản nói về vấn đề này tại trang thảo luận để cộng đồng xem xét và thống nhất. Thân mến— ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 16:33, ngày 24 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Nganguyen131: Dựa trên pháp lý, biển đang xảy ra tranh chấp; nước nào chiếm được vùng biển đang tranh chấp thì nước đó quản lý. Các quốc gia khác không chiếm được thì chỉ được coi là các nước đang tranh chấp. Không giải thích gì thêm, xin cảm ơn. ~ Mai ~ (thảo luận) 07:00, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hãy tham khảo nguồn! sửa

Có nhiều bạn buồn cười nhỉ. Hiện nay QĐ Hoàng Sa rõ ràng là do Trung Quốc QUẢN LÝ, tuy nhiên vẫn là khu vực xảy ra tranh chấp của nhiều nước, không là của riêng nước nào. Cần phải trau dồi lại kỹ năng đọc hiểu, chứ mỗi lần trên mạng xã hội xảy ra vụ việc gì, thay vì chửi nhau trên Facebook lại kéo nhau vào Wikipedia đòi sửa đổi, đòi report.

Chừng nào đọc Wikipedia mà không tham khảo nguồn, cuộc cãi vã này không bao giờ đi tới hồi kết. Chính mấy cái [1], [2] nhỏ nhỏ màu xanh dương đấy là nguồn đấy, nhấn vào đấy mà tìm hiểu xem wiki có viết sát nguồn không, hay là bịa đặt, không đáng tin cậy. Mà nói cho cùng, còn tư duy copy paste nội dung Wiki để làm nguồn nghiên cứu thì còn phẫn nộ.— ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 16:31, ngày 24 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu xóa mục quản lý sửa

Hiện tại Quần Đảo Hoàng Sa là khu vực đang bị tranh chấp, không có ai quản lý, yêu cầu kiểm chứng thông tin, giải pháp hiện tại là xóa mục "quản lý" để tránh gây hiểu lầm, xúc phạm. Nhoxleminhtien 01:04, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nước nào chiếm được thì nước đó sẽ là quản lý trên thực tế. Wikipedia ghi Trung Quốc quản lý Hoàng Sa là chính xác vì Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo này từ năm 1974; Việt Nam và Đài Loan sẽ chỉ là các quốc gia tranh chấp. Còn đảo Trường Sa Lớn chẳng hạn, do Việt Nam chiếm được thì wikipedia ghi là Việt Nam quản lý; Trung Quốc và Đài Loan sẽ là các quốc gia tranh chấp. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 01:18, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của Trung Quốc là hoàn toàn chính xác sửa

Wiki hiện tại không phải là nơi mà ai cũng có thể sửa đổi được, nhất là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền. Muốn chứng minh thì phải đưa nguồn đàng hoàng ra rồi nói, không phải kiểu đám đông vào hùa. Nguồn của CIA đây, nếu bạn nào muốn tra cứu thông tin (Hoàng Sa thuộc Tam Sa, Hải Nam, TQ). EAST ASIA/SOUTHEAST ASIA :: PARACEL ISLANDS Central Intelligence Agency. Nguyen QuocTrung (thảo luận) 04:21, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Góp ý sửa

Mình nghĩ admin nên thêm bản mẫu giải thích ngay đầu trang bài viết luôn cho tiện, chứ không ai đọc hết bài Wiki mà cứ vào nói này nọ mệt lắm. Greennzzz 09:22, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC)

Bài viết của Wikipedia là nơi để viết những thông tin bách khoa chứ không phải nơi giải thích bạn ạ. Còn với những người không biết gì thì kệ họ, chỉ cần khoá bài và lùi sửa đổi là được. Nguyen QuocTrung (thảo luận) 09:29, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thêm ghi chú cho quốc gia quản lý? sửa

Phần quốc gia quản lý đang gây ra nhiều tranh cãi, nhất là với nhiều người không đọc kỹ. Mình nghĩ nên thêm một "Ghi chú" theo sau Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ví dụ như thế này (câu cú có thể chỉnh khác):

  Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[Ghi chú 1]

Ghi chú sửa

  1. ^ Quốc gia quản lý ở đây chỉ quốc gia có công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, hoặc người dân sinh sống trên quần đảo, không phải để chỉ tình trạng pháp lý hay chủ quyền của quần đảo.

TrunghaiTĐN (thảo luận) 09:26, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đồng ý thêm ghi chú giải thích. B nhắn gửi 09:30, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
 Y Tôi đã thêm chú thích vào cạnh mục "quốc gia quản lý" trong infobox. Do bảng thông tin được sử dụng trong nhiều bài viết về các đảo có tranh chấp, chú thích không thể đi vào cụ thể chi tiết của bài này. Hi vọng bạn thấy ổn. B nhắn gửi 12:29, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
 
Buiquangtu đã xóa thảo luận này của Nguyenhai314 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 09:31, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
 
Buiquangtu đã xóa thảo luận này của Nacdanh vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 10:05, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Quản lý/kiểm soát? sửa

Về mặt từ ngữ sửa

  • Wikipedia tiếng Anh ghi "Administered by", trong đó administer có nghĩa là trông nom, quản lý, cai quản, cai trị.
  • Kiểm soát theo từ điển Wikitionary có nghĩa "có, đặt hoặc giữ dưới sức mạnh và quyền hành của mình"; từ điển Soha diễn giải "kiểm soát" là "đặt trong phạm vi quyền hành của đối tượng nào đó"; một từ điển khác dịch "kiểm soát" là "control"; từ điển Wikitionary cũng dịch control là "kiểm soát".

Về mặt thực tế sửa

  • Hỏi: Từ khi bị chiếm đóng (1974) đến nay, chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) có thực sự chỉ "kiểm soát" (dưới danh nghĩa quân sự) hay đang thực sự "quản lý" (dưới danh nghĩa hành chính/dân sự)? Dựa theo bối cảnh, sự khác biệt giữa "kiểm soát", "quản lý", liệu dịch "kiểm soát" như vậy có làm sai lệch ngữ nghĩa hay không?
  • Lục tìm khái niệm hẹp hơn về quản lý, tôi phát hiện khái niệm "quản lý theo lãnh thổ", trong đó ghi rằng Quản lý theo lãnh thổ là Quản lý nhà nước theo địa giới hành chính bao gồm tất các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia, quốc phòng và tất cả các cư dân sống trên lãnh thổ... (nguồn [1]). Như vậy, CHNDTH có thực sự đã "quản lý theo lãnh thổ" hay chưa, khi quốc gia này đặt căn cứ quân sự và đưa người ra sinh sống ở quần đào này?

 ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 03:02, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Quốc gia nào sau khi chiếm cũng đều quản lý/kiểm soát vùng bị chiếm dưới mọi hình thức: quân sự, hành chính/dân sự. Cụ thể tại Hoàng Sa:

  • Quân sự: Trung Quốc xây sân bay tại đảo Phú Lâm[5], mang máy bay tiêm kích[6] và ném bom ra đó[7], và tổ chức tập trận[8].
  • Quản lý theo lãnh thổ: Trung Quốc lập quận Tây Sa thuộc tỉnh Hải Nam.[9]
  • Hoạt động dân sự: Trung Quốc lập các tour du lịch ra Hoàng Sa, xây dựng cơ sở nghề cá trên đảo Phú Lâm. Viện Nghiên cứu Môi trường và Khảo sát Công trình Hải dương Trung Quốc đang thực hiện dự án đo đạc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo ở Hoàng Sa.[10][11]

