Thảo luận:Sách Công vụ Tông đồ

Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Lacessori

Sau đây là những tài liệu tham khảo đã được liệt kê nhưng không trích dẫn cụ thể trong bài:

  • Kinh Thánh Tin Lành (1926), United Bible Society
  • Herry, M. "Zondevan NIV Matthew Herry Commentary" (1992), Zondevan Publishing House
  • Halley, Henry H., "Thánh Kinh Lược Khảo" (1971), Nhà Xuất Bản Tin Lành, Sài Gòn

Lacessori (thảo luận) 09:56, ngày 3 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Phần cụ thể cần wiki hóa sửa

Công Vụ Các Sứ Đồ dành cho ngày nay sửa

Lu-ca viết với một mục đích đương thời cụ thể và điều đó có thể khiến chúng ta bi quan khi tìm một cái gì trong sách Công Vụ thích hợp cho những tình huống trong thời hiện đại của chúng ta. Thận trọng vừa phải là một điều tốt. Công Vụ là một bản sứ đồ chỉ dẫn cách thực hiện việc truyền giáo hay cách để thành lập một Hội Thánh chứ không phải để chỉ cách hành động khi bạn gặp đe dọa trong cơn đắm tàu. Công Vụ thích hợp cho mọi người trong mọi hoàn cảnh và mọi nền văn hoá cho đến nay vì nó cung cấp những tấm gương thuộc linh và sự bảo đảm rằng dù sự việc có như thế nào thì Đức Chúa Trời cũng vẫn đang làm việc ở hậu trường, như Ngài đã ở với dân Ngài xưa kia. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ sách Công Vụ Các Sứ Đồ về cách sống một đời sống Cơ Đốc, nhưng chúng ta phải thực hiện lối sống ấy bằng cách nghiêm túc tiếp nhận sách này và nắm bắt ý định của tác giả - và trước tiên học tập cách hiểu rõ giá trí của câu chuyện mà sách kể lại.

Sách Công Vụ Các Sứ Đồ không có ý muốn dạy chúng ta rằng mọi Cơ Đốc nhân phải làm những gì mà các vị anh hùng trong sách đã làm. Ngay cả Phao-lô, người mà quyền năng chữa lành trong phạm vi sách Công Vụ dường như rất lớn và không thể bị ngăn trở (19:11-12), cũng phải học biết rằng "quyền năng" ấy không phải là điều ông "có" hoặc có thể điều khiển (xem IICo 2Cr 12:1-10). Nhưng sách không bảo chúng ta xem thường quyền năng ấy. Đức Chúa Trời có thể sử dụng và đã sử dụng các tín hữu để hoàn thành những việc kỳ diệu.

Sách Công Vụ cũng cho chúng ta thấy rằng chúng ta đừng nghĩ bởi vì mình là Cơ Đốc nhân nên chúng ta có thể thoát khỏi những giới hạn con người như những bất đồng giữa vòng anh em (xem 15:2 và hội nghị sau đó, hay sự bất đồng giữa Ba-na-ba và Phao-lô và Giăng Mác trong 15:37-41). Chúng ta cũng không được hoàn toàn miễn khỏi tội lỗi và thói đạo đức giả (xem A-na-nia và Sa-phi-ra;, Cong Cv 5:1-11) cũng như sự đe dọa thực sự về việc đoán phạt.

Quay lại trang “Sách Công vụ Tông đồ”.