Thảo luận:Quan chế nhà Nguyễn

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Hienzquynh trong đề tài Lý do chỉnh sửa
Dự án Lịch sử Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Lý do chỉnh sửa sửa

Bài viết này chuyên về quan chế nhà Nguyễn, gồm phẩm hàm và các chức vụ liên quan, nên cần có độ xác thực cao để độc giả hoặc các nhà sử học có thể tin dùng. Vì vậy, người viết đã chỉnh sửa, cập nhật bài viết phần bắt đầu đến hết phần Quan chế Minh Mạng (1827 và sau này) vào tháng 10 năm 2016 với các tài liệu tham khảo: . Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002 . Từ điển nhà Nguyễn, Võ Hương An, 2012 . A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985 . Đại Nam Thực Lục, 10 quyển, Viện Sử Học, 2001 . Sách vở, bài viết khác.

Các tên chức vụ trong từng trật được dò và so sánh trong 3 bộ sách Từ điển chức quan Việt Nam, Từ điển nhà Nguyễn, Đại Nam thực lục. Những chức thiếu được thêm vào, những chức dịch sai cả 3 bản được chỉnh sửa (ví dụ trong Quan chế Gia Long, Văn giai Tòng cửu phẩm, các bản đều ghi theo bản dịch là Thủ hợp tại gia hoặc Thủ hợp ở nhà, trong khi tên đúng là Thủ hợp tại các tượng tức Nội tạo ty Thủ hợp), v.v. Ngoài ra các danh từ tối nghĩa như Chánh quản Đồ gia Cai cơ đươc đổi lại do người viết thành Đồ gia Chánh Quản cơ (đối lại với chữ đã dịch sẵn là Đồ gia Phó Quản cơ) để chuẩn hóa tên chức vụ.

Cuối cùng, người viết cũng chuẩn hóa tên chức vụ theo chuẩn định tiếng Hán việt ví dụ Thị nội Vệ úy chứ không theo Quốc ngữ là Vệ úy Thị nội vì khi tra cứu, việc viết tên chức vụ đúng với danh từ Hán việt được dùng trong sách sử Việt xưa, mộ bia, sắc phong bằng tiếng Hán là rất cần thiết. Đôi khi, người viết cần viết theo chuẩn định Quốc ngữ ví dụ Cai đội các trấn, đạo vì dùng Chư trấn Cai đội hoặc Chư đạo Cai đội lại e rằng độc giả có thể ngộ nhận có chức Chư trấn Cai đội (và câu trả lời là không, chỉ có chức Cai đội hoặc có thể tên trấn + Cai đội chứ không có chức đúng 100% với tên là Chư trấn Cai đội). Trong những bộ sách trên, cả 3 đều không chuẩn hóa về việc dùng Hán việt khi viết về tên chức vụ. Ví dụ như phần lớn đều viết dạng Thị nội Vệ úy nhưng trong Quan chế Gia Long, rất nhiều trường hợp các sách đều viết theo cách đọc Quốc ngữ là Vệ úy Thị nội. Việc đôi khi viết tên chức như Hán Việt rồi lại viết ở những dòng khác tại các phẩm hàm khác theo dạng Quốc ngữ gây ra nhiều phiền toái, nhất là đối với các độc giả không quen với tên gọi các ty, tàu, cơ quan nên không biết tên nào là tên chức, tên nào là tên cơ quan. Vì vậy, theo cách viết Hán việt, tên cơ quan + tên chức là cách chuẩn hóa đúng nhất ví dụ như Thị nội Vệ úy. Các trường hợp ngoại lệ sẽ như Cai đội các trấn kể trên. Nếu bạn có thấy trong bài viết có chức nào không viết đúng với tiêu chuẩn Hán việt này và không phải là các trường hợp ngoại lệ, việc ấy đồng nghĩa là chức ấy viết sai và bạn nên chỉnh sửa lại để giúp cho độ xác thực của bài viết được cao hơn.

Vì bài viết này quan trọng, nên nếu bạn phát hiện có các chức khác vẫn còn thiếu (ví dụ như người viết phát hiện ra chức Tôn nhân phủ Tả Hữu Tá lý không hề có trong Quan chế Minh Mạng Văn Giai Chánh tứ phẩm trong tất cả các sách vì chức này được bổ trật Chánh tứ phẩm vào năm Minh Mạng 17 (1836), tức là sau gần 9 năm cuộc cải tổ Minh Mạng 8 (1827) nên người viết đưa vào trong bài viết này), xin vui lòng tra, viết đúng theo cách viết Hán việt, và khi đưa vào, chú thích nguồn để các độc giả có thể kiểm chứng và tra khảo khi cần.

Hienzquynh (thảo luận) 08:22, ngày 24 tháng 10 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thảo luận năm 2007 sửa

Bài này viết về Quan chế Gia Long hay Quan chế Minh Mạng ạ. Để tôi theo với:K.Lưu Ly 07:45, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài này viết về quan chế nhà Nguyễn nói chung. Nhưng toàn bộ lịch sử triều đại nhà Nguyễn, thì thời vua Minh Mạng là có nhiều cải cách quan trọng và ảnh hưởng đến tất cả các đời vua nhà Nguyễn về sau như: cải cách về hành chính và về quan chế. Do vậy chế độ quan lại nói trong bài này chủ yếu là từ vua Minh Mạng trở đi. Thời vua Gia Long có cuộc cải cách lớn về luật pháp (Luật Gia Long) còn về quan chế có thay đổi nhưng chưa nhiều.--Ngokhong 13:26, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)--Ngokhong 14:00, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ok. Nên thêm phẩm hàm này thời Gia Long có nhưng thời Minh Mạng bãi bỏ..., ví dụ thế. Lưu Ly 14:16, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cần bổ sung sửa

Bài còn đã đủ phẩm-hàm (có lẽ thế); một ai đó nhớ giúp bổ sung chức quan theo phẩm hàm nữa. Lưu Ly 10:10, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Quan chế nhà Nguyễn”.