Tuanminh01 (thảo luận) 03:52, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hahahaha có vẻ Tuanminh01 đang trả lời ra ngoài phạm vi câu hỏi của tôi rồi thì phải. Thắc mắc của tôi hết sức đơn giản, đó là: sử dụng "kiểm soát" thay cho "quản lý" có thực sự làm sai lệch ngữ nghĩa, sai lệch thực tế (CHNDTH đang "kiểm soát"/"quản lý") quần đảo này hay không? Quản lý và kiểm soát là hai khái niệm khác nhau, không phải là từ đồng nghĩa nên không thể dùng theo cụm "Quản lý/kiểm soát" được. Các ví dụ trừu tượng dễ hiểu để làm rõ hai khái niệm này: trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đức Quốc Xã chiếm đóng nước Pháp, về cơ bản, Đức "kiểm soát" quốc gia này, nhưng không "quản lý", vì Hitler đã lập ra chính phủ Vichy; hay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản, Nhật Bản bị "kiểm soát" bởi Quân đội Hoa Kỳ nhưng không bị "quản lý". Điểm chung của hai sự kiện này là đều bị ngaọi bang chiếm đóng quân sự, gây áp lực chính trị (có thể là dạng chính phủ bù nhìn, chính phủ con rối, "quản lý" trên danh nghĩa, ta không xét đến). Định nghĩa của hai cụm từ này đã cho thấy rõ điều đó:

  • Kiểm soát: "đặt trong phạm vi quyền hành của đối tượng nào đó" (nguồn [2])
  • Quản lý: "trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định", "tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định" (nguồn [3])

Về vấn đề Quần đảo Hoàng Sa, ngay từ khi chiếm đóng quân sự, CHNDTH đã "kiểm soát" quần đảo này (đặt chúng trong phạm vi quyền hành của mình), sau đó hướng tới "quản lý" de facto về mặt dân sự/hành chính (như các ví dụ mà Tuanminh01 đã nêu ra, xin phép không dẫn lại), như vậy, phải nói là CHNDTH vừa "kiểm soát" (về mặt quân sự, đặt dưới quyền hành của mình), vừa "quản lý" về mặt hành chính, dân sự. Do đó, thay "quản lý" bằng "kiểm soát" theo tôi, là một quyết định không chính xác, làm mất ngữ nghĩa, sai lệch thực tế, có thể dùng "CHNDTH quản lý" hoặc "CHNDTH kiểm soát và quản lý", nhưng không thể thay "quản lý" bằng "kiểm soát", vì chúng đơn giản là hai khái niệm khác nhau, nên không thể thay thế.  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 07:23, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trường hợp này là vừa quản lý cũng vừa kiểm soát, vì Trung Quốc không lập ra hình thức trung gian nào. Theo ý của bạn thì dùng 1 từ là không đầy đủ, có lẽ phải dùng cả hai từ. Tuanminh01 (thảo luận) 07:25, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Tuanminh01: Chính xác, hiện CHNDTH vừa "quản lý" (về mặt hành chính/dân sự) vừa "kiểm soát" (về mặt quân sự) nên dùng "Quản lý và kiểm soát" là chính xác (hoặc có thể đơn giản như Wikipedia tiếng Anh, chỉ dùng "quản lý").  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 07:28, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tuanminh01, Nguyenhai314 Lưu ý với hai bạn rằng bản mẫu này còn được sử dụng trong rất nhiều trang khác, nên việc lập luận dựa trên thực tế của trang này để áp dụng với bản mẫu là không hợp lý. B nhắn gửi 20:04, ngày 27 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
  Đã giải quyết về vấn đề tại thảo luận Nên gắn thêm chú thích (de facto).--Nacdanh (thảo luận) 00:30, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tuanminh01, Nguyenhai314 Buiquangtu Nacdanh: từ "quản lý" có lẽ khiến người ta liên tưởng đến tính sở hữu, nó không giống như từ tương ứng trong tiếng Anh, có thể vì vậy mà nhiều người bất bình.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 01:01, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đó là trình độ đọc hiểu của người đọc có vấn đề, chứ người quản lý (CEO) của một công ty chưa chắc đã là người sở hữu công ty. Tuanminh01 (thảo luận) 01:05, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Dựa theo từ điển, tôi đề xuất dịch thành "trông nom", hoặc "cai quản" cho nó trung lập, nó máu :D  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 01:22, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tất cả các từ trong Tiếng Việt mà có thể dịch được cho thuật ngữ administer thì đều sẽ gây ấn tượng thiên lệch cho độc giả là người nói Tiếng Việt (mình nhận định là văn hóa của Tiếng Việt ưa thiên lệch và người Việt cũng ưa cụ thể hơn trừu tượng), đặc biệt là những người chưa hiểu về tinh thần trung lập, với mình cách duy nhất bây giờ là phải để cho phần ghi chú và phần cảnh báo đập vào mắt người đọc càng nhanh càng tốt. Meigyoku Thmn (💬🧩) 03:54, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi thấy từ "kiểm soát" là một từ khá trung lập, phù hợp cho những vùng có tranh chấp, hơn nữa lại đúng với tinh thần của mục này trong infobox, là chỉ quốc gia đang kiểm soát thực tế vùng có tranh chấp. Có lẽ không nên cố chấp dịch từ "administer" từ tiếng Anh, mà nên chọn từ tiếng Việt phù hợp với tình huống. Các bạn thấy sao? B nhắn gửi 08:23, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Vậy là bây giờ ngay cả trên Wikipedia cũng phải thực hành political correctness à, kiểm soát và quản lý là 2 từ khác nghĩa nhau mà nhỉ. Meigyoku Thmn (💬🧩) 08:30, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
MeigyokuThmn Tôi không rõ ý bạn là gì. Ý của tôi đơn giản thế này. Cộng đồng enwiki đã thảo luận để tìm ra một từ trung lập dùng để chỉ quốc gia đang nắm quyền thực tế trên thực thể địa lý có tranh chấp, từ tiếng Anh đó là "administer". Tôi chỉ đơn giản muốn tìm ra từ tiếng Việt trung lập và phù hợp để sử dụng, không nhất thiết phải cố chấp dịch theo từ điển, vì việc sử dụng từ này không dựa theo nguồn bên ngoài, mà dựa vào quyết định của cộng đồng. B nhắn gửi 08:33, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Chắc đành phải vậy. Meigyoku Thmn (💬🧩) 08:40, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cá nhân tôi nghĩ việc thành viên MeigyokuThmn nghi ngờ rằng có một sự "đúng đắn chính trị" (hay nói nôm na là bị áp lực cũa số đông buộc phải thay đổi quan điểm) khi cộng đồng "bỗng nhiên" thông qua từ "kiểm soát" ngay trong thời điểm được coi là "nhạy cảm" này cũng hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, tôi không quan tâm việc các bạn cho rằng từ "kiểm soát" trung lập hơn "quản lý". Đó là một dạng thiên kiến cá nhân (hoặc thiên kiến số đông) và cá nhân tôi (hoặc có thể ngiều người khác) có thể sẽ cho rằng "quản lý" trung lập hơn. Tôi nghĩ bất kỳ từ ngữ nào cũng có sẵn tính thiếu trung lập trong đó, nếu người tiếp thu/tiếp nhận từ ngữ đó cố tình hiểu sai lệch vấn đề hoặc lèo lái theo ý tưởng của họ. Tính trung lập của một từ ngữ được thể hiện thông qua bản chất thực tế mà từ ngữ đó phản ánh. Cụ thể trưởng hợp Quần đào Hoàng Sa, từ "quản lý" phản ánh thực tế rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa "kiểm soát" hòn đảo này cao hơn mức độ cơ bản mà cụm từ này ("kiểm soat") phản ánh. Tôi đồng ý sử dụng từ ngữ này (kiểm sóat) để giảm thiểu tranh cãi trong cộng đồng cũng như xoa dịu dư luận, nhưng tôi không đồng ý với luận điểm cho rằng cụm từ "kiểm soát" trung lập hơn "quản lý".  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 11:41, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nguyenhai314 Vậy rất mong bạn có thể đưa ra ý kiến của mình tại Thảo luận Bản mẫu:Infobox Disputed Islands. Hiện tại mới chỉ có tôi và Nacdanh đưa ra ý kiến là dùng từ "kiểm soát" (nếu tôi không có gì nhầm lẫn) chung cho các thực thể địa lý có tranh chấp, còn lại các bạn đều đang tập trung vào bài viết riêng lẻ này. B nhắn gửi 11:45, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Như vậy rõ ràng việc chọn lựa từ "Kiểm soát" hay "Quản lý" vẫn chưa được thống nhất, tôi sẽ đưa từ này về lại phiên bản cũ là "Quản lý". Ngoài ra tôi cũng không chắc lắm về dòng "chú giải" định nghĩa khái niệm "quản lý", nhưng tạm thời tôi sẽ đưa nó vào một vị trí "dễ nhìn" hơn một chút là ngay dưới infobox, đồng thời cho thêm biến số để nó chỉ hiển thị ở những bài có nhu cầu, như bài này, mà không gây ảnh hưởng toàn bộ bài viết khác. --minhhuy (thảo luận) 11:56, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Dòng chú giải đó tôi dịch từ hướng dẫn sử dụng của [4]. B nhắn gửi 11:58, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Buiquangtu: Tôi nói "không chắc" là ám chỉ việc có nên cho nó hiện ra hay không, không phải không chắc về cách dịch :^). --minhhuy (thảo luận) 12:00, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Trần Nguyễn Minh Huy Ra vậy. :D. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dòng chú giải mới nhất (bản dịch trực tiếp từ hướng dẫn sử dụng) được không? Vì dòng chú giải bạn đang sử dụng đã bị đánh giá là gây tranh cãi trước đó, tại Thảo_luận_Bản_mẫu:Hoàng_Sa#Nên_gắn_thêm_chú_thích_(de_facto). B nhắn gửi 12:02, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Buiquangtu: Tôi đã sửa lại, cảm ơn bạn. Mặc dù đó cũng là lý do tôi nói "không chắc", vì dường như chúng ta cũng chưa có thống nhất rằng nếu cho hiển thị câu này thì nội dung nên viết như thế nào. Nhưng dù sao chú giải này bây giờ chỉ là "cục bộ" ở một số bài, không ảnh hưởng đến tất cả bài viết khác nên tôi cũng không quá quan trọng việc này như với việc thay đổi từ ngữ đầu đề. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 12:07, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Trần Nguyễn Minh Huy nếu tôi không làm loạn lên một chút như vậy, hẳn là cũng không có người thành thạo vào giúp thêm một biến cục bộ, phải không? :). B nhắn gửi 12:10, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tham khảo sửa

  1. ^ “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại”. thanhnien.vn.
  2. ^ “Hoàng Sa, 45 năm một nỗi buồn”. vnexpress.net.
  3. ^ “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông”. thanhnien.vn.
  4. ^ “Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?”. vietnamnet.vn.
  5. ^ “Trung Quốc sắp mở đường bay phi pháp từ Bắc Kinh đến Hoàng Sa - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 16 tháng 6 năm 2016. Truy cập 26 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ “Trung Quốc lại ngang ngược đưa ít nhất 4 tiêm kích tới Hoàng Sa”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 26 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ Trung Quốc đưa oanh tạc cơ ra Hoàng Sa là xâm phạm chủ quyền Việt Nam
  8. ^ “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ tập trận ở Hoàng Sa, không tái diễn vi phạm”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 26 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ “Trung Quốc ngang ngược đặt tên đảo, lập quận Tây Sa, Nam Sa trên Biển Đông”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 26 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ “Trung Quốc thúc đẩy du lịch ở Hoàng Sa - BBC News Tiếng Việt”. BBC News. Truy cập 26 tháng 8 năm 2020.
  11. ^ “TQ ngang nhiên mở tour du lịch mới ở 'Tam Sa'. VietNamNet. Truy cập 26 tháng 8 năm 2020.

Quốc gia quản lí " Việt Nam " sửa

Wikipedia bày tỏ thái độ trung lập thiếu đúng đắn và dường như cố tình không tôn trọng " Công ước liên hợp quốc về luật biển (1982)" . " Nằm ven Biển Đông và là một trong những quốc gia có bờ biển dài trong khu vực (khoảng 3.260km), theo các quy định của UNCLOS, Việt Nam được thừa nhận có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà Việt Nam được hưởng theo quy định của Công ước khoảng gần một triệu km2, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền " Và Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, chứng minh chủ quyền lãnh thổ Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, đồng thời Việt Nam được cộng đồng quốc tế ủng hộ . Đề nghị wikipedia nên xem xét lại vấn đề này. Thân !thảo luận quên ký tên này là của Htanh0112 (thảo luận • đóng góp).

@Htanh0112: Tại Wikipedia, nước nào chiếm được vùng tranh chấp thì nước đó sẽ được ghi là quản lý trên thực tế. Wikipedia ghi Trung Quốc quản lý Hoàng Sa là chính xác vì Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo này từ năm 1974; Việt Nam và Đài Loan chỉ là các quốc gia tranh chấp. Còn đảo Trường Sa Lớn chẳng hạn, do Việt Nam chiếm được thì Wikipedia ghi là Việt Nam quản lý; Trung Quốc và Đài Loan chỉ là các quốc gia tranh chấp. Xin cảm ơn. ~ Mai ~ (thảo luận) 07:40, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tuanminh01 Có thể coi đây là một thảo luận mang tính chất spam, diễn đàn không, để tôi xóa — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 11:06, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nên giữ, do người post lên là thành viên mới, không biết luật này. Nếu có nhiều câu nội dung y hệt nhau thì bạn có thể xóa hết, chỉ giữ lại 1 câu đầu tiên để họ vào đọc câu trả lời. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 11:43, ngày 28 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Công dân việt nam sửa

Tôi công dân của việt nam.. ==

Xin chào..tôi Đặng văn Minh Quốc tịch việt nam.. Tôi xin thảo luận một số ý kiến như sau: Trước tiên tôi là công dân của việt nam lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của việt nam... Từ luật biển năm 1982 nhưng tôi không hiểu tại sao trang wikipedia lại chỉnh sửa là thuộc quyền quản lý của trung quốc điều này không đúng...điều này gây bức súc và gây chấn động dư luận của việt nam .kính mong về phía wikipedia chỉnh sửa lại chủ quyền biển đảo là của việt nam...Trường sa Hoàng Sa là của việt nam điều đó không thể chối bỏ.giữa luật pháp quốc tế về luật biển. giữa khoảng 97 triệu dân việt nam...chúng tôi là những người yêu nước chúng tôi phải đòi lại chủ quyền biển đảo của việt nam..Hoàng Sa trường Sa là của Việt Nam..Tôi yêu Việt Nam. ♥️ Minhminh19966 (thảo luận) 09:41, ngày 7 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mời quý vị đọc lại phần nội dung ở trên cùng trang này. Ở đây chỉ ghi là quản lý, chứ không phải là quyền quản lý. Có thể xem nghĩa của từ quản lý ở đây: http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Quản_lí . Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:49, ngày 7 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi nội dung "Quốc gia quản lý: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" và bổ sung nội dung "Quốc gia quản lý: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" sửa

== 1 Yêu cầu sửa nội dung “ Quốc gia quản lý: cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ==

Nội dung mục “ Quốc gia quản lý: cộng hòa nhân dân Trung Hoa” là không có căn cứ. Hoàn toàn dựa trên suy đoán và ý kiến chủ quan thiếu tính trung lập, cách dẫn nguồn chứng minh không thống nhất nội dung và mục đích.

=== 1.1 Nguồn được Wikipedia trích dẫn để chứng minh luận điểm quốc gia quản lý: ===

^ Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại ^ https://vnexpress.net/hoang-sa-45-nam-mot-noi-buon-3870985.html ^ 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông ^ Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?

===1.2 Biểu hiện của việc bất đồng nhất giữa nội dung nguồn được dẫn và kết luận của người viết bài ===

Chủ thể của bài viết sử dụng những nguồn trích dẫn trên để củng cố luận điểm Trung Quốc quản lý Hoàng Sa và Việt Nam không quản lý Hoàng Sa. Tuy nhiên các nguồn trích dẫn trên là các bài báo đều mang luận điệu phê phán và lên án hành động chiếm đóng phi lý và trái luật của Trung quốc không củng cố và kết luận Trung Quốc kiểm soát Hoàng sa còn Việt Nam thì không. Việc kết luận nội dung “Quốc gia quản lý: Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa” là hoàn toàn suy diễn, và xuyên tạc nghiêm trọng nội dung từ các bài viết nguồn trích dẫn. Biểu hiện cụ thể là:

+ Tại nguồn : Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại

Trong đó có đoạn “Bốn mươi năm đã trôi qua kể từ cuộc chiến bi hùng ấy, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử để hiểu thêm dã tâm xâm lược của cường quốc láng giềng, để thấy sự bất khuất của những người con đất Việt, và để củng cố bằng chứng và niềm tin rằng, Hoàng Sa mãi mãi là một phần của đất mẹ Việt Nam. Chuyên đề 40 năm Hải chiến Hoàng Sa mà Thanh Niên Online thực hiện không có gì hơn ngoài mục đích ấy.”

Kết luận: Bài viết nêu bật mục đích tóm lược lịch sử, lên án dã tâm xâm lược của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam

+ Tại nguồn: https://vnexpress.net/hoang-sa-45-nam-mot-noi-buon-3870985.html

Trong đó có đoạn "Rất đông lính Trung Quốc nhảy lên tàu mình, chúng cướp lái rồi đánh mình tới tấp bằng dùi cui", "Hoàng Sa là của ông bà mình nhưng Trung Quốc nó chiếm mất rồi", “Những ngày trước đó, từ khi hạ đặt giàn khoan trong lãnh hải Việt Nam, các tàu Trung Quốc đã xịt vòi rồng, rượt đuổi, đâm va nhiều tàu cá của ngư dân.” “Giữa đêm đen, tàu Trung Quốc to gấp 5 lần tàu Hải bất ngờ áp sát, rượt đuổi.” “Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hành vi côn đồ trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.” “Ngày 11/12/1982, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Và kể từ đó, là hơn hai mươi năm của những cán bộ cấp huyện không thể đặt chân lên vùng đất mình quản lý”

Kết luận: Bài viết khẳng định chủ quyên và quyền quản lý của Việt Nam, liệt kê, lên án hành động phi pháp, “côn đồ” của Trung Quốc trên biển Đông

+ Tại nguồn: 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông

Trong đó có đoạn: “Cách đây 45 năm, Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19.1.1974 sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950.” “Từ đó đến nay, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, nhất là trong những năm gần đây, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế.” “Ngoài mục tiêu áp đặt tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Hoàng Sa, những hành động này còn nhằm tạo cơ sở bàn đạp để tiếp tục bành trướng ra toàn bộ Biển Đông.” “Tại Hoàng Sa, Bắc Kinh từ năm 2005 đã tiến hành xây dựng bia chủ quyền phi pháp tại một số điểm trên quần đảo này.” “Nước này còn tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn để xây dựng công trình phi pháp.” “Trả lời Thanh Niên, PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), nhận định: “Trung Quốc biết rõ rằng chỉ củng cố quân sự các đảo đá thì không bao giờ có thể hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền trái luật pháp quốc tế của họ. Vì vậy, họ đang tìm cách dân sự hóa các hoạt động của họ, trong đó có các hoạt động cho phép các cá nhân khai thác những đảo đá nêu trên”.” “Trung Quốc tiếp tục tiến hành tập trận và nhiều lần đưa tàu hải giám, trực thăng đến tuần tra phi pháp ở Biển Đông trước khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến Hoàng Sa.” “Trung Quốc thậm chí huy động hơn 120 tàu thuyền ngang ngược đâm va tàu của Việt Nam đến khẳng định chủ quyền và kêu gọi Bắc Kinh dừng các hành động phi pháp xâm phạm lãnh hải.” “Mới đây vào tháng 11, chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) chia sẻ hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục hành vi phi pháp ở Biển Đông khi xây dựng cấu trúc trái phép nghi phục vụ mục đích quân sự, được giấu dưới mái che radar trên Đá Bông Bay tại Hoàng Sa.

Kết luận: Bài viết khẳng định các hoạt động Trung Quốc tại biển Đông nói chung, tại quần đảo Hoàng Sa nói riêng là “phi pháp”, “xâm phạm lãnh hải” Việt Nam, đây là các hành động gặp phải sự “ phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế”

+ Tại nguồn: Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?

Trong đó có đoạn: “Dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa.” “Năm 1951, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bị nhiều quốc gia khác phản đối

Kết luận: Bài viết khẳng định hành động “chiếm giữ” Hoàng Sa của Trung Quốc là hành động phi pháp và không được bất cứ quốc gia nào công nhận

=== 1.3 Nội dung “ Quốc gia quản lý: cộng hòa nhân dân Trung Hoa” vi phạm quy định về thái độ trung lập trên Wikipedia ===

(Theo Wikipedia: Thái độ trung lập )Tất cả các bài viết và các nội dung bách khoa khác tại Wikipedia phải được viết trên một quan điểm trung lập (QDTL), thể hiện một cách công bằngkhông thiên vị tất cả các quan điểm quan trọng đã được xuất bản bởi các nguồn đáng tin cậy. Thái độ trung lập là một phương cách để xử lý xung đột giữa các góc nhìn kiểm chứng được về một chủ đề, theo như cách các góc nhìn này được chứng minh bởi các nguồn đáng tin cậy.

Kết luận: Vậy theo quy định về thái độ trung lập, nguồn đáng tin và những phân tích ở phần trước, ta thấy việc trích dẫn nguồn nhưng lại đưa ra những kết luận sai lệch đối với mục đích của nguồn thể hiện quan điểm về : “Quốc gia quản lý: Trung Quốc” là hoàn toàn mạng ý kiến chủ quan của người viết, không có căn cứ, và vi phạm quy đinh của Wikipedia về thái độ thiếu trung lập.

== 2. Yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung “ Quốc gia quản lý: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ==

Yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung “ Quốc gia quản lý: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là cần thiết và mang tính trọng yếu. Điều này không chỉ thể hiện sự thật được công nhận về chủ quyền và quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa đã được công nhận bởi Công ước liện hợp quốc kí kết bởi 167 quốc gia. Ngoài ra còn khẳng định mọi hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông nói chung và trên quần đảo Hoàng Sa nói riêng là phi pháp, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và ảnh hưởng xấu tới tình hình trật tự và ổn định khu vực. Yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung “ Quốc gia quản lý: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đuwọc minh chứng thông qua các luận điểm sau:

=== 2.1 Chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với Hoàng Sa ===

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-bien-Viet-Nam-2012-143494.aspx

Tại khoản 1 điều 3 Luật Biển Việt Nam quy định Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-thong-van-tai/Cong-uoc-Lien-hop-quoc-ve-Luat-bien-10-12-1982-86219.aspx Theo điều 56,57 Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982, có hiệu lực từ ngày 16/11/1994), (tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea), hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica.

Kết luận: Việt Nam là quốc gia ven biển, được thừa nhận có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng ĐQKT rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà nước ta được hưởng theo quy định của Công ước, khoảng gần một triệu ki-lô-mét vuông, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền. Khoảng cách từ quần đảo Hoàng Sa đến điểm gần nhất của đất liền Việt Nam (cảng Đà Nẵng) là 170 hải lý, nằm trong vùng ĐQKT. Như vậy, Việt Nam có đủ căn cứ xác lập chủ quyền tại Quần đảo Hoàng Sa.

=== 2.2 Việt Nam có quyền hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa, trong đó có quyền quản lý ===

Theo Điều 56 Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển thì quần đảo Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển quy định cụ thể các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế gồm: - Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. - Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; Nghiên cứu khoa học về biển; Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; - Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định. Theo điều 4, 5 Luật Biển Việt Nam quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển như sau: Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

Kết luận: Như vậy Việt Nam có đầy đủ chứng cứ khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa và được công nhận bởi các quốc gia tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

=== 2.3. Mọi hoạt động của Trung Quốc tại biển Đông nói chung và tại quần đảo Hoàng Sa nói riêng là phi pháp và không được bất cứ quốc gia nào công nhận ===

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-hoi/Hien-Chuong-Lien-hop-quoc-1945-229045.aspx http://hvctcand.edu.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/nhung-co-so-lich-su-va-phap-ly-khang-dinh-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-1518

Một số hoạt đông của Trung Quốc trong thời gian gần đây

Ngày 19/4/2020 vừa qua, Bộ Dân Chính Trung Quốc đã công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” đối với 80 hòn đảo và bãi cạn ở Biển Đông (25 đảo, 55 thực thể địa lý dưới đáy biển), bao gồm những thực thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời Trung Quốc công bố cái gọi là “Khu Tây Sa” và “Khu Nam Sa” thuộc thành phố Nam Sa để quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngày 01/5/2020, Trung Quốc lại ra lệnh cấm đánh bắt cá ở phía Bắc Biển Đông, bao gồm một phần của Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/5 đến 16/8/2020. Trước đó, Trung Quốc đã công khai thúc đẩy chiến lược “Tứ Sa” mà họ đã công bố từ năm 2017, nhằm thay thế cho “đường 9 đoạn” vốn đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) bác bỏ hồi năm 2016 Đánh giá các hoạt động của Trung Quốc tại Hoàng Sa Việc thiết lập, quản lý và triển khai lực lượng quân đội để tiến hành những hành vi của Trung Quốc trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành vi gây bất ổn nghiêm trọng cho khu vực, cụ thể là: - Vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc xâm phạm lãnh thổ, quyền chủ quyền và sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác. đã vi phạm điều 2.4 Hiến chương Liên Hợp Quốc, mà chính Trung Quốc đã từng vi phạm vào năm 1974 khi Trung Quốc tiến hành đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. - Vi phạm hàng loạt các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đáng chú ý nhất là điều 56 UNCLOS, trong đó cho phép các quốc gia ven biển thiết lập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong EEZ, các quốc gia ven biển mà trong trường hợp này là Việt Nam có quyền đánh bắt cá, khai thác các nguồn tài nguyên, trong đó có dầu mỏ và khí đốt. - Vi phạm điều 87 và 58 của UNCLOS trong đó khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực cũng như phần lớn các điều khoản trong phần V và phần VI của UNCLOS liên quan đến EEZ cũng như thềm lục địa của Việt Nam trong vùng biển này. - Vi phạm phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) về vụ Philippins kiện Trung Quốc ở Biển Đông năm 2016 có thể áp dụng trong trường hợp này.Phán quyết của PCA nêu rõ, UNCLOS bao trùm toàn bộ khuôn khổ pháp lý trên đại dương và việc một quốc gia tuyên bố thiết lập các khu vực hành chính ngay trong khu vực thuộc chủ quyền hợp pháp của một nước khác đã vi phạm nghiêm trọng nội dung phán quyết năm 2016 của PCA.

Vdtramy (thảo luận) 07:13, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Vdtramy: Bạn tranh luận vòng vo rồi nhưng vẫn chưa đưa ra nguồn nào nói rằng Việt Nam thay vì Trung Quốc đang quản lý quần đảo này. Quản lý ở đây chỉ đến việc nắm quyền kiểm soát thực tế trên thực địa, ví dụ như có công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, người dân sinh sống trên thực địa, hoặc nắm giữ quyền kiểm soát quân sự duy nhất. Tất cả các nguồn nêu ra đều nói rằng Trung Quốc đang đóng quân ở đó, đưa người sống ở đó, và đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở đó. Còn Việt Nam thì ngồi ở đất liền kêu la lên trời về sự "bất công", "phi pháp" của những hành động này của Trung Quốc. Kết luận là không thay đổi điều gì đã và đang diễn ra ở thực địa. Thật là buồn cười khi bạn viện lý do "thái độ trung lập" để đòi thay xóa bỏ "Trung Quốc" ra khỏi quốc gia quản lý nhưng lại đồng thời đòi sửa thành "Việt Nam" dùng những lý giải chỉ từ phía Việt Nam. NHD (thảo luận) 17:06, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
@DHN: Thứ nhất mình không tranh luận vòng vo vì nếu bạn đọc kĩ bài thảo luận của mình sẽ thấy các luận cứ và dẫn chứng cụ thể, có nguồn dẫn từ các trang chính thống.

Thứ hai căn cứ mình đưa ra để chứng minh Trung Quốc không quản lý và không có bất cứ quyền gì đối với Hoàng Sa và Việt Nam là quốc gia có quyền chủ quyền, quyền tài phán và quyền quản lý đối với Hoàng Sa là dựa trên luật pháp cụ thể là :
Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 được 167 Quốc gia tham gia ký kết,
Hiến chương Liên hợp quốc 1945 được 193 quốc gia thành viên cam kết tuân thủ,
phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) phán quyết không công nhận "đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời cho biết Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở vùng biển này,
Luật Biển Việt Nam quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngược lại định nghĩa về quản lý của bạn được chứng minh từ đâu, qua nguồn nào, hay chỉ dựa trên suy đoán, phỏng đoán cá nhân?
Luật pháp là quy tắc xử sự có tính bắt buộc, được tạo ra để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, góp phần quản lý, và ổn định xã hội. Nếu như mọi thứ đều có thể sử dụng định nghĩa để giải thích và chứng minh thì luật pháp, chế tài được đặt ra nhằm mục đích gì? Việc đưa ra nội dung "Quốc gia quản lý: Trung Quốc " không còn mang tính khách quan hay trung lập, không dựa trên căn cứ chính thống nào mà còn nghiêng về cổ súy và ủng hộ những hành động phi pháp của Trung Quốc không có bất kỳ quốc gia nào ủng hộ. Vdtramy (thảo luận) 04:06, ngày 17 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Vdtramy: Wikipedia không tuyên bố chủ quyền là của ai cả vì mọi bên đều khăng khăng chủ quyền là của mình và đưa ra những luận cứ để chứng minh điều này và cho rằng các phía kia là "ngụy biện", "phi pháp". Wikipedia quan tâm đến tình hình ở thực địa. Theo bạn, nước nào đang đóng quân ở đó, nước nào đang đưa dân ra đó sống, và nước nào đang xây các cơ sở hạ tầng ở đó? Nếu bạn muốn "chứng minh Trung Quốc không quản lý" Hoàng Sa, bạn hãy ra đó mà chứng minh. NHD (thảo luận) 06:57, ngày 17 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Vdtramy: Nhà bạn với nhà hàng xóm tranh nhau mảnh đất ở giữa. Nó ra đó trồng rau nuôi gà, dựng chuồng lợn trên đó, còn bạn ngồi nhà bắc loa ra phản đối, vậy ai đang "quản lý" mảnh đất đó? Đưa luật này luật nọ thì cũng phải nhìn vào thực tế, ngôn từ sử dụng ở bài này là chính xác với thực tế rồi. Việt Nam bảo có quyền quản lý, thế đem tàu đem bè đem quân ra mấy đảo đó đóng đi. Việt Nam tuyên bố chủ quyền, thế chắc Tq nó không tuyên bố chủ quyền chắc? Bạn dẫn nguồn VN khẳng định chủ quyền thì cũng phải dẫn cả nguồn Tq (và những nước khác) khẳng định chủ quyền, thế mới gọi là trung lập. Én bạc (thảo luận) 07:22, ngày 17 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bất hợp lý việc sử dụng từ ngữ sửa

1. Toà án trọng tài quốc tế và công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và cả cái Địa Cầu này đều công nhận Hoàng Sa là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ( trừ Trung Quốc) nên có thể nói Hoàng Sa hoàn toàn là của Việt Nam, có đủ bằng chứng và pháp lý 2. Tôi không phủ định Trung Quốc hiện đang chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa nhưng không có nghĩa là đang quản lý ( mà nếu có quản lý thì cũng là quản không hợp pháp) và cũng chính từ quản lý này mới gây ra nhiều tranh cãi. Giả vụ ta có 1 mảnh đất đang tranh chấp giữa A và B. B chiếm đất của A từ nhiều năm và ko chịu trả. A tức quá mới đi kiện lên toà. Và Toà án tuyên mảnh đất đó là của A và mọi người đều công nhận là của A. Nhưng B vẫn chiếm đất của A và cũng ko muốn trả. Vậy ta có thể nói là B đang chiếm đất trái phép của A chứ sao có thể bảo B đang quản lý hợp pháp mảnh đất ấy. Từ câu chuyện này ta có thể suy nghĩ tới tính chất của bài viết. Ở đây từ quản lý nghe nó không phù hợp lắm mà nên thay vào là "bị chiếm đóng bởi" hoặc "chiếm bởi" hoặc các từ ngữ khác hợp lý hơn. Thảo luận mang tính chất xây dựng và cải thiện nghiêm túc.

Đề nghị bảo quản viên nhìn lại vấn đề một cách KHÁCH QUAN và NGHIÊM CHỈNH. THÂN ÁI!🇻🇳 - Cuongnguyen- Cuongnguyen1992006 (thảo luận) 08:37, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đã thảo luận tại Quản lý/kiểm soát?Thảo luận Bản mẫu:Infobox Disputed Islands. Thân ái. Ngoài ra, wikipedia tiếng Việt không dự đoán tương lai, do đó việc kiện tòa án và phán quyết chưa xảy ra nên không thể có những kết luận như bạn yêu cầu. Wikipedia tiếng Việt là phiên bản dành cho những người biết tiếng Việt (không đại diện cho góc nhìn người Việt ở phiên bản này), do đó phiên bản wikipedia tiếng Việt này chỉ phản ánh thực tế thông qua tiếng Việt và không phản ánh chủ nghĩa dân tộc của bất kỳ quốc gia nào. Những từ ngữ "bị chiếm đóng bởi" hoặc "chiếm bởi" không phản ánh góc nhìn khách quan. "Đề nghị bảo quản viên nhìn lại vấn đề một cách KHÁCH QUAN và NGHIÊM CHỈNH" là không cần thiết và tốn thời gian của cộng đồng biết tiếng Việt. Khi nào có sự kiện mới (ví dụ chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc trên biển Đông, phán quyết pháp lý từ tòa án quốc tế), chủ thể quần đảo Hoàng Sa sẽ được cập nhật. Thân mến.--Nacdanh (thảo luận) 08:45, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Từ "quản lý" không có nghĩa là "sở hữu" và "nhà quản lý" không có nghĩa "nhà sở hữu". Một ví dụ thực tế là quản lý viên của 1 công ty chắc gì là chủ sở hữu của công ty đó, người ta còn bỏ tiền ra để thuê một CEO, một giám đốc,...hay các từ ngữ khác, đại loại là quản lý viên. Từ được dùng không nói đến tính sở hữu mà chỉ phát họa lực lượng đang hiện diện, thậm chí làm mọi thứ trên đó như việc đổ cát cải tạo, và điều này là một thực tế, một thực tế mà bạn dù không chấp nhận nổi nó vẫn tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức chủ quan của bạn.
Sẵn đây cũng nói luôn với các anh hùng mạng nếu không cam tâm thì cố gắng học cho giỏi, rồi đi làm khiến VN hùng mạnh, hoặc phát minh cho VN tên lửa diệt hạm, sẵn tiện dùng bạo lực ra đó lấy lại đảo, còn việc chỉ cố sức sửa đổi chữ nghĩa 1 bài viết theo tư tưởng chủ quan không hề đưa quần đảo đó quay về với bạn. Trân trọng.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 08:55, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nói cứ như chửi vào mặt tôi không bằng:) ( đùa thôi nhìn nhận vấn đề thoáng tí, đây chỉ chỉ là ý kiến riêng của tôi thôi mà. Trong cái cuộc sống xô bồ và nghiệt ngã này chúng ta phải sống cởi mở hơn. Đúng sai không quan trọng. Quan trọng là thái độ của mọi con người thôi. Nhìn vào từ ngữ của tôi cũng biết là thảo luận không nghiêm túc rồi. Các bạn đâu cần nghiêm túc vậy. Còn ẩn dụ với cả hoán dụ. (((Thảo luận này mang tính chất GIẢI TRÍ))) Cuongnguyen1992006 (thảo luận) 09:09, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ muốn nhắc nhở bạn rằng: Wikipedia tiếng Việt là bao gồm người Việt, người Nhật, người Đài Loan, người Trung Quốc, người Mỹ, người Pháp, người Nga, người Hàn... biết tiếng Việt và đóng góp thông tin. Vì vậy, "chúng ta" là khiên cưỡng, vì hệ tư tưởng trên wikipedia tiếng Việt rất đa dạng. Mong bạn rút kinh nghiệm cho những lần thảo luận tiếp nối trên môi trường này.--Nacdanh (thảo luận) 09:18, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
 
Nacdanh đã xóa thảo luận này của Cuongnguyen1992006 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 09:30, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

.

Tôi rất tôn trọng ý kiến của các bạn và sẽ rút kinh nghiệm. Thanks all. Thân ái và "lễ độ" Cuongnguyen1992006 (thảo luận) 10:49, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Sau 1 thờ gian vắt tay lên trán suy nghĩ về cải thảo luận của mình thì tôi thấy thảo luận của tôi mang quan điểm cá nhân cao. Đồng thời nhận thấy thảo luận của tôi có tính giải trí cao hơn là xây dựng. Hành vi của tôi là gây nguy hại cho cộng đồng nói chung và wikipedia nói riêng. Nên tôi xin được mạn phép đề nghị vị anh hùng nào đó ra tay xoá hộ cái thảo luận này. Tôi sẽ vô cùng cảm kích và biết ơn chân thành không thể nào quên.

    Thân ái và cảm ơn   Đông Nam Á ngày 5/12/2020.

-Cuongnguyen-

  Cuongnguyen1992006 (thảo luận) 14:01, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nguồn kiểm chứng thông tin sửa

Yêu cầu sửa lại: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam sửa

Hoàng Sa,Trường Sa là của Việt Nam 171.250.81.45 (thảo luận) 14:08, ngày 10 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Từ chối sửa. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:12, ngày 10 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Phải Sửa đổi phần quản lý "CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA" thành CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM sửa

Quần Đảo Hoàng Sa vốn từ xưa đã là đảo của Việt Nam chỉ bị mất từ khi rơi vào tay nhưng Việt Nam Cộng Hòa ,nên phần chú thích trong bài viết là KHÔNG ĐÚNG với luật Quốc tế về biển Đông đi trái với lịch sử gây thềm hằn thù hiềm khích giữa Việt Nam và Trung Quốc vì vốn dĩ các đảo tại Quần Đảo Hoàng Sa xưa giờ vẫn là của nước Việt Nam thành phố Đà Nẵng quản lý. Trung Quốc vì lòng tham lượng dầu và nguồn hải sản ở đây nên tự ý VẼ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP .Hầu hết trong tất cả các tài liệu sử cũ đều minh chứng tất cả các vùng đảo trong quần đảo Hoàng Sa vẫn là của Việt Nam quản lý HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI CỦA TRUNG QUỐCthảo luận quên ký tên này là của Hienmap2190 (thảo luận • đóng góp).

@Hienmap2190: Phiền bạn khi viết vào trang thảo luận của bài hãy đọc bảng thông báo ở trên:
"Bạn muốn sửa đổi quốc gia quản lý quần đảo Hoàng Sa? Hiện nay nội dung bài viết ghi nước quản lý quần đảo Hoàng Sa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); thông tin này chính xác. Lý do như sau:
- Từ Hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo này.
- Việt Nam hiện nay không kiểm soát đảo nào trong quần đảo Hoàng Sa.
- Do Việt Nam không kiểm soát đảo nào, Việt Nam không thể được xem là nước quản lý.
- Wikipedia cung cấp thông tin trung lập từ các nguồn có thể kiểm chứng được, không thể đưa thông tin không có nguồn.
- Wikipedia không công nhận chủ quyền của bất cứ nước nào đối với các lãnh thổ đang tranh chấp, và bài viết vẫn nêu rõ các bên đang tranh chấp quần đảo Hoàng Sa.
Do đó, mọi sửa đổi hay yêu cầu sửa đổi quốc gia quản lý đều không được chấp nhận, và sẽ bị loại bỏ ngay lập tức."
Nguyenmy2302 (thảo luận) 08:00, ngày 23 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa sửa

Bạn cần thêm vào đây phần chủ quyền lịch sử thể hiện rõ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, trân trọng! Nguyenhuunhon (thảo luận) 14:55, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi chủ sở hữu đối với quần đảo này vì nó là quần đảo tranh chấp chưa chủ sở hữu sửa

Yêu cầu chỉnh sửa quyền sở hữu với hoàng sa nên để không chứ không nên để là trung quốc vì đây là quần đảo đăng tranh chấp. Toà trọng tài quốc tế, quốc tế chưa công nhận nó là của trung quốc. Để quyền sở hữu là trung quốc sẽ làm người đọc bị hiểu nhầm rằng thế giới đã công nhận trung quốc có quyền sở hữu hợp pháp với quần đảo này. Xin hết! 113.185.40.239 (thảo luận) 15:27, ngày 2 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

"Bạn muốn sửa đổi quốc gia quản lý quần đảo Hoàng Sa? Hiện nay nội dung bài viết ghi nước quản lý quần đảo Hoàng Sa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); thông tin này chính xác. Lý do như sau:

- Từ Hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo này. - Việt Nam hiện nay không kiểm soát đảo nào trong quần đảo Hoàng Sa. - Do Việt Nam không kiểm soát đảo nào, Việt Nam không thể được xem là nước quản lý. - Wikipedia cung cấp thông tin trung lập từ các nguồn có thể kiểm chứng được, không thể đưa thông tin không có nguồn. - Wikipedia không công nhận chủ quyền của bất cứ nước nào đối với các lãnh thổ đang tranh chấp, và bài viết vẫn nêu rõ các bên đang tranh chấp quần đảo Hoàng Sa. Ande011 (thảo luận) 15:34, ngày 2 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 2 tháng 7 năm 2021 sửa

chỉnh sửa quyền sở hữu với hoàng sa nên để không chứ không nên để là trung quốc vì đây là quần đảo đăng tranh chấp. Toà trọng tài quốc tế, quốc tế chưa công nhận nó là của trung quốc. Để quyền sở hữu là trung quốc sẽ làm người đọc bị hiểu nhầm rằng thế giới đã công nhận trung quốc có quyền sở hữu hợp pháp với quần đảo này . 113.185.40.239 (thảo luận) 15:23, ngày 2 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi (quốc gia quản lí của quần đảo Hoàng Sa từ China sang Việt Nam ngay đây là 1 hành động cực kì gây hại cho Đất nước chúng tôi và yêu cầu làm ngay lập tức?) sửa

Đây là 1 thông tin cực kì độc hại khi mà Quần đảo Hoàng Sa là 1 phần của lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi cai quản, có người của Đất nước chúng tôi sinh sống mà mấy người lấy thông tin đâu ra khi dám ghi quốc gia quản lí Hoàng Sa là China mà không phải của Việt Nam và bằng chứng là công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển công nhận ghi rõ Hoàng Sa, Trường Sa là 1 phần lãnh thổ của Việt Nam vậy mà mấy người dám ghi là của china.Chmuahme (thảo luận) 13:24, ngày 25 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hãy bắt đầu nghiên cứu luật pháp quốc tế nếu chính phủ Việt Nam khởi kiện ra tòa án quốc tế trong tương lai, hoặc hãy bắt đầu chọn ngành khoa học kỹ thuật để Việt Nam có lợi thế nếu có trận hải chiến trong tương lai. Lên mạng múa phím ít thôi. Viết không thấy mệt và vô nghĩa à khi thực trạng thực địa được một website phản ánh lại? Wikipedia là nơi quyết định cho quần đảo này quay trở về với quốc gia bạn? Wikipedia là nơi quyền lực đến thế à? Nó đơn giản chỉ là viết lại theo nguồn thông tin. Khi nào quân đội Việt Nam đặt chân lên quần đảo này thì wikipedia sẽ ghi lại. Đơn giản là giống như một cuốn nhật ký, hãy nghĩ đơn giản như vậy. Đấu tranh chủ quyền cho quần đảo nên chọn đúng nơi là các diễn đàn học thuật hoặc đối ngoại quốc tế.--Nacdanh (thảo luận) 13:38, ngày 25 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Quản Lý sửa

Quần đảo này thuộc chủ quyền của Viêt Nam, tuy đang tranh chấp nhưng quyền quản lí thuộc về Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chứ không thuộc của Trung Quốc hay Đài Loan Gwicn Moes (thảo luận) 08:51, ngày 28 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Vui lòng xem khung thảo luận ở trên.  A l p h a m a  Talk 09:48, ngày 28 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thay đổi tên nước quản lý sửa

Gửi những người muốn sửa đổi

Trước khi thảo luận liên quan đến thông tin "Quốc gia quản lý" trong bài, vui lòng đọc nội dung phía trên. Wikipedia tiếng Việt không thừa nhận chủ quyền của bất cứ quốc gia nào đối với chủ thể bài viết này, kể cả Việt Nam, Trung Quốc, hay các quốc gia khác, nếu có.

Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 06:03, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

@NguoiDungKhongDinhDanh: Có một vấn đề là nếu dùng di động thì không thể "đọc nội dung phía trên". – Dang (thảo luận) 11:33, ngày 16 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Hiện tôi vẫn đọc được, ít nhất là bằng ứng dụng trên Android. Về việc không đọc được thông báo sửa đổi, anh có thể xem en:WP:EditNoticesOnMobile. Danh tl 14:41, ngày 16 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Trên web thì không thấy, thử bấm vào "Phiên bản di động". Để nghiên cứu cái kia xem. Dang (thảo luận) 14:46, ngày 16 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Plantaest Bạn cài cái này chưa, tôi thấy bên en họ cài sẵn cái này và dùng khá OK. BLACKPINKIn your area 14:06, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Tryvix1509: Để xem sau. Các biển notice vẫn hiện trên di động nếu bấm "Xem dưới dạng wiki", hay bấm cái nút "Learn more about this page", nên tôi nghĩ không cần nó. Dang (thảo luận) 14:11, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
À quên mất, khoảng 1 tuần nay mới có cái nút xem các hộp tbtl được đưa vào. – BLACKPINKIn your area 14:26, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Ở domain "vi.m.wikipedia.org" (dùng cho điện thoại) thì phần notice sẽ không hiển thị, ngay cả khi đã bấm vào dòng "Đọc dưới dạng trang wiki". Còn khi bấm vào dòng "Learn more about this page", thì đúng là sẽ hiện ra notice nhưng quá to so với khổ điện thoại, phần nội dung "Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Quần đảo Hoàng Sa" lại hiện ra đầu tiên và cũng to quá khổ so với điện thoại, người dùng bình thường nhìn vào sẽ tưởng đấy là... giao diện cấu hình và sẽ vội tắt đi ngay. Bản thân cụm từ "Learn more about this page" cũng rất chung chung so với nội dung notice, cũng dễ làm người ta (tính cả mình) tưởng đấy là nút để bật metadata của trang lên (giống như xem Properties của tệp trong Windows). Tổng kết lại thì người dùng bình thường sẽ không có cách nào hiểu được "nội dung phía trên" là gì nếu không phải là người dùng lâu năm ở Wikipedia. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:52, ngày 30 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Ý kiến cá nhân sửa

Infobox bị yêu cầu sửa nhiều lần vì một số từ được nhiều người coi là không đúng, "nhạy cảm", tôi thấy có thể biên tập cho hợp văn phong tiếng Việt hơn, nghe xuôi tai hơn, tùy biến theo cách hành văn của từng ngôn ngữ:
Trong hộp info này:
- "Quản lý" có thể viết rõ là "(Quyền) quản lý trên thực tế"
- "Tranh chấp giữa" có thể viết là "Quốc gia hiện tuyên bố chủ quyền (và có quyền quản lý)"
- Trường "Tranh chấp giữa" đảo lên bên trên trường "Quản lý" bdanh 01:16, ngày 29 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Cá nhân tôi không thấy hiện nay info box có vấn đề gì với văn phong tiếng Việt cả với cũng không thấy đề nghị của bạn thì "hợp văn phong tiếng Việt hơn" ở chỗ nào. Còn vấn đề "nhạy cảm" thì thực ra đây là điều bình thường trên Wikipedia, chẳng câu nệ gì cả. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:41, ngày 29 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Đã "quản lý" rồi mà còn "trên thực tế" hay "trên giấy tờ" nữa? Trong infobox đã có ghi chú rõ cho cụm "Quốc gia quản lý" rồi. Việc sửa chữa như bạn thực ra cũng không giảm tính "nhạy cảm" được, kiểu gì các bên khác cũng phải sửa lại cho VN quản lý mới chịu thôi, như các lần phá hoại. Chấp nhận sự thật là điều không hề dễ dàng, đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, không hiểu bản thân mình cũng chẳng hiểu bên thù dịch. Đồng ý với ý kiến của MeigyokuThmn. Dang (thảo luận) 09:31, ngày 16 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 27 tháng 11 năm 2022 sửa

2401:D800:5B16:9374:BC42:C6C1:7ACE:CFA9 (thảo luận) 04:22, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
  Từ chối Không có lý do để sửa –  𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆 𝕾𝖙𝖗𝖆𝖎𝖌𝖍𝖙 𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆  REPLY 04:25, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam sửa

2402:9D80:3D2:6:2712:F9F4:A43E:2090 (thảo luận) 08:22, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
  Từ chối Không nội dung. BLACKPINKIn your area 14:04, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 27 tháng 11 năm 2022 sửa

Sửa chữa lại thông tin quản lý của quần đảo Hoàng Sa Haidangazz (thảo luận) 13:58, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Chủ đề của bài viết này là một chủ đề gây tranh cãi và nội dung bài viết có thể bị tranh chấp dẫn đến nhiều tranh cãi, tranh luận. @Haidangazz: Vui lòng cung cấp thông tin mà bạn định đưa vào bài BLACKPINKIn your area 14:03, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Chủ yếu do vụ bản đồ Apple nên nay mới có các yêu cầu này. Dang (thảo luận) 14:12, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Sửa lại thông tin quản lý của quần đảo trường xa : thuộc tỉnh Đà Nẵng của Việt Nam

Thông tin này đã có trong bài, mời bạn đọc kỹ. Xem kỹ chú thích của cụm "Quốc gia quản lý". Dang (thảo luận) 14:16, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Mà Trường Sa là tỉnh Khánh Hòa mà, yêu cầu không hợp lệ. CC Tryvix1509, nhờ đóng yêu cầu vì sai phạm vi yêu cầu. Dang (thảo luận) 14:21, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Trời đất ơi, tôi vừa đọc thứ gì vậy @@. – — Dr. Voirloup💬 16:09, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Mongrangvebet: Làm bị lú theo -_- Dang (thảo luận) 16:56, ngày 27 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 1 Tháng 2 năm 2023 sửa

2401:D800:DE65:4729:45B:C2B5:BF58:817F (thảo luận) 15:17, ngày 1 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời
  Không thực hiện: không rõ bạn muốn thực hiện những thay đổi nào. Hãy đề cập đến những thay đổi cụ thể, chẳng hạn như xin thay đổi "X" thành "Y" và cung cấp nguồn đáng tin cậy phù hợp. Anster (thảo luận) 09:13, ngày 31 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 11 tháng 7 năm 2023 sửa

105.172.170.135 (thảo luận) 17:00, ngày 11 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời
  Từ chối Không có tác vụ để thực hiện. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 09:10, ngày 12 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 12 tháng 7 năm 2023 sửa

Thay đổi "Quần đảo Hoàng Sa (theo cách gọi của Việt Nam) hay quần đảo Tây Sa (giản thể: 西沙群岛; phồn thể: 西沙群島; Hán-Việt: Tây Sa quần đảo; bính âm: Xīshā qúndǎo, theo cách gọi của Trung Quốc và Đài Loan, còn được biết đến thông qua tên gọi quốc tế phổ biến bằng tiếng Anh là Paracel Islands) là một nhóm khoảng 30 đảo, rạn san hô, cồn cát và bãi đá ngầm ở biển Đông, là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia đang duy trì sự kiểm soát cũng như quyền tài phán trên thực tế đối với toàn bộ quần đảo này.[3][4]" thành "Quần đảo Hoàng Sa, còn được biết đến thông qua tên gọi quốc tế phổ biến bằng tiếng Anh là Paracel Islands) là một nhóm khoảng 30 đảo, rạn san hô, cồn cát và bãi đá ngầm ở biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam" 58.187.60.71 (thảo luận) 15:39, ngày 12 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 12 tháng 7 năm 2023 sửa

Yêu cầu sửa lại toàn bộ nội dung vì vi phạm luật pháp, công ước, chủ quyền về biển đảo. Quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ, thuộc chủ quyền của Việt Nam Tanh1206 (thảo luận) 15:59, ngày 12 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Hình như bạn chưa đọc phần chú thích, Phần quốc gia quản lý có nghĩa là "a. ^ Quốc gia đang nắm quyền kiểm soát thực tế trên thực địa, ví dụ như có công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, người dân sinh sống trên thực địa, hoặc nắm giữ quyền kiểm soát quân sự duy nhất." Nếu bạn có bằng chứng dẫn nguồn xác thực rằng Việt Nam thực sự đang quản lí quần đảo Hoàng Sa đúng như định nghĩa trên vui lòng đưa ra. – Greenz 22:11, ngày 12 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 13 tháng 8 năm 2023 sửa

Hoàng Sa là của Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép chứ không phải là đảo tranh chấp. Càng không liên quan đến Đài Loan VietnamHS (thảo luận) 03:48, ngày 13 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời

  Từ chối Hãy đọc kỹ chú thích trong bài và cả trong trang thảo luận này một lần nữa. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 03:53, ngày 13 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 20 tháng 9 năm 2023 sửa

sửa quốc gia quản lí thành "VIỆT NAM" Shyn2'nie (thảo luận) 05:46, ngày 20 tháng 9 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Quần đảo Hoàng Sa/Lưu 2”.